Thứ Bảy, 12 tháng 1, 2013

NHẬT ĐÃ TUNG CÚ MÓC SƯỜN KHIẾN TRUNG CỘNG CHOÁNG VÁNG

Nhật tung "cú móc sườn hóc hiểm"

- Trung Quốc choáng váng


Thứ sáu 11/01/2013 18:43 
ANTĐ - Sau khi ông Shinzo Abe nhậm chức Thủ tướng Nhật Bản, điểm dừng chân đầu tiên của các thành viên nội các mới chính là Myanmar, nổ phát súng lệnh báo hiệu vòng vây Trung Quốc bắt đầu thiết lập. Thời gian qua, Trung Quốc liên tiếp thất bại tại Myanmar, báo hiệu trong tương lai khu vực tây nam Trung Quốc sẽ không còn yên ả.
Tờ “Đông Phương nhật báo” (tên tiếng Anh là Oriental Daily News) số ra ngày 05/01 có bài viết mang tiêu đề: “Nhật tiến quân vào Myanmar, vu hồi sau lưng Trung Quốc”. Bài viết cho biết, vừa qua, phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản Taro Aso đã có chuyến thăm chính thức đến Myanmar, bày tỏ mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác thân mật giữa hai nước trong lĩnh vực kinh tế. Thế nhưng trên thực tế, chuyến thăm này còn có những ẩn ý khác với mục đích “một mũi tên trúng hai đích”.

Hai bên đã thảo luận phương hướng hợp tác về vấn đề thương mại song phương và nhiều lĩnh vực khác như: đầu tư nước ngoài, công nghiệp, điện lực, y tế, giáo dục, tư pháp, thể thao, văn hóa và giao thông của Thành phố Yangon… đồng thời đến thăm đặc khu kinh tế chung Nhật Bản - Myanmar. Ông Taro Aso đến thăm Myanmar lần này mang theo rất nhiều trọng trách, đầu tiên là chuẩn bị cho chiến lược đầu tư quy mô lớn vào Myanmar, chuyển dịch các cơ sở kinh tế Nhật từ Trung Quốc sang Myanmar; sau đó chuẩn bị công tác tiền trạm cho chuyến thăm chính thức cấp nguyên thủ quốc gia của Thủ tướng Shinzo Abe đến Myanmar nhằm nâng cao quan hệ hợp tác chiến lược giữa hai nước.

 
Nguyên Thủ tướng Nhật Yoshihiko Noda và Tổng thống Myanmar U Thein Sein. 

Trong thời gian giới quân sự còn nắm quyền, Myanmar là “sân sau” của Trung Quốc, ngược lại Trung Quốc là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào quốc gia này. Thế nhưng sau cuộc cách mạng dân chủ “Mùa xuân Myanmar”, Tổng thống Thein Sein đã chuyển hướng quan hệ ngoại giao sang phương Tây, lập tức trong 3 dự án đầu tư lớn của Trung Quốc vào Myanmar phát sinh 2 vấn đề nổi cộm: kế hoạch xây dựng đập nước khổng lồ Myitsone trên sông Irawadi có tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD đã bị đình chỉ, dự án khai thác mỏ đồng do tập đoàn xây dựng điện lực Trung Quốc đảm nhận ở núi Latbadaung - Thành phố Monywa, vùng Sagaing trị giá 1 tỷ USD cũng phải ngừng khai thác. Gần đây, các máy bay chiến đấu của Myanmar truy kích kịch liệt phiến quân Kachin khiến chúng phải chạy trốn sang lãnh thổ Trung Quốc, đốt phá nhà dân ở khu vực Vân Nam.

 
Trung Quốc đã viện trợ cho Myanmar tàu hộ vệ tên lửa cũ lớp 053H1

Tận dụng thời cơ này, Nhật Bản đã phát triển ảnh hưởng sang Myanmar, chỉ tính riêng năm tài khóa 2011-2012, kim ngạch mậu dịch song phương giữa Nhật Bản và Myanmar đã lên đến 822 triệu USD, tăng 60% so với năm trước. Ngoài ra, trước tình hình quan hệ song phương Trung - Nhật gia tăng bất đồng sâu sắc, chính phủ Nhật Bản đã quyết định từng bước thoái vốn đầu tư ở Trung Quốc, chuyển hướng đầu tư sang Myanmar và một số quốc gia Đông Nam Á đang “hục hặc” với Bắc Kinh. Quả thực là người Nhật đã lấy “gậy ông đập lưng ông”, vận dụng tuyệt vời kế “Nhất tiễn song điêu” trong binh pháp Tôn Tử của chính Trung Quốc, một mặt phá hoại nền kinh tế Trung Quốc, mặt khác lấy lòng các quốc gia ASEAN, lôi kéo các nước này vào trục liên minh Mỹ - Nhật, hình thành vòng vây cô lập Trung Quốc.

 
Ngoài J-7 ra, “Ông lão” Q-5I của Trung Quốc cũng hiện diện trong lực lượng không quân Myanmar

Sinh thời, trong cuộc chiến chống lại sự thống trị của thực dân Anh, cha của bà Aung San Kyi - tướng Aung San đã cầu viện sự giúp đỡ của quân đội Nhật và xây dựng mối quan hệ rất mật thiết với Tokyo. Hiện nay, bà Aung San Kyi nối gót cha mình, xuất hiện trở lại trên chính trường Myanmar cũng muốn liên minh Nhật - Mỹ ngấm ngầm đứng sau làm hậu thuẫn, trong lúc đó chính phủ mới của ông Shinzo Abe cũng thể hiện rõ ý định trở lại Myanmar, hai bên đều có những ý định và lợi ích riêng nhưng “tâm ý tương thông”, hình thành vòng vây xung quanh Trung Quốc.

Một khi Nhật Bản tạo lập được thế đứng chân vững chắc ở Myanmar, điều kiện địa – chính trị xung quanh Trung Quốc sẽ xấu đi nghiêm trọng, một khi tình hình tranh chấp Trung – Nhật trở nên căng thẳng, Nhật sẽ khuyến khích Myanmar "quấy rối" biên giới tây nam, Philippines tạo sóng gió trên biển Đông cùng với Ấn Độ "trói chân tay" Trung Quốc khắp 4 phía đông, tây, nam, bắc. Ngoài ra, Nhật còn đang tích cực lôi kéo các quốc gia khác trong khối ASEAN hình thành khối liên minh đối phó với Trung Quốc, trong tương lai các hội nghị ASEAN mở rộng 10+3 (thêm Trung, Nhật, Hàn) sẽ là các “diễn đàn lên án” Trung Quốc..

 
Để “câu kéo” Myanmar, Trung Quốc còn viện trợ thêm cả xe tăng hiện đại MBT-2000

Hiện nay Trung Quốc vẫn đang quan sát và phân tích sự biến động trên chính trường Myanmar, nếu họ không nhanh chóng quyết định, không bắt kịp sự biến đổi nhanh chóng của cục diện khu vực, rất có thể “hậu tuyến” của Trung Quốc sẽ trở thành “tiền tuyến” chống lại chính họ. 

Nguyễn Ngọc
Theo Oriental Daily News
 

8 nhận xét :

  1. Nói thật, chính sách của Mỹ tại Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á rất dở hơi. Cả một giai đoạn dài, họ không nhòm ngó đến Đông Á và áp đặt một chính sách rất cứng nhắc mang tính huỷ hoại với Việt Nam, Miến Điện, Cambodia và Lào. Mỹ khiến cho các nước này rơi vào vòng kim toả của TQ. Nhật Bản rất hiểu điều này, tuy nhiên họ không làm gì được, vì Mỹ vẫn là người quyết định chính sách. Việt Nam mở cửa, Nhật Bản lập tức ào sang ngay để ảnh hưởng Việt Nam ngay. Bây giờ là đến lượt Miến Điện. Nhật Bản là bậc thầy, bậc cao thủ ở Châu Á chứ không phải Mỹ hay TQ. Cái chủ thuyết "khối thịnh vượng Đại Đông Á" của Nhật đã có từ lâu, từ Thế chiến thứ nhất. Trước đây, Nhật thực hiện chủ thuyết Đại Đông Á bằng chiến tranh, nhưng bây giờ là bằng "chính trị và kinh tế". Thực ra, TQ đang còn rất dở hơi - một anh chàng to xác nhưng không khôn lớn. TQ sai lầm nghiêm trọng về chiến lược và chính sách trong khu vực do (1) trình độ mọi mặt - đặc biệt là công nghệ và tài chính - của TQ vẫn còn thấp hơn nhiều so với Nhật Bản (2) Chế độ và chủ thuyết cộng sản của TQ không được ai ưa chuộng và bị các nước tư bản kinh ghét (3) Chính sách ngoại giao và gây ảnh hưởng của TQ là tệ (4) Hàng hoá, sản phẩm của TQ chất lượng kém, quá rẻ mạt huỷ hoại môi trường, nền kinh tế của các nước khu vực khiến họ sợ bất kỳ cái gì "Made in China" (5) Người TQ hung hãn, kể cả bề trên, coi thường người dân nước nhỏ nên khiến các nước vừa sợ vừa ghét người TQ ... Bây giờ, Mỹ đột ngột lấy Đông Á là trục xoay cho chiến lược quay lại Châu Á, đe doạ nghiêm trọng đến vai trò và ảnh hưởng của TQ tại khu vực, nhiều nước khu vực rơi vào ảnh hưởng của Mỹ, nên TQ điên cuồng khuấy đục Biển Đông, Biển Hoa Đông, chia rẽ ASEAN, hăm doạ trực tiếp các nước khu vực. Mỹ vẫn đang cực kỳ lóng ngóng với chính sách Đông Á vì Mỹ không hiểu "văn hoá Đông Á - Văn hoá ăn đũa". Nếu không cẩn thận, thì Mỹ sẽ làm khu vực này lộn xộn và thành chảo lửa của Thế giới. Giai đoạn này, Mỹ nên đứng đằng sau hậu thuẫn Nhật Bản để biến chủ thuyết "khối thịnh vượng Đại Đông Á" thành hiện thực, đồng thời "khoanh tròn" TQ lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình ảnh của Trung Quốc giống như một tên du côn mới lớn không hơn không kém.

      Xóa

    2. Tôi thấy sự phân tích của bài viết và nhận xét của các bạn rất đúng, Người Nhật cũng học được triết lý binh pháp của Tôn Tử nhưng họ không học thụ động mà học có tư duy để áp dụng, trước đây Nhật đã muốn kìm hãm TQ nhưng Mỹ không nghe, nên TQ bây giờ tạo được sức mạnh và ép một dố nước nằm trong vòng kim cô của mình (trong đó có Việt Nam, họ khéo léo sắp xếp các LĐ của ta như các bù nhìn canh dưa vậy) nhưng nhân dân thì rõ ràng không ưa gì TQ.
      Thực tế TQ mạnh hơn hẳn các nước ASEAN, nhưng nếu có một liên minh thật sự Mỹ- Nhật- Ấn và VN, MAM,TL,PLP cùng ngã theo thì chắc chắn TQ sẽ khó mà dơ nanh múa vuốt.
      Bạn nói TQ giống như tên du côn mới lớn là hoàn toàn đúng.

      Xóa
  2. Báo ANTĐ đang bài này có ý đồ chống TQ chăng ?

    Trả lờiXóa
  3. Sông Quê Êm Đềmlúc 23:38 12 tháng 1, 2013

    Báo ANTĐ thời gian gần đây lạ lắm...

    Trả lờiXóa
  4. Câu chúc người bạn NHẬT thành công trong suy nghĩ của mình,đồng thời giúp các nước nhỏ và yếu trong khu vực Đông Nam Á phần nào chống trả lại hiểm họa xâm lăng của giặc Tàu(hiện nay cả loài người đều khiếp sợ và lo lắng về chúng!)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn nặc danh 03:53 thân mến. "hiện nay cả loài người đều khiếp sợ và lo lắng về chúng" là chưa chính xác , phải nói rằng chỉ có "một bộ phân khiếp sợ" chúng thôi, còn đa số đâu có sợ gì thằng TQ bẩn này?

      Xóa
    2. Bộ phận giữ ghế với cái sổ lương hưu thì khiếp sợ, còn thằng dân không có sổ hưu cóc sợ đâu .

      Xóa