Trung Quốc bác bỏ cáo buộc 'cắt cáp'
Cập nhật: 10:59 GMT -
thứ năm, 6 tháng 12, 2012
Bộ Ngoại giao Trung Quốc bác bỏ tuyên bố của Việt Nam về chuyện cắt cáp và cáo buộc Hải quân Việt Nam đuổi tàu Trung Quốc.
Báo chí Việt Nam nói Hà Nội đầu tuần này đã
"trao công hàm phản đối hành động" cắt cáp tàu Bình Minh 02 hôm 30/11
của phía Trung Quốc.
Tuy nhiên người phát ngôn Hồng Lỗi
nói tại Bắc Kinh hôm 6/12 rằng "Tuyên bố của Việt Nam không đúng sự
thật," theo hãng tin Reuters.
"Vùng biển mà Việt Nam tuyên bố là ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, là vùng biển chồng chéo mà hai nước chủ trương giữa đảo Hải Nam, Trung Quốc và thềm lục địa Việt Nam, tàu cá liên quan đã tiến hành tác nghiệp đánh bắt cá bình thường tại vùng biển địa phương, hơn nữa các tàu cá này đã bị tàu Hải quân Việt Nam xua đuổi vô lý."
Người phát ngôn Hồng Lỗi
"Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng
Lỗi cho biết hai nước Trung Quốc và Việt Nam hiện đang tiến hành đàm
phán về hoạch định và cùng khai thác vùng biển ngoài cử Vịnh Bắc Bộ,
Việt Nam cần phải đình chỉ hoạt động thăm dò dầu khí đơn phương trên
vùng biển này, đình chỉ quấy nhiễu đối với tàu cá Trung Quốc."
Đài của Trung Quốc cũng dẫn lời ông Hồng Lỗi
cáo buộc Việt Nam cho quân đội ra đuổi tàu của Trung Quốc.
"Theo tìm hiểu sơ bộ, vùng biển mà Việt
Nam tuyên bố là ở ngoài cửa Vịnh Bắc Bộ, là vùng biển chồng
chéo mà hai nước chủ trương giữa đảo Hải Nam, Trung Quốc và
thềm lục địa Việt Nam, tàu cá liên quan đã tiến hành tác
nghiệp đánh bắt cá bình thường tại vùng biển địa phương, hơn
nữa các tàu cá này đã bị tàu Hải quân Việt Nam xua đuổi vô
lý."
Kêu gọi biểu tình
Phía Việt Nam nói tàu bị cắt cáp, Bình Minh 02,
hoạt động trong vùng lãnh hải của Việt Nam, chứ không phải trong vùng
"chồng chéo" như Bắc Kinh nói.
PetroVietnam cho hay vụ việc xảy ra vào lúc 4
giờ sáng ngày 30/11 ở ngoài khơi đảo Cồn Cỏ, ngoài cửa Vịnh
Bắc Bộ.
PetroVietnam cũng nói tàu cá Trung Quốc xâm phạm
vùng biển Việt Nam để đánh bắt hải sản ngày càng nhiều và ở khu vực
từ Cồn Cỏ đến Nam Tri Tôn có ngày số vụ xâm phạm lên tới hơn 100 lần.
Họ nói trong sự cố hôm 30/11, "một cặp tàu kéo
dã cào mang số hiệu 16025 và 16028 của Trung Quốc đã chạy qua phía sau
tàu Bình Minh 02 và gây đứt cáp địa chấn của tàu Bình Minh 02 cách phao
đuôi khoảng 25m".
Hiện đang có kêu gọi biểu tình tại Hà Nội vào
Chủ Nhật này để phán đối điều được coi là hành động xâm phạm lãnh hải
Việt Nam của phía Trung Quốc.
Một lời kêu gọi biểu tình được lưu truyền
trên internet viết: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu nhưng
bất khuất. Nhà nước ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thì Trung
Quốc càng lấn tới".
"Tổ quốc đang lâm nguy... Đồng bào hãy cùng nhau đứng lên xuống đường đả đảo Trung Quốc xâm lược."
Những người tổ chức đề nghị người tham
gia biểu tình tập họp trước cửa Nhà hát lớn ở Hà Nội lúc 9 giờ
sáng ngày 9/12 và tuần hành qua trung tâm Hà Nội tới Đại sứ quán
Trung Quốc ở số 46 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
Sẽ có biểu tình chống TQ vào Chủ nhật?
Cập nhật: 07:34 GMT - thứ năm, 6 tháng 12, 2012
Đang có kêu gọi biểu tình chống Trung Quốc vào Chủ nhật 9/12 tới, sau khi Bắc Kinh có nhiều hành động leo thang về chủ quyền.
Gần đây nhất, tàu cá của Trung Quốc bị
cáo buộc đã phá hoại cáp thăm dò của tàu Bình Minh 02, thuộc
tập đoàn dầu khí PetroVietnam.
Sự kiện tương tự xảy ra hồi
tháng 5/2011 đã dẫn đến biểu tình đông người tại cả Hà Nội
và TP Hồ Chí Minh. Lúc đó áp lực của dư luận quá lớn khiến
chính quyền trong nước, vốn không ủng hộ, phải cho phép hoạt
động diễn ra.
Làn sóng biểu tình chống Trung Quốc kéo dài suốt mùa hè 2011 với hơn 10 cuộc ở Hà Nội. Chưa rõ lần này thái độ của chính quyền
sẽ ra sao, nhưng một số người biểu tình nói với BBC rằng họ
"quyết tâm tham gia".
Một người ở Hà Nội, đã tham gia biểu
tình nhiều lần, nói "chắc chắn công an sẽ tìm cách buộc tôi ở
nhà, nhưng tôi sẽ đấu tranh đến cùng để đi biểu tình, vì Trung
Quốc quá ngang ngược".
Đợt biểu tình năm ngoái, có cuộc thu hút sự tham gia của hàng nghìn người. Nhưng cũng có cuộc, công an ra tay khá thô bạo, khiến hàng chục người bị bắt và có cáo buộc đánh đập.
Phản đối bằng hành động
Trước các động thái leo thang của Trung
Quốc như in hộ chiếu có đường chủ quyền chín đoạn hay phá cáp
của PetroVietnam, Bộ Ngoại giao Việt Nam đã ra thông cáo 'cực
lực phản đối'.
Đại diện bộ này đã gặp đại diện Đại sứ quán Trung Quốc ở Việt Nam để trao công hàm phản đối. Tuy nhiên nhiều người dân cho rằng phản ứng của chính phủ "chưa đủ mạnh".
Một lời kêu gọi biểu tình được lưu truyền
trên internet viết: "Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hòa hiếu nhưng
bất khuất. Nhà nước ta đã nhân nhượng, nhưng càng nhân nhượng thì Trung
Quốc càng lấn tới".
"Tổ quốc đang lâm nguy... Đồng bào hãy cùng nhau đứng lên xuống đường đả đảo Trung Quốc xâm lược."
Những người tổ chức đề nghị người tham
gia biểu tình tập họp trước cửa Nhà hát lớn ở Hà Nội lúc 9 giờ
sáng ngày 9/12 và tuần hành qua trung tâm Hà Nội tới Đại sứ quán
Trung Quốc ở số 46 đường Hoàng Diệu, quận Ba Đình.
Nguồn: BBC.
CP ta cần nhất quán trong cáo buộc TQ vi phạm chủ quyền lãnh hải VN với những bằng chứng cụ thể không thể chối cãi . Nếu cứ mập mờ cả trong chữ nghĩa lúc thì cắt cáp, lúc thì gây đứt, lúc thì vô tình, thì chắc ta sẽ không cáo buộc được họ .
Trả lờiXóaCuộc khẩu chiến đã bước sang giai đoạn xoay chiều có lợi cho phía VN, vì phía TQ đã chấp nhận công hàm phản đối của ta và ra luận điệu chống chế, đánh lạc hường dư luận, dành lẽ phải về phía họ . Ta nắm ngay lấy cơ hội trưng ra các bằng cớ xác thực và thông báo rộng rãi trên công luận trong nước và thế giói .
Đả đảo bọn trung quốc xâm lược biển đảo của Việt Nam!
Trả lờiXóaỦng hộ nhiệt liệt các cuộc biểu tình chống trung qốc xâm lược!
Buồn lăm anh Diện ơi! người dân Việt Nam dang trở thành nô lệ ngay trên quê hương của mình!
Trả lờiXóaNếu như có cuộc chọn nước nào láo nhất thì chắc 80 triệu dân VN sẽ chọn TQ !
Trả lờiXóaQua vụ cắt cáp lần này, tôi đọc thấy ở đâu đó trên mạng ý kiến rằng "đề nghị Nhà nước công bố công khai trước toàn dân đường ranh lãnh hải trong Vịnh Bắc Bộ mà Nhà nước đã điều đình và ký kết với TQ". Ngạc nhiên quá sức. Thế ra người dân Việt Nam chưa được quyền biết ranh giới chủ quyền đất, biển và đảo của nước mình hiện đang ra sao, ở đâu?
Trả lờiXóa