Thứ Bảy, 19 tháng 10, 2013

Thư giãn cuối tuần: THƯA CỤ, CỤ CÒN LÀ MỘT BẬC THẦY VỀ P.R

Cụ Vũ Khiêu - Giáo sư - Anh hùng Lao động (2 lần) 
đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Giáo sư Vũ Khiêu ghi sổ tang: 

"Anh Văn ơi! Anh mất đi là một tổn thất lớn của đất nước, là nỗi đau xót của 90 triệu đồng bào toàn quốc và cũng là nỗi tiếc thương của hàng triệu con người hâm mộ Anh trên toàn trái đất.

Hôm nay toàn quốc khóc anh như đã khóc Bác Hồ. Còn tôi khóc anh nhiều hơn nữa. Anh là lãnh tụ của toàn dân, là hồn thiêng sông núi. Đối với tôi, anh còn là tài sản vô giá của đời tôi. Tôi khóc anh mấy ngày hôm nay, đứt từng khúc ruột. Tôi nhìn lên tường, đọc lại những lời anh viết tặng tôi năm tôi 90 tuổi: "Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ 90 xuân”. 

Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”. 

Thưa cụ Vũ Khiêu, cụ không chỉ là một nhà tuyên huấn đại tài, cụ còn là một bậc thầy về P.R. Bái phục cụ! 

Dân Choa: 
Giật mình khi thấy cụ Vũ Khiêu khóc tướng Giáp 

Trong tang lễ tướng Giáp mình cố tình tìm xem các ông lãnh đạo thế hệ sau biểu thị cảm xúc như thế nào với tướng Giáp. Đặc biệt là ông Đỗ Mười, tướng Lê Đức Anh, tướng Nguyễn Chí Vịnh và ông Nguyễn Bắc Son. Ông Đỗ Mười có tham dự, sức yếu nên có hai người dìu kèm. Ông Vịnh thì hình như cũng có gào khóc thảm thiết ở 30 Hoàng Diệu.

Ông Son chắc lẫn trong đám chung nên chả thấy. Riêng tướng Lê Đức Anh thì không thấy xuất hiện, cũng chả thấy báo chí nhắc đến một dòng dù là từng Bộ trưởng quốc phòng sau ông Giáp, ông Văn Tiến Dũng.

Ngạc nhiên hơn là thấy cụ giáo sư già Vũ Khiêu khóc thảm thiết bằng văn chương..

Đọc lời cụ này nghe sao và cảm động thế. Tài thật. Đúng là quỷ khốc thần sầu.

Lại có đoạn rất chi là riêng tư, nghe như kiểu có cái gì đó còn lấn cấn chưa mãn nguyện:

"Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”

Nhưng nghe cụ khóc quá đỗi nên mình đâm ra ngờ vực. Mới ngày nào cụ soạn bài hùng văn dâng lên Quốc tổ ở Phú Thọ (Tại đây!), bài do bác Tiến Thọ tốt giọng rổn rảng đọc. Bài này kính cáo với tổ tiên về các sự kiện lịch sử của Dân tộc Việt. Điện Biên Phủ đúng ba từ mà chẳng hề nhắc đến tên tướng Giáp.

Điều này đã làm cho giới trí thức hết sức giận dữ.

Ngay người nước ngoài, một ông đạo diễn người Nhật từng làm phim về Điện Biên Phủ thốt lên:

" Nói về Điện Biên Phủ mà không nhắc đến tướng Giáp là vẽ rồng không có mắt"
Nguồn: Quê Choa

Nhà văn Phạm Đình Trọng:
Vũ Khiêu là sự đối lập với Võ Nguyên Giáp. 
Võ Nguyên Giáp: Tài cao, Công nhiều, Danh quá ít
Vũ Khiêu: Tài thấp, Công ít, Danh quá nhiều.


32 nhận xét :

  1. Lại học câu nói của Quản Trọng, ông này bị Tàu hóa rồi.

    Trả lờiXóa
  2. ĐẶNG VŨ là chi lớn, là một trong vài chi thành danh nhất, của họ ĐẶNG danh giá ( làng Hành thiện, Nam Định) nổi tiếng khắp cả nước.
    Sách viết : "Hành Thiện còn có 1 chi Đặng Vũ xuất phát từ cụ Vũ Thiên Thể (lấy họ bố nuôi cũng là bố vợ sau này, còn họ Vũ của mình lấy đệm để không quên gốc họ cũ)".
    Ông ta chỉ nhăm nhăm nói về họ Vũ, quên mất công lao cưu mang nuôi nấng hàng mấy đời của họ Đặng Hành Thiện.
    Lạc loài.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhớ về cội nguồn là đúng rồi.
      Cũng như cụ Trường Chinh đã về nhà thờ Đặng Tất tận Hà Tĩnh năm 1975 để thắp hương tổ tiên mình thôi...

      Xóa
  3. Bác Diện nói rất đúng. Trước đây Bác Khiêu còn đặt họ Đặng (khi bác Trường Chinh còn sống) nữa cơ mà . . .

    Trả lờiXóa
  4. Ngẫm nghĩ đi, nghĩ ngẫm lại mới thấy cụ Giáp chọn quê hương là nơi an nghỉ vĩnh hằng là quyết định vô cùng sáng suốt, có lẽ ngang với quyết định của cụ không nghe theo bọn cố vấn Tàu khựa ở trận Điện Biên Phủ lẫy lừng. Chứ ở lại Hn, ngày ngày cụ phải nghe những tiếng khóc nỉ non của các đồng chí "tình xưa nghĩa cũ" kiểu này thì ...ôi thôi, nói ra chết liền!

    Trả lờiXóa
  5. Nhà văn hóa "Quốc Hoa Mào Gà" thì nói làm gì. Nghe nói khi soạn bài Hùng văn dâng lên Quốc Tổ ông Vũ Khiêu đã không đưa tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào văn bản thì sẽ không được phong anh hùng (?!)

    Trả lờiXóa
  6. Thưa cụ Vũ Khiêu, cụ không chỉ là một nhà tuyên huấn đại tài, cụ còn là một bậc thầy về P.R.
    Và nếu có ai bảo cụ là lẩm cẩm thì là nhầm.
    Bái phục cụ!

    Trả lờiXóa
  7. anh Tễu ơi ! Phát triển thêm mục ''Thư Giãn Cuối tuần '' nữa đi mục này rất hay được mọi người chờ đợi vào ngày cuối tuần làm đó

    Trả lờiXóa
  8. Khong nen so sang ong Khieu voi dai tuong vi ong Khieu khong co gi de so sanh voi dai tuong ca.

    Trả lờiXóa
  9. Cụ Vũ Khiêu năm nay gần 100 tuổi có nhiều cống hiến, người xưa quan niệm là tuổi trời cho. Người tuổi cao đáng trọng, lại không làm việc ác từ trước đến nay nên đáng kính trọng, mỗi lời về người cao tuổi phải cân nhắc kĩ, hãy " Suy nghĩ trước khi nói,cẩn thận trước khi cầm bút ".( câu trong ngoặc kép khi còn nhỏ tôi nghe bố tôi nói là của cụ Hồ Chí Minh).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy ý này có lẽ đúng đắn hơn cả. Tôi chưa già đến 100 tuổi, cũng chả còn trẻ tuổi đôi mươi vì vậy chúng ta cũng cân nhắc kỹ khi đặt bút phê phán người khác ,đừng để sau ân hận vì ta đã chót quá lời với một ai đó , nhất là người già cả đáng kính, chúng ta khg thể hiểu hết sân sau của những trò chơi chính trị , tôi khg hiểu hết nhưng viết văn, viết kịch bản, dựng phim... sau khi làm phải đưa lên một "ban bệ" nào đó kiểm duyệt, cắt xén, có khi SP làm ra đem công chiếu rất ngô nghê , đầu ngô , mình sở, tác giả còn khg biết nó có phải là con đẻ của mình hay khg? Vì vậy khg loại trừ khả năng Cụ Khiêu viết về ĐBP mà khg thấy nhắc đến cụ Giáp vì rất nhiều lý do nào đó ngăn cấm ,phải chăng vì thế cụ đau lòng hơn khi thấy cụ Giáp qua đời, khóc lóc thật sự .

      Xóa
    2. Ý này của bác cũng là khả thủ:
      ...."Sau khi làm phải đưa lên một "ban bệ" nào đó kiểm duyệt, cắt xén, có khi SP làm ra đem công chiếu rất ngô nghê , đầu ngô , mình sở, tác giả còn khg biết nó có phải là con đẻ của mình hay khg? Vì vậy khg loại trừ khả năng Cụ Khiêu viết về ĐBP mà khg thấy nhắc đến cụ Giáp vì rất nhiều lý do nào đó ngăn cấm ,phải chăng vì thế cụ đau lòng hơn khi thấy cụ Giáp qua đời, khóc lóc thật sự".

      Nhưng xem ra, Cụ Vũ Khiêu là một Giáo sư, Anh Hùng Lao động (2 lần), uy danh lừng lẫy, không lẽ người ta dám cắt của cụ.
      Nếu có ý định cắt của cụ, chắc cũng phải báo và xin phép cụ.
      Báo và xin phép cụ mà cụ đồng ý chăng ? Vì đây là bài văn vần, khó cắt lắm.

      Hơn nữa, nếu cắt của cụ, cụ cũng sẽ tìm cách để bài văn của cụ trọn vẹn ở một nơi khác (tuyển tập, báo chí...).

      Dù vậy, ý của bác cũng không thể bênh vực cho cụ trong trường hợp này được, thưa bác!

      Xóa
    3. Thưa cụ Vũ Khiêu,
      Phàm đã là một trí thức thì không thể như cụ được. Cụ có học, nhưng cái sự học của cụ lại lơ đi cái mảng lịch sử mà cả thế giới biết đến và ngưỡng mộ thì sự học ấy phỏng có ích gì cho dân cho nước? Đó phải chăng cũng là một kiểu a dua dìm người có công, có đức.
      Có người trẻ nhưng được sự kính trọng của cả người già. Nhưng cũng có người già lại bị lớp hậu sinh khinh bỉ! Âu cũng là lẽ thường tình thưa cụ Vũ (con biết cụ họ Đặng nhưng cụ bỏ họ Đặng lấy họ Vũ là quyền của cụ. Phải chăng họ Đặng đã ly với khai cụ rồi?). Nếu không thế thì lịch sử nước nhà đã chẳng chép lại những nhân vật từ xa xưa với những mẫu NGƯỜI TRUNG, KẺ NỊNH đó sao!
      Chẳng phải khi Cụ Võ Nguyên Giáp mất, người gọi cụ là ANH HÙNG DÂN TỘC đầu tiên là dân chứ không phải Đảng CSVN, nhà nước CHXHCNVN. Đên bây giờ thì đảng và nhà nước cũng phải theo dân gọi với theo Cụ Võ là Anh hùng dân tộc đó thôi.
      Mảnh giấy có ký tên đóng dấu phong anh hùng thì vẫn chỉ là tờ giấy thôi. Dân chẳng bao giờ gọi anh hùng Vũ Khiêu đâu, thưa cụ! Anh hùng gì mà tham nhũng, cướp đất của dân, dự án hại nước chẳng thấy anh hùng lên tiếng. Dù sao cũng bái phục cụ vì cụ có tới 2 lần anh hùng. Có lẽ một lần là anh hùng giấy, một lần là anh hùng rơm.

      Xóa
  10. Cả đời tôi đã đọc nhiều sách , nhưng chưa bao giờ thấy ai khen ai nói nhiều về vị anh hùng lao động họ Vũ này cả . Có lẽ ông này chỉ giỏi PR cho mình và cho các chiến hửu đảng mình nên được xét công lao . Khi còn sống sao không tôn vinh Võ Đại tướng , khi đã chết thì thấy ông giáo sư họ Vũ này khóc lóc nỉ non thấy mà tội nghiệp cho nước mắt cá sấu !

    Trả lờiXóa
  11. Vũ Khiêu
    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
    Giáo sư
    Đặng Vũ Khiêu
    Vũ Khiêu, tên thật là Đặng Vũ Khiêu (sinh 19/9/1916),
    ( http://vi.wikipedia.org/wiki/V%C5%A9_Khi%C3%AAu )

    Có thể hiểu: tên khai sinh là Đặng Vũ Khiêu thường gọi là Vũ Khiêu ( sao lại bảo cụ quên họ Đặng chỉ nhăm nhăm nói về họ Vũ).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ thưa bác, em đã rõ. Xem ra cụ Vũ nhà ta là giáo sư duy nhất chưa tốt nghiệp đại học.
      Năm 1954 - 1956 cụ học trường đảng cao cấp bên Bắc Kinh, Trung Quốc. Chứng chỉ này không phải là bằng đại học. Năm 1959 cụ sang Hungary học chính trị cũng chỉ là chứng chỉ chính trị, không phải bằng đại học.
      Cụ được Được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tặng câu đối “Triết gia trong cách mạng - Nghệ sĩ giữa Anh hùng”. Thủ tướng cũng có trình độ lớp 3 trường ấp, phấn đấu học bổ túc văn hóa, rồi đại học tại chức, xem ra bằng cấp của anh Ba cũng hơn cụ mà vẫn tặng cụ câu đối trên thì biết là thủ tướng cũng phục tài cụ về sự học đó sao.

      Xóa
  12. Tễu ơi, còn cái vụ "cụ" soạn văn bia cho Phượng Hoàng Trung Đô trong Nghệ an để thay bia đề thơ Bác Hồ. Giáo sư này còn chọn quốc hoa rất điển hình VN cơ. Có người bảo độ này GS thích dùng họ Vũ hơn Đặng. Đúng rồi, cái thời Cụ Trường Chinh thì phải khác, đến nỗi một ông "GS" sử học to lắm còn đặt một cái tên đường là "Đặng Tiến Đông" ở chỗ gò Đống đa ấy. Vụ "Đặng Tiến Đông" lúc ấy tôi còn bé, đọc trên báo thấy nhiều người khen GS lắm.

    Trả lờiXóa
  13. Chỉ có TRỜI biết, ĐẤT biết và CỤ KHIÊU biết tấm lòng của cụ, nhiều khi nói vậy nhưng không phải vậy!

    Trả lờiXóa
  14. Đăng bài này ở đây sao Cụ biết được. Cụ đâu có đủ trình độ để vào "mạng" đọc.

    Trả lờiXóa
  15. Ngoài tội không nhắc tên Đại tướng trong lễ kỷ niệm Chiến thắng ĐBP ông này còn nằm trong nhóm chủ trương đục bia đền thờ Quang Trung tại núi Dũng Quyết,Thành phố Vinh có khắc thơ ca ngợi tinh thần chống TQ của Bác Hồ nhằm làm hài lòng bọn Tàu và tay sai phản dân hại nước.Không muốn nhìn khuôn mặt của ông nữa mong muốn TS Diện gỡ bức hình của ông ra khỏi trang nhà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Còn cái vụ quả ấn ở đền Trần huyện Hưng Hà Thái Bình
      khắc 4 chữ THƯỢNG NGUYÊN CHU THỊ
      mà cụ dám đọc thành THiên Nhân Hộ Quốc thì táo thật
      Quả xúng đáng 2 lần Anh hùng.

      Xóa
  16. Người làng Hành Thiện nhận xét:
    Khi Ông Trường Chinh (tên cúng cơm: Đặng Xuân Khu) còn sống, tên họ đầy đủ của GS Vũ Khiêu là Đặng Vũ Khiêu. Sau khi T.C mất,tên họ đầy đủ của GS rút lại là VŨ KHIÊU. Và GS dẫn đầu dòng họ Vũ, Võ (Nghe nói là cháu chắt mấy chục đời của Vũ Hồn) vào Viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Trong bài khóc Đại tướng của GS sao không thấy nhận họ nhận hàng???!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  17. ''...đọc lại những lời anh viết tặng tôi năm tôi 90 tuổi: "Mừng anh Vũ Khiêu, một nhà triết học cách mạng, một chiến sĩ văn hóa anh hùng, năm nay thọ 90 xuân”. Nghe sao giống truyện ''Lợn cưới, áo mới'' thế???

    Trả lờiXóa
  18. "Sinh ra tôi là cha mẹ, hiểu biết tôi lại là anh. Tấm lòng tri ngộ ấy tôi biết lấy gì báo đáp? Mấy hôm nay tôi ngồi khóc viết mấy lời trên, từ đỉnh trời cao anh có thấu hiểu lòng tôi?”

    Giống phim tàu quá!

    Trả lờiXóa
  19. Xin loi Quy Bac dung iPhone - khong viet duoc dau:

    Dua nguoi - den canh bo song,
    Saying "goodbye" on the site of the river,
    Tiec thuong - Chan chua may dong ... van xuoi;
    Pity - just enough in short prose exercise;
    Nguoi di - tron ven Doi Nguoi,
    The General Giap is Gone - and this is the perfekt complete of Human and Talente,
    De nguoi con song ve voi, lam duyen ...
    But the living Vu Khieu make P.R. for himself. ...

    Trả lờiXóa
  20. Ông này còn viết lời giới thiệu một tập thơ của một nữ" nhà thơ" Đà Nẵng. Mà "nhà thơ" nữ ở Đà Nẵng này, mỗi khi nhắc đến tên, anh em văn nghệ sỹ Đà Nẵng, không biết dùng từ gì hơn ngoài hai từ " cơ hội". Viết lời giới thiệu cho tập thơ của một tác giả như thế, thì người ta cũng đánh giá được nhân cách của vị gọi là " giáo sư" này.

    Trả lờiXóa
  21. Hỏi Vũ Khiêu

    Xưa ông giảng chính trị
    Ông thường đem chuyện kể
    Tào Tháo giết cả nhà
    Bạn hắn, Lữ Bá Xa
    Rồi thì ông cao giọng:
    Dân tộc chuyên lật lọng
    Là dân tộc Trung Hoa (!?)
    Cái dân tộc xấu xa
    Chuyên lừa thầy, phản bạn
    Hăng lên, ông còn phán
    Dân tộc ăn thịt người
    Ông cứ giảng khơi khơi
    Học viên, mắt tròn, dẹt
    Lắc đầu, ối thầy ơi!

    Nay viếng hồn liệt sĩ
    Giữa sâu thẳm Trường Sơn
    Mà thơ ông “bát ngát”
    Như đi dạo phố phường.
    Chốn linh thiêng khói hương
    Ông cao hứng “dạt dào”
    “Đông Hải” nhuộm máu đào
    Ông reo “anh linh khí” (!?)
    Rồi ông “rung tâm trí”
    Nhớ “chiêu mộ ba hồi”
    Nhớ kiểu “chuông gầm sóng”?
    Nhớ lúc “nước lộn giời”?
    Hay đầu ông chỉ có
    Cực lạc, ái ân thôi?

    Giữa muôn vạn cốt khô
    Bao người mắt đầy lệ
    Sao ông vô tâm thế
    Viết rặt chuyện tào lao?

    Lại còn chuyện hôm nào
    Ông muốn hoa mào gà
    Được chọn làm quốc hoa
    Vì làng xóm gần xa
    Chẳng nhà nào không có(?)
    Ông khuyên hay ông xỏ?
    Rằng mào gà tượng trưng
    Cho gà trống anh hùng
    Gọi mặt trời thức dậy
    Ông đùa như thật vậy:
    Gà trống rất thương đàn
    Kiếm được cái gì ăn
    Gọi cả bầy chia sẻ…
    Ông ơi, lí lẽ thế
    Cả nón, xin lạy ông
    Mào gà? Mào hay mồng?
    Eo ôi, đều kinh lắm
    Hay là trong sâu thẳm
    Duyên nợ gì với ông?

    Nào kim cổ tây đông
    Nào anh hùng, đại trí
    Nhưng xem ra chữ nghĩa
    Ông nhầm lẫn chết người
    Có bốn chữ còm thôi
    Là “Thượng Nguyên Chu thị”
    Được ông phán rành rẽ
    Thành “Quốc vương thiên nhân”
    Khiến bọn buôn thánh thần
    Mừng như bắt được của
    Theo lời ông, chúng nó
    Đem rao: ấn vua Trần
    Rồi ban ấn lừa dân
    Hỏi ông, còn liêm sỉ?




    Trả lờiXóa
  22. Thưa cụ Khiêu, cụ cũng sắp hai năm mươi rồi mà vẫn còn tỉnh táo để ăn mày danh vọng lần chót.
    Con bái phục cụ.

    Trả lờiXóa
  23. Cần tiết chế nóng giận, đối với cụ Vũ Khiêu, khóc tiếc thương Đại tướng V.N.Giáp cũng là cái đạo làm người , ai cũng vậy. Nhưng, cái đoạn cụ nhắc lại câu chúc thọ của Đại Tướng , nghe và ngẫm ra thì có vẻ không thích hợp trong cảnh viếng tang người đã khuất. Thôi thì cụ Khiêu cũng gần 100 tuổi, gần đất xa trời, cụ có ca cẩm âu do tuổi già không còn sáng suốt nữa. Thiện tai, thiện tai.

    Trả lờiXóa
  24. Thật là kỳ lạ cái đất nước mình, khi xét công trạng thường cứ đề cao chức tước. Đó chỉ là một giác độ thôi. Đặc biệt đối với giới nghiên cứu. Khi họ quản lý thì đã được chê độ bổng lộc của quản lý rồi, còn xét về công lao đóng góp dưới góc độ nhà khoa học thì phải đánh giá sản phẩm của họ như thế nào chứ.Ở nước ta, những giáo sư như Vũ Khiêu nhiều chứ. Việc phong cho Vũ Khiêu quá nhiều danh hiệu, trong khi đó có nhiều người đóng góp lớn mà không thấy họ đề cập gì. Chẳng hạn như GS. Đinh Gia Khánh, Cao Xuân Huy(chẳng hạn) và nhiều nhà khoa học khác nữa mà ở đây tôi không tiện nêu tên. Những nhà khoa học đích thực trên, nay không còn tại thế nữa, nhưng nếu còn sống chưa chắc họ đã muốn nhận những danh hiệu. Vì họ không ham. Còn Vũ Khiêu thì có để lại được nhiều nhặn gì đâu. Đừng nói đến Bộ "Tổng Tập ngàn năm văn hiến làm gì" bởi đó chỉ đơn thuần là bộ sách tổng hợp "Hớt váng"của các người khác thôi. Công việc sưu tập, tập hợp đó ai cũng có thể làm được, không cần sự tinh lọc, nghiên cứu, nó thực chất là công việc lượm lặt của một anh "công nhân" không hơn không kém. Hỡi các "Giáo Sư" kính mến!. Đừng tự hào về những công việc tương tự. Nhiều người làm công việc đó rồi tự cho tên mình vào trên sách với tư cách "Chủ biên"!. Họ có biết chủ biên là thế nào không?. Chắc họ hiểu nhưng cố tình làm thế, vì háo danh. Vũ Khiêu và giáo sư X Y Z cũng vậy. Nhân dân có biết mội bộ sách đó tiêu hết bao nhiêu trăm triêu, bao nhiêu tỷ đồng không?. Đó là tiền thuế của dân ghèo được họ sử dụng rồi rửa tiền thông qua những "công trình khoa học" như thế đó. Qua đó, giới chính trị được kiếm chác, tự dựng lên một người mà họ tự cho là "Tiêu biểu" để làm bình phong. Mội thể chế chính trị có ưu có khuyết. Xã hội Việt Nam hiện nay thế nào, nguy cơ ra sao. Mặt tốt ai cũng biết nhưng những hạn chế, tiêu cực thì cũng cần phải nói chứ. Có nói nhiều, có phê phán thì mới "rửa mặt" được chứ. Nhưng tôi thấy những người kiểu Vũ Khiêu, Phan Huy Lê...không bao giờ nói đến hoặc khi đó tìm cách né tránh, ngậm miệng ăn tiền. Vâng! các ông ấy thật là mẫu mực của phẩm chất "Trí thức": CƠ HỘI. Thế thì giới cầm quyền họ sử dụng và được lòng là cái chắc.Cần phải đặt các nhà nghiên cứu trên bàn cân, thứ đem ra cân phải là sản phẩn của chính họ làm ra

    Trả lờiXóa
  25. Trên Bia đá ghi công của Đại tướng Võ Nguyên Giáp dựng tại Khuôn viên Khu di tích làng Mộ Trạch (xã Tân Hồng, huyện Bình Giang - Hải Dương) với lời văn của GS - AHLĐ Vũ Khiêu, Chủ tịch danh dự kiêm Cố vấn Hội đồng dòng họ Vũ - Võ Việt Nam.
    Nói là ghi công Đại tướng nhưng chủ yếu là ca ngợi ĐCSVN quang vinh!!?

    Trả lờiXóa
  26. Đại tướng Võ Nguyễn Giáp là một con người hội tụ được nhiều phẩm chất tuyệt vời, là tinh tuý của con người Việt Nam trong suốt mấy ngàn năm chung đúc khí thiêng non sông. Người là nhà quân sự đại tài, nhà văn hoá lớn, anh hùng giải phóng dân tộc... dưới góc độ đạo đức cách mạng, Võ Nguyên Giáp là nhà cách mạng chân chính nhất.Cả cuộc đời người là một pho sử bằng vàng, là sự cống hiến hết mình cho dân tộc Việt Nam. Ai cũng có thể ca ngợi được người với tư cách một người dân yêu nước. Nhưng đại diện cho nhân dân hay đại diện cho giới trí thức thì phải chọn lựa chứ không tuỳ tiện chọn ai cũng được. Việc chọn ông Phan Huy Lê, Vũ Minh Giang, đại diện cho giới sử học Việt Nam để đánh giá về đại tướng là chưa thật sự đúng người. Bởi như tôi đã nói, người đó phải xứng đáng đại diện cho tiếng nói của ngành, của giới. Hãy xem ông Phan Huy Lê liệu có xứng đáng để nói về đại tướng hay không? Ổng Vũ Minh Giang có xứng đáng đại diện để nói về Võ Nguyên Giáp hay không?. Chỉ cần để ý các phương tiện thông tin đại chúng gần đây thì rõ ngay. Vũ Minh Giang(Cho dù là GS. TSKH, phó giám gđốc đại học Quốc gia Hà Nội chăng nữa) nhưng bản thân ông không hề trong sạch chút nào. Vụ Tham nhũng hơn 23 tỷ đồng ở đại học Quốc gia Hà Nội vần còn đó. Do có sự bao che nào đó nên việc tham nhũng kia bị ém nhẹm đi, ông vẫn được ngồi vào vị trí Hội đồng Lý luận trung ương(sau khi đã nghỉ quản lý)(Báo thấy báo, đài làm rõ vụ việc này)(?) VÌ SAO?.
    - Còn ông Phan Huy Lê không phải là chuyên gia nghiên cứu về Lịch sử VN hiện đại càng không phải là người nghiên cứu sâu, có sách xuất bản về Võ Nguyên Giáp!.Bản thân lý lịch của gia đình ông Phan Huy Lê cũng không phải là có đóng góp cho dân tộc này. Bản thân anh ruột của GS Phan Huy Lê là Phan Huy Quát(Từng là Chủ tịch Hội đồng chống cộng Đông Dương, Phó Thủ tướng dưới chế độ Nguỵ quyền Việt Nam Cộng hoà)- Có nợ máu với Cách mạng. Vậy sao ông có đủ tư cách để nói về một vị tướng đã có công trong hai cuộc chống Pháp và chống Mỹ của dân tộc ta. Ông làm sao có đủ tư cách bằng GS Ngô Đức Thọ(Cháu nội nhà chí sỹ yêu nước Ngô Đức Kế được). Đó chỉ là một ví dụ thôi. Còn nhiều người xứng đáng để nói về đại tướng lắm. Vì vậy các phương tiện thông tin đại chúng, các vị chính trị gia, chính khách cần thận trọng khi bố trí). Đó là tôi không đề cập đến sự phản cảm của việc bình luận trong thời điểm đúng lúc đưa tang Đại tướng mà bình luận như bình luận bóng đá thì thật phản cảm. Điều đó có người đã đề cập.Ở đây tôi không nói lại nữa. Chúng ta không hề bôi nhọ ai, mà phải công tâm, sự thật lịch sử là sự thật lịch sử. Lịch sử đã dạy: Nếu không tôn trọng sự thật khách quan của lịch sử chúng ta sẽ thất bại. Đó cũng là nén tâm nhang thành kính trước vong linh Người anh hùng của dân tộc Việt Nam vừa ra đi vào cõi Vĩnh hằng!

    Trả lờiXóa