Chủ Nhật, 29 tháng 1, 2017

Thư giãn cuối tuần: NĂM GÀ LẠI CHỢT NHỚ CỤ VŨ KHIÊU


Dân và Quan Việt Nam mình rất háo danh, chuộng những sự phù hoa lắm lắm. Các tỉnh đua nhau đề nghị Chính phủ cho lập hồ sơ U Nét Cô. Nào là đàn ca sáo nhị, nào là thành quách lâu đài, nào là vịnh lớn biển sâu, nào là mộc bản  thạch bi, đến cả tâm linh tín ngưỡng tổ tiên cũng đem ra đua chen đưa đi thi thố. 


Khác với tổ tiên ta, bây giờ người ta thích cái gì cũng to và dài, cái gì cũng thích đưa vào kỷ lục Ghi -nét. Nào chùa Bái Đính với 7 kỹ lục. Nào bánh chưng, bát miến, chai rượu cúng Tổ. Đua nhau! Mà bên đám Phật giáo cũng thế, rất chuộng hư danh, đua nhau thích lớn thích dài thích to thích hoành. 

Mấy năm trước đã rộn rịp chuyện chọn Quốc hoa và Quốc phục. Quốc phục thì chọn áo dài khăn đóng. Có cái sẵn có là Quốc Khố sao không chọn làm Quốc phục nhỉ? Sao không đưa cái Yếm (cái cooc-xê c) hay cái Khố (cái sịp c) đi ứng cử di sản thế giới? 
Vụ chọn Quốc hoa, thì có cụ Vũ Khiêu, là một nhà tuyên huấn lão thành tuổi ngoài chín chục cũng quan tâm rất hăm hở. Không hiểu cụ có duyên có nợ gì với hoa Mào Gà mà cụ lại toan đề cử HOA MÀO GÀ làm Quốc hoa. Mặc dù cụ là bậc già cả trong giới bút mực, cánh phóng viên vẫn căn văn cụ xem tại sao cụ chọn hoa đó làm Quốc hoa. Thì đây, ý cụ thế này:
Hoa mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?

Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới.

Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn. (Nguồn: Khampha.vn).

Cháu là Tễu, xin phản biện cụ tý, cụ nhé:

1-  Cụ bảo: "Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân". Cụ nói thế nào chứ, quê cháu và nhiều nơi cháu đi qua, chẳng mấy khi gặp hoa mào gà.

2-  Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Câu này cháu cũng chưa nghe thấy bao giờ!

Cháu chỉ thường nghe câu này:
Kiếp sau xin chớ làm người
Làm con gà trống sống đời tự do
Sáng ra thì gáy o...o...
Suốt ngày đạp mái khỏi lo trả tiền
Đến chết cũng  sướng như tiên
Thiên hạ cung kính đặt lên bàn thờ

3- Cụ bảo: "Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới". Cụ đúng là nhà tuyên huấn đại tài, và được phong đến giáo sư và 2 lần Anh hùng lao động thời đổi mới quả không sai!

Có độc giả mách cháu: Ngạn ngữ thế giới có câu: "Con gà tưởng trời sáng là do tiếng gáy của mình" để chỉ những người dốt mà tự phụ. 

4- Cụ bảo: "Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn". Câu này thì cháu phản biện đến cùng. 

Vì hồi cháu mới về cơ quan, đang tuổi trai tơ các bác các chú có nói với cháu chuyện này, như thế này cơ: Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng....hành sự luôn, chạy đằng trời.

Nói thật, cháu không quan tâm đến ba cái chuyện vớ vẩn do bọn Văn Thể Du đưa ra đâu! Nhưng cụ mà đề cử Hoa Mào gà làm Quốc hoa là cháu phản đối lắm. Dân ta phải biết sử ta. Cái gì không biết thì ra Gu Gờ. Cháu vô cũng hãi hùng khi "sớt" chữ "mào gà", vì nó ra thế này "Mào Gà". Eo ôi! Khiếp quá cụ ạ! hi hi...iiii

Cụ với hoa mào gà có duyên tiền định thế nào với nhau, thì cháu không biết! Nhưng mà giả sử có thì cũng xin cụ đừng vì thế mà thiên ái hoa mào gà mà làm khổ chúng cháu, sau này nó là Quốc hoa thật, đi đâu cũng gặp phải "mào gà", "mào gà" ....thì khổ lắm, cụ ạ!

Cụ già rồi, chuyện hoa lá, cụ cứ để anh em bọn cháu bàn, cụ nhé!

Cháu Tễu 

54 nhận xét :

  1. Biết đâu bác Khiêu thâm thúy khi đề cử hoa mào gà? eo ơi bệnh sùi mào gà thì thật là tởm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Miền Nam gọi là mồng gà , mồng có mấy cái mồng sau đây:
      1 mồng gà ( mồng lá, mồng dâu, mồng trích, mồng lổ,mồng chà,mồng chóc,mồng trập,mồng cắt,mồng vua..............)
      2 mồng tươi( rau )
      3 mồng đốc.............hi hi mình thích mồng này ! Hay là chọn mồng này làm quốc........đốc?

      Xóa
    2. Lói gì thì lói, chứ gà mái mà không có gà trống thì buồn lắm đó nghen? Gà trống anh hùng vì nó vất vả suốt ngày phải đạp mái! Hỏi có anh nào làm được như nó không?
      Vậy nên Xư nay Gà Trống rất anh hùng/ chưa sáng gọi trời đạp rất hung!
      hy!

      Xóa
  2. Tôi đề xuất nên chọ hoa Quỳ làm Quốc hoa!Quốc hoa _Quỳ Hoa !!!

    Trả lờiXóa
  3. Nước vỏ lựu, máu mào gà! Hay mình suy tôn luôn quả lựu (đạn) thành "quốc..trái" cho nó có đôi có cặp? Cụ Vũ cũng thâm dữ ha!

    Trả lờiXóa
  4. Đố Tễu này
    Sáng dậy thì gáy o o
    Ngày đi chơi gái không lo trả tiền ?
    Là con gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tv xin sửa :NẰM XUỐNG THÌ GÁY Ó O chứ không phải sáng dậy

      Xóa
  5. Hôm nay nhờ Tễu mà được biết thêm hình ảnh trên google, chứ như trước đây tụi tôi nghe nói mào gà là nghĩ đến bệnh"mào gà" đã thấy kinh khủng rồi. Vì vậy tôi giật mình khi cụ anh hùng lao động thời kỳ đổi mới Vũ Khiêu chọn hoa mào gà là Quốc Hoa.
    Tiếng gáy sáng của con gà trống theo cụ Khiêu như vậy. Song ngạn ngữ thế giới có câu: "Con gà tưởng trời sáng là do tiếng gáy của mình" để chỉ những người dốt mà tự phụ.
    Sau năm 1975 có một tờ báo nước ngoài viết rằng ông Thủ Tướng Singapo nhắc lại câu ngạn ngữ này để chỉ chiến thắng của VN

    Trả lờiXóa
  6. Đừng tưởng ta già Tễu trêu ta, Cái ngầm là cái ý xâu xa, Chú em không có mào thử hỏi !!!

    Trả lờiXóa
  7. Ba Cầu Muối, Saigonlúc 01:30 17 tháng 3, 2013

    Cụ Vũ đã thâm mà cháu Tễu còn đen hơn . Hậu sanh khả ố thật . Rất xứng đáng với tiền bối .

    Trả lờiXóa
  8. Lâu nay, khắp nơi từ trung ương đến xã phường, người ta đua nhau tổ chức các cuộc thi hoa hậu.Chi phí cho việc này kể cũng tốn kém, nhưng chắc nhà tổ chức thu về cũng bộn tiền vì gãi đúng chỗ ngứa MÀO GÀ của công chúng và cái chính là đã giúp cho QUỐC DÂN dzui dzẻ không biết đâu mà kể. Bởi dzậy, theo tui, loài hoa xứng đáng được chọn làm QUỐC HOA chính là HOA HẬU... MÔN. He he...!!!

    Trả lờiXóa
  9. Chẳng cái gì đẹp bằng cái hoa người, làm bao người say đắm ngẩn ngơ, phải tốn bao bút mực không thể tả xiết, làm bao người tan nát trái tim, kể cả quan tước cho đến thường dân. Theo tôi nên đề xuất cái hoa người làm quốc hoa, nó hợp với bối cảnh xã hội lúc này.
    Xã hội ngày nay kể cả hoa hậu, người mẫu chân dài sẵn sàng trở thành gái gọi cao cấp nghìn đô...

    Trả lờiXóa
  10. Hic, tôi biết quá ít về cụ Vũ Khiêu nên chịu, chẳng hiểu vụ mào gà này có phải là cụ... thâm hay không. Nhưng gì thì gì, tất cả sự nhốn nháo về các vụ việc phù hoa này có cái gì đó rất khôi hài, thứ khôi hài bi đát, cười để khỏi phải khóc! Nói như bác Phan Cẩm Thượng, sự háo danh hời hợt và trẻ con này cũng là dấu chỉ của mối bất an và sự mất hướng sâu xa trong lòng xã hội VN hôm nay đó thôi!

    Trả lờiXóa
  11. Gà trống rất khôn và cũng rất kiêu. Mỗi khi trông thấy mấy ả gà mái đằng xa. Hắn lười đến nỗi không thèm chạy lại, mà cứ đứng nguyên một chỗ, cúi xuống mổ một hòn sỏi, kêu toáng lên: "Thóc thật! Thóc thật!". Đám gà mái nhẹ dạ, chạy lại, thế là chàng....hành sự luôn, chạy đằng trời.
    -------------------------------------------------
    TẾU (không phải Tễu) em cũng thấy đúng vậy.

    Trả lờiXóa
  12. Đọc xong thấy HOA Mắt ... bộ mấy ông rảnh hơi không còn chuyện làm thiết thực hay sao vậy .Nếu khộng có quốc hoa thì đã sao ? Hèn gì đất nước khộng khá lên được là do mấy chuyên gia vẽ này đấy ..

    Trả lờiXóa
  13. Cụ Khiêu cứ hay đùa dai.
    Cụ bảo
    con gà trống đầu đàn "có kiếm ăn được đều gọi cả gà con gà mái đến ăn"
    là cụ sai lắm đấy cụ ạ.
    Gà con thì quên đi nhé,
    nhất là mấy chú trống choai "càng không được dự bàn"
    nếu không muốn ăn cặp "song phi cựa hợp bích".
    (Cái giống này nó tham quyền cố vị lắm cụ ạ,
    không tự giác về hưu đâu)
    Chỉ có gà mái tơ,
    hoặc nạ dòng cũng được,
    nhưng phải là mấy mụ không bận chăm con.
    Mà đến nơi có khi lại bị ăn quả lừa.
    Tưởng "thóc thật, thóc thật" hóa ra chỉ có mẩu mảnh sành.
    Thật là phường đểu càng, đến đi mua dâm mà còn dùng tiền giả.
    Hành đểu xong lại còn trâng tráo với dư luận: "Tao lừừừaa cho".
    (Tiện đây cũng gợi ý cho ông Nghị Phách ngẫm lại xem mại mãi dâm có trước hay đạo chích có trước).
    Lại còn về ngoại hình gà trống,
    bộ cánh thì sang trọng với bộ lông mượt và cái mào đỏ chót,
    Dáng đi thì hùng dũng với cặp cựa nhọn hoắt.
    Vậy mà có đánh được ai đâu.
    Chỉ giỏi đá mổ mấy con trống khác cùng loài,
    để tranh ăn
    và tranh đạp.
    Chứ làm gì có tình đồng bào với đồng loại.
    Cái giống huênh hoang đểu giả ấy,
    đến phong làm "Quốc Chim" còn không được
    mà cụ lại xui chọn làm "Quốc Hoa".
    Chả khác nào "Xui trẻ ăn cứt gà".
    Có chọn thì chọn làm "Quốc Họa" cụ ạ.

    Trả lờiXóa
  14. Ô, nghe bảo là Chính phủ đã chọn hoa"Xấu hổ " làm Quốc hoarồi mà Tễu. Hay là mình nghe nhầm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chọn hoa cứt lợn liệu có được không các bạn?

      Xóa
    2. Trước hết Mõ hỏi đây có phải là diễn đàn công khai cho mọi người được nói à đóng góp ý kiến thoải mái theo tinh thần dân chủ k nhể? Nếu đúng vậy cho Mõ đây có vài ý kiến được không? hở các lão bá, lão chánh, lão..
      Em không đồng tình lấy hoa xấu hổ làm quốc hoa. Chọn quốc hoa còn là thể hiện bộ mặt quốc gia và phải để cho nguyên thủ quốc gia khi đi quốc tế phải hãnh diện và có sự tương xứng chứ. Hoa xấu hổ còn có một cái tên nữa đó là hoa 'trinh nữ'. Nếu lấy quốc hoa là trinh nữ thì đi ra thế giới các lãnh đạo cao cấp thế giới cứ sán đến tán tỉnh lãnh đạo mình thì chết. Trinh nữ cái gì cơ chứ. Mà hoa cứt lợn thì em cũng thấy nói là có một tên gì nữa cũng k có hợp lắm. Hay ý kiến của em là chọn hoa 'lõ chó' được không? Loài hoa này có hình trụ tròn thóp ở phía đầu, có màu đỏ trai tân, nó thường mọc ở những chỗ như là bụi tre, chịu khí hậu nóng ẩm. Khi hoa nở nó giống như cái ấy của con chó đang... Khi hoa tàn về già nó vẫn hiên ngang như thế, chỉ có màu sắc là thay đổi. Như vậy thể hiện sức sống mãnh liệt và khả năng vô bờ bến. Ồ cũng không được hay là lấy quốc hoa là hoa Thài lài. Biểu tượng cho sự phồn thịnh à phồn thực của VN. Dân gian thường có câu 'thài lài gặp bãi cứt trâu' để nói về sức sống mãnh liệt, dai sức của nó...Và còn biểu tượng cho sự hoà hợp giữa X và Y giữa âm và dương, giữa trời và đất. Có nên chăng?
      Ôi trời ơi Mõ mới nói tí mà mệt quá.
      (Em Mõ Làng Chờ)

      Xóa
  15. Rất hoan hô bài viết này của bác Tễu.
    "Mua danh ba vạn bán danh ba đồng" cũng là của Tổ tiên để lại

    Trả lờiXóa
  16. Đoàn Đình Duyệtlúc 11:43 17 tháng 3, 2013

    Cụ Vũ Khiêu, ông quan tuyên huấn, ăn hết lộc thiên hạ, khi vừa là giáo sư và những... 2 lần anh hùng. Ba cái trò vớ vẩn cụ lo làm gì, cụ có tấm lòng với dân với nước thì cụ lo về tình hình dân chủ hóa đất nước, lãnh thổ lãnh hải bị mất ấy. So sánh khập khiễng, nhưng thấy cụ Vũ Khiêu và cụ Nguyễn Trọng Vĩnh ngang tuổi nhau, mà 2 cụ quan tâm đến những vấn đề khác nhau. Cháu quá cụ- tướng Nguyễn Trọng Vĩnh hơn.

    Trả lờiXóa
  17. Phản đối chú Tễu, ủng hộ cụ Vũ Khiêu, cái gì nó cũng có căn nguyên của nó, là nhà nghiên cứu chú Tễu quên mất câu tục ngữ Việt Nam: "Khôn đâu đến trẻ, khỏe đâu đến già".
    Việc cụ Vũ Khiêu chọn hoa Mào Gà làm Quốc hoa là có lý của Cụ, chú Tễu không hiểu được đâu. Mọi người cố sống đến 90 tuổi sẽ hiểu được ý nghĩa và sự gần gũi của hoa Mào Gà, tôi tin là đến tuổi Cụ AI CŨNG CHỌN HOA MÀO GÀ

    Trả lờiXóa
  18. Tôi đề nghị lấy hoa xấu hổ làm quốc hoa. Đây là thứ hoa bất tử ở VN. Nó mọc nhiều nơi, có sức sống mạnh. Một nơi hoang dã bị cháy trụi, ba ngày sau là nó mọc lên rồi. Hoa rất đẹp . Nó có ngàn tia như mũi gươm của dũng sĩ. Còn hoa màu gà làm ta tưởng đến câu Kiều: Nước vỏ lựu, máu màu gà/Mượn màu chiêu tập gọi là còn nguyên. Nó là phương tiện làm mới của gái làng chơi!!!Hi Hi

    Trả lờiXóa
  19. Giáo sư - Hai lần Anh hùng thời mới,
    mà có 4 chữ trên cái quả ấn đểu ở Hưng Hà - Thái Bình
    là THƯỢNG NGUYÊN CHU THỊ (họ Chu ở huyện Thượng Nguyên)
    mà cũng đọc thành QUỐC VƯƠNG THIÊN NHÂN
    thì cũng táo thật! táo thật!
    Được phong là Anh hùng - Hai lần Anh hùng,
    cũng đáng quá đi.

    Trả lờiXóa
  20. Ngồi quán nước trà bình luận thì chọn Hoa Xấu hổ, còn về thưởng thức tận cùng cái Đẹp phải chọn hoa Mào Gà. Các vị thử nghĩ xem, hằng năm các Quốc gia đều tổ chức thi Hoa hậu, nếu hoa Mào Gà được làm quốc hoa thì trên tay các Người đẹp đều ôm bó hoa có màu đỏ như Máu tên gọi Mào gà, nếu anh nào mà được các Người đẹp tặng cho một ít Mào Gà thì .....sướng.....thôi rồi....

    Trả lờiXóa
  21. Ông này là bạn thân của Đỗ Mười,trước cm tháng 8 làm giáo viên cấp 1.

    Trả lờiXóa
  22. Mình không đọc các bài viết của cụ Vũ Khiêu, nhân vụ quốc hoa hoè mình mới search trên “gúc gồ” (học cách nói của bí thơ thành ủy Hải Phòng) đọc được vài bài. Nghe tên cụ đã lâu, nay đọc văn cụ viết thì ngộ ra cụ là giáo sư tuyên huấn thật.
    Cám ơn Lâm Khang!

    Trả lờiXóa
  23. Quốc hoa: Hoa xấu hổ
    Quốc nhục : Thịt chó
    Quốc nạn : Tham nhũng
    Quốc thù : Nước Lạ

    Trả lờiXóa
  24. nguoi khong khoanh taylúc 20:31 17 tháng 3, 2013

    Cảm ơn Cụ Khiêu đã cho chúng cháu thư giãn trong lúc thế sự đa mang. Cảm ơn bác Tễu, em không muốn đồng tình với bác, nhưng chịu không có lý lẽ khả thi để phản đối được bác.

    Trả lờiXóa
  25. Nhân nói chuyện Gà .Có chuyện .
    Ơ một nhà kia có một đàn gà và có một con Gà trống già. Chủ thấy Gà trống đã già nên có ý định thay bằng cách mua một con gà trống tơ về để thay thế ,Hôm mua ga trống tơ về ,2 con gà trống trao đổi với nhau
    - Bác già rồi, mà tôi cũng trưởng thành , vậy bác phải chia số đông gà mái cho tôi hành sự ,tôi sẽ nhường cho bác mấy chị mãn trứng không còn nhiệm vụ đẻ nữa .

    con gà trống già đáp lại.
    - Ta cũng nhận thấy thế , nhưng một nước không thể có 2 vua, một cơ quan không thể có 2 thủ trưởng . ta đề xuất thế này ,Sáng mai ta và chú chay thi từ đầu sân xuống cuối sân xem ai chạy nhanh hơn thì gà đó sẽ sở hữu toàn bộ đàn gà mái .
    Gà tơ nghe vậy đồng ý luôn và nói .
    Tôi trẻ không cậy sức mà bắt nạt già ,tôi cứ nhường bác chạy trước 3 viên gạch lát sân.
    Gà già nhất trí ngay ,và nói thêm.
    Chẳng gì chúng ta là những con gà được học hành có văn hóa , nếu không thống nhất được thì chỉ tranh luận không được dùng vũ lực. và nếu sáng mai chưa ngã ngũ thì sáng ngày kia thi tiếp , trong lúc chưa ngã ngũ chú không được sâm phạm gà mái trong đàn .
    Gà tơ nghe vậy nhất trí liền .
    Nói về người chủ đàn gà thấy lạ , mấy buổi sáng dậy cứ thấy con gà tơ không đuổi gà mái mà cứ nhằm đuổi con gà trống già , sau đó còn gào lên với nó cả ngày mà không tơ hào gì đến lũ gà mái .
    Sau 3 buổi người chủ lôi gà tơ ra thịt mà thở dài , thật là đen đủi , mấy lần mua gà mình toàn vớ phải gà đồng tính , chắc tại giống tàu đây.?

    Trả lờiXóa
  26. Hì hì, cụ Vũ Khiêu quả là vui tính. Vui quá đi mất. Trong tình cảnh đất nước chẳng khác gì đang trong tình trạng nước sôi lửa bỏng như thế này, cụ pha trò đến là hóm. Như vậy có khi lại thấy hóa hay, vì nó làm dịu đi thần kinh của mọi người như đang muốn vỡ tung ra với những chiêu trò múa may với dân. Quả thật, lại phải nhắc lại một "nguyên lý" của xã hội XHCN dưới sự lãnh đạo "tài tình" của Đảng CSVN đã tạo dựng lên bấy lâu nay: bất kỳ một "khoa học gia" nào được vinh danh trên các phương tiện thông tin đại chúng của "ta", được các nhà lãnh đạo của "ta" đến thăm hay tặng quà những ngày lễ tết,..., đều là những nhà "hoa học" tầm cỡ như ... Vũ Khiêu đây, hay Nguyễn Lân,... cả. Chỉ tầm đó mới được Đảng và nhà nước quan tâm và tôn vinh mà thôi (phải nói luôn, một số trường hợp khác thì bị lợi dụng, và đã bị lợi dụng ngược trở lại - như đang vừa xảy ra). Hì, hoa Mào gà! Vĩ đại thật. Quả không hổ danh là một nhà "hoa học" lớn.lkk

    Trả lờiXóa
  27. Tôi chả bất ngờ gì với cụ Vũ Khiêu cả. Là người chịu khó đọc cụ từ những bài văn tế in năm 1945 đến nay, tôi quả quyết rằng cụ không biết lấy vài trăm chữ Hán Nôm, còn văn bia câu đối của cụ thì dọn vườn cả năm không hết. Phải nói là đối với các thể văn này thì trường hợp cụ Vũ Khiêu chỉ có thể đúng với thành ngữ "Điêu bất túc, cẩu vĩ tục" (Nghĩa là: Lông điêu cài mũ không đủ, đành lấy lông đuôi chó chắp vào). Thơ văn cụ là vậy thôi, nhiều người tưởng là đỉnh lắm. Tôi nói về một bài thơ cụ mới làm ở nghĩa trang Trường Sơn mà lắm người nhắc đi nhắc lại:
    Bát ngát Trường Sơn hồn liệt sĩ
    Dạt dào Đông Hải khí anh linh
    Ba hồi chiêu mộ rung tâm trí
    Muôn dặm non sông nặng nghĩa tình.
    Bài thơ hỏng vì nhiều lẽ nhưng trước hết cả ba câu trước là hỏng hẳn, chỉ mỗi câu cuối chấp nhận được. Tai sao vậy.
    Câu 1. Trong thơ văn, hai chữ "bát ngát" thường mang ý nghĩa tích cực, sảng khoái trước một phong cảnh rộng rãi,trùng trùng nhưng khá bằng phẳng. Đứng trước nghĩa trang Trường Sơn, tâm hồn thi nhân muôn trùng xót xa, lỡ lòng nào dùng 2 chữ ấy: Bất nghĩa, vô tình.
    Câu 2: Hai chữ "dạt dào" phụ họa cho "bát ngát", nó cũng dương tính. Đứng trước nghĩa trang mà những dạt dào cùng bát ngát thì nó còn ra cái gì nữa. Vui một cách vô duyên trước chốn thiêng liêng và trước sự hi sinh lớn lao. Té ra là "nhất đứng anh hùng" chả có tí tâm nào với "vạn cốt khô".
    Cũng ở câu này, cụ dùng "khí anh linh" phụ họa cho Đông hải là rất sái. Khí từ biển thường là giông bão làm cho lật thuyền đổ nhà, là khí có hại khi nó dạt dào. Hoặc nữa, bốc lên thì người ta gọi đó là "thẫn lâu", báo chuyện tai ương. Ấy vậy mà cụ dùng như không. Tại sao cụ lại viết như vậy? Đây chỉ có thể là vì nội lực mỏng manh, tình cảm đãi bôi, trong đầu lóe ra vài nhúm từ vựng là phang bừa ra cốt cho có hoặc khoe mẽ, thị tài (dởm) mà thôi.
    Câu 3: Đến câu này thì ôi thôi. Đọc mà rùng mình. "Ba hồi chiêu mộ" xuất tự cổ thi. Bài này có tên gọi là Chiều Xuân hoặc Chơi đền Trấn Võ. Vì nó có thể đọc cả nghĩa "thanh" và nghĩa "tục", có dị bản này khác nên giới nghiên cứu chưa nhất trí là của Hồ Xuân Hương hay của Bà Huyện Thanh Quan:
    Êm ái chiều xuân tới Trấn đài
    Lâng lâng không bợn chút trần ai
    Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
    Một vũng tang thương nước lộn giời
    Bể ái ngàn trùng khôn tát cạn
    Nguồn ân trăm trượng dễ khơi vơi
    Nào đâu cực lạc là đâu tá
    Cực lạc là đây chín rõ mười.
    Nếu đọc theo nghĩa thanh nhất thì ta cũng thấy đây là một tâm sự hoài cổ xen lẫn bức xúc vì sự đảo lộn hiên tại lúc đó bởi ngôn từ có tính xách mé trịch thượng. Nếu đọc theo nghĩa tục thì ta mỉm cười vì "xuân" (giao hoan nam nữ), "chuông gầm sóng" (động tác tính giao), nước lộn giời (vừa tính giao trên dưới vừa nói lái thành giợi/rợi l...), rồi "nguồn ân, bể ái", rồi "cực lạc" láy thêm cực lạc".
    Trở lại với cụ Khiêu, dùng chữ như vậy thì tối thiểu là bất nhã, đặt trước nghĩa trang là bậy bạ.
    Câu 4: Câu này không mắc lỗi gì nhưng bài thơ đến 3/4 đã lởm thì còn nói làm gì nữa.
    Cụ Khiêu trong văn tế, câu đối, văn bia... chưa sạch được cái nước cản của người năng văn. Ví dụ như như làm thơ bây giờ tả cảnh rước dâu mà viết "Đón em về chim bướm ngất ngây" thì thành trò cười à. Người ta đưa ra cái lí thuyết xuyên văn bản là coi thơ như một lĩnh vực có truyền thống riêng mà mỗi tác phẩm là một lát cắt trong dòng chảy bất tận.
    Chỉ có thể nói, văn tế, câu đối, văn bia... của cụ chỉ xứng là mạt hạng của văn chương.
    Mọi người không tin, hãy bật mạng lên, dọn vườn tác phẩm của cụ, ngay cả các câu đối cho chính gia tộc nhà cụ, mười chỉ được một mà thôi. Hãy dọn vườn đi nào! Thần tượng dởm sẽ làm hỏng văn chương.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mõ em thì không biết gì về văn chương thơ phú và cũng chả đọc bài thơ nào của cụ Vũ Khiêu. Nhưng cứ mỗi khi nước nhà có chuyện gì bàn đến quốc gia đại sự thể nào cũng thấy cụ Khiêu đăng đàn. Đăng đàn thì cũng là tốt thôi nhưng sự đăng đàn của cụ lại chỉ là nâng bi cho giới lãnh đạo cầm quyền. Cụ nói mà chả có thuyết phục gì cả, nói như lấy được kiểu cả vú lấp miệng em. Từ hồi bôxit bô xiếc rồi đại hội đảng đến giờ cứ nghe đến cụ là em phán ngán. Cứ dằn lòng mãi bởi câu 'kính già yêu trẻ' mà không được.
      À Mõ thì có ai trách đâu các bác nhể?
      (Mõ Làng Chờ)

      Xóa
  28. Ông Diện viết bài này thâm thúy quá
    Hic, có người đọc mà tức anh ách í à
    Người đó, hic... hổng phải cụ đâu nha!

    Trả lờiXóa
  29. Ông Vũ Khiêu thế nào sang thế giới bên kia cũng bị các cụ Phạm Quỳnh, Ngô Tất Tố, Phan Kế Bính, Nguyễn Bá Học... đánh cho trăm roi.

    Trả lờiXóa
  30. Kính lão đắc thọ. Tôi không dám lạm bàn gì đến việc ông Vũ Khiêu với hoa mào gà. Nhưng tôi tán thành cách viết của Tễu. Đất nước này có rất nhiều anh tài, ai ai cũng muốn ghi tên mình vào Ghi nét ráo trọi, do đó, nếu ông Vũ Khiêu có đưa ra sáng kiến chọn bông mào gà làm bông nước thì cũng bình thường thôi. Than ôi! Đất nước tôi.
    "Dân gần trăm triệu ai người lớn
    Nước bốn ngàn năm vẫn trẻ con".

    Trả lờiXóa
  31. Tôi chưa thấy có bài Chính Luận và Commens nào lại hay và rôm rả như bài này , cảm ơn Tễu nhá .

    Trả lờiXóa
  32. Hỏi Vũ Khiêu

    Xưa ông giảng chính trị
    Ông thường đem chuyện kể
    Tào Tháo giết cả nhà
    Bạn hắn, Lữ Bá Xa
    Rồi thì ông cao giọng:
    Dân tộc chuyên lật lọng
    Là dân tộc Trung Hoa (!?)
    Cái dân tộc xấu xa
    Chuyên lừa thầy, phản bạn
    Hăng lên, ông còn phán
    Dân tộc ăn thịt người
    Ông cứ giảng khơi khơi
    Học viên, mắt tròn, dẹt
    Lắc đầu, ối thầy ơi!

    Nay viếng hồn liệt sĩ
    Giữa sâu thẳm Trường Sơn
    Mà thơ ông “bát ngát”
    Như đi dạo phố phường.
    Chốn linh thiêng khói hương
    Ông cao hứng “dạt dào”
    “Đông Hải” nhuộm máu đào
    Ông reo “anh linh khí” (!?)
    Rồi ông “rung tâm trí”
    Nhớ “chiêu mộ ba hồi”
    Ông nhớ “chuông gầm sóng”?
    Hay nhớ “nước lộn giời”?
    Hay đầu ông chỉ có
    Cực lạc, ái ân thôi?

    Giữa muôn vạn cốt khô
    Bao người mắt đầy lệ
    Sao ông vô tâm thế
    Viết rặt chuyện tào lao?

    Lại còn chuyện hôm nào
    Ông muốn hoa mào gà
    Được chọn làm quốc hoa
    Vì làng xóm gần xa
    Chẳng nhà nào không có(?)
    Ông khuyên hay ông xỏ?
    Rằng mào gà tượng trưng
    Cho gà trống anh hùng
    Gọi mặt trời thức dậy
    Ông đùa như thật vậy:
    Gà trống rất thương đàn
    Kiếm được cái gì ăn
    Gọi cả bầy chia sẻ…
    Ông ơi, lí lẽ thế
    Cả nón, xin lạy ông
    Mào gà? Mào hay mồng?
    Eo ôi, đều kinh lắm
    Hay là trong sâu thẳm
    Duyên nợ gì với ông?

    Nào kim cổ tây đông
    Nào anh hùng, đại trí
    Nhưng xem ra chữ nghĩa
    Ông nhầm lẫn chết người
    Có bốn chữ còm thôi
    Là “Thượng Nguyên Chu thị”
    Được ông phán rành rẽ
    Thành “Quốc vương thiên nhân”
    Khiến bọn buôn thánh thần
    Mừng như bắt được của
    Theo lời ông, chúng nó
    Khoe khoang: ấn vua Trần
    Đem ban ấn lừa dân
    Hỏi ông, còn liêm sỉ?

    THỐNG CHINH ĐẠI VƯƠNG


    Trả lờiXóa
  33. Ta nghĩ mãi, không biết tại sao cụ "anh hùng kép" Vũ Khiêu lại nằng nặc đề xuất lấy hoa Mào Gà làm quốc hoa ? Ngoài những lý do mà chư vị đã suy đoán, phải chăng còn có lý do quan trọng này. Chả là dưới thời Pháp thuộc cụ cũng có được cầm sách đến trường ít năm, mà sách GK sử của thực dân thì bắt học trò thuộc địa nhập tâm rằng: tố tiên người Việt xưa là người Gô - loa, có biểu tượng là con gà trống. Sau chừng ấy năm, những người học cái chương trình ấy phần lớn đã về nơi cực lạc, duy chỉ có cụ còn "trơ như đá, vững như đồng". Vả lại, nếu còn sót ai nữa thì ở tuổi ấy cũng đã lú lẫn, duy chỉ còn cụ là anh minh, sáng suốt và đặc biệt nhớ dai, vẫn còn nhớ bài học về tổ tiên người Việt năm xưa trong nhà trường thực dân chăng?

    Trả lờiXóa
  34. Thưa cụ Vũ Khiêu. Gà trống đã anh hùng như vậy, khi chết còn dược khỏa thân trên ban thờ tổ tiên, máu của nó được chế với nước vỏ lựu thành máu trinh tiết nữa đấy cụ ý. Cụ không nhớ trong Truyện Kiều có câu: " Nước vỏ lựu, máu mào gà/ Mượn màu chiêu tập lại là con nguyên" hay sao? Cái " vị thuốc" này mà cụ nhớ được hắn sẽ làm tăng thêm lý do để cụ chọn hoa Mào Gà làm Quốc Hoa ấy chứ

    Trả lờiXóa
  35. Nguyễn Du, Nguyễn Trãi ai người
    Ngàn năm sống lại vui cười được chăng?
    Bác ơi, Người có thấu rằng?
    Nhìn Trăng thẹn với chị Hằng năm xưa
    Việt Nam trí dũng có thừa
    Suy tình xem cảnh bây giờ nghĩ sao
    Cũng là đất thấp teowif cao
    Ăn làm sao, nói làm sao bây giờ?

    Trả lờiXóa
  36. Cụ là HỌC GIẢ mà. ( chữ giả thuần Việt nhé!)

    Trả lờiXóa
  37. Từ hộ lý thời Pháp
    Sang tuyên huấn đảng ta
    Đừng trách giáo sư Vũ
    Quý yêu hoa Mào Gà

    Trả lờiXóa
  38. Trong y học có bệnh
    Gọi là sửi mào gà
    Thằng nào mắc phải nó
    Chỉ có mà bại gia

    Trả lờiXóa
  39. Cụ Vũ Khiêu đểu thật
    Xúi mào gà quốc hoa
    Chẳng lẽ chửi dân tộc
    Chúng ta... Sủi mào gà?

    Trả lờiXóa
  40. Sao xuân này chẳng thấy
    Câu đối giáo sư Khiêu
    Hay Người đang còn bận
    Xúi đàn em sửa Kiều?

    Trả lờiXóa
  41. Này này chị bảo cho mà biết
    Ngữ ấy phen này nhớ bỏ gio.

    Trả lờiXóa
  42. Ở tuổi lão người ta thường gọi là Thọ Tiên,còn lão thì vì Thọ Tiền nên sinh ra dở người dở ngợm.Ngán cho cái phận con rùa của lão,muốn vào chốn cao sang nên dù già sát miệng lỗ mà vẫn cúi đầu đội bia...miệng của thế gian

    Trả lờiXóa
  43. cụ khiêu nhắc héo phụ nữ ta tránh sùi mào gà đấy.

    Trả lờiXóa