Thứ Sáu, 25 tháng 5, 2012

GS. NGUYỄN MINH THUYẾT: KHÔNG NÊN ĐẶT CƯỢC TÍNH MẠNG DÂN TỘC


Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết:

Không nên đặt cược tính mạng dân tộc


Ngày 5/5/2012 tại buổi đối thoại trực tuyến với nhân dân tại cổng thông tin điện tử của Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Khoa học - Công nghệ Nguyễn Quân đã giải đáp nhiều thắc mắc của người dân, trong đó có vấn đề xây dựng nhà máy điện hạt nhân (ĐHN) tại Ninh Thuận. Thay mặt Chính phủ, Bộ trưởng đã thông báo năm 2014 chưa thể xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Một ngày sau  tuyên bố của Bộ trưởng, Nhật Bản đã chính thức đóng cửa nhà máy điện hạt nhân cuối cùng. Nhân sự kiện này, VNT đã phỏng vấn Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết - người được dư luận đánh giá cao về những phát biểu ở Quốc hội khi ông giữ vai trò Phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá,  Giáo dục, Thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội - xung quanh sự kiện này.

Chúng ta sẽ sụn lưng nếu làm ĐHN

- Dư luận xã hội đánh giá ông là một trong những đại biểu Quốc hội có những ý kiến rất sâu sắc liên quan đến nhiều vấn kinh tế - xã hội, đặc biệt, ông  từng có ý kiến không đồng thuận về dự án khai thác bauxite tại Tây Nguyên và về vụ nợ nần cả trăm nghìn tỷ ở tập đoàn Vinashin. Nhưng hình như ông rất ít nói đến dự án ĐHN, vì sao vậy?

- Dự án xây dựng hai nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận được Chính phủ trình Quốc hội vào tháng 11 năm 2009, tại Kỳ họp thứ 6 QH khoá XII. Khi đó, tôi là một trong những người phát biểu ý kiến phản đối và là một trong 39 người biểu quyết không đồng tình với dự án này. Tôi nhớ là cùng với 39 người không đồng tình, còn có 18 người không biểu quyết (tức là bỏ phiếu trắng).

-  Ông có thể nói rõ lý do khiến ông có những ý kiến không đồng thuận?

- Một dự án phát triển kinh tế - xã hội phải được đánh giá trên ba phương diện: sự cần thiết, tính khả thi và tác động của dự án.

 Về sự cần thiết của dự án, Tờ trình của Chính phủ cho biết với tốc độ phát triển GDP của Việt Nam trung bình 8 – 9 %/năm thì nhu cầu điện năng vào năm 2020 sẽ là 380 tỷ kWh, gấp bốn lần năm 2010. Trong khi đó, Việt Nam không còn khả năng phát triển nhiệt điện do hết than, không còn khả năng phát triển thủy điện vì chỗ nào làm thủy điện được thì đã tận dụng gần hết, làm điện gió, điện mặt trời thì đắt, do đó phải làm ĐHN.

Tuy nhiên, trên thực tế, tốc độ tăng trưởng GDP trung bình của nước ta chỉ đạt 6 – 7 %/năm và trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính và khủng hoảng kinh tế như hiện nay, khả năng tăng trưởng cao hơn là rất khó. Theo tôi, để giải quyết vấn đề thiếu điện, một mặt, Việt Nam cần tích cực giảm lãng phí, nâng cao hiệu quả sử dụng điện; mặt khác nên chủ động giảm tăng trưởng GDP. Trong nhiều năm, để tăng trưởng GDP, chúng ta thu hút đầu tư bằng mọi giá. Nhưng đổi lại, dân ta bị  mất đất, môi trường bị tàn phá, người lao động có việc làm, nhưng mức lương chỉ từ 1,2 - 1,5 triệu/tháng. Vốn bỏ ra nhiều nhưng hiệu quả sản xuất rất thấp. Hiện nay chỉ số ICOR (hiệu quả kinh tế) của Việt Nam là 7 tức bỏ ra 7.000 đ thì chỉ thu về được 1.000 đ. Chỉ số này ở khu vực kinh tế nhà nước còn lên đến 9,1. Như vậy, nếu không tăng được hiệu quả đầu tư, không chống được tham nhũng, lãng phí  thì càng tăng trưởng mạnh lại càng thất thoát nhiều.

Thứ hai là tính khả thi của dự án. Đây là một dự án không có tính khả thi. Xét về mặt nhân lực, chúng ta chưa có bất kỳ một cán bộ kỹ thuật nào về ĐHN chứ chưa nói đến chuyên gia. Hiện nay chúng ta đã cử cán bộ ra nước ngoài để học về ĐHN. Nhưng làm ĐHN khác với đóng gạch. Học đóng gạch chỉ cần một tháng, học làm ĐHN không những đòi hỏi thời gian dài mà còn đòi hỏi tác phong công nghiệp, trước hết là tính kỷ luật, sự cẩn trọng, chính xác. Phải nói thẳng là về tác phong công nghiệp thì người Việt Nam mình hạn chế rõ ràng. Nhiều người tham gia giao thông, cứ thấy vắng bóng cảnh sát là vượt đèn đỏ, đi ngược chiều. Không hiếm trường hợp người ta tháo cả giằng cầu đi bán. Có người còn lấy cắp cả hộp phóng xạ về nhà, bán không ai mua thì đem làm đòn kê chẻ củi. Tính kỷ luật trong xã hội thấp như vậy thì không chắc người được đào tạo về ĐHN sẽ không bị ảnh hưởng hoặc những người phục vụ xung quanh không bị ảnh hưởng.

Về nguyên liệu, nếu làm ĐHN, Việt Nam phải nhập từ nước ngoài. Theo số liệu thống kê thì lượng uranium trên toàn cầu chỉ còn khoảng 15 triệu tấn, đủ phục vụ cho 440 lò phản ứng HN đang hoạt động trong vòng vài chục năm nữa. Và như vậy, khi uranium trở nên khan hiếm thì giá của nó vô cùng đắt đỏ; đến lúc ấy, chắc chắn ta không thể chịu đựng được, đành bỏ không nhà máy ĐHN.

Thứ ba là tác động của dự án. Tôi xin nói về tác động tài chính trước. Về kinh phí làm 2 nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận, Nghị quyết của Quốc hội đưa ra con số 13,2 tỷ USD, nay tương đương 260.000 tỷ đồng. Song Quốc hội lại yêu cầu làm bằng công nghệ an toàn nhất. Ngay tại phiên thảo luận của Quốc hội, nhiều đại biểu đã khẳng định rằng không thể có giá rẻ như vậy. Và trên thực tế, Việt Nam đã ký Hiệp định liên Chính phủ với Nga trong đó Nga cam kết cho vay khoảng 8 tỷ USD (chưa tính phần vốn đối ứng trong nước) cho việc xây NMĐHN Ninh Thuận 1; còn với Nhật tuy chưa ký Hiệp định, nhưng cũng đã đồng ý cho công ty Nhật triển khai làm nhà máy thứ hai dự báo giá thành cũng không thấp hơn. Đó là chưa kể đến chi phí chôn lấp chất thải HN trên dưới 2 tỷ euro/nhà máy. Chi phí dỡ bỏ nhà máy ĐHN khi hết hạn sử dụng (chừng 40 – 50 năm) cũng khác hẳn chi phí tháo dỡ một nhà máy lắp ráp ô tô. Theo GS.VS Hoàng Xuân Phú, ở CHLB Đức, để dỡ bỏ 2 nhà máy ĐHN, người ta phải chi tới 4,1 tỷ euro. Nói thẳng là nếu làm ĐHN chúng ta sẽ sụn lưng.

Tác động đến xã hội cũng là điều cần cân nhắc. Làm ĐHN, chắc chắn chúng ta phải vay tiền; mà khả năng vay từ nguồn ODA (viện trợ trả chậm, không lấy lãi hoặc lãi suất thấp) là không có. Trong khi đó, nợ công của Việt Nam đã xấp xỉ 60%. Gánh nặng nợ nần có thể dẫn đến những bất ổn xã hội. Đó là chưa kể tâm lý lo lắng của người dân, nhất là ở vùng trực tiếp chịu ảnh hưởng của nhà máy ĐHN. Gần đây, tôi có đọc một số ý kiến của nhà thơ dân tộc Chăm Inrasara phản ánh tâm trạng lo lắng về ảnh hưởng của ĐHN đối với quê hương mình. Đó là những ý kiến rất cần được quan tâm.   

Tổ tiên run rủi?

- Thảm họa đến từ thiên nhiên là bất khả kháng, nhưng trên thực tế thảm họa đến từ con người không phải là không thể xảy ra, liệu công nghệ hoàn hảo như chúng ta kỳ vọng sẽ đẩy lùi được thảm họa?

- Trận động đất, sóng thần dẫn đến thảm hoạ ĐHN ở Fukushima, Nhật Bản, cho thấy con người không thể tưởng tượng được hết mức độ và hậu quả khủng khiếp của thiên tai. Tốt nhất là hãy từ các thảm hoạ nhỡn tiền rút ra bài học cho mình. Tôi nghĩ tổ tiên đã run rủi cho chúng ta bằng những điểm báo rất rõ ràng: Khi ta chuẩn bị triển khai đại dự án bauxite ở Tây Nguyên thì xảy ra thảm họa bùn đỏ ở Hungary; định làm đường sắt cao tốc thì xảy ra hàng loạt tai nạn tầu cao tốc ở Trung Quốc; định làm ĐHN thì xảy ra thảm họa ĐHN ở Nhật Bản. Chẳng lẽ những cảnh báo dồn dập như vậy chưa đủ hay sao? Nên nhớ công nghệ cao đến đâu cũng có rủi ro. Lấy ví dụ, cầu Cần thơ do chuyên gia Nhật Bản thiết kế và chỉ đạo thi công bị sập cầu dẫn; Nhà máy lọc dầu Dung Quất với công nghệ tiên tiến của Pháp cũng dật dờ lúc đóng lúc mở suốt từ ngày khánh thành đến nay. Chúng ta không nên đặt cược tính mạng dân tộc vào kỹ thuật nước ngoài. Nếu còn thoát ra được thì nên cố gắng thoát ra. Thảm họa  có thể xảy ra từ thiên nhiên hay từ những bất cẩn của con người mà Chernobyn là một ví dụ điển hình về sự bất cẩn ấy.

- Nếu không làm ĐHN, Việt Nam sẽ không thể khắc phục được tình trạng thiếu điện đang ngày càng trở nên trầm trọng?

- Năng lượng điện của hai nhà máy ĐHN dự kiến chỉ đóng góp được 4% vào tổng năng lượng điện quốc gia, trong khi lãng phí điện ở nước ta rất lớn. Trong sản xuất, 1kwh điện ở Việt Nam chỉ làm ra được 0,8 USD, trong khi đó cũng 1kwh ở Nhật Bản, người ta làm ra 4,6 USD; ở Singapore 3,4 USD; ở Indonesia 2,7 USD và ở và Philippines 2,1 USD. Vì điện được sử dụng hiệu quả hơn nên mức tăng trưởng điện năng trung bình (do phát triển thêm nhà máy điện hoặc mở rộng quy mô các nhà máy điện hiện có) ở Nhật trong những năm qua chỉ là 0,8%/năm; ở Singapore 4,4%; ở Indonesia 6,3% và ở Philippines 4,6%; trong khi ở Việt Nam là 14,4%, cao hơn cả Trung Quốc (13%). Để đạt 380 tỷ kwh vào năm 2020, nước ta sẽ phải nâng mức tăng trưởng năng lượng điện lên 17%/năm. Nhưng nếu không nâng cao được hiệu quả sử dụng điện thì càng tăng trưởng nhiều càng bất lợi.  
Theo GS.VS Hoàng Xuân Phú, nếu tính cả kinh phí chôn lấp chất thải HN và dỡ bỏ nhà máy ĐHN khi hết hạn sử dụng, tổng giá thành làm ĐHN sẽ cao gấp 43 lần nhiệt điện, 41 lần điện từ khí, 27 lần điện từ gió biển. Trong khi đó, với trên 20 tỷ USD dự kiến đầu tư cho hai nhà máy ĐHN, chúng ta hoàn toàn có thể làm một nhà máy nhiệt điện công suất 18.750 MW, gấp 4,6 lần 2 nhà máy ĐHN ở Ninh Thuận.

- Sau hơn 1 năm xảy ra sự cố ĐHN, ngày 6/5 Nhật đã chính thức đóng cửa lò phản ứng hạt nhân cuổi cùng, trong khi đó nước Nhật vẫn là đối tác giúp Việt Nam xây dựng nhà máy ĐHN? Ông suy nghĩ thế nào về sự kiện này?

- Việt Nam lựa chọn Nga và Nhật là hai nước có khoa học - công nghệ phát triển và cũng là hai nước có thảm họa hạt nhân lớn nhất làm đối tác giúp xây dựng 2 nhà máy ĐHN đầu tiên. Với những thông tin mà mình có được, tôi không hiểu rõ lý do lựa chọn hai nước này. Nhưng điều quan trọng hơn là không hiểu vì sao nước ta vẫn kiên trì phát triển ĐHN, trong khi hàng loạt quốc gia phát triển như Đức, Bỉ, Thuỵ Điển, Tây Ban Nha, Italia,… và chính nước Nhật đã từ bỏ chính sách phát triển ĐHN. Thủ tướng Nhật Naoto Kan khi còn tại chức đã khẳng định: “Xem xét nguy cơ nghiêm trọng của các tai hoạ hạt nhân, chúng tôi cảm nhận mạnh mẽ rằng chúng ta không thể cứ tiếp tục dựa trên lòng tin là chỉ cần tìm cách bảo đảm an toàn hạt nhân.” Và ngày 6/5 vừa qua, nhà máy điện HN cuối cùng ở Nhật đã phải đóng cửa theo yêu cầu của người dân Nhật. Người dân Nhật cũng rất có thiện chí khi biểu tình đòi Chính phủ không được bán công nghệ ĐHN cho Việt Nam. Ở chiều ngược lại, vừa qua, một số nhà khoa học và các giới khác ở Việt Nam cũng đã gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản với mong muốn nước Nhật không đưa công nghệ ĐHN vào Việt Nam. Còn vì sao Việt Nam vẫn kiên trì thì câu hỏi này chỉ có thể tìm câu trả lời đầy đủ nhất từ Chính phủ.

- Theo nhìn nhận của ông, vì sao Nhật chấm dứt ĐHN?

- Thảm họa HN ở Fukushima đã làm tăng sự tàn phá của trận sóng thần đối với đất nước Nhật, gây ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như đến đời sống người dân Nhật nói chung và người dân tại Fukushima nói riêng. Nếu ĐHN có góp được phần nào cho sự phát triển của nước Nhật trong giai đoạn vừa qua thì bây giờ nó lại chứng tỏ sức tàn phá quá khủng khiếp. Và ở một nước dân chủ như Nhật thì Chính phủ phải có những quyết định hợp với lòng dân. Chấm dứt ĐHN chính là để đáp ứng nguyện vọng của người dân.
- Bộ trưởng Nguyễn Quân khi trả lời trực tuyến báo chí đã chính thức   thông báo ĐHN chưa thể bắt đầu vào năm 2014.  Theo ông, có nên lùi thời hạn xây dựng ĐHN tới năm 2020?

- Giáo sư Phạm Duy Hiển, nguyên Viện trưởng Viện Nguyên tử Đà Lạt, cho rằng nên lùi thời gian ít nhất là 10 năm và chỉ nên làm vài lò phản ứng để có kinh nghiệm đã. Nhưng dự kiến của Việt Nam là đến năm 2025 - 2030 sẽ đứng vào hàng thứ 15 thế giới về ĐHN. Thiết tưởng, chạy theo thành tích trong lĩnh vực này nguy hiểm hơn các lĩnh vực khác nhiều. Mà trên thế giới, cũng không ai người ta khuyến khích mình thi đua như vậy. Ngược lại, chúng ta phải nghiên cứu xem vì sao nhiều nước tiên tiến trên thế giới đang từ bỏ ĐHN.

Theo tôi, là một nước nhiệt đới, chúng ta nên đầu tư học hỏi, nghiên cứu làm điện từ năng lượng gió, từ nhiệt của mặt trời, chứ không nên phát triển ĐHN. Giá thành ban đầu có thể đắt nhưng khi cải tiến được công nghệ sẽ rẻ. Năm ngoái, tôi đi châu Âu, thấy những dàn điện gió trải khắp nước Hà Lan và những tấm pin mặt trời trải khắp nước Đức, tôi cứ mong một ngày nào điện gió, điện mặt trời cũng phổ biến trên khắp đất nước ta.

- Xin trân trọng cảm ơn ông!
                                                                                          THU HÀ (thực hiện)

Nguồn : Văn Nghệ Trẻ số 22 (282), ngày 27/5/2012
Phần có nội dung bằng chữ màu xanh do người được phỏng vấn chỉnh lý.

67 nhận xét :

  1. "Tổ tiên run rủi"! Hồi còn trẻ, nghe bốn chữ này chắc tôi bật cười và không tin. Nhưng thú thực càng về sau tôi càng thấy là đúng!

    Rất cám ơn GS Thuyết, và đặc biệt vô cùng cám ơn báo Văn Nghệ Trẻ vì bài phỏng vấn này!

    Trả lờiXóa
  2. Chân Không cư sỹlúc 07:25 25 tháng 5, 2012

    Tôi còn lo cho giáo sư Nguyễn Minh Thuyết và giáo sư Phạm Duy Hiển, không khéo hai giáo sư bị các TBN khủng bố và đề nghị nhà nước xử lý về tội phản đối nhà máy điện hạt nhân.
    Giáo sư Thuyết còn nói nhân dân Nhật có thiện chí biểu tình đòi chính phủ Nhật không được bán ĐHN cho Việt Nam. Xin TS Diện cho đăng lại các tin này để nhiều người dân Việt được biết và tri ân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng tôi phản đối Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam xây nhà máy hạt nhân. Điều đơn giản là, sau tai nạn Fukushima thì Nhật đã phải quyết định đóng toàn bộ 54 nhà máy điện hạt nhân . Điều đó nói lên cái gì ? Đối với Nhật , phương thức dùng điện hạt nhân dễ gây thảm họa và thực tế đã gây thảm họa. Vì thế nhân dân Nhật và chính phủ Nhật đã đồng thuận bỏ nhà máy điện hạt nhân. Thế thì hà cớ gì mà Nhật lại viện trợ cái mà mình đã bỏ cho Việt Nam, là một một nước mà xưa nay chưa từng biết điện hạt nhân là cái gì cả ? Điều này rất khó hiểu. Cái mà mình không muốn có cho mình thì không nên đưa cho người khác ... Phải nói thẳng là chính phủ Việt Nam chưa bao giờ có kinh nghiệm về điều hành nhà máy điện hạt nhân và những tai họa có thể gây ra cho đất nước mình … Tốt nhất là không nên làm cái gì mà người ta từ bỏ. »

      http://www.viet.rfi.fr/viet-nam/20120515-nhieu-nguoi-viet-trong-va-ngoai-nuoc-phan-doi-du-an-dien-hat-nhan-do-nhat-tai-tro

      Xóa
  3. Nghe GS phân tích rất có lý.
    Tôi đồng ý ký tên phản đối xây dựng nhà máy ĐHN tại VN

    Trả lờiXóa
  4. Nếu VN cứ làm ĐHN thì sao? lúc đó Tổ quốc lâm nguy rồi !. Nếu có thảm họa như ở Nhật, ở Nga thì sao?Nếu TQ lại dạy cho VN bằng cách tấn công vào các lò phản ứng thì sao. Lịch sử VN đã hết rồi chăng? ! VN sẽ bị xóa
    tên trên bản đồ thế giới.Lúc đó các chú “ Thương binh nặng” có còn không?

    Trả lờiXóa
  5. CẢM ơn giáo su với lời lẽ phân tích sâu sắc , tôi đồng ý ký tên phản đối xây dựng nhà máy điện hạt nhân

    Trả lờiXóa
  6. Tôi luôn kính trọng GS, một nghị sĩ nhân dân đích thực. Dấu ấn của giáo sư trong các kỳ Quốc hội trước vẫn còn in đậm trong lòng dân với niềm kính trọng, tin yêu một con người trách nhiệm, một nhân cách lớn...Đất nước này cần phải có nhiều nhân cách Nguyễn Minh thuyết, Nguyễn Trọng Vĩnh, Lê Hiền Đức...Xin kính chúc giáo sư luôn mạnh khỏe...!

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn GS với những phân tích sâu sắc, có tình có lý.
    Tôi tán thành việc hủy bỏ dự án điện hạt nhân sớm chừng nào hay chừng nấy

    TH

    Trả lờiXóa
  8. Theo GS Thuyết:Năng lượng điện của hai nhà máy ĐHN dự kiến chỉ đóng góp được 4% vào tổng năng lượng điện quốc gia, trong khi lãng phí điện ở nước ta rất lớn. Như vậy, ta chỉ cần tránh để thất thoát, tiết kiệm triệt để ở các công sở...

    Trả lờiXóa
  9. Gs. Nguyễn Minh Thuyết - một nhà trí thức lớn đã có những câu trả lời xứng tầm, vừa "đủ liều lượng" - nói theo cách của mấy ông "Tư tưởng VH TƯ".
    Tôi ngưỡng mộ trí tuệ của ông.

    Trả lờiXóa
  10. Tôi đồng ý phản đối Điện Hạt Nhân

    Trả lờiXóa
  11. Người sử dụng điệnlúc 08:42 25 tháng 5, 2012

    Nhưng làm ĐHN khác với đóng gạch- Dẫu biết sự so sánh nào cũng khập khiễng nhưng ý nghĩa ẩn chứa đằng sau nó thật sâu xa:ôi tư duy của anh thợ gạch.
    Không biết đến bao giờ người ta mới thôi hội chứng vĩ cuồng nhỉ?

    Trả lờiXóa
  12. Cam ơn sự đóng góp rất trách nhiệm của chú Thuyết trong suốt thời gian chú làm đại biểu QH, cháu luôn theo dõi những bài phát biểu, tranh luận của chú tại nghị trường và rất khâm phục tinh thần trách nhiệm và kiến thức chuyên môn, trình độ hiểu biết của chú, thực sự cháu rất ngưỡng mộ chú là một đại biểu QH đúng nghĩa, chú là người có tâm, có tầm và thực sự vì dân chứ không như các ông nghị "gật" khác chỉ ngồi cho có tụ.
    Cháu biết rằng để làm được như chú không phải dễ,ngoài trình độ chuyên môn, kiến thức chú phải rất can đảm, dám nói vì chính trường cũng có "luật" của nó mà, chính vì thế cháu càng trân trọng những đóng góp rất tâm huyết của chú.
    Nhưng Việt Nam có thực sự dân chủ, nhà nước có là của dân, do dân và vì dân không chú???, điều này còn phải xem lại...
    Hiện nay dư luận nhân dân rất bất bình trước hàng loạt sai phạm có hệ thống nhưng không bị xử lý, từ vụ Vinashin, thủy điện Sông Tranh, sai phạm của Tổng công ty dầu khí, rồi tham nhũng, công an làm luật, kiểm lâm phá rừng, tai nạn, tội ác gia tăng, đường xá hư hỏng, nập lụt, kẹt xe triền miên, lạm phát tăng phi mã....nói chung rất nhiều tiêu cực nhưng có ai bị xử lý hay không???? hay tất cả bị chìm xuồng, kỷ cương phép nước không còn nghiêm.
    Thử hỏi xem chống tham nhũng mà quan bé từ xã, huyện, tỉnh đều sống vương giả nói chi đến cấp cao hơn! Tham nhũng ở đâu? ở đấy chứ ở đâu, nhưng quan trọng ai là Bao Công của Việt Nam thời nay, cần lắm chú Thuyết à. Nhân dân mất lòng tin vào công an, thậm chí còn nguyền rủa nữa, vì đâu vậy chú, hãy xem lại lực lượng vì dân quên mình này xem, ai cũng có xe hơi, nhà lầu, cũng bài bạc, đỏ đen...nhưng đã là hệ thống rồi chú Thuyết ơi, khó thay đổi lắm.
    Nói chung những người đứng đầu chính phủ, nhà nước đều biết hết, nhưng họ có làm hay không lại là chuyện khác, có khi họ muốn làm mạnh tay nhưng sợ rung cây động rừng, lại cháy nhà ra mặt chuột thì khổ, không khéo lại vạch áo cho người xem lưng à!
    Mong lắm thay đất nước Việt Nam có nhiều người như chú Thuyết giữa lúc nước nhà đang nhiễu nhương,an ninh quốc gia đang bị đe dọa nghiêm trọng như lúc này, cần lắm một người liêm trực, có tâm, có tầm, do dân và vì dân.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi biết vài trường hợp là các tiến sỹ Việt Nam đi làm nghiên cứu sinh về hạt nhân nguyên tử ở Nga về bị nhiễm xạ nhưng họ không biết, sinh con bị dị tật. Họ là những người trình độ cao, cả đời làm việc ở các phòng thí nghiệm yêu cầu kỷ luật cao mà còn vô tình bị nhiễm xạ chứ đừng nói chi đến vài ngàn kỹ thuật viên được đào tạo vài năm để vận hành cái nhà máy phức tạp nhất trần đời này. Tôi nghĩ các tiến sỹ đầu ngành về hạt nhân ở Việt Nam đều biết các cá nhân bị nhiễm xạ này, tại sao họ không lên tiếng cho con cháu thế hệ sau nhờ ! Buồn thay !!!

    Trả lờiXóa
  14. Bac Dien xem lai sao ngày 27 tháng 5 năm 2012

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bài báo này số ra vào ngày 27 tháng 5 bác ạ.

      Xóa
    2. He he... Đoc tin trên blog của bác còn nhanh hơn tin sắp ra mắt nữa...

      Xóa
  15. Điện hạt nhân nguy hiểm mà lại xây dựng chính giữa đất nước lại càng nguy hiểm hơn nữa vì thảm họa (nếu có) sẽ chia đều cho cả 2 miền!

    Trả lờiXóa
  16. Không biết "thương binh nặng" có đến yêu cầu báo Văn nghệ trẻ quậy phá và đòi gỡ bài phỏng vấn này xuống không ta.Kiện luôn Ông Đại biểu quốc hội đi Đồng ơi

    Trả lờiXóa
  17. Có thể đổi lại là: "KHÔNG THỂ ĐẶT CƯỢC TÍNH MẠNG DÂN TỘC" được không GS. Thuyết? Vì cháu nghĩ "KHÔNG NÊN" vẫn còn nhẹ quá. Chẳng có gì quí hơn tính mạng, mà tính mạng cả dân tộc thì không thể theo kiểu cờ bạc xóc đĩa 50/50 như ông Chủ tịch Tập đoàn Than khoáng sản TKV) phát biểu. Những người quyết làm điện hạt nhân quên mất phương trình nổi tiếng của Axtanh: E = mc2 (Năng lượng bằng trọng lượng nhân bình phương tốc độ ánh sáng). Như vậy m=E/c2 (trọng lượng bằng năng lượng chia bình phương tốc độ ánh sáng). Tóm lại: Chúng ta được sinh ra bằng năng lượng. Do vậy năng lượng có thể được tạo ra từ bất kể một gram, kg, tấn vật chất bất kỳ mà không phải chỉ là hạt nhân. Phải chăng thứ năng lượng quan trọng hơn là lòng người???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không thể đổi lại được Thích hán nôm ạ, bởi vì ngay lúc còn đương nhiệm GS đã bỏ phiếu chống rồi, bao nhiêu ý kiến đóng góp cũng như phản biện của các nhân sĩ, trí thức, các nhà khoa học chuyên ngành về lĩnh vực này dựa trên các số liệu, lập luận hết sức khoa học, chặt chẽ, logic đều không được lắng nghe và tiếp thu nghiêm túc.
      ĐBQH đương nhiệm-Nhà sử học Dương Trung Quốc từng nhìn nhận CHÚNG TA đang đi trên một đoàn tàu(đã xuất bến)mà không có phanh.

      Xóa
  18. Vô cùng kính trọng và ngưỡng mộ giáo sư Nguyễn Minh Thuyết. Đất nước đang rất cần những người như Ông. Cầu mong Ông luôn mạnh khỏe để giúp dân, giúp nước.

    Trả lờiXóa
  19. Chẳng phải nói đâu xa , chúng ta học người Nhật Ngay : Đóng cửa tất cả nhà máy điện Hạt Nhân và kêu gọi người dân tiết kiệm điện.Hãy bỏ một khoản tiền rất nhỏ để giảm tham nhũng,giáo dục ý thức tiết kiệm điện là được ít nhất là từ nay đến năm 2050.Phát triển nguồn năng lượng gió,sóng biển.
    HAY LÀM NGAY KHÔNG TRẬM TRỄ.

    Trả lờiXóa
  20. Các bài phát biểu nào của ông Nguyễn Minh Thuyết tôi đều rất " tâm phục, khẩu phục" rất khoa học và biện chứng. Nếu dân ta đều có những đại biểu QH như ông thì phúc cho dân tộc này biết mấy ?

    Trả lờiXóa
  21. Giáo sư nguyễn minh Thuyết là giáo sư của nhân dân.
    Hào kiệt đời nào chẳng có ,chỉ sử dụng thế nào thôi.thật buồn tiến sĩ a

    Trả lờiXóa
  22. GS. Nguyễn Minh Thuyết là một trong số ít người ở QH lúc đó phản đối điện hạt nhân. Hồi ấy, TS. Phùng Liên Đoàn (Việt kiều ở Mỹ), một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về điện hạt nhân cũng hết sức khuyên can chính phủ ta đừng xây nhà máy ĐHN. (TS. Diện có thể đưa lại loạt bài này trên baxite VN).
    Nhưng rồi nghị quyết xây nhà máy ĐHN vẫn được thông qua.
    Tuy nhiên hồi đó tình hình chưa cho nhận thức chín muồi như bây giờ.
    Vì lúc đó chưa xảy ra thảm hoạ Fukshima.
    Vì lúc đó nguy cơ Trung Quốc chưa lộ rõ như bây giờ.
    Vì lúc đó kinh tế VN chưa gay cấn như bây giờ.
    Vì lúc đó các tính toán hoang tưởng cố vống lên về nguy cơ thiếu điện đến năm 2020 chưa bị bóc trần.

    Trả lờiXóa
  23. Quá hay bác Thuyết ơi.

    Trả lờiXóa
  24. Thật sự là những người tài đức ở việt nam hiện nay không gặp thời

    Trả lờiXóa
  25. TS Hoàng Quy Thânlúc 12:55 25 tháng 5, 2012

    Là 1 TS trong ngành năng lượng tôi rất tâm phục các bài viết của GS VS Hoàng xuân Phú, GS Phạm duy Hiển và bài ở đây của GS Nguyễn Minh Thuyết. Mặc dầu GS không phải chuyên gia về ĐHN nhưng ông cũng đã rất chịu khó tìm đọc nhiều tài liệu và có những con số làm cho bài viết rất có giá trị thuyết phục chứng tỏ ông rất trăn trở về quyết định của chính phủ nên dù thiểu số nhưng ông đã không bỏ phiếu tán thành xây dựng 2 NMĐHN tại Ninh thuận do quốc hội tổ chức biểu quyết!
    Nếu những ai quan tâm đến vận mệnh sống còn của dân tộc chỉ cần đọc kĩ các bài viết nói trên sẽ tự suy nghĩ và chắc sẽ rất trăn trở về quyết định của chính phủ xây dựng 2 NMĐHN ở Ninh thuận.Là một KS TS trong ngành năng lượng tôi cũng cảm thấy rất quan ngại lo âu về quyết định của nhà nước quyết tâm xây dựng 2 nhà máy ĐHN theo tiến độ đã vạch ra một cách chủ quan mà k hề tham khảo các ý kiến chuyên gia đầu ngành do chính nhà nước ta cử đi đào tạo đã có tuổi nghề và tuổi đời cao rất am hiểu công nghệ hạt nhân.
    Năm 1983 tôi được tổ chức UNESSCO tổ chức đi tham quan khảo sát chương trình năng lượng tái tạo(Energie renouvellable)ở Pháp, Mali, Sénégal. Qua chương trình này tôi đã được đến tham quan 1 nhà máy điện hạt nhân hiện đại 1000MW,một trung tâm năng lượng mặt trời gồm gần 100 gương parabol (100m2/1 gương)mặt trời được tự động điều khiển để gương luôn luôn hướng vào mặt trời nhằm thu nguồn năng lượng lớn nhất,tất cả được phản chiếu vào 1 lò mặt trời hình chảo(ghép trên mặt tường của tòa nhà trung tâm nghiên cứu khoa học Pháp) tập trung nguồn năng lượng vào lò để sản xuất hơi nước cung cấp cho 1 bộ tua bin máy phát 2500 Kw. Chúng tôi còn tham quan các tuabin gió phát điện, cảng Narbonne và 1 khu rừng cho du lịch hoàn toàn được cung cấp bởi nặng lượng điện mặt trời, một trường đại học nông nghiệp và 1 khu dân cư mà tất cả mái nhà mái hiên đều gắn các pin mặt trời để cung cấp cho điện sinh hoạt của sinh viên và dân cư.
    Ở Mali và Sénégal tôi cũng được tham quan 1 số công trình tương tự trong đó có một nhà máy điện mặt trời loại nhỏ để cung cấp điện cho 1 bệnh viện và các thiết bị khác.
    Qua cuộc tham quan khảo sát này tôi thấy trừ điện hạt nhân ngoài việc đòi hỏi một đội ngủ chuyên gia giàu kinh nghiệm,còn lại về nhiên liệu công nghệ chế tạo xây dựng lắp ráp, vận hành khai thác an toàn, cuối cùng việc chôn lấp phế thải cũng như tháo dở chôn lấp nhà máy sau khi đã hết thời hạn vận hành an toàn là rất phức tạp đắt đỏ và tiềm ẩn nhiều nguy cơ nặng nề còn các loại năng lượng khác khác (gió, mặt trời và tương lai còn điện thủy triều , địa nhiệt...)đều rất an toàn và dể dàng lắp đặt vận hành sửa chửa thay thế. Nếu chế tạo được nhiều loại vật liệu mới để giảm giá thành thì việc sử dụng tua bin gió,pin mặt trời (Cellule solair)là rất thuận lợi với nhiều vùng ở nước ta và hầu như an toàn tuyệt đối. Mong rằng trước mắt chúng ta nên chú ý tập trung vào khả năng chế tạo khai thác các loại thiết bị cho 2 dạng năng lượng này thậm chí kêu gọi nước ngoài đầu tư xây dựng các nhà máy chế tạo pin mặt trời và tua bin gió để sản xuất điện từ 2 loại năng lượng này nhiều hơn bù đắp phần thiếu hụt cho các năm sắp tới.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn TS, còm hay lắm. Cám ơn GS Nguyễn Minh Thuyết người có tâm với Tổ quốc VN.

      Xóa
  26. Còn những trí thức như ông Thuyết, ông Diện thì còn Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Họ không hỗ danh là THẦY nào-TRÒ ấy!

      Xóa
  27. TS VẬT LÝ HỒNG QUANG - HÀ NỘIlúc 14:24 25 tháng 5, 2012

    Ông Thuyết, ông Diện, ông Hiển, ông Phú ... MUÔN NĂM !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chân Không cư sỹlúc 09:25 26 tháng 5, 2012

      Ông TS vật lý Hồng Quang cũng ... muôn năm.

      Xóa
  28. bảo ông nhung TBT báo CCB vào đây mà xem rồi xin nghỉ hưu đi cho con cháu ông ấy được nhờ

    Trả lờiXóa
  29. Một bài viết thật tuyệt vời ; vì tính sâu sắc có luận cứ khoa học ; Nói lên được tiếng nói của cử tri cả nước ; Tin rằng các nhà hoạch định chính sách sễ đọc và suy nghĩ để có hành động có lợi cho đân tộc ./.

    Trả lờiXóa
  30. Bùi Thạch Hãn cựu CBlúc 15:46 25 tháng 5, 2012

    Rất cảm ơn giáo sư Nguyễn Minh Thuyết,một con người tâm huyết với Nhân dân và Tổ Quốc,giáo sư đã và mãi là ĐẠI BIỂU chân chính của Nhân dân Việt nam.
    Đọc bài viết của Giáo sư tôi thấy Giáo sư thực sự trăn trở cho vận mệnh của Tổ Quốc và Dân tộc,giá mà những người lãnh đạo của chúng ta chỉ cần họ có mươi chục phầm trăm như Giáo sư Thuyết thì tốt quá?
    " Năng lượng điện của hai nhà máy điện hạt nhân dự kiến chỉ đóng góp được 4%(phần trăm) vào tổng năng lượng điện Quốc gia",một con số quá nhỏ nó không làm giàu cho đất nước được là bao? và so với cái giá chúng ta phải trả! tôi khẳng định rằng không có 4%(phầm trăm) năng lượng điện HN này đất nước ta không nghèo và Dân ta cũng không khổ có phải không các bác!
    Vậy mà một số người họ cứ xúi bẩy Chính phủ phải làm bằng được ĐHN,xét một cách toàn diện-như lời trưởng thôn Hiệp thì tôi thấy chẳng được lợi mặt nào cho đất nước và nhân dân,nhưng chỉ có một mặt lợi cho cái nhóm...là lợi cái MẶT TIỀN,bởi vậy bằng mọi giá với phương châm sống chết mặc bay tiền thày bỏ túi!làm..làm..làm!!!

    Trả lờiXóa
  31. Vẫn hằng kính trọng GS Nguyễn Minh Thuyết, bác là nhà trí thức có đủ cả TÂM, TẦM, TÀI. Những bài phát biểu của bác rất sâu sắc, rất thuyết phục.
    Tôi cũng tán thành việc hủy bỏ dự án điện hạt nhân sớm chừng nào hay chừng nấy.

    Trả lờiXóa
  32. Cảm ơn Gs N.M.Thuyết, tôi thật sự rất ngưỡng mộ Gs trong những lần ông đăng đàn trên QHội, cũng như trả lời phỏng vấn. Những lời nói của Gs có thể làm cho CP không ưng ý (như việc đề nghị ban thanh tra Vinashin). Nhưng tôi tin chắc chắn rằng lịch sử sẽ ghi tên ông, và những người VN chân chính luôn luôn ngưỡng mộ ông. Cũng xin nói thêm rằng cá nhân tôi không thích nhà sử học Dương Trung Quốc và PTT Trương Vĩnh Trọng vì chỉ thấy 2 ông này hoạt động trong lĩnh vực "ấn nút khởi công và cắt băng khánh thành" (nói theo ngôn từ của CP là đầu tư dàn trải không tập trung vào chuyên môn).

    Trả lờiXóa
  33. Tôi phản đối việc Chính phủ VN xây dựng nhà máy ĐHN. Tấm gương nợ công của Hy Lạp, Tây Ban Nha, Ý ... liệu quí vị lãnh đạo có biết ? Chính phủ VN, Bộ CKH_CN, Bộ Công thương ... hãy suy nghĩ về việc giảm thuế nhập khẩu cho các thiết bị, vật tư để phục vụ việc làm ra điện từ gió, từ ánh nắng ... hơn là suy nghĩ về ĐHN, thứ mà nhiều nước như Đức và cả Nhật nữa đang tìm cách xóa sổ.

    Trả lờiXóa
  34. Trân trọng cám ơn GS Nguyễn Minh Thuyết về nội dung trả lời phỏng vấn đã giúp tôi hiểu rõ được nhiều điều! Nếu những người có tâm, có tài như GS Thuyết lãnh đạo thì tình hình đất nước không trì trệ như hiện tại. Mong GS sẽ có những ý kiến đóng góp cho quê hương - đất nước. Xin cám ơn GS

    Trả lờiXóa
  35. Bước nhảy vọt về năng lượng nguyên tử của Nga tại Việt Nam.S. Balmasov
    Viết bởi Cộng tác viên
    Thứ năm, 11 Tháng 2 2010 20:29
    Mời các bạn đọc tin nóng nhất trong số 5 tin đươc đọc nhiều nhất của tờ Pravda, Nga. Đây là một trong những thông tin có ý nghĩa đột phá đối với việc việc đẩy nhanh phát triển nhóm cảng Trung Bộ. PGS. TS. Hoàng Xuân Nhuận giới thiệu.
    Tổ hợp các tập đoàn công nghiệp hàng đầu của Nhật (Toshiba, Mitsubishi Heavy Industries, Hitachi) đã thất trận trước "Rоsатом" trong cuộc đấu thầu dành quyền xây dựng nhà máy điện nguyên tử đầu tiên của Việt Nam và đồng thời là của Đông Nam Á.

    Theo thông tin trên tờ Nikkei, một tờ báo kinh tế có ảnh hưởng tại Nhật Bản, thì EVN đã trình Chính phủ công văn đề nghị Tập đoàn Rosatom của Nga xây dựng nhà máy điện nguyên tử (AES). Không hề có hoài nghi nào là ứng cử viên Nga sẽ được Chính phủ VN chọn. Điều này đã được xác nhận bởi một số nguồn tin của Nga và hàng loạt các hãng truyền thông nước ngoài.
    Tạm thời, thì thông tin trên chỉ liên quan đến việc xây dựng hai lò phản ứng với công suất của mỗi lò là 1 MW và tổng chi phí đầu tư là 2,7 triệu USD. Còn về tổng thể, với chương trình điện nguyên tử quốc gia, Hà Nội dự kiến xây dựng 2 AES. Mỗi nhà máy có 4 lò phản ứng và tổng chi phí đầu tư là 10,8 tỷ USD.
    Xin lưu ý rằng, khả năng phối hợp xây dựng AES tại Việt Nam đã được các chuyên gia Liên xô đề cập đến từ thập niên 1980. Khi đó, đã xác định được 2 vị trí xây dựng tại Trung Bộ. Thế nhưng Liên Xô đã sụp đổ và cho đến gần đây, những dự án này đã không được nhắc đến.
    Tuy nhiên, vào tháng 7 năm ngoái, trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Ngoại trưởng S. Lavrov đã ký bị vong lục về hợp tác giữ Rosatom với Bộ Khoa hoc-Công nghệ Việt Nam. Sau đó ít lâu, Tổng giám đốc P. Sedrovitsky đã tuyên bố là Rosatom, tập đoàn nhà nước của Nga, đã sẵn sàng tham gia đấu thầu xây dựng AES của Việt Nam.
    Có bốn đối thủ chính tham gia đấu thầu là Trung Quốc, Nga, Pháp và Nhật bản, trong đó nổi bật hơn cả là hai đối thủ sau cùng. Bởi lẽ, theo ý kiến chung của các chuyên gia thì về trình độ sử dụng nguyên tử phục vụ các mục đích hoà bình thì Pháp chỉ đứng sau Mỹ. Còn Nhật Bản là đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Thế nhưng Nga đã thắng và nhận được gói thầu nhiều tỷ USD.
    Tiện thể, xin nói thêm, là Toshiba và các đối tác của mình về năng lượng đã được Thủ tướng Iukio Hatoyama ủng hộ. Cụ thể là, vào tháng 12/2009 ông đã đích thân đề nghị TTg Nguyễn Tấn Dũng "quan tâm đến lợi ích của Tokyo trong đề án này” và để cũng cố thêm đề nghị của mình, ông đã đưa ra những đề xuất cụ thể và có lợi. Tuy nhiên – những cố gắng như trên đã tỏ ra là không hữu hiệu.
    Còn về Pháp, thì hiệp ước đã ký với Việt Nam vào năm 2009 về hợp tác trong lãnh vực năng lượng nguyên tử, mà các chuyên gia xem là nhân tố mang tính áp đảo, hoá ra cũng không giúp được gì nhiều.
    ,,,,,,,,,,,,,,,
    http://kinhtebien.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=203:bc-nhy-vt-v-nng-lng-nguyen-t-ca-nga-ti-vit-nams-balmasov-&catid=83:kinh-t-th-gii&Itemid=71
    http://www.pravda.ru/world/asia/southasia/10-02-2010/1011876-rosatom-0/

    Trả lờiXóa
  36. Bài viết của GS Nguyễn Minh Thuyết Về ĐHN ở Việt Nam là nột bài viết sâu sắc ,ngắn gọn và đầy tâm huyết xuất phát từ cái Tâm trong sáng của ông đối với dân tộc và đất nước.Rất nhiều chuyên gia hàng đầu về hạt nhân đã cho ý kiến : không nên làm ĐHN ở VN vào thời điểm hiện nay.Bởi lẽ làm ĐHN rất đắt,không an toàn,rủi do cao.Tất cả các nước tiên tiến đã từ bỏ ĐHN kể cả nước Nhật.Chẳng nhẽ VN muốn để lại dấu ấn để khẳng định mình!Thật là khôi hài.Thảm họa hạt nhân ở Nga, ở Nhật vẫn còn hiện ngay trước mắt, chẳng lẽ các nhà lãnh đạo đất nước không thấy sao?Hãy để con cháu làm điều đó khi VN có đủ điều kiện vật chất ,trí tuệ và con người phát triển cao.Đừng nên mơ mộng hão huyền mà dại dột đặt cược tính mạng của cả dân tộc vào ĐHN.

    Rất mong nhà nước của dân
    Lắng nghe ý kiến cho dân được nhờ!
    Chớ nên vô cảm,thờ ơ
    Dẫn đưa dân Việt đến bờ diệt vong.
    Chỉ vì dại dột chơi ngông
    Bơi ra biển lớn mà không rõ bờ!

    Trả lờiXóa
  37. Tôi ủng hộ các suy nghĩ của GS Thuyết. Đất nước ta có nhiều nắng, gió rất thuân lợi cho phát triển các nguồn năng lượng lành mạnh. Sau sự cố ở Nhật Bản tại Đức thế giới đã chứng kiến có sự thay đổi tư duy có thể nói là 180° đối với sử dụng điện hạt nhân. Và sau nước Đức thì cũng có nhiều nước Châu Âu muốn dần từ bỏ hẳn khỏi việc sử dụng nguồn năng lượng này.

    Trả lờiXóa
  38. Lòng tham hủy diệt môi trường sốnglúc 18:51 25 tháng 5, 2012

    Người dân Nhật cũng rất có thiện chí khi biểu tình đòi Chính phủ không được bán công nghệ ĐHN cho Việt Nam. Ở chiều ngược lại, vừa qua, một số nhà khoa học và các giới khác ở Việt Nam cũng đã gửi thư cho Thủ tướng Nhật Bản với mong muốn nước Nhật không đưa công nghệ ĐHN vào Việt Nam. Còn vì sao Việt Nam vẫn kiên trì thì câu hỏi này chỉ có thể tìm câu trả lời đầy đủ nhất từ Chính phủ.

    _______________________________

    Theo tôi, là một nước nhiệt đới, chúng ta nên đầu tư học hỏi, nghiên cứu làm điện từ năng lượng gió, từ nhiệt của mặt trời, chứ không nên phát triển ĐHN. Giá thành ban đầu có thể đắt nhưng khi cải tiến được công nghệ sẽ rẻ. Năm ngoái, tôi đi châu Âu, thấy những dàn điện gió trải khắp nước Hà Lan và những tấm pin mặt trời trải khắp nước Đức, tôi cứ mong một ngày nào điện gió, điện mặt trời cũng phổ biến trên khắp đất nước ta.

    Trả lờiXóa
  39. Tiết kiệm điện đi hỡi các công bộc của dân, chỉ cần các công bộc ấy biết tiết kiệm là sự thiếu hụt cũng được cải thiện đáng kể!
    Tôi xin kể một câu chuyện nhỏ, tôi cam đoan bằng danh dự là có thật!
    Hôm đó là ngày 18/05/2012 tôi vì công việc đã đến UBND phường VH - LB - HN. Tôi vào làm việc tại 3 phòng liên quan thì thấy 04 chiếc điều hòa không khí hiệu samsung chạy hết công suất trong khi cửa mở toang. Khi về vòng ra đằng sau tòa nhà 2 tầng của UBND này tôi đếm sơ sơ khoảng 30c điều hòa hai cục như vừa chứng kiến. Vậy đấy, lãng phí ở đây chứ đâu, đây mới chỉ là trụ sở một UBND phường!

    Trả lờiXóa
  40. Điện mặt trời và điện gió, thủy triềulúc 19:04 25 tháng 5, 2012

    Phát triển Điện mặt trời và điện gió, thủy triều,
    hay các loại năng lượng tái sinh như khí ga từ hầm GA BIO .....cũng đủ 50-60 % cho sinh hoạt gia đình.

    Xem thêm

    Ngôi nhà dùng điện mặt trời:

    http://vietbao.vn/The-gioi-giai-tri/Ngoi-nha-dung-dien-mat-troi/50729041/407/

    Đun nước nóng bằng năng lượng Mặt Trời - giải pháp tiết kiện điện hữu hiệu

    http://bde.com.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=145:un-nc-nong-bng-nng-lng-mt-tri-giai-phap-tiet-kien-ien-hu-hieu&catid=34:tin-tc&Itemid=55

    http://www.vatgia.com/4741/385022/b%C3%ACnh-%C4%91un-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-n%C3%B3ng-b%E1%BA%B1ng-n%C4%83ng-l%C6%B0%E1%BB%A3ng-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BB%9Di-8.html

    Trả lờiXóa
  41. Hà Nội sẽ bị đe dọalúc 19:16 25 tháng 5, 2012

    Đã và sẽ xảy ra thảm họa hạt nhân
    Hiroshima
    Nagashaki

    FUKUSHIMA

    CHERNOBYL

    QUẢNG ĐÔNG

    NINH THUẬN...........Quảng Ninh....Hà Nội

    Trung Quốc sẽ xây nhà máy điện hạt nhân gần Việt Nam

    http://vneconomy.vn/20100722105224273P0C9920/trung-quoc-se-xay-nha-may-dien-hat-nhan-gan-viet-nam.htm

    Theo GS. Phạm Duy Hiển: “Tất nhiên nước này không thể cấm nước khác xây dựng nhà máy điện hạt nhân trên đất của họ, nhưng ở đây còn có những điều khoản quốc tế mà chúng ta có thể viện dẫn, ví dụ như về quy định phải thông báo sớm...”. Thông thường yếu tố an toàn được đặt lên hàng đầu trong việc xây dựng các nhà máy điện hạt nhân, tuy nhiên với cự ly gần như nêu trên, trong trường hợp xảy ra sự cố vào mùa đông có gió mùa đông bắc thì Hà Nội sẽ bị đe dọa.

    Trả lờiXóa
  42. Trước khi quyết làm điện hạt nhân bằng mọi giá không cần ý kiến các nhà khoa học, trí thức . Vậy mục đích các ông làm ai cũng có thể hiểu được . Hãy suy nghĩ kỹ trước khi bỏ vào túi mình đồng tiền bất nhân để làm hại cả một dân tộc.

    Trả lờiXóa
  43. GS Thuyết phân tích thật xác đáng. Vô cùng thuyết phục. Ai không nghe chỉ có mắt mù, tai điếc hoặc không có tim.

    Trả lờiXóa
  44. Cảm ơn Thầy đã cung cấp cho đồng bào thông tin nóng hổi này. Bây giờ thì em tin là việc lên gân cổ làm điện hạt nhân của chính phủ có mùi lợi ích nhóm. Thưa thầy cho em hỏi: nếu Nhật vẫn vì lợi ích của họ mà quyết dụ dỗ bán công nghệ hạt nhân cho Việt Nam, tụi em tổ chức biểu tình sớm trước đại sứ quán Nhật, liệu có bị chụp mũ thế lực thù địch hay không? Đề nghị Thầy lên tiếng nhiều hơn về nguy cơ chết cả nước về điện hạt nhân để lớp trẻ cả nước biết và có quan điểm hành động thiết thực.

    Trả lờiXóa
  45. Đại Đoàn Kếtlúc 19:42 25 tháng 5, 2012

    Ta xây nhà máy điện hạt nhân ở sát biên giới Trung Quốc, có sự cố gì thì TQ cũng bị vạ lây.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. những góp ý không có một cái gì gọi là kiến thức, sao lại được đăng, không hiểu & thấy ngu ngu!!!

      Xóa
  46. chúng ta khỏi lo nếu ĐHN có vấn đề gì thì mấy ông "thương binh"xông vào Viện Hán Nôm bữa nọ xử lý Sẽ được sự cổ xúy của ông TBT báo CCB là ông NHung ..vô tư đi

    Trả lờiXóa
  47. Tôi ủng hộ Gs nguyễn Minh Thuyết,Phạm Duy Hiển và nhiều chuyên gia tâm huyết trong các ngành khoa học. Những điều Gs trình bày mang thông điệp rõ ràng là từ bỏ hoặc dời ít nhất 10 năm. Nhưng tôi không hiểu các đại biểu nhân dân có cảm nhận được về mối nguy do ĐHN hay không mà đã vội vàng quyết định?
    Có đáng buồn cho QH ta không?

    Trả lờiXóa
  48. Theo tôi nghĩ "dự kiến của Việt Nam là đến năm 2025 - 2030 sẽ đứng vào hàng thứ 15 thế giới về ĐHN" là hoàn toàn có khả năng thực hiện được, thậm chí chúng ta còn có thể "vượt kế họach" vì các nước tiên tiến trên thế giới đang tập trung phát triển các nguồn năng lượng tái tạo được, năng lượng xanh, bỏ ĐHN, còn ta "tiến" theo chiều ngược lại nên ... "hơn người" là cái chắc!!!

    Trả lờiXóa
  49. Hôm qua tôi đọc bài của Tiến sỹ Phùng Liên Đoàn về 8 lý do để Việt Nam chưa nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân và hôm nay đọc bài trả lời phỏng vấn GS Nguyễn Minh Thuyết thì càng thấy rõ ràng là chúng ta chưa nên xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Vậy thì không hiểu tại sao các bác lãnh đạo nhà ta vẫn cứ đè ra làm ĐHN nhỉ?Hay các bác ấy cứ cố tình không nghe, không biết? Thật là khó hiểu?! bác Phùng Liên Đoàn là chuyên gia về ĐHN của Mỹ đã có đến 40 năm nghiên cứu và trực tiếp làm ĐHN mà bác ấy nói như thế lại không tin được sao?Các nước có nền khoa học tiên tiến bậc nhất mà người ta phải từ bỏ ĐHN thì tại sao ta lại cứ lao vào làm? Là người dân bình thường tôi không dám nghĩ đến những việc quốc gia đại sự của đất nước nhưng tôi thấy buồn và lo cho tương lai của con cháu mai sau quá!Còn bây giờ tôi cũng còn đang không lo nổi cái thân tôi và gia đình đây?Hu hu!!!

    Trả lờiXóa
  50. Vừa rồi GS PHẠM DUY HIỂN ,có bài trên bauxite phát hiện việc Bộ Công Thương đã đưa ra nhũng"bằng chứng không đúng" khi trình bày trước QH ,để QH thông qua việc xây dựng nhà máy diện hạt nhân. Giáo sư kiến nghị phải hoãn việc xây dựng nhà máy diện hạt nhân để tính toán lại

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tính toán j nữa, Nhật và Đức nó chẳng tính mãi rồi à. Nên vứt cái dự án đấy vào sọt rác được rùi.

      Xóa
  51. Thương nhân dân Việt Namlúc 23:08 25 tháng 5, 2012

    Một bài viết trí tuệ, đầy tâm huyết và trách nhiệm với quê hương đất nước! Thầy tôi đó, Người hội tụ đủ TẦM-TÀI-TÂM-ĐỨC. Thầy ơi, con tự hào đã được là học trò của thầy.

    Trả lờiXóa
  52. HÃY NGHE CÁ BẬC HIỀN TÀI LÊN TIẾNG.TIÊNG NÓI CỦA HỌ LÀ TRIS TUỆ,LƯƠNG TÂM &TRACH NHIỆM.

    Trả lờiXóa
  53. Tuan vua qua dien ra hoi nghi cua tren 2000 lobbyst DHN tai CHLB Duc.Truoc vu Fukushima chac chan thu tuong Angela Merkel se co mat vi ba la nguoi co vu nhiet thanh nhat cho DHN,nhung lan nay khong thay bong giang cua chinh khach nao.DHN doi voi nguoi Duc nhu la benh dich hach khong ai ´muon dinh vao.

    Trả lờiXóa
  54. Toi da theo doi tu may nam nay khi GS.Nguyen Minh Thuyet con la Dai bieu quoc hoi khoa XI.Se la mot dieu la neu GS van duoc gio thieu ra ung cu vao QH khoa XII!
    Xin chuc GS va gia dinh luon manh khoe!

    Trả lờiXóa
  55. Có một thực tế trần trụi ở nước ta là các nhà thầu luôn có "lại quả" xứng đáng cho các nhà đầu tư dự án. Chi phí cho các nhà máy Điện HN lên đến cả chục tỷ USD thì đủ biết số tiền "lại quả" kia nhiều đến mức nào - hàng trăm triệu cho đến hàng tỷ USD; một số tiền rất đáng để 'nhà đầu tư' đem lương tâm mình ra để bán. Do vậy dự án Điện HN không thể dừng lại được đâu. Nhưng bây giờ thay vì xây ở Ninh Thuận thì nên đổi địa điểm là nên xây dọc theo biên giới các tỉnh phía bắc để các nhà máy này có thêm chức năng là vũ khí HN để phòng thủ bảo vệ biên cương??

    Trả lờiXóa
  56. Khoa học cần khách quan. Ta đã nghe từ phía GS. Thuyết, phía không thuận với ĐHN. Ta nên tìm cách nghe thêm các lập luận từ phía thuận, ví dụ nghe từ PGS. Vương Hữu Tấn (Viện Năng Lượng Nguyên Tử VN), một trong những người chấp bút chính cho dự án này. Có ai có cách gì đề nghị PGS. Tấn phản biện bài của GS. Thuyết, rồi đăng lên cho dân tình ta phán xét !?

    Trả lờiXóa
  57. Xây nhà máy điện hạt nhân thì dễ,NHƯNG NHIÊN LIẸU hạt nhân cho máy chạy hỏi lấy đâu ra? Việt Nam chưa có công nghệ làm giàu URANI...Lúc đó sẽ bị nước ngoài bắt chẹt, phải mua giá cao hỏi rằng điện hạt nhân có rẻ hơn các loại điện nguyên liệu sạch không? Chưa nói đến sự cố KT gây thảm hoạ hạt nhân.
    Mong rằng các nhà khoa học và những nhà hoặch định chính sách hãy tham mưu cho chính phủ việc nên hay không nên XD điện hạt nhân.
    Theo tôi nên XD trung tâm làm giàu URANI trước rồi XD nhà máy điện HN sau.

    Trả lờiXóa
  58. Ngoài vài ngàn người chia sẻ ý kiến ở đây thì hầu hết người Việt Nam, trong đó có phần lớn người "có học" vẫn còn mù tịt hay thờ ơ với vấn đề này. Phải vận động mọi người nhận thức và có hành động cụ thể, hiệu quả hơn nữa!!
    Nhất là các bác trong Quốc Hội, có thể gửi những bài như thế này đến cho họ đọc thì tốt quá. Chúng ta ở đây nói chẳng ăn thua gì...

    Trả lờiXóa