Thứ Bảy, 1 tháng 12, 2012

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI "HỘ CHIẾU LƯỠI BÒ" - CÁC BẢN TIẾNG HOA, ĐỨC & NHẬT

TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN

反對中國當局在中國公民護照內頁印製“U圖之宣布

  DEKLARATION GEGEN DIE CHINESISCHEN MACHTHABER,

中国人パスポートに“牛の舌”の地図 (*1) を載せた中国当局に反対する声明

Chúng tôi, những người ký tên vào Tuyên bố này, cực lực phản đối hành động khiêu khích mới của nhà cầm quyền Trung Quốc cho in đường 9 đoạn bao trùm hầu hết Biển Đông (thường gọi là đường “lưỡi bò”) lên hộ chiếu cấp cho công dân nước mình. Hành động được tính toán này cho thấy nhà cầm quyền Trung Quốc ngoan cố tiếp tục thực hiện mọi thủ đoạn nhằm thôn tính Biển Đông, mở đường cho những bước leo thang mới của Trung Quốc trực tiếp xâm phạm chủ quyền quốc gia của các nước có liên quan trên Biển Đông, uy hiếp nghiêm trọng hòa bình và ổn định trong khu vực. Bước đi mới này bóc trần sự giả dối của các nhà lãnh đạo Trung Quốc khi nói tại Đại hội 18 của Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng như tại Hội nghị cấp cao Đông Á lần thứ 7 mới đây về hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước, đặc biệt là các nước ven Biển Đông.

Đã có nhiều nước trên thế giới nghiêm khắc lên án những hành động trái luât pháp quốc tế này của nhà cầm quyền Trung Quốc và không chấp nhận hộ chiếu của công dân Trung Quốc có in hình xâm phạm chủ quyền nước khác.

Chúng tôi ủng hộ tuyên bố ngày 22-11-2012 của người phát ngôn Bộ Ngoại giao nước CHXHCNVN, trong đó nêu rõ: “Việc làm trên của Trung Quốc đã vi phạm chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, cũng như chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam đối với các vùng biển liên quan đến Biển Đông”. Chúng tôi đồng tình với những việc làm của các nước trên thế giới lên án bước leo thang mới này của Trung Quốc trong việc thực hiện mưu đồ bành trướng.

Chúng tôi đòi nhà cầm quyền Trung Quốc phải:

- tôn trọng luật pháp quốc tế và chủ quyền của các quốc gia có liên quan trên Biển Đông,
-  từ bỏ mọi âm mưu “bẻ từng cái đũa trong bó đũa” chia rẽ các nước ASEAN trong vấn đề Biển Đông cũng như mọi việc làm cản trở sự thông qua Quy tắc ứng xử (Code of Conduct – COC) mà tất cả các quốc gia liên quan phải tôn trọng trên Biển Đông.

Chúng tôi cùng nhân dân cả nước kiên quyết đấu tranh bảo vệ chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển và hải đảo của nước mình trên Biển Đông, đồng thời đoàn kết và cùng hành động với nhân dân các nước hữu quan đấu tranh cho hòa bình, ổn định, hữu nghị, hợp tác và cùng phát triển trên Biển Đông.

Chúng tôi luôn luôn coi trọng tình hữu nghị với nhân dân Trung Quốc, mong nhân dân Trung Quốc hiểu đúng sự thật lịch sử và luật pháp quốc tế về biển, không bị lừa mị và kích động bởi chính sách bành trướng của nhà cầm quyền mang danh chủ nghĩa dân tộc.

Chúng tôi, những người ký đầu tiên vào tuyên bố này mong đồng bào ở trong và ngoài nước tham gia ký tên để biểu thị sự đoàn kết nhất trí của dân tộc ta kiên quyết chống mọi hành vi xâm phạm chủ quyền quốc gia.

Hà Nội – Huế – Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 25.11.2012

BẢN TIẾNG HOA  - CHỮ GIẢN THẾ 
反对中国当局在中国公民护照内页印制“U图之宣布

我们,在本宣布上签署的人,强烈反对中国当局在中国公民护照内页印制九段线图 (俗称U形图)涵盖了东海大部分的新挑衅行为。此计划行为揭示了中国当局继续铁杆实行并吞东海的着数,开辟中国的新升级阶段直接侵犯东海有关国家的主权, 严重地威胁该地区的和平与稳定。此新步骤揭穿了中国领导人在中国共产党第18届大会以及在第7次东亚峰会上演讲与各国尤其东海沿海国家的和平、友谊及合作 的虚伪。

已有诸国严厉地谴责中国当局违反了国际法的行为并不接受中国公民护照上印制侵犯他国主权的地图。

我们支持越南社会主义共和国外交部发言人于2012/11/22日的宣布,其中明确:中国上诉之行为已违犯越南对黄沙及长沙两个群岛的主权,以及越南对东海各海域的主权及管辖权。我们同情世上诸国谴责中国在实行扩张图谋的新升级的动作。

我们要求中国当局:
- 尊重国际法和东海有关国家的主权,
- 除去一把筷子一根一筷子折断的各图谋来分裂东盟各国在东海问题以及遏止通过东海各方行为准则Code of Conduct – COC)而有关国家在东海应尊重的。

我们与全国人民坚定斗争捍卫母国在东海海域及海岛的国家主权,同时与有关各国人民团结及共同为东海的和平、稳定、友谊、合作和发展而斗争。

我们一直珍视中国人民的友谊,希望中国人民理解历史的真实及国际海洋法,而不被中国当局以民族主义的名称来扩张政策欺骗而煽动。

我们,在本宣布上先签署的人盼望国内外同胞一起签字以表示我民族的一致团结并坚定反抗侵犯国家主权的各行为。

河内 - 顺化 - 胡志明市,于2012/11/25 

BẢN TIẾNG HOA  - CHỮ PHỒN THẾ 
反對中國當局在中國公民護照內頁印製“U圖之宣布

我們,在本宣布上簽署的人,強烈反對中國當局在中國公民護照內頁印製九段線圖 (俗稱U形圖)涵蓋了東海大部分的新挑釁行為。此計劃行為揭示了中國當局繼續鐵桿實行併吞東海的著數,開闢中國的新升級階段直接侵犯東海有關國家的主權, 嚴重地威脅該地區的和平與穩定。此新步驟揭穿了中國領導人在中國共產黨第18屆大會以及在第7次東亞峰會上演講與各國尤其東海沿海國家的和平、友誼及合作 的虛偽。

已有諸國嚴厲地譴責中國當局違反了國際法的行為並不接受中國公民護照上印製侵犯他國主權的地圖。

我們支持越南社會主義共和國外交部發言人於2012/11/22日的宣布,其中明確:中國上訴之行為已違犯越南對黃沙及長沙兩個群島的主權,以及越南對東海各海域的主權及管轄權。我們同情世上諸國譴責中國在實行擴張圖謀的新升級的動作。

我們要求中國當局:
- 尊重國際法和東海有關國家的主權,
- 除去一把筷子一根一筷子折斷的各圖謀來分裂東盟各國在東海問題以及遏止通過東海各方行為準則Code of Conduct – COC)而有關國家在東海應尊重的。

我們與全國人民堅定鬥爭捍衛母國在東海海域及海島的國家主權,同時與有關各國人民團結及共同為東海的和平、穩定、友誼、合作和發展而鬥爭。

我們一直珍視中國人民的友誼,希望中國人民理解歷史的真實及國際海洋法,而不被中國當局以民族主義的名稱來擴張政策欺騙而煽動。

我們,在本宣布上先簽署的人盼望國內外同胞一起簽字以表示我民族的一致團結並堅定反抗侵犯國家主權的各行為。

河內 - 順化 - 胡志明市,於2012/11/25



Bản chuyển ngữ sang tiếng Hoa do độc giả ẩn danh thực hiện



BẢN TIẾNG ĐỨC

DEKLARATION GEGEN DIE CHINESISCHEN MACHTHABER,

die Bürger-Pässen mit expandierenden „Bull-Zunge“ auszugeben


Wir, die Unterzeichnenden dieser Deklaration, erklären den starken Protest gegen die neue Provokation der chinesischen Behörden für die Ausgaben der mit 9 Linien (so genannte, fast völlig das Südchinesische Meer deckende “Bull-Zunge”) gedruckten Pässen an ihre Bürger. Diese durchdachte Aktion zeigt deutlich, dass die chinesischen Behörden weiterhin hartnäckig alle Tricks durchführen, um das gesamte Gebiet des Südchinesische Meeres zu erobern, öffnet den Weg für die neue Eskalation gegen die nationalen Souveränität der betroffenen Länder auf die Ostküste, und ist somit die ernste Bedrohung für Frieden und Stabilität in der Region. Dieser Schritt der Expansionspolitik Chinas entlarvt den verlogenen Charakter der chinesischen Führer, nachdem sie die Worten über Frieden, Freundschaft und Zusammenarbeit mit allen Ländern, besonders mit den an Ostküste, auf dem 18. Kongress der Kommunistischen Partei Chinas sowie auf der 7. Gipfel-Konferenz von Ländern Ostasiens geworfen haben.


Viele Länder auf der ganzen Welt verurteilen strengstens gegen diese auf internationale Rechtsordnungen rücksichtlose Aktion der chinesischen Behörden und akzeptieren keine Pässe mit oben genannter Formulierung gegen die Souveränität anderer Länder der chinesischen Staatsbürger.



Wir unterstützten die am 22.11.2012 gegebene Erklärung von dem Sprecher des Ministeriums für auswärtige Angelegenheiten S.R. Vietnams, in denen es heißt: “Die oben genannte Handlung von China hat die Souveränität Vietnams über Hoang Sa und Truong Sa Inselgruppen, als auch die Souveränität und Jurisdiktion Vietnams an das Südchinesische Meer verletzt”. Wir schließen uns an Verurteilungen von Ländern der Welt gegen diesen neuen Schritt der Eskalation von China bei der Durchführung ihres expansionistischen Planes.



Wir fordern die chinesischen Behörden:


-  Respekt für internationales Recht und die Souveränität der betroffenen Länder an der Ostküste,
-   Stoppt die Politik „Einzel vom Haufen brechen“ gegen die Ländern ASEAN in der Frage der südchinesischen Meer, um die ASEAN-Staaten geteilt zu erzielen, sowie stoppt alle Behinderungen gegen die Bestätigung von Verhaltenskodex (Code of Conduct – COC), die alle betroffenen Länder an der Ostküste zu respektieren haben.

Mit dem ganzen Volk unseres Landes kämpfen wir entschlossen für die nationale Souveränität über das Meer und die Inseln an der Ostküste; Gleichzeitig halten wir die Solidarität und Kooperation mit den Völkern in den betroffenen Ländern für Frieden, Stabilität, Freundschaft, Zusammenarbeit und Entwicklung an der Ostküste.

Wir legen großen Wert auf die Freundschaft mit dem chinesischen Volk und wünschen die Chinesischen Bürgern den Verständnis, die wahre Geschichte und internationales Recht des Meeres wahr zu nehmen, nicht von ihren Behörden – im Namen von so genannten Nationalismus um expansionistische Politik zu führen – betrügen und provozieren lassen.

Wir, als Vorbereiter und erste Unterzeichnenden dieser Erklärung rufen warmherzig die Unterstützung mit eigener Unterschrift aller Landsleute in und außerhalb des Landes als Ausdruck der Solidarität unserer Nation und unserer Entschlossenheit gegen jede Verletzung unserer nationalen Souveränität.

Hanoi – Hue – Ho Chi Minh Stadt, den 25.11.2012 

Bản chuyển ngữ sang tiếng Đức do Bùi-Viết Văn Đức thực hiện
 
BẢN TIẾNG NHẬT
中国人パスポートに牛の舌の地図 (*1) を載せた中国当局に反対する声明
中国国民のパスポートに、東海上の9本の短い線を結び、東海のほとんどを占める海域を自国の領土であるとして載せた中国当局に、私たちは断固抗議してこの声明文に署名する。
この中国当局の計画的な行動は、彼らが頑固にあらゆる手段を継続的に用いて、東海を占拠し、東海に接する国々の主権を侵す歩みを一歩進め、この地域の平和と安定を脅かすものである。
この新しいステップは、中国共産党第18回大会、および第7回東アジア首脳会議において、平和と友好・諸国、特に東海と接する国々との協力について、中国が語ったことが全くのウソであることを示した。
この中国当局の国際法に反する行動を、世界の多くの国は厳しく非難し、他国の主権を侵す写真があるパスポートを認めない。
私たちは、2012年11月22日のベトナム外務省スポークスマンの発言 “上記の中国の行動は、ホアンサとチュオンサについてのベトナムの主権、東海と接する海域の主権と裁判権を侵すものである” を支持する。
私たちは中国当局に次のことを要求する :
- 国際法と東海に接する国々の主権を尊重すること。
- 東海の問題についてアセアン諸国を分断し、各国が尊重しなければならない“行動の規範“の合意を妨げる陰謀を止めること。
私たちは、自国の領海と東海にあるベトナムの島々の国家主権の防衛のため、全国民と共に闘うとともに、関係する諸国の人々と、東海の平和、友好、協力、発展のために連帯し、行動を共にする。
私たちは、中国人民との友好関係を大切にし、歴史的事実と海洋法を正しく理解し、民族主義の下、中国政府の扇動に騙されないように強く望む。
ここに最初に署名した私たちは、国内外の同胞がこの声明文に署名し、国家主権に対するあらゆる侵犯に断固反対する全国民の団結を示すよう呼び掛ける。
2012年11月25日
ハノイ ・ フエ ・ ホーチミンにて
150名一同
起草 トゥオン ライ(TUONG LAI) 教授
元ヴォ ヴァン キエト首相の顧問班委員、元ベトナム社会科学院院長
Viện Nghiên cứu Phát triển IDS (Institutes of Development Studies - IDS)の会員
(*1) 歴史の事実を無視して中国が勝手に東海(中国の言う南シナ海)の大半を今
になって主張している海域。中国人のパスポートに載せた地図は、“牛の舌”のような形なので、“牛舌の地図”と言う。また、別名“九つの短い線を繋いだ海域の地図”とも言われている。
Bản tiếng Nhật do LVT chuyển ngữ
Nguồn: Ba Sàm & Bauxite.

  

12 nhận xét :

  1. Đề nghị thêm tiếng Anh đi bác Diện ơi,bác không chọn tiếng Anh làm em bất ngờ quá??? Kính chúc bác sức khỏe,em ủng hộ những việc làm của bác hết mình !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác, chắc vài ngày tới sẽ có đủ các bản dịch sang tiếng Anh, Nga, Pháp....nữa đấy ạ!

      Xóa
  2. Tuyệt!
    Xin chân thành cảm ơn các tác giả bản dịch.

    Trả lờiXóa
  3. Bản dịch tiếng Đức còn khá nhiều lỗi ngữ pháp và lỗi diễn đạt, chưa tương xứng với tầm quan trọng của bản Tuyên bố. Đề nghị quý vị nhờ người thông thạo tiếng Đức chỉnh sửa lại, trước khi công bố. Tôi thấy được nhiều lỗi sai, nhưng tiếc rằng trình độ không đủ để hiệu đính. Mong quý vị thông cảm cho.

    Trả lờiXóa
  4. Tình hình mỗi lúc lại khẩn trương hơn, vì TQ cứ lấn tới. Những tuyên bố phản kháng của chúng ta cũng chỉ có ý nghĩa giới hạn không ngăn chặn được tham vọng bá quyền và những âm ưu thân độc của TQ. Nếu như thái độ của Đảng và NN ta vẫn cứ khư khư bám vào 4 tốt và 16 chữ vàng thì rút cục VN chỉ toàn là bị thua thiệt . Và hậu quả sẽ là thế nào, ai cũng có thể đoán ra được !

    Trả lờiXóa
  5. Lời trình bày về bản dịch „Tuyên bố“

    Thưa bác Trang chủ Nguyễn Xuân Diện,
    Thưa quý vị,
    Tôi đã dịch sang tiếng Đức bản „Tuyên bố“ ngày 25 tháng 11, 2012 về „đường lưỡi bò“. Khi thấy bác Diện công bố cùng bản tiếng Hoa, tôi thấy vui như có chút góp vào việc chung nên dù có điều muốn thưa lại mà vẫn đợi.
    Xin gửi thêm phần „Lời mở“ trên Trang ABS là bản tôi gửi đầu tiên:
    Lời dẫn:
    Do thời gian gấp, tôi không biết đã có bản dịch nào được phát hành hay chưa. Tôi cũng mới soát, sửa (bản này) đôi ba lần.
    Mong được Ban Biên tập và quý bạn chỉnh sửa thêm.
    Trân trọng, …

    Khi gửi cho thân hữu khác, tôi cũng ghi là “tùy nghi sử dụng”.
    Vậy tôi không nghĩ đây là “văn bản chính thức” và rất mong nhận được góp ý về câu chữ, ngữ pháp và nội dung để học hỏi. Sau những hiệu chỉnh cần thiết và đầy đủ thì mới coi như văn bản của chung.
    Tôi đồng ý và cảm ơn bác “Nặc danh, 21:56” đã cho nhận xét để có cơ hội trình bày thêm như trên.

    Thân mến.

    Trả lờiXóa
  6. Trong bản tiếng Đức cùng từ Biển Đông nhưng người dịch có lúc dịch là Südchinesisches Meer (Biển nam Trung Hoa) có lúc lại là Ostküste (Bờ biển phía Đông)làm cho độc giả khó hiểu. Quốc gia mà phía đông có Bờ biển (với Biển Đông) có thể đúng với Việt nam nhưng không đúng với Philippin vì Philippin có Bờ biển (với Biển Đông) ở phía tây.

    Trả lờiXóa
  7. Bàn về cách dùng tên „Biển Đông“

    Thông dụng là chữ „biển Nam Trung Hoa“ được dùng trong các tài liệu quốc tế. Đối với các học giả, tên này chỉ có ý nghĩa để chỉ một phạm vi địa lý; Tuy nhiên, người Tàu đã cố ý không hiểu như vậy và cho rằng đây là „biển của Tàu“. Đã có cố gắng đổi tên gọi là „biển Đông-nam Á“, nhưng chưa thành.
    Trong văn bản hiện tại, cái làm tiêu chí để chỉ vùng này, và cũng là đối tượng PHẢN ĐỐI của NGƯỜI VIỆT là ĐƯỜNG LƯỠI BÒ; Vậy suy nghĩ dùng từ phải xuất phát từ người Việt Nam, trước hết.
    Với các văn bản kiến nghị hay tuyên bố, ai cũng thấy tình hình ngày càng xấu đi nghiêm trọng và có nhiều điều cấp bách cần quan tâm hơn. Nhưng về cơ bản và lâu dài thì việc xác định nhận thức và xây dựng nội lực là quyết định, nên những chia sẻ thông tin và cảm nhận cũng là cần thiết. Việc phát huy sáng kiến dùng „Áo in biểu tượng No-U“ cũng có ý nghĩa như việc thích chữ „Sát Thát“ lên tay và thân thể đời Trần.
    Có nhiều việc phải làm và làm gấp, nhưng trên từng cương vị, mỗi cá nhân có đóng góp nhiều ít thế nào cho công việc cộng đồng thì đều là cần thiết và đáng quý.

    Xin gửi đến Trang nhà lời chia sẻ Thân tình,
    Trân trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn bác Văn Đức nhiều lắm. Bác nói đúng lắm: có nhiều việc phải làm và làm gấp. Mỗi con dân Việt chúng ta, dù ở trong nước hay ngoài nước, dù già hay trẻ, ai có thể góp sức điều gì trong hoàn cảnh của mình thì đều quí hóa và cần thiết cả. Chúng ta nhất định phải cứu được quê hương!

      Xóa
  8. Hoàn toàn ủng hộ "TUYÊN BỐ PHẢN ĐỐI NHÀ CẦM QUYỀN TRUNG QUỐC IN HÌNH “LƯỠI BÒ” LÊN HỘ CHIẾU CÔNG DÂN". Hoàng Sa và Trường Sa Thân Yêu là của Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  9. Radio QTe Phap - RFIlúc 13:01 2 tháng 12, 2012

    http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20121201-canh-sat-mien-dien-xin-loi-da-dan-ap-bieu-tinh-chong-mo-dong-trung-quoc-hom-nay-0112

    Cảnh sát Miến Điện xin lỗi đã đàn áp biểu tình chống mỏ đồng Trung Quốc

    Hôm nay 01/12/2012 cảnh sát Miến Điện đã xin lỗi những người chống đối lại dự án một mỏ đồng của Trung Quốc, vì đã dùng vũ lực để giải tán biểu tình làm cho nhiều người bị thương. Lãnh tụ đối lập Aung San Suu Kyi được Tổng thống cử lãnh đạo một ủy ban điều tra về vụ này, đồng thời ủy ban cũng nghiên cứu xem có nên tiếp tục dự án hay không.

    Theo thông báo được Tổng thống Thein Sein ký tên và công bố trên trang web chính thức, thì ủy ban điều tra gồm 30 người, trong đó có một số khuôn mặt đối lập khác, đặc biệt là Ko Ko Gyi và Min Ko Naing, các nhà hoạt động của tổ chức dân chủ Thế hệ 88. Ủy ban này sẽ xác định xem dự án mỏ đồng Monywa có “phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế” và “tìm ra sự thật” về vụ đàn áp biểu tình bằng bạo lực.

    Tình hình vẫn căng thẳng tại Monywa, thành phố gần khu vực mỏ đồng, nơi khoảng một trăm cảnh sát đã đứng ra xin lỗi về những gì đã xảy ra. Aye Net, một trong những người tổ chức biểu tình cho rằng không thể chấp nhận việc xin lỗi của cảnh sát, cho biết “không thể nào quên được cảnh tượng đã diễn ra”.

    Lãnh tụ đối lập Miến Điện, bà Aung San Suu Kyi hôm qua 30/11/2012 đã yêu cầu chính quyền phải xin lỗi về việc sử dụng bạo lực để đàn áp cuộc biểu tình chống dự án mỏ đồng Trung Quốc, một hồ sơ mà bà đang nỗ lực làm trung gian hòa giải. Tại Monywa, bà Suu Kyi tuyên bố: “Chúng tôi biểt rằng các chỉ huy cảnh sát phải chịu trách nhiệm, nhưng cần biết lý do vì sao họ lại làm như thế”.

    Hình ảnh các nhà sư bị phỏng nặng trên các giường bệnh đã nhắc nhở người dân Miến Điện chính sách bạo lực của tập đoàn quân sự đã giải tán cách đây một năm rưỡi, và đặt ra câu hỏi về khả năng đáp ứng những mong đợi vốn ngày càng cao của dân chúng, đối với chế độ mới.

    Trong đêm thứ Tư rạng sáng thứ Năm 29/11, cảnh sát đã dùng vũ lực để giải tán khoảng 300 nhà sư, dân làng và sinh viên tập hợp tại địa điểm mỏ đồng. Những người biểu tình đòi hỏi phải từ bỏ dự án, tố cáo việc tịch thu đất đai mà không bồi thường thỏa đáng. Được biết mỏ đồng này ở gần Monywa thuộc vùng Sagaing, thuộc quyền quản lý của một công ty liên doanh giữa tập đoàn Trung Quốc Wanbao và công ty Myanmar Economic Holdings của quân đội Miến Điện.

    Theo Myo Thant, nhà hoạt động của tổ chức dân chủ Thế hệ 88, có khoảng 100 người bị thương, chừng ba chục người phải nhập viện, trong đó có “tám người trong tình trạng nguy kịch”. Lực lượng an ninh đã sử dụng vòi rồng và một loại khí không rõ nguồn gốc xịt vào người biểu tình. Tuy nhiên chính quyền bác bỏ cáo buộc của báo chí địa phương và các nhà tranh đấu, cho rằng cảnh sát đã dùng đến vũ khí hóa học.

    Hôm qua khoảng 200 nhà sư trong đó có nhiều người bị thương hôm trước, đã biểu tình ngồi tại Mandalay để tố cáo nạn trấn áp. Hãng tin AFP ghi nhận khoảng 50 người khác cũng đã tuần hành tại Răngun. Thawbita, một nhà tổ chức cho AFP biết, đã yêu cầu chính quyền xin lỗi các nhà sư bị thương trong vòng 5 ngày tới, nếu không sẽ tổ chức biểu tình trên khắp cả nước.

    Bà Aung San Suu Kyi đã bắt đầu đóng vai trò trung gian hòa giải từ thứ Năm, cho biết bà mong muốn vấn đề được giải quyết một cách êm thấm. Lãnh tụ đối lập luôn được người dân yêu mến, đông đảo dân chúng đã đón chào bà. Tuy nhiên bà Suu Kyi không đòi hỏi phải dừng dự án trên, và việc này làm cho Bắc Kinh hài lòng. Đại sứ Trung Quốc tại Miến Điện nói rằng, các vấn đề tái định cư, đền bù, bảo vệ môi trường và chia sẻ lợi ích liên quan đến dự án đã được giải quyết qua thương lượng.

    Bắc Kinh đã lợi dụng nhiều thập kỷ chế độ độc tài Miến Điện bị cô lập để trải rộng ảnh hưởng lên Miến Điện, đặc biệt là bộ máy kinh tế. Nhưng những cải cách mới đây của tân chính phủ đã làm thay đổi tình hình, và sự chống đối của dân chúng trước một số dự án lớn của Trung Quốc ngày càng thêm mạnh mẽ.

    Trả lờiXóa
  10. Dân trí) - Ngư dân Việt Nam là đối tượng bị nhắm tới đầu tiên trong chính sách chặn bắt tàu thuyền của Trung Quốc ở Biển Đông, một quan chức Trung Quốc công khai thừa nhận với báo Mỹ ngày 1/12.
    >> Mỹ, Philippines chất vấn Trung Quốc thông tin lục soát tàu bè

    Trả lờiXóa