. . . CÁO PHÓ
ĐẠI GIA ĐÌNH CHÚNG TÔI
VÔ CÙNG
KÍNH TIẾC BÁO TIN
Mẹ, Bà, Cụ của chúng tôi là:
Cụ bà HOÀNG THỊ TÚ TÂM
Sinh ngày 28 tháng 9 năm Quý Sửu (tức
ngày 17.10.1913)
Nguyên quán: làng Bích Khê, xã Triệu Long,
huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị
Cựu Nữ sinh trường Đồng Khánh - Huế
Nguyên cán bộ Bệnh viện Việt Đức Hà Nội
Nguyên trợ lý và thư ký của Cố GS
Viện sĩ Tôn Thất Tùng
đã từ trần hồi 04h05 ngày 24 tháng 12
năm 2012,
(tức ngày 12 tháng 11 năm Nhâm Thìn). Hưởng đại thọ 100 tuổi.
tại nhà tang lễ thành phố, 125 Phùng
Hưng, Hà Nội
Lễ truy điệu vào hồi 14h45 cùng ngày,
An táng tại Đài hóa thân hoàn vũ Hà Nội
.
Trưởng nam: TRẦN ĐÌNH SỬ và các con,
cháu, chắt đồng khấp báo!
. |
____________________________
Toàn thể đại gia đình chúng tôi thành kính dâng lời cầu nguyện Đức Phật A Di Đà và Chư Phật tiếp dẫn hương hồn Cụ bà Hoàng Thị Tú Tâm về cõi tịnh độ trong muôn vàn kính tiếc của các con, cháu, chắt hai họ Hoàng - Trần.
Trong giờ phút tràn đầy niềm thương tiếc Cụ bà Hoàng Thị Tú Tâm, được phép của Bác Trần Đình Sử (GS.TS Văn học, ĐH Sư phạm HN), chúng tôi xin trân trọng giới thiệu lại và chia sẻ cùng chư vị bài nói của Bác Trần Đình Sử tại buổi lễ Mừng Thọ 100 tuổi cụ Hoàng Thị Tú Tâm, Tết Nhâm Thìn 2012:
Mừng cụ Hoàng Thị Tú Tâm một trăm tuổi
Thưa Má,
Thưa bác Khánh, bác Nguyệt,
Cùng các em, các cháu, chắt thân quý,
Năm nay, 2012 má, bà và cụ Hoàng Thị Tú Tâm của chúng ta vừa tròn
100 tuổi.
Tuy tuổi cao trí nhớ giảm sút nhưng má vẫn còn sống với các con,
cháu, đó là một niềm vui, hạnh phúc lớn của cả gia đình. Đó cũng là lí do để
chúng ta họp mặt hôm nay trong không khí ấm cúng thân mật của tình ruột thịt.
Nhân dịp này con xin nói về má để các em, các cháu, chắt được biết
về má để thêm yêu quý má hơn.
Má Hoàng Thị Tú Tâm, theo gia phả họ Hoàng Bích Khê, huyện Triệu
Phong, tỉnh Quảng Trị ghi, sinh ngày 28 – 9 năm Quý Sửu, tức ngày 17 tháng 10
năm 1913 tại Quảng Trị. Lí lịch cán bộ ở bệnh viện Việt Đức Hà Nội thì ghi,
sinh ngày 15 tháng 4 năm 1915. Theo gia phả năm nay Má vừa tròn 100 tuổi, cái
tuổi xưa nay hiếm mà người đời con cháu vẫn ao ước cho cha mẹ mình. Trong họ
hàng nhà ta cũng có nhiều người sống đến trăm tuổi, má của chúng ta cũng không
thua kém gì. Má sống được thế, ngoài nhờ phúc ấm của Tổ tiên, ngoài sức sống tự
nhiên của má, còn có công sức chăm sóc của các con cháu, mà trực tiếp bên mình
ngày đêm là công lao của con gái Trần Thị Thảo, một đứa con cũng bé nhỏ, yếu
đuối mà dẻo dai không kém má mà lại rất hiếu thảo.
Thuở nhỏ má có tên là Hàm, thời đi học và công tác lấy tên là Tú
Tâm.
Má là cháu nội của ngài Hoàng Hữu Xứng, Hiệp biện đại học sĩ triều
Nguyễn, người đã từng vẽ bản đồ đầy đủ của nước Đại Nam. Má là con gái thứ tư trong sáu
chị em của cụ Hoàng Hữu Kiệt, cử nhân Hán học năm Duy Tân thứ 9, tức năm 1915,
năm cụ 30 tuổi. Cụ Hoàng Hữu Kiệt từng được bổ nhiệm làm tri huyện tại Sông Cầu
tỉnh Phú Yêu, tri huyện Hướng Hoá, Quảng Trị, chuyển vào tri huyện Hoà Vang, Quảng
Nam, nhưng do làm quan thanh liêm, bênh vực dân chúng, việc quan bị coi là “bất
hợp thức”, buộc phải về hưu non khi mới bốn mươi sáu tuổi. Cụ mua đất hoang ở
Khe Bội xã Triệu An, huyện Triệu Phong, Quảng Trị, lập ấp, thuê người làm
ruộng, lấy tên là thôn Phúc Khê để duy trì cuộc sống và mong có người hương
khói sau này. Hiện nay toàn bộ làng Phúc Khê của ông ngoại đã chìm trong hồ
nước mới xây của tỉnh bên sông Thạch Hãn. Do nhà nghèo, trong sáu chị em chỉ có
hai bà được đi học, đó là bà Diệu Phương và bà má nhà ta. Má nhà ta vóc người
nhỏ bé, xương cốt mảnh khảnh, yếu đuối nên được ông bà ưu tiên cho đi học
nhiều hơn. Thời ấy người ta đi học muộn. Má học trường nữ học Đồng Khánh Huế,
một trường nổi tiếng. Má thông minh, học giỏi, nhưng năm 18 tuổi vừa có bằng Tiểu
học Pháp Việt (Primaire) thì năm ấy (năm 1931) ông ngoại Hoàng Hữu Kiệt bị mất
chức, phải về vườn, má không có điều kiện học lên nửa, mà phải xin đi làm việc
để giúp gia đình. Lúc đầu má làm nhân viên bán sách cho hiệu sách cụ Bùi Huy
Tín ở thành nội, sau chuyển sang đi dạy tiểu học ở trường Sa-l Marie An Cựu. Ít
lâu sau, năm 1936 má có dịp vay 50 đồng, mua lại trường tiểu học Thanh Dương,
nhờ anh rể Nguyễn Đăng Khoa, thân phụ của bác Nguyễn Đăng Khánh đứng tên làm
hiệu trưởng, tự mình làm chủ. Trường hoạt động được mấy năm, do thiếu kinh
nghiệm quản lí, đến năm 1939 đóng cửa. Cuối năm 1939 má thành hôn với Ba Trần
Đình Bảo, từ đó mới có tất cả anh em cháu chắt chúng ta như hôm nay.
Từ năm 1939 đến 1945 cuộc mưu sinh tạm thong dong nhưng vất vả làm
mẹ. Đó là năm má sinh ra các con Trần Đình Sử (1940), Trần Thị Thảo (1941),
Trần Đình Bổng (1943) và chuẩn bị sinh Trần Đình Khảng (1946). Sáu năm trời
nuôi bốn con nhỏ thật là vất vả. Từ sau ngày mặt trận Huế vỡ, cả gia đình rời
bỏ thành phố Huế để chuyển ra Quảng Trị bằng thuyền. Trên đường đi qua
huyện Hải Lăng, bất ngờ bị dân quan trên bờ nghi oan là Việt gian, tràn xuống
bao vây, bắt Ba và cả nhà giam vào ngục huyện Hải Lăng. Áp giải lên Thị xã Quảng
Trị gặp toàn bà con: ông Nguyễn Đăng Khoa, ông Trần Hữu Dực, bà Hoàng Thị Ái (sau
này là Chủ tịch Hội liên hiệp Phụ nữ Việt Nam - NXD chú)...nên được
thả ngay. Nhưng toàn bộ tài sản trên thuyền đều bị tịch thu hết, ra tới Quảng
Trị gia đình hoàn toàn tay trắng.
Từ năm 1946 đến năm 1954, ba đi công tác ở Uỷ ban kháng chiến hành
chính tỉnh, bắt đầu làm văn phòng uỷ ban, rồi chánh văn phòng uỷ ban tỉnh, sau
làm chủ tịch huyện Vĩnh Linh năm 1947, rồi phó chủ tịch tỉnh Quảng Trị, ủy viên
uỷ ban khu 4, luôn luôn xa nhà. Ở nhà chỉ có một mình má với năm đứa con nhỏ.
Từ năm 1951 có thêm em Trần Thị Nghĩa. Lúc đầu nhà làm tạm ở Khe Bội, ăn uống
luôn đói kém, thường chỉ có khoai sắn, rau lang. Khổ nhất là khi Tây đi càn.
Mỗi lần nghe mõ báo động, má phải chờ đủ mấy anh em về mới dắt díu nhau chạy trốn.
Sau khi nhà bị Tây lùng đốt đi cả nhà chuyển lên chiến khu Ba Lòng ở thôn Lương
Hạ, má phải tự mình, có chị Trần Thị Lễ giúp sức, tự mình trồng lúa, trồng sắn,
trồng khoai, trồng bí, bầu, nuôi gà, heo để tự túc. Mấy năm đầu chưa biết làm
ruộng má phải kết hợp cắt may áo thuê, nấu cơm tháng cho một số cán bộ để có
thêm tiền nuôi các con. Ba đi làm hoàn toàn không có lương. Thỉnh thoảng về,
mua cho các con mấy thước vải nâu may áo, thỉnh thoảng tự anh, cậu bé mười tuổi,
lặn lội một mình sang cơ quan uỷ ban ở bên kia sông Thạch Hãn ở sâu trong rừng
xin mấy cân gạo. Từ nhà ra sông Thạch Hãn lấy nước khoảng trên 500 mét, nhưng đường
rất dốc. Có lần má đi gánh nước trượt chân, ngã gẫy xương quai xanh phải điều
trị lâu ngày. Có lần Tây lùng (càn) chiến khu, cả nhà dắt díu nhau chạy vào
rừng, đi men theo dòng suối. Bất ngờ má đạp phải lưỡi dao của ai bỏ quên dưới
nước, đứt gan bàn chân, màu chảy lênh láng. Cả nhà lại phải tạm lánh bên suối.
Năm 1950 - 51 bà có mang em Nghĩa, biết không có sức đi gánh nước, má chuẩn bị
cho mình mấy cái bầu bằng quả bầu để mang nước. Vì thương má anh giành đi mang
nước, nhưng sức yếu bị ngã, làm vỡ mấy cái bầu, làm má khóc thảm thiết, vì lo
một thân một mình khi sinh nở.
Những năm ở chiến khu má cũng tham gia chấp hành phụ nữ xã, chi
hội phụ nữ Hoàng Ngân; dạy trường tiểu học xã Triệu Nguyên. Sau năm 1954 tập
kết ra Nghệ An. Ở Nghệ An má có hai nỗi đau lớn. Một là em Trần Đình Bổng, 12
tuổi, bị thương hàn, điều trị sai đã mất, thứ hai là má có thai em bé, nhưng do
sức yếu không nuôi được. Sau hai cái đau đó má suy sụp hẳn, phải nằm viện dài
ngày tại bệnh viện dã chiến Cửa Hội. Ra viện má đi học ý tá rồi nhiều lần
chuyển cơ quan, cuối cùng về làm ở Bệnh viện Việt Đức, phòng y vụ tại Hà Nội. Ở
phòng Y vụ má từng làm thư kí cho giáo sư Tôn Thất Tùng, giữ tủ sách, tủ thuốc của
giáo sư. Lúc này các con lần lượt được đi học các trường học sinh Miền Nam nên má cũng
bớt vất vả.
Tổng kết những năm tháng công tác má cũng được nhà nước tặng
thưởng Huy chương kháng chiến hạng nhất, huân chương kháng chiến chống Mĩ hạng
hai.
Từ ngày về hưu bà lo việc chăm sóc sức khoẻ cho ông. Nhờ có bà mà
ông được sống đến 90 tuổi. Bà về hưu đem tình thương yêu chăm sóc các cháu. Các
cháu Trang Thanh Thuỷ, Trang Thanh Hiền, Nguyễn Hải Long, Nguyễn Hải Ngọc, Trần
Trung Thành, Trần Thị Lan, Trần Đình Khải, Trần Đình Kiên ít nhiều đều được
hưởng sự quan tâm chăm bẵm của bà.
Từ ngày về hưu má còn hăng hái tham gia sinh hoạt với các cụ hưu
trí, cũng tham gia diễn kịch, làm thơ, viết bài, được tặng giải “Sợi tóc xanh”
của Hội người cao tuổi Việt Nam.
Bà vẫn đi lại vui chơi với các bạn học trường Đồng Khánh Huế năm xưa. Nhưng rồi
các bạn bè của má cũng lần lượt qua đời, thưa vắng hết, má ít giao lưu, mắt mờ,
trí nhớ sa sút, nhưng vẫn còn nhận biết con cháu.
Má là người phụ nữ nhỏ bé, yếu đuối mà đã dẻo dai chịu đựng không
biết bao nhiều khó khăn, cực khổ, sinh hạ và nuối nấng chúng con nên người. Má
kế thừa gia phong thật thà, liêm khiết của ông ngoại, giáo dục chúng con nên
người. Nhà tuy nghèo nhưng sống trong sạch, lương tâm thanh thản. Chúng con
biết ơn má, thương yêu má, phụng dưỡng má để má được như hôm nay chúng con cũng
được an lòng. Mừng thọ má trăm tuổi, chúng con mong má còn ở với chúng con lâu
hơn, để chúng con, cháu, chắt còn có dịp báo hiếu với má. Đó cũng là tâm nguyện
của chúng con. Kính chúc Má sức khoẻ, an hưởng tuổi già.
Hà Nội, ngày 7 tháng giêng năm Nhâm Thìn
(2012)
Thay mặt các con, cháu, chắt: Trưởng nam Trần Đình Sử
Xin chia buồn cùng gia quyến. Chúc cụ Tiên Cảnh Nhàn Du!
Trả lờiXóaXin thành kính chia buồn cùng gia đình Cụ
Trả lờiXóaHoàng Thị Tú Tâm...!cụ ơi
Trả lờiXóaMột trăm tuổi đời vinh hiển cao sang
Đức, tâm, trí dũng vẹn toàn
Không tham của cải, chẳng màng lợi danh
Những lo chăm chỉ làm ăn
Nuôi con khôn lớn, trưởng thành bình yên
Tề gia nên giá vợ hiền
Đôi bên nội ngoại...đẹp duyên ông bà
Cháu con đã rạng "tên nhà"
Trang văn khúc triết, thật là tinh anh.
Đã đành là lẽ tử sinh
Nến hương con gửi tâm tình sẻ chia
Mẹ ơi!... cõi thọ...bên kia
Thấu chăng con cháu bơ vơ nhường nào?
Vong linh Người đã thanh tao
Hoàng - trần huyết lệ gửi trao cuộc đời
Dẫu là gạo, tấm đấy thôi
Non sông một dải, đất trời Trị - Thiên!
TRƯƠNG ĐÔNG HÀO
Chúng tôi xin bày tỏ niềm thương tiếc
Trả lờiXóaCụ Hoàng Thị Tú Tâm
và thành kính phân ưu cùng đại gia đình GS Trần Đình Sử.
Cuộc đời của Cụ gắn liền với những năm tháng gian lao của đất nước là một mẫu mực về nghị lực và sự đảm đang, về tình yêu thương của người phụ nữ Việt Nam dành cho chồng con, cháu chắt.
Cầu chúc cho hương hồn Cụ được phiêu diêu miền Cực lạc.
Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến, cách riêng cùng hai bác Diện-Hiền.
Trả lờiXóaGia đình Nguyễn Hải Châu thành kính chia buồn cùng tang quyến,
Trả lờiXóacầu chúc hương hồn bà Hoàng Thị Tú Tâm phiêu diêu miền cựu lạc
Xin thành kính chia buồn cùng tang quyến va hai ban Diện-Hiền.
Trả lờiXóaThành kính chia buồn cùng tang quyến,
Trả lờiXóacầu chúc hương hồn bà Hoàng Thị Tú Tâm phiêu diêu miền cực lạc
Thành kính phân ưu!
Trả lờiXóaXin chia buồn cùng gia quyến.
Trả lờiXóaXin kính vái trước hương hồn cụ Hoàng Thị Tú Tâm.
Trả lờiXóaThành kính gửi lời chia buồn cùng toàn thể tang quyến.
Chấn Phong.
cám ơn Nguyễn Haỉ Châu và gia đình. dì Nghĩa
Trả lờiXóaChân thành phân ưu cùng Gia đình GS Trần Đình Sử cùng hai bạn Diện-Hiền. Tôi biết tin muộn quá vì trước và sau 22-12 bận đi gặp đồng đội khắp nơi không vào mạng được.
Trả lờiXóaCầu chúc hương hồn DÌ sớm tiêu diêu nơi cõi Phât.
Trả lờiXóaĐoàn Ứng Viên,con trai bà Hoàng thi Diệu Phương.
Xin kính viếng Cụ Bà :
Trả lờiXóa" THỌ TRỌN BÁCH NIÊN CHU DU TIÊN CẢNH "
NNTAM - Huế
Cầu cho hương hồn DÌ được siêu thoát
Trả lờiXóaĐoàn công Nghị,con trai bà Hoàng thị Diệu Phương