TUYÊN BỐ
VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ
Hiến
pháp hiện hành của nước ta quy định tại điều 69: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, có quyền được thông
tin, có quyền hội họp, lập hội, biểu tình theo quy định của pháp luật”.
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”(trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận”(trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2].
Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU vv..., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung quốc gia tăng các hành động xâm phạm.
Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.
Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.
Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.
Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.
Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (mà Nhà nước Việt Nam ký tham gia ngày 24/9/1982) quy định cụ thể về quyền bày tỏ quan điểm, quyền hội họp và lập hội: “Mọi người đều có quyền giữ vững quan niệm mà không bị ai can thiệp. Mọi người đều có quyền tự do phát biểu quan điểm; quyền này bao gồm quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận, và phổ biến mọi tin tức và ý kiến bằng truyền khẩu, bút tự hay ấn phẩm, dưới hình thức nghệ thuật, hay bằng mọi phương tiện truyền thông khác, không kể biên giới quốc gia”(trích điều 19[1]); “Quyền hội họp có tính cách hoà bình phải được thừa nhận”(trích điều 21); “Ai cũng có quyền tự do lập hội, kể cả quyền thành lập và gia nhập các nghiệp đoàn để bảo vệ quyền lợi của mình” (trích điều 22). Những quy định tương tự cũng có trong Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc được công bố ngày 10/12/1948 mà mọi quốc gia thành viên đếu phải tôn trọng [2].
Căn cứ vào những quy định đó, các ý kiến đóng góp cho việc sửa đổi Hiến pháp khác với quan điểm của Ủy ban Dự thảo sửa đổi Hiến pháp do Quốc hội lập, đặc biệt là về những điều cơ bản của thể chế chính trị (như Kiến nghị do 72 người ký trực tiếp ngày 19-1-2013, thường được gọi tắt là Kiến nghị 72, Tuyên bố của Hội đồng giám mục, Tuyên bố công dân tự do, ý kiến trên trang mạng Cùng viết Hiến pháp, và nhiều ý kiến của đồng bào trong và ngoài nước trên các trang thông tin điện tử) là hoàn toàn phù hợp với Hiến pháp và Công ước quốc tế về những quyền dân sự và chính trị (dưới đây gọi tắt là Công ước quốc tế). Điều đó cũng đúng với nhiều tiếng nói đòi dân chủ và thực hiện các quyền tự do đã được quy định trong Hiến pháp, gắn liền với yêu cầu bảo vệ độc lập, chủ quyền quốc gia, hòa nhịp với các hình thức đấu tranh của nông dân bị mất đất, của công nhân đòi việc làm và cải thiện đời sống. Những tiếng nói đó của các tổ chức và nhóm như Hội đồng giám mục, nhóm các chức sắc tôn giáo, nhóm công dân tự do, nhóm Tuyên bố 258, câu lạc bộ NoU vv..., hoặc của nhiều cá nhân ở trong và ngoài nước mang tinh thần yêu nước và khát vọng dân chủ, đều được bày tỏ một cách ôn hòa, hợp pháp.
Chúng tôi, những người ký tên dưới đây hoan nghênh ý thức xây dựng của những tiếng nói đó và thấy rằng để phản ảnh yêu cầu của đông đảo nhân dân, cần khởi xướng một Diễn đàn trao đổi và tập hợp các ý kiến nhằm góp phần chuyển đổi thể chế chính trị của nước ta từ toàn trị sang dân chủ một cách ôn hòa. Đó là mục đích hoạt động của Diễn đàn, hoàn toàn phù hợp với hiến pháp của nước ta và Công ước quốc tế. Diễn đàn này mang tên “Diễn đàn xã hội dân sự” và có trang thông tin điện tử là nơi bày tỏ ý kiến của các tổ chức, các nhóm, các cá nhân cùng theo đuổi mục đích nêu trên, với mong muốn xã hội dân sự ở nước ta phát triển đúng với yêu cầu của một nước dân chủ.
Chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền tôn trọng quyền bày tỏ quan điểm của công dân, thẳng thắn tranh luận và đối thoại, từ bỏ cách đối xử không công bằng, không minh bạch và không đường hoàng như đã và đang áp dụng đối với những kiến nghị sửa đổi Hiến pháp và những tiếng nói đòi dân chủ khác với quan điểm của nhà cầm quyền. Ý kiến khác nhau cần được tranh luận thẳng thắn để tìm chân lý; còn dựa vào quyền lực để cản trở việc công bố, không đối thoại mà chỉ đơn phương phê phán, quy kết, thậm chí dùng nhiều cách ngăn cấm và trấn áp thì không những vi hiến và trái với Công ước quốc tế mà còn không đúng với tư cách chính đáng của một nhà cầm quyền.
Việc sửa đổi Hiến pháp đang còn ý kiến khác nhau về những vấn đề cơ bản của thể chế chính trị. Dự thảo Hiến pháp sửa đổi dự định trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp cuối năm tuy có một số điều chỉnh chi tiết nhưng về cơ bản vẫn duy trì thể chế toàn trị của giới cầm quyền nhân danh Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Thực tế ở nước ta cho thấy rõ: thể chế này đã tạo nên một bộ máy cầm quyền có nhiều quyết sách sai trái và quan liêu, tham nhũng nặng; một “bộ phận không nhỏ” trong bộ máy lợi dụng quyền lực (cả quyền cai trị và quyền sử dụng, định đoạt đất đai, tài nguyên, tài sản công) cấu kết với một số nhà kinh doanh làm giàu bằng nhiều thủ đoạn bất minh (cả trong khu vực kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân), hình thành các nhóm lợi ích bất chính, xâm phạm quyền lợi của nhân dân, dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo quá bất công ở nước ta. Không ít người trong giới cầm quyền các cấp cùng với các nhóm lợi ích và sự hậu thuẫn của thế lực bên ngoài đang dựa vào bạo lực cùng nhiều thủ đoạn không chính đáng để duy trì quyền thống trị đất nước theo thể chế toàn trị, có phần do tư duy giáo điều, bảo thủ, nhưng phần quan trọng hơn, phổ biến hơn là do muốn bảo vệ và giành thêm lợi ích riêng bất chấp lợi ích chung của đất nước, của dân tộc. Đó là nguyên nhân gốc rễ khiến nước ta lâm vào khủng hoảng trên nhiều mặt: kinh tế suy giảm nặng và không ổn định, văn hóa suy đồi, đạo đức băng hoại, môi sinh bị tàn phá, trình độ phát triển và năng lực cạnh tranh thua kém nhiều nước trong khu vực, dân mất lòng tin đối với bộ máy cầm quyền; trong khi đó, độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nước ta đang bị thế lực bành trướng Trung quốc gia tăng các hành động xâm phạm.
Để vượt qua những thách thức hiểm nghèo đối với đất nước và dân tộc, giải pháp cơ bản là phải cải cách thể chế chính trị, chuyển từ toàn trị sang dân chủ, qua đó phát huy sức mạnh hòa giải và đoàn kết dân tộc, mở ra thời kỳ phát triển mới cho đất nước và bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền quốc gia. ĐCSVN, với vị trí là đảng đang cầm quyền, tự nhận vì nước vì dân, có trách nhiệm thúc đẩy quá trình chuyển đổi đó một cách chủ động, mở đầu bằng việc sửa đổi Hiến pháp. Đó là mệnh lệnh của cuộc sống và cũng là phương án tối ưu cho sự chuyển đổi thể chế chính trị một cách ôn hòa ở nước ta.
Nếu Hiến pháp sửa đổi vẫn duy trì thể chế toàn trị được thông qua và ban hành chính thức thì các thách thức mà đất nước và dân tộc đang đối mặt càng thêm nghiêm trọng dẫn tới hệ quả khôn lường, dân càng thất vọng và bất bình, uy tín của nước ta trong quan hệ quốc tế càng giảm sút. Đó thật sự là tai họa cho đất nước mà trách nhiệm thuộc về giới cầm quyền.
Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau.
Tuyên bố này được gửi tới các thành viên cơ quan lãnh đạo ĐCS và Nhà nước; đồng thời được công bố trên mạng xã hội để phổ biến rộng rãi, mong đồng bào trong và ngoài nước biểu thị sự đồng tình, hưởng ứng.
Ngày 23 tháng 9 năm 2013
Ghi chú:
- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com
- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.
- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com
- Cách thức tham gia Diễn đàn sẽ được thông báo sau.
CẢNH BÁO VỀ CÁC TRANG GIẢ MẠO
Như các anh chị em đã biết, bản TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ vừa được các trang mạng Ba Sàm, Bô Xít, Diễn Đàn, Tễu, Huỳnh Ngọc Chênh.... đưa lên lúc 0h00 hôm nay (23.9.2013).
Tuy nhiên, đã có hai trang GIẢ MẠO, tại các địa chỉ:
http://diendanxahoidansu.blogspot.com/
và
https://www.facebook.com/diendandansuxahoi
ĐỀ NGHỊ ANH EM THÔNG BÁO RỘNG RÃI VỀ SỰ GIẢ MẠO NÀY, ĐỂ MỌI NGƯỜI ĐƯỢC BIẾT!
[1] Điều 19
của Công ước này còn có khoản kế tiếp như sau: 3-Việc hành sử quyền tự do phát biểu quan điểm đòi hỏi đương sự phải có
những bổn phận và trách nhiệm đặc biệt. Quyền này chỉ có thể bị giới hạn bởi
pháp luật vì nhu cầu: a-Tôn trọng những quyền tự do và thanh danh của người
khác. b-Bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự công cộng, sức khỏe công cộng hay đạo
lý.
2
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền quy định tại điều 19: “Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và
bày tỏ quan điểm. Quyền này bao gồm sự tự do quan điểm mà không bị xen vào quấy
rầy và được tự do tìm kiếm, thu nhận và quảng bá tin tức và tư tưởng qua mọi
phương tiện truyền thông bất kể biên giới” và điều 20: “Mọi người đều có quyền tự do hội họp và lập
hội, một cách ôn hòa . Không một ai có thể bị cưỡng bách gia nhập vào một đoàn
thể”.
Bổ sung: Danh sách ký tên Đợt 2 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). 130 chữ ký. – Danh sách ký tên Đợt 3 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9. - Danh sách ký tên Đợt 4 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). - Danh sách ký tên Đợt 5 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). Tổng cộng các đợt 1- 5: 623 chữ ký.
Hoặc xem đầy đủ danh sách 623 chữ ký tại đây:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/09/danh-sach-huong-ung-tuyen-bo-ve-thuc.html
DANH
SÁCH NHỮNG NGƯỜI KÝ TÊN TUYÊN BỐ
THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ 23-9-2013
|
|
STT
|
Họ và tên, chức danh (nghề nghiệp, nơi làm việc), thành
phố/ nước
|
1.
|
Nguyễn Đông Yên, GS TSKH, nhà toán học, Hà Nội
|
2.
|
Phạm XuânYêm, GS Vật lý, Paris, Pháp
|
3.
|
Nguyễn Đắc Xuân, nhà văn, nhà nghiên cứu Lịch sử Văn hoá
Huế, Huế
|
4.
|
Tô Nhuận Vỹ, nhà văn, Huế
|
5.
|
Nguyễn Trọng Vĩnh, nguyên Uỷ viên Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam, cựu Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc, Hà Nội
|
6.
|
JB Nguyễn Hữu Vinh, blogger, Hà Nội
|
7.
|
Nguyễn Hữu Vinh, cử nhân luật, doanh nhân, Hà Nội
|
8.
|
Vũ Quang Việt, nguyên chuyên viên cấp cao của Liên Hiệp
Quốc, New York, Hoa Kỳ
|
9.
|
Phan Thế Vấn, bác sĩ, TP HCM
|
10.
|
Trần Thanh Vân, kiến trúc sư, Hà Nội
|
11.
|
Lưu Trọng Văn, nhà báo, nhà nghiên cứu văn hóa, TP HCM
|
12.
|
Hà Dương Tường, GS Toán học, Paris, Pháp
|
13.
|
Trần Thị Tươi, cộng tác viên báo chí, TP. HCM
|
14.
|
Hoàng Tụy, GS Toán học, nguyên Chủ tịch IDS, Hà Nội
|
15.
|
Vũ Quốc Tuấn, nguyên trợ lý của Thủ tướng Võ Văn Kiệt,
Hà Nội
|
16.
|
Phạm Quang Tuấn, PGS, Đại học New South Wales, Sydney,
Australia
|
17.
|
Nguyễn Thế Trường, đại tá, cựu chiến binh, nguyên phóng
viên báo Quân đội Nhân dân, nguyên
Tổng biên tập báo Quân giải phóng Trung
Trung Bộ, Hà Nội
|
18.
|
Nguyễn Trung, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thái Lan,
nguyên trợ lý cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
|
19.
|
Phạm Đình Trọng, nhà văn, TP HCM
|
20.
|
Nguyễn Thị Khánh Trâm, nghiên cứu viên, Phân viện Văn
hoá Nghệ thuật Việt Nam tại TP HCM, TP HCM
|
21.
|
Nguyễn Thị Ngọc Trai, hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam, hội
viên Hội Nhà Báo Việt Nam, nguyên Phó Tổng biên tập báo Văn nghệ, Hội Nhà Văn Việt Nam, Hà Nội
|
22.
|
Nguyễn Thị Ngọc Toản, GS, bác sĩ, đại tá cựu chiến binh,
TP HCM
|
23.
|
Phạm Gia Toàn, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội
|
24.
|
Phạm Toàn, nhà giáo, Hà Nội
|
25.
|
Nguyễn Tường Thụy, blogger, cựu chiến binh, Hà Nội
|
26.
|
Nguyễn Thị Thục, nhà báo, nguyên phóng viên đài Phát thanh Truyền hình Lâm Đồng
|
27.
|
Phan Văn Thuận, Giám đốc Công ty TNHH Phú An Định, TP
HCM
|
28.
|
Trần Quốc Thuận, luật sư, nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng
Quốc hội, TP HCM
|
29.
|
Võ Văn Thôn, nguyên Giám đốc Sở Tư pháp TP HCM, TP
HCM
|
30.
|
Trần Văn Thọ, GS Kinh tế, Tokyo, Nhật Bản
|
31.
|
Đào Tiến Thi, thạc sĩ Ngữ văn, Uỷ viên Ban Chấp hành Hội
Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội
|
32.
|
Lê Thân, cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1975, nguyên Tổng
Thư ký Lực lượng Nhân dân Tranh thủ Dân chủ Đà Lạt (1966), TP HCM
|
33.
|
Giuse Maria Lê Quốc Thăng, linh mục Tổng Giáo phận Sài
Gòn, TP HCM
|
34.
|
Nguyễn Quốc Thái, nhà báo, TP HCM
|
35.
|
Nguyễn Văn Thạch, kỹ sư, TP Đà Nẵng
|
36.
|
Trần Công Thạch, cán bộ hưu trí, TP HCM
|
37.
|
Bùi Ngọc Tấn, nhà văn, Hải Phòng
|
38.
|
Lê Văn Tâm, TS Hóa học, nguyên Chủ tịch Hội Người Việt
Nam ở Nhật Bản, TP HCM
|
39.
|
Nguyễn Văn Tạc, giáo học hưu trí, Hà Nội
|
40.
|
Trần Đình Sử, GS TS, Hà Nội
|
41.
|
Tô Lê Sơn, kỹ sư, TP HCM
|
42.
|
Đào Xuân Sâm, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng,
Hà Nội
|
43.
|
André Menras - Hồ Cương Quyết, nhà giáo, cựu tù trước
1975, Pháp
|
44.
|
Trần Thị Quyên, nghề nghiệp tự do, TP HCM
|
45.
|
Bùi Minh Quốc, nhà thơ, Đà Lạt
|
46.
|
Đỗ Trung Quân, nhà thơ, TP HCM
|
47.
|
Nguyễn Đăng Quang, nguyên cán bộ Bộ Công an, Hà Nội
|
48.
|
Đặng Bích Phượng, cán bộ nghỉ hưu, Hà Nội
|
49.
|
Phạm Xuân Phương, đại tá, nguyên chuyên viên Tổng cục
Chính trị, cựu chiến binh, Hà Nội
|
50.
|
Đoàn Văn Phương, nguyên cán bộ Ban Giao bưu Trung ương Cục
Miền Nam, TP HCM
|
51.
|
Nguyễn Thị Hoài Phương, làm nghề tự do, Hà Nội
|
52.
|
Huỳnh Sơn Phước, nhà báo, nguyên Phó Tổng biên tập
báo Tuổi Trẻ, nguyên thành
viên Viện IDS, Hội An
|
53.
|
Nguyễn Hữu Phước, nhà báo, nguyên cán bộ Ban Tuyên huấn
Trung ương Cục miền Nam, TP HCM
|
54.
|
Hoàng Xuân Phú, GS TSKH Toán học, Hà Nội
|
55.
|
Phan Thị Hoàng Oanh, TS, giảng viên đại học, TP HCM
|
56.
|
Hồ Ngọc Nhuận, nguyên Giám đốc chính trị, Chủ bút nhật
báo Tin sáng Sài Gòn TP Hồ Chí
Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, TP HCM
|
57.
|
Nguyễn Quang Nhàn, cán bộ công đoàn hưu trí, Đà Lạt
|
58.
|
Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
|
59.
|
Nguyễn Thái Nguyên, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu
của Thủ tướng, Hà Nội
|
60.
|
Trần Đức Nguyên, nguyên Trưởng ban Ban Nghiên cứu của Thủ
tướng Phan Văn Khải, nguyên thành viên Viện IDS, Hà Nội
|
61.
|
Phạm Đức Nguyên, PGS, giảng viên cao cấp Đại học Xây dựng
Hà Nội, Hà Nội
|
62.
|
Hạ Đình Nguyên, cử nhân giáo khoa Triết Đại học Sài Gòn,
cựu tù chính trị Côn Đảo, TP HCM
|
63.
|
Nguyên Ngọc, nhà văn, nguyên thành viên IDS, Hội An
|
64.
|
Kha Lương Ngãi, nguyên Phó Tổng biên tập báo Sài Gòn Giải phóng, TP HCM
|
65.
|
Trần Tố Nga, nữ cựu tù chính trị, cán bộ hưu trí, TP
HCM, Paris
|
66.
|
Phạm Gia Minh, TS, Hà Nội
|
67.
|
Huỳnh Công Minh, linh mục Tổng Giáo phận Sài Gòn, TP HCM
|
68.
|
Huỳnh Tấn Mẫm, bác sĩ, Đại biểu Quốc hội khóa 6, nguyên Chủ tịch Tổng hội Sinh viên
Sài Gòn trước 1975, TP HCM
|
69.
|
Nguyễn Khắc Mai, nguyên Vụ trưởng Ban Dân vận Trung ương,
Hà Nội
|
70.
|
Nguyễn Văn Ly (Tư Kết), nguyên Phó Bí thư Đảng ủy Sở Văn hóa Thông tin TP HCM, TP HCM
|
71.
|
Trần Lương, nghệ sĩ thị giác, Hà Nội
|
72.
|
Ngô Vĩnh Long, GS Sử học, University of Maine, Hoa Kỳ
|
73.
|
Trần Văn Long, nguyên Phó Bí thư Thành đoàn Thanh niên Cộng
sản TP HCM, nguyên Tổng Thư ký Uỷ ban cải thiện chế độ lao tù miền Nam Việt
Nam trước 1975, TP HCM
|
74.
|
Hồ Uy Liêm, nguyên Phó Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học
Kỹ thuật Việt Nam, Hà Nội
|
75.
|
Nguyễn Quang Lập, nhà văn, TP HCM
|
76.
|
Cao Lập, cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Giám đốc Làng
Du lịch Bình Quới thuộc Tổng công ty Du lịch Sài Gòn, TP HCM
|
77.
|
Phạm Chi Lan, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ
tướng, nguyên Viện phó Viện IDS, Hà Nội
|
78.
|
Tương Lai, nguyên Viện trưởng Viện Xã hội học, nguyên
thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng, nguyên thành viên Viện IDS, TP HCM
|
79.
|
Nguyễn Khuê, cán bộ hưu trí, TP HCM
|
80.
|
Lê Xuân Khoa, nguyên giáo sư thỉnh giảng, Viện Chính sách Đối ngoại, Đại học Johns
Hopkins, Washington, DC, Hoa Kỳ
|
81.
|
Nguyễn Vi Khải, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của Thủ
tướng, Hà Nội
|
82.
|
Lê Phú Khải,
nhà báo, nguyên phóng viên Đài Tiếng nói Việt Nam, TPHCM
|
83.
|
Phạm Khiêm Ích, PGS, nguyên Phó Viện trưởng Viện Thông tin, Uỷ
ban Khoa học Xã hội Việt Nam. Ủy viên Ủy ban Trung
ương Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, Hà Nội
|
84.
|
Hà Thúc Huy, PGS TS, giảng viên đại học, TP HCM
|
85.
|
Nguyễn Thị Hoài Hương, làm nghề tự do, Hà Nội
|
86.
|
Hoàng Hưng, làm thơ - dịch sách - làm báo, TP HCM
|
87.
|
Nguyễn Đăng Hưng, TSKH, GS Đại học Liège, Bỉ, đã hồi
hương, TP HCM
|
88.
|
Nguyễn Thế Hùng, GS Đại học Đà Nẵng, Đà Nẵng
|
89.
|
Nguyễn Mạnh Hùng (Nam Dao), nguyên GS Kinh tế, Đại học
Laval, Quebec, Canada
|
90.
|
Phaolô Nguyễn Thái Hợp, Giám mục Giáo phận Vinh, Nghệ An
|
91.
|
Ngô Kim Hoa, nhà báo tự do, TPHCM
|
92.
|
Hồ Hiếu, cựu tù Côn Đảo, nguyên Chánh văn phòng Ban Dân
vận Mặt trận, Thành uỷ TP HCM, TP HCM
|
93.
|
Phạm Duy Hiển, GS, nguyên Viện trưởng Viện Hạt nhân Đà Lạt,
nguyên thành viên IDS, Hà Nội
|
94.
|
Phạm Duy Hiển, kỹ sư, Vũng Tàu
|
95.
|
Võ Thị Hảo, nhà văn, Hà Nội
|
96.
|
Đặng Thị Hảo, TS, nguyên Phó Ban Văn học Cổ cận đại, Viện
Văn học, Hà Nội
|
97.
|
Nguyễn Gia Hảo, nguyên thành viên Tổ Tư vấn của Thủ tướng
Chính phủ Võ Văn Kiệt, Hà Nội
|
98.
|
Chu Hảo, nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi
trường, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
|
99.
|
Trần Hải Hạc, TS, nguyên PGS Đại học Paris 13, Paris,
Pháp
|
100.
|
Hoàng Thị Hà, giáo viên về hưu, Hà Nội
|
101.
|
Ngô Thanh Hà, cán bộ hưu trí, TP HCM
|
102.
|
Lê Công Giàu, nguyên Tổng thư ký Tổng hội Sinh viên Sài
Gòn (1966-1967), nguyên Phó Bí thư Thường trực Đoàn Thanh niên Cộng sản
TP HCM (1975-1980), nguyên Giám đốc Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư
TP HCM (ITPC), TP HCM
|
103.
|
Nguyễn Ngọc Giao, nguyên Phó Tổng thư ký Hội Người Việt
Nam tại Pháp, Chủ biên tạp chí Diễn Đàn, Paris
|
104.
|
Trần Tiến Đức, nhà báo, nguyên vụ trưởng Vụ Giáo dục -
Truyền thông, Uỷ ban Quốc gia dân số và kế hoạch hóa gia đình, Hà Nội
|
105.
|
Huy Đức, nhà báo, TP HCM
|
106.
|
Uông Đình Đức, kỹ sư cơ khí, TP HCM
|
107.
|
Phạm Văn Đỉnh, TSKH, Toulouse, Pháp
|
108.
|
Nguyễn Đình Đầu, nhà nghiên cứu, TP HCM
|
109.
|
Lê Hiếu Đằng, nguyên Phó Tổng Thư ký Uỷ ban Trung ương
Liên minh các lực lượng dân tộc, dân chủ và hòa bình Việt Nam, nguyên Phó Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam TP HCM, đại biểu Hội đồng Nhân dân TP
HCM khóa 4, khóa 5, TP HCM
|
110.
|
Nguyễn Duy, nhà thơ, TP HCM
|
111.
|
Nguyễn Văn Dũng, nhà giáo, TP Huế
|
112.
|
Trần Hữu Dũng, GS, nhà giáo nghỉ hưu, Dayton, Hoa Kỳ
|
113.
|
Hoàng Dũng, PGS TS, TP HCM
|
114.
|
Phạm Chí Dũng, nhà báo, TP HCM
|
115.
|
Nguyễn Anh Dũng, nhà giáo, cựu chiến binh, Hà Nội
|
116.
|
Lê Đăng Doanh, TS, nguyên thành viên Ban Nghiên cứu của
Thủ tướng, nguyên thành viên IDS, Hà Nội
|
117.
|
Nguyễn Xuân Diện, TS, Viện Hán Nôm, Hà Nội
|
118.
|
Nguyễn Đắc Diên, bác sĩ, TP HCM
|
119.
|
Tống Văn Công, nhà báo, nguyên Tổng biên tập báo Lao Động, TP HCM
|
120.
|
Nguyễn Huệ Chi, GS, nguyên Chủ tịch Hội đồng Khoa học Viện
Văn học, Hà Nội
|
121.
|
Huỳnh Ngọc Chênh, nhà báo, TP HCM
|
122.
|
Ngô Bảo Châu, GS Toán học, Hà Nội, Chicago
|
123.
|
Bùi Chát, Nhà Xuất bản Giấy vụn, TP HCM
|
124.
|
Thái Văn Cầu, chuyên gia về không gian, Hoa Kỳ
|
125.
|
Nguyễn Trọng Bình, nguyên Hiệu trưởng Đại học tại chức Hải
Phòng, TP HCM
|
126.
|
Nguyễn Nguyên Bình, Hội viên Hội Nhà văn Hà Nội, Hà Nội
|
127.
|
Huỳnh Kim Báu, nguyên Tổng thư ký Hội Trí thức Yêu nước
TP HCM, TP HCM
|
128.
|
Đặng Thị Nguyệt Ánh, TS, Hà Nội
|
129.
|
Bùi Tiến An, cựu tù chính trị chuồng cọp Côn Đảo, nguyên
cán bộ Ban Dân vận Thành ủy TP HCM, TP HCM
|
130.
|
Nguyễn Quang A, nguyên Viện trưởng Viện IDS, Hà Nội
|
Bổ sung: Danh sách ký tên Đợt 2 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). 130 chữ ký. – Danh sách ký tên Đợt 3 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9. - Danh sách ký tên Đợt 4 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). - Danh sách ký tên Đợt 5 – hưởng ứng Tuyên bố 23/9 (DĐXHDS). Tổng cộng các đợt 1- 5: 623 chữ ký.
Hoặc xem đầy đủ danh sách 623 chữ ký tại đây:
http://xuandienhannom.blogspot.com/2013/09/danh-sach-huong-ung-tuyen-bo-ve-thuc.html
Hoan nghênh GS Ngô Bảo Châu đã lên tiếng cùng với các nhà trí thức khác về Tuyên bố thực thi quyền dân sự và chính trị.Đề nghị Hội đồng phong tặng Giải thưởng NôBen Thế giới xét tặng cho ông một giải Hòa Bình nữa.Bởi chiến đấu để phá vỡ được thành trì bảo thủ và thủ đoạn của nhà cầm quyền VN là một việc hết sức gian nan và đòi hỏi có sự hy sinh lớn mới thành công được.
Trả lờiXóaTÔI LÀ MỘT LUẬT SƯ, MỘT DOANH NHÂN, TÔI ỦNG HỘ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG NÀY, MONG CHO ĐẤT NƯỚC SỚM CÓ NỀN DÂN CHỦ VÌ NHÂN DÂN VÀ DÂN TỘC, ĐỂ CÙNG SÁNH VAI CÁC CƯỜNG QUỐC NĂM CHÂU NHƯ LỜI NGUYỆN CỦA BÁC HỒ !!!
XóaTôi nghĩ đây là ý kiến vô cùng quan trọng giúp đất nước thoát khỏi cơn bạo bệnh hiện nay. Phải mạnh dạn giải phẫu hoặc uống những liều thuốc mạnh thay cho việc xoa bóp hoặc dùng y học cổ truyền. Đừng sợ mổ xẻ, đừng sợ xạ trị! Tôi lo lắng không biết căn bệnh đã đến giai đoạn di căn chưa. Thực sự tôi không muốn thể chế này chấm dứt một cách quằn quại, đơn giản vì tôi cũng đang ở trong đó.
Trả lờiXóaNếu được xin cho tôi tham gia: Mai Trung Chính, nhạc sĩ, Sàigòn. Facebook Mai Trung Chinh. Cám ơn nhiều.
Trả lờiXóaBác Mai Trung Chính: Trong phần Ghi chú đã nói rõ:
Xóa"- Ý kiến hưởng ứng Tuyên bố này xin gửi về địa chỉ e-mail: diendanxahoidansu@gmail.com"
Tôi ủng hộ diễn đàn này. Con người cần phải có không gian tự do để được suy ngẫm, được biểu đạt, được sống với cuộc đời mình với những cảm xúc, tư tưởng và những giá trị được tìm kiếm. Chúng ta đã sống quá lâu=thời gian của một đời người, trong những qui định, những định hướng bắt buộc của những học thuyết đã cũ mèm, của những quyền lực và lợi ích bóng tối như là những cái Bóng vô hồn của nó. Đảng, nhà nước này thực sự vì dân, và cũng còn nhiều nhà lãnh đạo biết bức xúc, nổi giận trước cái hiện tồn, hãy ủng hộ, bảo vệ cho diễn đàn này
Trả lờiXóaHoàn toàn ủng hộ " BẢN TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VA CHÍNH TRỊ". Đã đến lúc đảng và nhà nước nên vì lợi ích cửa Tổ Quốc , vì tự do và hạnh phúc của nhân dân , hãy thực thi những gì mà đảng và nhà nước đã ghi rõ trong Hiến Pháp và trong các Công Ước Quốc Tế mà mình đã ký kết về quyền con người. Không thể cứ để tình trạng " Nói một đàng làm một nẽo " mãi mãi như từ trước đến nay.
Trả lờiXóaToi xin duoc ky ten ung ho nhung khong muon cong khai danh tinh co duoc khong?
Trả lờiXóaThưa, bản Tuyên bố quan trọng như thế này chắc chắn người ủng hộ phải công khai danh tính rồi bác quangtrung nhỉ.
XóaTheo tôi công khai danh tính mới đúng nghĩa của cuộc đấu tranh. Bạn còn chần chừ gì nữa?
XóaMột ý tưởng tuyệt vời của sự dấn thân can cường.
Trả lờiXóaMột bước đi vững chắc của trí tuệ sáng suốt và lòng yêu nước thương nòi.
BI, TRÍ, DŨNG hội tụ, tất sẽ thành nhân và thành công.
Tôi xin tham gia Tuyên bố thực thi quyền dân sự và chính trị
Trả lờiXóaNguyễn Anh Tuấn- nhà văn-đạo diễn điện ảnh, Hà Nội
Thật hạnh phúc khi Viết Nam có những người trí thức lo lắng cho đất nước. Xin chân thành cám ơn các vị.
Trả lờiXóaTôi: Nguyễn Minh An, giảng viên Đại Học Hà Nội hoàn toàn ủng hộ và xin tham gia bản TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ.
Trả lờiXóaTôi xin ủng hộ hoàn toàn bản tuyên bố này. Mong rằng Nhà nước lần này không 'giả điếc' nữa?
Trả lờiXóaHoan hô giáo sư Ngô Bảo Châu. Anh xứng danh là người con ưu tú của dân tộc VN!
Trả lờiXóaHãy nghĩ phương pháp nào đó, thông tin cho nhiều người biết diễn dàn này, khi có nhiều người biết cùng tham gia thì truyền thông của độc tài sẽ không bưng ít được, Những ai đã từng vào đọc xuandienhannom, hay bauxit thì xẽ không bao giờ bỏ, nhất là quan chức về hưu, CCB..., mọi người đền quan tâm tới thời cuộc.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ Diễn đàn Xã hội dân sự.
Tôi hoàn toàn ủng hộ TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ .
Trả lờiXóa(Đã ký)
CCB đánh TQ
Nguyên khí Quốc gia đang mênh mông to lớn lắm,thực tế đã được chứng minh ở Tuyên bố do nhóm các trí thức lớn khởi xướng.Mừng lắm thay,tin tưởng lắm thay đất nước rồi sẽ thay đổi khi rất nhiều người tiếp tục ủng hộ,noi theo.Không thể một thế lực hoặc nhóm lợi ích nào ngăn cản được dòng thác dân tộc khi dân trí được khai mở.Cảm ơn các Bác,các anh các chị MUÔN NĂM!!!!
Trả lờiXóaTôi xin ủng hộ hoàn toàn bản tuyên bố này.Cảm ơn mọi người ra tuyên bố.
Trả lờiXóaChỉ có những kẻ yêu Trung Quốc, gét nhân quyền, dân chủ thì chống lại diễn đàn này, bởi diễn đàn này như một hội nghị diện hồng của các nhà khoa học VN, những người yêu nước VN trong và ngoài nước tham gia, tranh luận góp ý cho đất nước VN ngày càng vững mạnh, phồn thịnh, dân chủ. Khi thể chế chính trị tôt đẹp, sẽ khơi dậy toàn bộ sức mạnh của dân tộc VN. Chỉ có TQ không bao giờ muốn VN cường thịnh, VN cường thịnh TQ se không thực hiện mộng bá quyền của nó. Những người lãnh đạo VN thông minh, vì dân tộc VN tốt đẹp, hãy tham gia vào diễn dàn này.
Trả lờiXóaChỉ còn nhờ cậy Các Bác, Các Chú, Các Anh Chị có tâm huyết với Tổ Quốc, với Đồng Bào.
Trả lờiXóaQuý Vị hãy hành động để cứu Đất Nước này.
Trong các văn kiện của Đảng CSVN nói Đảng không có quyền lợi nào khác ngoài quyền lợi của đất nước, ủa dân tộc. Điều này xuất phát từ động cơ trong sáng của các bậc tiền bối khi CM chưa thành công, và khi còn phải tiến hành chiến tranh giải phóng. Nó đúng ở thời điểm đó cả về hàn động. Nhưng bây giờ là đảng cầm quyền, lại được HP quy định là ll lãnh đạo duy nhất nên khẩu hiệu này không đúng nữa. Cứ nhìn từng đảng viên, từng lãnh đạo thì thấy rõ. Hầu hết họ vào đảng, "phấn đấu" để có địa vị, chức quyền, để mưu cầu lợi ích riêng chứ không phải vì dân vì nước.
Trả lờiXóaĐất nước muốn phát triển thì phải dân chủ. Không có dân chủ thì mọi lời nói chỉ là khẩu hiệu suông.Không học tập hết trường hợp Myanma, chỉ lấy tấm gương đó để vận dụng dân chủ vào VN, vì Myanma có hoàn cảnh lịch sử khác VN, không có hệ tư tưởng M-L ăn sâu trong hệ thống chính trị, đạo đức, lối sống như VN. Muốn thay đổi thì đòi hỏi các ĐV ĐCSVN phải biết rũ bỏ lợi ích cá nhân. Đảng phải tự mình tháo bỏ cái cũi tư tưởng đã nhốt Đảng trong hơn 80 năm qua; Đảng phải tự khai sáng. Không thay đổi thì sẽ đưa đất nước vào ngõ cụt, thậm trí nếu để sự bất công, áp bức đè lặng lên vai nông dân, công nhân, trí thức thì rất có thể sẽ đưa đất nước vào cảnh nòi da xáo thịt.
Quan chức thì tham nhũng tràn lan, tài sản quốc gia bị đục khoét, đạo đức cán bộ thì mục ruỗng. Điều lệ đảng tiếng là nghiêm nhưng hiện tại nó như cây cảnh thôi. Pháp luật thì nhiều, nhưng lệnh miệng vẫn là chủ yếu.
Đất nước đang nghèo, có cần thiết phải xây dựng nhiều đài tưởng niệm đến thế không? Có cần thiết xây nhiều công sở, trụ sở của đảng và chính quyền to cao, hoành tráng đến thế không?
Công chức đông nên đồng lương phải chia nhỏ ra cho đủ; tướng, tá quá nhiều ngân sách nào chịu nổi?
Người làm thì ít, người ăn thì nhiều. Nghèo là phải!
Được máy cái công trình do viện trợ ODA mà có thì ta cứ tung hô đó là công lao thành tích. Nợ thì phải trả, có ăn quỵt được đâu! Rồi thì lấy gì mà trả?
Chí lý.
XóaCác đảng viên ĐCSVN , các CB,CNV Nhà Nước lâu nay chỉ được học tập những chỉ đạo của Đảng và NN và còn bị cấm đọc những trang mạng có những thông tin, tranh luận , ý kiến trái chiều vớ những chỉ đạo của Đ và NN. Trong ND cũng không phải đa số có điều kiện và trình độ để hiểu và tham gia ý kiến về những vđ quan trọng của Đất Nước như HP, thể chế chính trị .. . Diễn Đàn Xã Hội Dân Sự thực sự là mới lạ . Cái tâm lý sợ sệt , e dè luôn đè nặng trong những cách nói năng của người dân nhất là về Dân Chủ, Nhân Quyền , đa đảng , tự do v.v...
Trả lờiXóaTuy nhiên không phải vì thế mà ngăn cản Diễn Dàn này hình thành và phát triển . Hy vọng rằng Diễn Đàn sẽ mau chóng đựợc sự hưởng ứng và tham gia của các tầng lớp người trong các lãnh vực của đời sống . Chắc rằng các bạn sinh viên , công nhân, thương gia và ngay cả những thành phần đa dạng trong xã hội, như những anh chị xe ôm, giới tài xế , tiểu thương những người nông dân mới nữa chứ không riêng gì giới trí thức sẽ tìm hiểu và tham gia Diễn Đàn . Diễn Đàn chắc sẽ là luồng gió mới thổi vào xã hội VN . Luồng gió mát chứ không phải luồng gió nóng . Luồng gió Dân Chủ .
Dân chủ - Dân chủ thực sự - Một thể chế Dân chủ thực sự sẽ cứu Việt nam ra khỏi những rối ren đen tối hiện nay . Thời thế đã thay đổi , đất nước đang chuyển mình , những nhân sĩ trí thức hàng đầu của đất nước đã tiên phong dẫn đường cho chúng ta đi và đi đến một xã hội dân chủ tốt đẹp hơn nhiều xã hội hôm nay mà chúng ta đang phải cam chịu sống chung như sống chung với lũ . Hoan hô những bậc trí thức hàng đầu của đất nước đã khởi xướng diễn đàn xã hội dân sự là một đột phá để hướng tới xây dựng một thể chế dân chủ , nhà nước pháp quyền thực sự do dân tạo ra , vì dân và của dân tộc Việt nam .
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaTôi nhiệt liệt ủng hộ và xin ký tên vào TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ . Trong danh sách 130 vị khởi xướng ,tôi nhận thấy còn vắng bóng các vị trí thức ở các trung tâm đại học ở Hà nội ,Thái nguyên ,Hải phòng ,Vinh ,Huế ,Đà nẵng Sài gòn Cân thơ ...Hy vọng trong danh sách chữ ký nối dài sẽ có tên nhiều vị ở những nơi đó .
Đề nghị tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện ra lời kêu gọi độc giả trên mạng, bà con trong và ngoài nước tham gia xây dựng quỹ Noben Việt nam để thưởng cho các nhà văn, nhà báo,các nhà khoa học, các nhà trí thức, các bạn học sinh, sinh viên…..trong tháng, trong quý, trong năm có những bài viết hay nhất về vấn đề phản biện xã hội ….như bài của giáo sư Hoàng Xuân Phú ,được độc giả bình chọn hay nhất nhằm động viên , khuyến khích, cổ vũ và qua đó phát hiện nhân tài cho đất nước vượt qua giai đoạn khó khăn này, chúng tôi sẵn sang ủng hộ quỹ một cách nhiệt tình ngay tức khắc nếu quỹ được hình thành.
Trả lờiXóaTôi xin ủng hộ.
XóaHoan hô GS-TS Ngô Bảo Châu, ông đã đứng trong hàng ngũ của nhân dân, trong hàng ngũ các nhân sĩ trí thức yêu nước, thương dân, GS là một trí thức đích thực , tôi kính nể và khâm phục GS.
Trả lờiXóaNhân đây tôi cũng xin nói thêm: Do kỳ vọng ở GS, do thiếu thông tin, do chưa hiểu GS nên có lần tôi đã phê phán GS, nay tôi xin thêm một lần xin lỗi GS-TS Ngô Bảo Châu.
Một chương mới trong lịch sử nước nhà. Lại cũng vẫn là ngày 23 tháng 9:
Trả lờiXóa"Mùa thu rồi ngày hăm ba
Ta đi theo tiếng kêu sơn hà nguy biến.
Rền khắp trời lời hoan hô
Dân phương Nam nhịp chân tiến lên trận tiền."
Sao lại có sự trùng hợp thế này nhỉ? Có phải là quy luật khách quan, tất yếu của lịch sử?
Hoan hô các bậc hiền tài! Hoan hô các chí sĩ! Dân tộc Việt Nam nhất định sẽ phải sánh vai với các nước! Tự do và Dân chủ nhất định sẽ trở thành hiện thực trên Đất Nước mến yêu của chúng ta!
Thiết nghĩ diễn đàn xã hội dân sự là 1 trong những quyền công dân được hiến pháp qiuy định và hầu như tất cả các nước dân chủ tự do đều được chính phủ họ tôn trọng...
Trả lờiXóa"Vì vậy, Diễn đàn xã hội dân sự yêu cầu Quốc hội dừng việc thông qua bản Hiến pháp sửa đổi trong đó thể chế chính trị hiện hành vẫn được duy trì về cơ bản, kéo dài thời gian thảo luận về Hiến pháp và thật lòng tổ chức nghiên cứu, tranh luận một cách thẳng thắn, nghiêm túc và công khai về những điều cơ bản của thể chế chính trị đang còn ý kiến khác nhau."
Trả lờiXóaĐây là một ý kiến cần thiết, nghiêm túc, đầy tinh thần trách nhiệm, có tâm và có tầm của các nhân sĩ trí thức yêu nước, thương dân. Vì vậy tôi cũng kính đề nghị các đại biểu quốc hội hãy hành động đúng trách nhiệm của một công dân chân chính.
Thời điểm mà quốc hội thông qua bản hiếp pháp phản dân hại nước, cứ ngày một đến gần, tôi nóng lòng chờ đợi các nhân sĩ trí thức hãy ra một tuyên bố chống lại cái nguy cơ khủng khiếp đó. Vì vậy tôi thật mừng khi các nhân sĩ trí thức đã ra TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ, xin hoan nghênh các quý vị, xin khâm phục các quý vị, xin ủng hộ các quý vị và tôi cũng có một hành động thiết thực để thể hiện ủng hộ của mình. Tôi cũng kính mong tất cả những công dân Việt Nam có lương tri ở trong và ngoài nước hãy có một hành động thiết thực dù nhỏ để góp phần cứu nguy cho Tổ Quốc, cho nhân dân và cho chính mình.
Trả lờiXóaHoan hô "TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ" của các nhân sĩ trí thức. Các quý vị là những anh hùng dân tộc. Tôi là những người dân thấp cổ bé họng, không làm được gì giúp ích cho dân cho nước, xin tỏ tấm lòng cảm ơn các quý vị.
Trả lờiXóaĐiểm qua những xã hội có dân chủ ( như các nước Bắc âu chẳng hạn) thì dân mới giàu, quốc gia mới thịnh và có uy tín. Khi Việt nam ta dân giàu thì đương nhiên có lợi cho toàn cục- trong đó có các đảng viên CS- chả hơn bây giờ dân thì kiệt quệ, lầm than, chỉ có thành phần cán bộ, công chức có chức, có quyền phải bất chấp thủ đoạn, vứt bỏ liêm sỉ ( như ô Dương Trung Quốc trước QH nói nhẹ đi là "Văn hóa") để vơ vét làm giàu- sao phải khổ vậy?! Hãy tạo một môi trường làm giàu chân chính.Hỡi các nhà lãnh đạo sáng suốt của đất nước VN, đất nước" lúc mạnh yếu tùy lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có", mong các vị tham gia và là nhân tố tích cực của diễn đàn này- Hợp lòng dân thì vững bền, và phát huy được sức dân , thưa các lãnh đạo " vì dân".
Trả lờiXóaHoan hô GS Ngô bảo Châu, Anh đã tỏ rỏ lập trường ủng hộ diễn đàn và hy vọng trong tương lai sẽ được đọc các bài phát biểu thẳng thắn mạnh mẽ trên diễn đàn này.Chúng ta đại đa số người dân không thể im lặng mãi trước 1 xã hội đã ngày càng lún sâu vào bế tắc k có lối thoát. Chúng ta được nhân dân đùm bọc nuôi sống cưu mang và được học tập đào tạo không thể là 1 bầy cừu ông chủ dắt đi lề nào phải chạy theo lề ấy như anh đã từng tuyên bố làm chúng tôi tấm tắc cảm phục với hình ảnh đầy thuyết phục ấy.
Trả lờiXóaXin bày tỏ lòng cảm phục các nhân sĩ, trí thức hàng đầu VN đã đi tiên phong trên con đường dân chủ đư a đất nước đau khổ này thoát cảnh toàn trị, để không còn những tên bồi bút mạt hạng như thằng Đông La.
Trả lờiXóaỦNG HỘ! ỦNG HỘ! ỦNG HỘ!
Trả lờiXóaCHÚC MỌI NGƯỜI CHÂN CỨNG ĐÁ MỀM.
Hai cuộc chiến tranh đã làm cho VN gần như trở về thời kì đồ đá . Lại cộng thêm thời kì bao cấp làm cho thời kì đồ đá kéo dài . Nay VN đã thực sự ra khỏi thời kì đồ đá bước vào thời kinh tế thị trường . Đã có lúc tưởng chừng cái đuôi XHCN rời khỏi KT thị trường , nay thì lại gắn nó vào . cái đuối đó chính là cái đuôi toàn trị, cố bám víu để duy trì cái bổng lộc mà chỉ giai cấp cầm quyền được hưởng , còn ND thì không . Cái đuôi đó làm cho chênh lệch giàu nghèo ở VN ngày càng lớn. CB càng giàu mà nhân dân lại nghèo đi . Con cái CB đi học nước ngoài ngày càng nhiều, còn con cái ND nhất là vùng nông thôn , vùng cao càng bị thiệt thòi lạc hậu .
Trả lờiXóaVậy thì không có lí gì để cho XH dân sự là đại đa số nhân dân cứ bị chìm đắm mãi trong lạc hậu không thoát lên được . Không lí gì mà cứ duy trì cách cai trị toàn trị, giành hết mọi quyền lực chỉ cho một mình ĐCS, còn toàn dân đứng ngoài ? DDXH Dân Sự càng mau lớn mạnh , chế độ toàn trị càng mau bị đẩy lùi để cho ND giành lại quyền Dân Chủ thật sự của mình !
Chống tham nhũng tại sao không kết quả ?
Trả lờiXóaTự tay đánh vào mình chuyện đó chẳng có đâu
Đánh cờ tướng vui vì có hai phe chiến đấu
Quyết liệt hay hơn trò tự sướng tự cười .
Cảm ơn GS Ngô Bảo Châu! Bổ đề của ông giúp cho nền Toán học thế giới phát triển thêm một bước tiến lớn.Dù đắc dụng cho Thế giới tôi vẫn tin rằng nó sẽ chắc chắn không giải được bài toán Kinh tế,Chính trị,xã hội của đất nước ta.Nhưng tiếng nói của GS lần này trên diễn đàn này sẽ có một tiếng vang lớn rất có ích cho Dân cho Nước.Rất cảm ơn GS,nhân dân mong đợi hơn nữa những đóng góp của GS
Trả lờiXóaCảm động vui mừng trước hành động các nhân sĩ trí thức những chiến sĩ tiên phong đã vì dân tộc giống nòi, không sợ độc tài toàn trị , cảm ơn chúc mọi người sức khỏe, chân cứng đá mềm.
Trả lờiXóaDN
hoan ho ngo bao chau
Trả lờiXóa
Trả lờiXóaXin bày tỏ lòng cảm phục các nhân sĩ, trí thức .Hoan hô giáo sư Ngô Bảo Châu. Hoan hô các bậc hiền tài. Hoan hô các chí sĩ
Hoan hô các nhân sĩ trí thức, đặc biệt là GS-TS Ngô Bảo Châu, các quý vị là những anh hùng dân tộc. Lớp trẻ sinh viên chúng tôi xin sẽ noi theo.
Trả lờiXóaTôi cũng như mọi người dân Việt Nam hoàn toàn đồng tình cũng như mong muốn được sống trong thời đại văn minh,dân chủ thực sự,được đi làm,được nói,được sống là chính mình,chứ không phải nghe theo tuyên truyền ra rả của báo chí quốc doanh kiểm duyệt,nhưng sự thật thì luôn ngược lại
Trả lờiXóaTôi xin ủng hộ cả hai tay!
Trả lờiXóaCác vị Trí thức thật xứng danh con lạc cháu hồng
Trả lờiXóaXin trân trọng tỏ lòng biết ơn các nhân sĩ và trí thức chân chính đã luôn luôn đi đầu trong cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất vì quyền tự do-dân chủ; vì sự công bằng và tiến bộ xã hội... vì tương lai của Đất nước và Dân tộc Việt Nam ! Xin ủng hộ các nhân sĩ và tri thức chân chính đã TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ ! Kính chúc các quý vị mạnh khỏe và giành thắng lợi !
Trả lờiXóaTôi hoàn toàn tán thành tuyên bố này và tin rằng những Đảng viên chân chính thực sự phấn đấu vì sự nghiệp dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn minh sẽ cũng nghĩ như tôi. Thực sự cám ơn các nhân sỹ trí thức đã khởi xướng phong trào này. Cám ơn giáo sư Ngô Bảo Châu, niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ
Trả lờiXóaTễu ơi ! Còn có một trang nữa là org.com cũng mang tên Diễn đàn XHDS và CT yêu cầu đích danh người đăng ký và địa chỉ cụ thể tham gia.Tễu cho kiểm tra và thông báo cho mọi người rõ thực hư nhé
Trả lờiXóaNhiệt liệt hoan nghênh và ủng hộ " Tuyên bố về quyền Dân sự và chính Trị " và sự ra đời của " Diễn đàn XHDS " của các vị nhân sỹ và trí thức đã khởi xướng , đây chính là điều mà nhân dân đang mong chờ bấy lâu nay , là nơi để bày tỏ ý kiến của mình nhằm thúc đẩy xã hội tiến lên .
Trả lờiXóaXin chúc mừng các vị đã khởi xướng và chúc cho sự phát triển của diễn đàn .
Để gió cuốn đi
Tôi ủng hộ
Trả lờiXóaTôi Vũ Đình Quyền, Ủng hôi tuyệt đối
Trả lờiXóaHoàn toàn nhất trí và ủng hộ 'Diễn đàn xã hội dân sự" (DĐXHDS) của các vị nhân sỹ, trí thức yêu nước khởi xướng. Đây là mệnh lệnh của cuộc sống của gần 90 triệu nhân dân VN. Nhân dân VN đã đổ nhiều máu xương cùng ĐCSVN chống Pháp, Mỹ xâm lược thành công, thì nay phải được tự do, tự chủ, tiến bộ, văn minh và mưu cầu hạnh phúc cho mỗi người như Tuyên ngôn độc lập 2/9 /1945. Từ 1975 đến nay, ĐCSVN độc quyền lãnh đạo đã đưa đất nước VN ngày càng suy yếu, lòng dân bất an, mệnh nước bị T.Q đe dọa. " DĐXHDS" là phương thuốc "Hưng dân trí, chấn dân khí" , ĐCSVN và mỗi đảng viên CS tự kiểm điểm nghiêm khắc về tình trạng bi đát , bi kịch của nhân dân và đất nước hiện nay. Không chuyển đổi thể chế độc đảng sang đa đảng, xây dựng xã hội dân sự là ĐCSVN đang tự đào hố chôn mình và dìm cả dân tộc VN xuống đáy biển Đông
Trả lờiXóaNhiệt liệt hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ "TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ"!
Trả lờiXóaHoan nghênh sự ra đời của "DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ!!!
Thực sự mình rất đề cao 130 nhân sĩ trí thức về việc thành lập diễn đàn xã hội. Đây là tầm nhìn mới trong công tác xây dựng và phát triển đất nước. Việc 1 số kẻ đánh đồng việc thành lập 1 chính đảng mới là thế lực thù địch là sai lầm, bởi nếu tạo ra 1 đảng đối trọng giám sát Đảng Cộng Sản là 1 điều tốt đẹp. Nếu tư duy đa đảng là bạo lực, nội chiến thì cả thế giới này sẽ hỗn loạn hết rồi.
Trả lờiXóaTôi ủng hộ
Trả lờiXóaTôi ủng hộ diễn đàn xã hội dân sự, đây chính là nợi hội nghị diên hồng của các nhà khoa học, trí thực VN, của những người yêu tự do và công lý. Ngày xưa khi lúc gian nguy Vua kêu gọi hội nghị diện hồng hiến kế cứu nước, còn ngày nay khi khó khăn thì họ lại giải tán ngay hội đồng tư vấn bao gồm các nhà khoa học cao cấp hàng đầu VN, vậy họ cần cái gì ở các nhà khoa học?.
Trả lờiXóaĐề nghị ban biên tập, các nhà khoa học bằng uy tín của mình, hãy gửi lời kêu gọi đến ban giám hiệu, các thầy cô giáo các trường đại học tham gia vào diễn đàn này. Trong diễn đàn này chúng ta không xúc pham, không kêu gọi lật đổ đảng CS, hay chính quyền. Theo tôi được biết đến 80% các thầy cô giáo đại học không ưa gì chế độ độc đảng (sinh viên đánh giá như vậy). Đất nước gian khó, sự dối trá lên ngôi, tham nhũng tràn nan, giáo dục y tế, đạo đức xã hội.... xuống cấp trầm trọng, vậy các trí thức khác ngồi yên sao? khi mà nhiều người bình thường khác đã dấn thân chấp nhận cành tù đầy đòi tự do dân chủ. Ai cũng phải lo tính mạng, ai cũng lo bát cơm manh áo hàng ngày, song không vì thế mà chấp nhận “có mắt như mù, có tai như điêc, có mồm như câm”. Khi cac nhà khoa học, nhân sỹ trí thưc, đồng lòng thì không thế lực nào cản được, bởi đây là thế kỷ 21, thể kỷ của CNTT, không còn như trước đây có thể “đào tận gốc, trốc tận rễ” trong chính sách của những người ít học. Tôi mong rằng sự tham gia tích cực của các nhà khoa học, của nhân sỹ trí thức và của mọi người yêu chuộng tự do, nhân quyền nước VN ta sẽ sớm phát triển đi lên, bệnh hoạn xh sớm được khắc phục, Đảng CS không còn độc quyền ngu muội nữa.
Hoan hô liệt quí vị-những ANH HÙNG DÂN TỘC VIỆT NAM thời đai mới,toàn dân chúng tôi đứng sau lưng những anh hùng này.
Trả lờiXóaKính trọng các vị tinh hoa của dân tộc! Cầu mong các vị luôn khỏe mạnh, bằng an và hạnh phúc!
Trả lờiXóaXin hết lòng ủng hộ,hết lòng và hết lòng !
Trả lờiXóaHãy cùng nhau vai kề vai, sát cánh cùng xây dựng một Đất nước VN tươi đẹp.
Trả lờiXóaCảm ơn NHÂN SĨ, TRÍ THỨC VÀ NHÂN DÂN VIỆT NAM YÊU NƯỚC, DÁM DẤN THÂN, MIỆT MÀI NHEN NHÓM NHỮNG ĐỐM LỬA HỒNG, ... ĐỂ THẮM SÁNG ĐƯỜNG ĐI CHO DÂN TỘC NÀY VÀ HY VỌNG BÓNG TỐI SẼ TAN DẦN, HỪNG ĐÔNG SẼ SOI SÁNG ĐẤT NƯỚC NÀY.
LÀM:
Trả lờiXóaThậm chí, BS Thủy còn lên tiếng tố cáo gian lận trong việc mổ từ thiện khi bệnh viện mổ thay thủy tinh nhân tạo cho 25 bệnh nhân trại phong ở Quốc Oai, Hà Nội, với chi phí được tài trợ 1,3 triệu đồng mỗi ca mổ. Tuy nhiên các ca mổ này đã không được thực hiện theo đúng quy định như những ca mổ thay thủy tinh thể khác… và
Hoan nghênh sự ra đời của "DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN
“Vụ “nhân bản” kết quả xét nghiệm tại BV đa khoa Hoài Đức chỉ với vài chục triệu đồng chẳng thấm tháp gì so với vụ việc này” – Chị Thủy so sánh....VÀ:
NÓI ?Nhiệt liệt hoan nghênh và hoàn toàn ủng hộ "TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ"!
Hoan nghênh sự ra đời của "DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN !
Rất rất cám ơn các ông bà ,cám ơn các anh chị đã mở đường cho dân VN ta đòi lại cái quyền căn bản của con người là tự do và nhân quyền, mà từ lâu đã bị nhà cầm quyền đỏ tước đoạt.
Trả lờiXóaHàng tuần tổ chức một buổi họp/dã ngoại/biểu tình có một chủ đề cụ thể, những ai kí ủng hộ nên tham gia và có những đóng góp thiết thực, không ngồi bên máy tính nói ủng hộ suông nữa.
Trả lờiXóaVăn Hương
Kính chào các bạn,
Trả lờiXóaTheo tôi, hàng tuần vào ngày Chủ nhật, DĐXHDS cần tổ chức một buổi dã ngoại/biểu tình để trao đổi về một vấn đề cấp thiết. Mời tất cả những ai đăng kí ủng hộ tham gia và có những đóng góp cụ thể. Không chỉ ngồi bên máy tính nói suông nữa. Tôi là thành viên mới nhất sẽ tham gia các buổi dã ngoại này.
Thân ái,
Chúng tôi hoan nghênh và ủng hộ bản "TUYÊN BỐ VỀ THỰC THI QUYỀN DÂN SỰ VÀ CHÍNH TRỊ".
Trả lờiXóađến nay chưa ai vượt được Lưu Quang Vũ (tói nay VTV1 trực tiếp vở "trái tim trong trắng "của ông mong có nhiều người nhân sĩ như Ông
Trả lờiXóaSao cho đến nay các nhân sĩ trí thức yêu nước chưa thành lập Blog DIỄN ĐÀN XÃ HỘI DÂN SỰ ?
Trả lờiXóa