Thứ Hai, 2 tháng 4, 2012

THẢO LUẬN 1: TẠI SAO BẰNG CẤP CAO HƠN, VĂN HÓA LẠI LÙN ĐI?

 Ảnh: Internet
Tại sao trong xã hội ta, mọi thứ bằng cấp đều cao lên nhưng văn hóa lại lùn đi?
Nguyễn Hoàng Lê
- bài gửi riêng NXD-Blog 

Thư của tác giả Nguyễn Hoàng Lê:
Kính gửi TS Nguyễn Xuân Diện,
Tôi là một nhà giáo sắp về hưu, dạy học ở Trường Khoa học Xã hội Nhân văn mà TS đã từng học trước đây. Sáng nay tôi thấy trên Vietnam Net có một bài của ông Đỗ Huy  đưa ra một vấn đề rất hay để thảo luận là: Tại sao bằng cấp trong xã hội ta hiện nay thì cao mà văn hóa lại đang lùn đi. Tôi muốn tham gia thảo luận nhưng tờ tin này chỉ muốn xem phản hồi, không thảo luận. Tôi vẫn thường xuyên theo dõi Nguyễn Xuân Diện blog và thấy phần lớn những đọc giả của blog này là trí thức, nếu đưa vấn đề này ra thảo luận có thể có ích cho xã hội. Tôi xin nêu ý kiến của mình trước để Lâm Khang Tiên sinh đọc qua, nếu thấy được thì đưa lên trang của anh để mọi người cùng chiêm nghiệm. Chúc anh sức khỏe!
Nguyễn Hoàng Lê

Tôi lớn lên dưới thời bom đạn ở miền Bắc. Giờ đây tôi đã gần 60 tuổi, làm nghiên cứu khoa học và giảng dạy nên có điều kiện đi đây đó, tiếp xúc đủ hạng người, từ cao sang đến thấp hèn, từ lao động chân tay đến các bậc đại trí thức, từ Đông sang Tây. Nhiều bạn bè quốc tế thường hay hỏi tôi về cuộc sống mà tôi đã trải nghiệm trong thời chiến tranh. Đối với sự tưởng tượng của họ thì đó phải là những ngày đen tối và cuộc sống chỉ tràn ngập thương đau. Nhưng họ ngạc nhiên khi đối với tôi, tất cả những gì còn đọng lại trong ký ức của tôi về những ngày sống trong đói khổ tang tóc ấy không phải là sự vô cảm hay nổi loạn để giành giật sự sống mà là sự bừng sáng của tình người.

Tôi không thể nào quên người ta đã chia sẻ cho nhau mọi thứ mà họ có trên đời, từ những miếng ăn giản dị đời thường đến những điều quý giá nhất, sẻ chia tâm tình để động viên nhau vượt qua thời gian khó. Tôi có cảm giác như ngày ấy, con người sống cho nhau, sống vì nhau, và họ dường như đã quên đi cái tôi tầm thường ích kỷ, sẵn sàng hy sinh cho nhau, và tâm niệm chỉ sống bằng sự chân thành và lòng vị tha. Con cháu tôi hôm nay không thích nghe kể về những ngày ấy, vì đối với chúng, tôi đã sớm già nua và thích chuyện cổ tích. Thật khó để chúng tin rằng đã có thời cha ông chúng sống một cuộc sống như trong các câu chuyện cổ tích vậy. Nhưng đáng buồn hơn là vẫn có đó khoảng 1/3 dân số chúng ta hôm nay đã lớn lên trong những năm tháng cổ tích ấy. Vậy mà họ dường như cũng đã chóng quên rằng, tình người, nghĩa cả, và lòng vị tha đã từng tồn tại trên đất nước này, trong chính những ngày đen tối nhất của chiến tranh. Nhiều người trong số họ, chủ yếu những kẻ có địa vị xã hội và mức sống ở thang bậc cao, lại đang trở thành tấm gương cho con cháu về lối sống thực dụng, vô cảm, ích kỷ, dối trá và tham lam vô độ. Nhiều người trong số ấy thích đổ lỗi cho nền giáo dục mà quên đi rằng hệ thống giáo dục cũng chỉ là một phần trong cái hệ thống xã hội mà chúng ta đang sống mà thôi. Những người khác lại thích đổ lỗi cho nền kinh tế thị trường, cho lối sống gấp của chủ nghĩa tư bản giẫy chết tác động đến lớp trẻ hôm nay. Chúng ta không có thói quen tự phán xét mình, mỗi khi khó khăn, thường tìm nguyên nhân ở bên ngoài, còn tự cho mình “về bản chất là tốt”, chỉ vì “tiêm nhiễm” lối sống xấu xa từ bên ngoài. Đổ lỗi, hay như một thuật ngữ mà người trẻ hiện nay thích dùng, là “chuyền bóng cho người khác”. Điều này đã trở thành một nét văn hóa ứng xử phổ thông, hay một “tập tính” mới hình thành mấy thập kỷ qua, cả trong đời thường lẫn trong văn hóa chính trị ở đất nước này.

Ông Lê Đỗ Huy trong bài viết trên VietnamNet (2/4/2012) đã đặt ra một câu hỏi rất đúng rằng tại sao trong xã hội ta hiện nay, mọi thứ bằng cấp đều cao lên nhưng văn hóa lại lùn đi? Tôi rất đồng cảm với suy nghĩ của ông, rằng hiện tượng suy đồi đạo đức trong xã hội ta hôm nay không chỉ nằm ở nền giáo dục hay ở hành vi ứng xử của mỗi cá nhân mà phải đi tìm nguyên nhân ở chính trong hệ thống xã hội của chúng ta, trong cái nền dân chủ ngàn vạn lần hơn này, nó đã phát tán ra những chất xúc tác gì làm cho con người trở nên suy đồi về đạo đức? Để tham gia vào cuộc thảo luận do ông Đỗ Huy khởi xướng, tôi xin kể lại câu chuyện mà tôi đã tham gia hai tuần trước, vừa với tư cách là người trong cuộc, vừa là chứng nhân, như một chiêm nghiệm cho những quan sát của tôi về đạo đức và tình người trong xã hội ta.

Tôi và một đồng nghiệp, đồng thời là lãnh đạo một trường đại học hàng đầu của đất nước, cùng tham gia một cuộc họp quan trọng ở Đại học Chulalongkorn, Thailand vào giữa tháng Ba vừa qua. Tôi đi chuyến bay sớm, còn anh ấy bận họp hành nên đi chuyến bay tối. Nhưng trong lúc vội vã ra sân bay, anh ấy đã cầm nhầm hộ chiếu, và không kịp đi chuyến bay đã mua vé. Gọi điện cho vợ mang hộ chiếu ra sân bay, anh đăng ký chuyến bay đêm duy nhất sang Bangkok. Vì đã gần nửa đêm, mà hôm sau lại là cuối tuần nên anh hỏi chị có đi sang Bangkok luôn không, chị vợ đồng ý đi cùng chồng trên một chuyến bay mà không kịp chuẩn bị tư trang và tâm thế. Họ đến Bangkok nửa đêm về sáng khi trong túi chỉ có một ít đồng Baht còn sót lại trong chuyến công tác của anh lần trước. Họ cũng không thấy có khó khó khăn gì, ngược lại vui như đang tung tăng trên phố Hà Nội mà chẳng phải lo ngay ngáy vì bọn cướp giật, móc túi, hay bị cảnh sát cơ động khám xét khi đi chơi đêm quá khuya.

Sáng hôm sau, khi gặp nhau, chị vợ hỏi vay tôi ít tiền để tung tăng siêu thị mua sắm mấy thứ đồ dùng trong lúc anh chồng dự họp. Chị chẳng mua gì nhiều ngoài mấy thứ cần thiết nên số tiền tôi cho vay vẫn chưa cần đến, chị cất ở túi xách. Chiều tối hôm sau hai người ra sân bay để về Hà Nội vì anh phải dự một cuộc họp quan trọng ở trường, còn tôi ở lại Bangkok họp tiếp. Khi ra sân bay, chị đi chuyến bay sớm hơn bằng vé khứ hồi hôm trước, còn anh chờ chuyến sau bằng cái vé khứ hồi mà anh chưa dùng trong chuyến đi từ Hà Nội. Không may, khi làm thủ tục bay thì anh mới biết quy định của hãng Thai Airways là mua vé khứ hồi nhưng không sử dụng chuyến đi thì chuyến về cũng không còn giá trị. Anh ngậm bồ hòn làm ngọt, lặng lẽ ra quầy mua chuyến bay khác để về Hà Nội. Oái oăm thay, khi lục túi thì chỉ còn vài ngàn Baht, không đủ tiền cho loại vé rẻ tiền nhất, trong khi khoản tiền đủ mua vài vé máy bay mà họ vay của tôi thì lại nằm trong túi của vợ, thế mà chị ấy đã vào trong máy bay để về Hà Nội rồi. Trong cơn hoảng loạn, anh gọi điện cho tôi cầu cứu mang tiền ra sân bay ngay để kịp mua vé về chuyến chót trong ngày, mặt khác đi tìm những người Việt Nam ngồi cạnh đang chờ về nước cùng chuyến bay để vay thêm tiền. Một giáo sư, lãnh đạo một đại học lớn nhất nhì cả nước, phải hạ cố vay tiền đã là một sự nỗ lực ghê gớm, nhưng kinh khủng hơn cả là thái độ và cái nhìn lạnh lùng, dửng dưng, khinh khi, coi thường và đầy nghi kỵ bám sát theo từng bước chân anh trong cái nhà ga sân bay choáng lộn tưng bừng nhất khu vực này. Nửa tiếng đồng hồ, bất chấp sự khinh khi lạnh lùng, cố thuyết phục những người đồng hương, rằng anh là người tử tế, anh có địa chỉ tên tuổi đàng hoàng ở cái danh thiếp trang trọng mà anh chìa ra, nhưng đáp lại chỉ là sự vô cảm và những cái lắc đầu đầy ngụ ý đến rợn người. Trong vô vọng đến thất thần vì chỉ còn vài phút nữa thì quầy bán vé “last minutes” sẽ đóng lại, anh ngồi bệt xuống hàng ghế lạnh như băng ở sân bay Bangkok. Bỗng có một cậu thanh niên nhỏ bé tiến lại. Anh ta lễ độ hỏi bằng một thứ tiếng Anh giọng Thái rằng có phải ông đang cần tiền để mua vé về Hà nội không. Bạn tôi đã thú nhận rằng đúng như vậy. Người thanh niên rút ví ra, đếm cả đồng tiền lẻ cuối cùng, đưa tiền cho bạn tôi và nói: “Tôi chỉ là một sinh viên nên không có nhiều tiền, nhưng chắc có ích cho ông trong lúc này”. Người thanh niên ấy nói rằng cậu đã quan sát trong lúc ngồi chờ và thấy rõ mọi việc nên anh không cần phải giải thích gì thêm. Cậu đưa cho bạn tôi số liên lạc, và nói khi nào anh có tiền trả lại thì liên lạc, bằng không thì cứ coi như cậu ấy biếu anh khi lỡ độ đường. Mua được cái vé vào phút chót trước khi quầy đóng lại, bạn tôi mừng khôn xiết, và giữ anh ta lại nói thêm đôi câu chuyện trong lúc chờ tôi đến. Thật may là tôi vừa kịp phóng taxi ra sân bay đúng lúc người thanh niên này phải vào máy bay. Tôi trả lại số tiền anh ta đã đưa cho bạn tôi, và được biết anh ấy đang là sinh viên năm thứ 3 ngành Y Đại học PhuKet ở phía nam Thailand. Anh đến Bangkok nghỉ cuối tuần và đang trên đường về nhà cho kịp buổi học đầu tuần ngày mai. Tôi cũng chẳng kịp nói chuyện với bạn tôi vì giờ vào máy bay đã sắp đến.

Chúng tôi chia tay ở sân bay, nhưng trên chuyến taxi trở về Băngkok, tôi không ngớt suy nghĩ về hành vi giản dị nhưng cao cả của cậu sinh viên Thái. Tôi tin bạn tôi cũng đang suy nghĩ giống tôi, dù giờ này có thể anh đã yên vị trong khoang máy bay hạng bét để về Hà Nội. Tôi cứ miên man đi tìm câu trả lời cho đạo đức và niềm tin của con người vào đồng loại trong xã hội ta hôm nay. Tại sao ở một đất nước tư bản láng giềng, nơi mà chúng ta vẫn thường dạy cho học sinh rằng ở đó đầy rẫy xấu xa và thối nát, rằng ở nơi đó, người ăn thịt người, còn xã hội ta thì vạn lần tươi đẹp hơn trên thế gian này, nhưng hành vi ứng xử của con người ở hai xã hội ấy, mà tôi đã trực tiếp nhìn thấy, thì lại khác nhau xa nhau nhường ấy? Tại sao nhiều người trong chúng ta đã mất đi niềm tin ở tính thiện của con người, ở tinh thần sẻ chia lúc hoạn nạn, khó khăn? Tôi vẫn đinh ninh rằng chính sự giả dối đang lan tràn trong hệ thống của chúng ta mới là căn nguyên hàng ngày hàng giờ tác động đến lối sống của người dân, làm băng hoại đạo đức tốt đẹp vốn có ở họ.

Và tôi vẫn không ngớt nghĩ về những năm tháng tối tăm gian khổ trong chiến tranh nhưng thấm đẫm tình người, thấm đẫm niền tin và tính thiện ở con người. Chính niềm tin và tính thiện ấy đã giúp chúng ta đi qua những năm tháng gian khó, và sự giả dối, hay thói đạo đức giả của hệ thống hôm nay đang hàng ngày hàng giờ làm băng hoại và giết chết những giá trị đạo đức tốt đẹp vốn có ở con người, ở trong xã hội ta. 

N.H.L
_______________

NXD-Blog: Chư vị có bài thảo luận, trao đổi ý kiến, xin gửi về Email: lamkhanghn@yahoo.com.vn. Xin đa tạ chư vị!

70 nhận xét :

  1. Hay quá mất thôi !!!

    Trả lờiXóa
  2. Lê Phúc Sông Hươnglúc 14:58 2 tháng 4, 2012

    Tôi thấy vấn đề rất đơn giản :Có hai loại văn hoá , VH tri thức và VH ứng xử
    VH tri thức là nền tảng , VH ứn xử mới là quan trọng . Hay nói một cách khác cả hai loại hình VH hỗ trợ nhau đều rât quan trọng trong cuộc sống ,ko thể coi nhẹ bên nào ( Chính vì vậy vẫn có giáo sư đánh vợ...Tiến sĩ nghiện hút ...
    Bằng cấp chỉ là VH tri thức , nhưng VH ứng xử lùn di là bình thường

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy Sông Hương đánh giá rất dúng...

      Xóa
    2. Thực ra từ cái gốc "văn hóa XHCN" đã làm nên tất cả sự suy đồi ấy.
      Các anh chị sống ở miền Bắc trước 1975 thực lòng trả lời câu hỏi sau:
      "Có phải đúng như tác giả viết mọi người khi ấy sống thành thực với nhau không ?"
      Phải chăng khi mọi người đều "nghèo" như nhau thì làm gì có cái cảnh phân biệt, so đo...để có cái gọi là "văn hóa ứng xử" tồi tệ như hiện nay ?

      Xóa
    3. Theo tôi Sông Hương đã nhầm đó ko phải là VH ứng xử ...

      Xóa
    4. Sông Huong ơi..! không phải dó là VH ứng xử ..Cậu sinh viên Thái ấy vấn đề ở tình người nửa...!

      Xóa
  3. Chủ nhật 1/4 : Tôi đang đạp xe đi thể thao thì nhận được điện báo của bác Khánh : " Nhà tôi đang bị 4 công an vây hãm ", tôi vôi đạp xe hơn 3 tiếng đồng hồ để đến giải cứu vợ chồng ông già trên đất thủ đô ngàn năm văn hiến. Tới cổng, sau vài câu cằn nhằn của tôi, tôi chưa kịp lấy máy ảnh ra chụp thì mấy người chốt chặn cổng nhà ông khánh được lệnh cấp trên rút để trao trả tự do cho gia đình một công dân hiền lành già nua...Hành sử của chính quyền bất chấp luật pháp như vậy cộng với cái hèn sợ bị đàn ấp...của người dân xung quanh nhà ông Khánh nên chẳng ai dám tỏ ra phản ứng gì với cái đám thừa hành cộng vụ tại cổng nhà ông Khánh. Tô lại đạp xe về đến nhà, có 3 ông bạn hay đi bộ thể thao với tôi biết chuyện, 1 ông mỉm cười khó hiểu còn 2 ông thì cho rằng tôi " hâm " "vô ích, chẳng lợi gì cho cái thân già"...
    Ôi nền dân chủ gấp vạn lần tư bản giãy chết là thế đó. Và tình người cũng từ đó mà ra ....

    Trả lờiXóa
  4. Đấy chính là cái khác nhau cơ bản giữa TRÍ THỨC và TRI THỨC. Tri thức làm NGƯỜI.

    Trả lờiXóa
  5. GS Tương Lai có bài "Vòng tròn nhỏ..." rất hay. Người ta lấy cái "không thực" đế áp đặt vào cuộc sống thực, cái xuống cấp bắt đầu từ đó.

    Trả lờiXóa
  6. Bài viết của tác giả, kể cả bài của Bác Đỗ Huy ,là đúng sự thật đang diễn ra ...nhưng dưới một tiêu đề về bằng cấp và văn hóa để cho " mềm đi ", mấy ông lãnh đạo đọc đỡ cay cú...Nếu nói chính xác là đạo đức, nhân cách con người đang xuống cấp nghiêm trọng. Thâm chí, không phải là xuống cấp vì có đâu mà xuống mà thật sự là rất nhiều người, rất nhiều hiện tượng vô đạo đức, vô cảm, vô văn hóa, vô nhân cách, tàn ác...( ngàn cái vô ) mà các tác giả mới chỉ nêu vài ví vụ thôi. Điều này nhiều người thấy, nhiều người biết. Lý giải nguyên nhân một cách đầy đủ và chính xác kể ra cũng không khó lắm. Vấn đề là ở chỗ : Ai yêu cầu lý giải ? Ai đủ trí tuệ và lòng dũng cảm để lý giải thật chính xác ? Và quan trọng nhất là ai sẽ giải quyết, khắc phục tệ nạn này ? Tôi là người thuộc thế hệ Bác Nguyễn Hoàng Lê.Cầm súng ra trận dù biết là có thể phải hy sinh nhưng lòng vẫn thấy nhẹ nhàng vì tin vào ngày mai tươi sáng. Nhưng thật buồn, trong rất nhiều trường hợp muốn làm người tốt bây giờ cũng không phải dễ. Còn trường hợp không cho người đồng hương gặp bất trắc vay tiền mà Bác đã kể thì thật là quá tệ. Hết chỗ nói.Đúng là vô đạo đức rồi. Thôi hy vọng sang thế giới bên kia vậy Bác Lê ơi!

    Trả lờiXóa
  7. Người dân thời nay càng ngày càng ích kỷ vô tâm. Nhìn thấy ăn mày thì xua đuổi chứ không cho, vì sợ lừa gạt chộm cắp. Nhìn thấy đánh nhau thì không can vì sợ mình bị vạ lây. Nhìn thấy trộm cướp thì dửng dưng vì sợ báo thù.
    Bản tính vô cảm này không phải tự nhiên mà có mà do tâm lý đề phòng , phòng thủ tự nhiên phải có do thực tế xã hội đầy tệ nạn ép buộc. Xã hội băng hoại, đầy lừa lọc, nguy hiểm là do công tác an ninh, cơ quan công quyền quản lý về an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục... của chính quyền kém. Công vụ kém là do các viên chức nhà nước chỉ lo tư lợi chứ không chuyên tâm làm đúng chức năng của mình.
    Mà nhà nước lại không có cơ chế để đào thải những viên chức băng hoại đạo đức này, chỉ toàn đóng cửa bảo nhau, kiểm điểm , khiển trách... nên bện sinh bệnh. Ngày càng nặng hơn. Rồi tất sẽ đến ngày loạn thôi.

    Trả lờiXóa
  8. "Hiền dữ phải đâu là tính sẵn
    Phần nhiều do giáo dục nên"
    Nói nhiều, nói mãi cũng thế thôi vì quan chức hiện nay từ to đến bé chỉ lo chạy bằng cấp, đủ thứ gian dối thì làm sao đạo đức xã hội chả suy đồi. Thượng bất chính hạ tắc loạn mà. Có bằng cấp bằng mọi giá để có địa vị vơ vét được nhiều. Buồn thay, buồn thay!!!.
    Cứ nhìn bên Hàn Quốc, bên Nhật quan chức chỉ phạm lỗi nhẹ họ cũng xin từ chức. Ở Việt Nam văn hóa từ chức chẳng có, thì người dân còn biết tin ai?. Dân kêu trời, trời không thấu, hơi một tý là vu cho phản động, thế lực thù địch dật giây, là cho vào cải tạo không xét xử.Đúng là xã hội ta "ngàn vạn lần dân chủ hơn xã hội phương Tây"

    Trả lờiXóa
  9. Người Sài Gòn :

    Ngày xưa : " Nhân chi sơ - Tánh bản thiện "

    Ngày nay : " Nhân chi sơ - Tánh bủn xỉn ( hoặc Tánh ích kỷ ) "

    Trả lờiXóa
  10. Một bài viết quá hay và khá thẳng thắn, rất đáng để mọi người suy nghĩ. Nhất là những người có chức, có quyền trong hệ thống chính trị của đất nước ta. Sự giả dối, bao biện của tầng lớp cầm quyền đã làm cho xã hội mất niềm tin, nhiễu loạn, cái xấu, cái ác mặc sức hoành hành!

    Trả lờiXóa
  11. Huy Răng:
    Tôi có 3 người chú.Cách nay chừng 15 năm,các chú đều giữ những chức vụ cao trong tỉnh.Một làm bên Đảng.Một làm bên công an.Một làm bên viện kiểm sát.Tôi là cháu trưởng,thờ ông bà cố.Mỗi lần cổ cúng,các em,các cháu,dâu rể nội ngoại đông vui và ấm cúng lắm.Lần lượt,các em các cháu...thông qua tình cảm họ tộc,được sự giúp đỡ của các chú tôi,tất cả đều học hành,đỗ đạt,có chỗ làm như ý.Nay các chú tôi già,về hưu,qua đời.Cổ cúng ở nhà tôi bắt đầu thưa người và đến giờ,chỉ còn mấy đứa em,đứa cháu thuần nông đến thắp cây hương,lo bình hoa,nãi quả.Soi lại mình, ăn ở,cư xử có gì sai khuyết không mà sự tình ra đến nỗi này.Tự thấy,trước sau mình vẫn tốt với ông bà,thân tộc,họ dòng.Thời gian,lắng nghiệm lại, mọi người,mọi việc:bà con thân tộc họ dòng,những điều thiêng liêng ấy,chẳng qua,với một số người,là miếng ván qua cầu.Sang bên kia rồi,nghĩ cho cùng,cây hương dâng cúng,tiếng thưa trình ông bà bác chú thuở nào,là cái trò bịp đời.Chợt tôi xúc động và cảm phục,khi đọc tin, có người con của Ba Đồn, hiển đạt,vễ làng xưa,dám bỏ ra cả tiệu đô để xây lại cái đình làng trang nghiêm,cổ kính,cặp giếng làng trong mát nước quê.Phần nào,cơ chế xã hội đã can thiệp,xóa nhòa cả văn hóa tri thức và văn hóa ứng xử.Tôi cảm nhận như vậy.Tuy vẫn băn khoăn độ chính xác và đầy đủ về suy đoán của mình.Tôi không trách ai cả.Gắng sống,gắng lo tròn bổn phận,đạo lý của một con người bình lặng,trong một kiếp người ngắn ngủi mà đầy mưu mẹo,chông gai...

    Trả lờiXóa
  12. Bắt đúng bệnh nhưng chưa có thuốc chữa!!!!!

    Trả lờiXóa
  13. Qua câu truyện của bác NHL tôi xin kể câu chuyện này để so sánh.
    Bác hàng xóm nhà tôi ngày ấy là cán bộ ban tuyên huấn tỉnh, bác là người tiết kiệm và mẫu mực, nhà bác đông con lắm tận 7 anh chị. Con đông nên nhà nghèo bác tiết kiệm đến mức ăn mít còn giữ lại hạt mít để luộc còn sơ mít muối dưa ăn cho đầy dạ dày, bụi chuối trước cửa nhà cứ trổ buồng nào thì phải cử con cái trông nom không có bọn trẻ ranh nó vặt chấm muối hết. một ngày kia bộ đội hành quân giã ngoại qua cửa cả một hàng dài tới cả cây số nhận được tin ấy 2 bác chặt cả buồng chuối xanh cho vào nồi bánh trưng luộc chín, rúm thêm ít muối trắng gói vào lá chuối bóp chết con gà mẹ đang ấp trong chuồng vặt lông nháo nhào rồi rang mặn gọi là tiếp tế cho các chú Bộ đội mà không gì nhà bác ấy đâu nhiều nhà khác đều có quà cho các chú bộ đội thôi thì nhà ai có gì cho cái nấy: Chuối thì buộc lạt vào nải, nước thì đun cả nồi rồi thả vào nắm chè tươi, thuốc lào chia ra từng rúm nhỏ gói vào giấy báo tất cả để trên cái mâm nhôm kê bên vệ đường nơi đoàn quân đi qua.
    Anh chỉ huy thì không cho nhận đâu nhưng dân phố cứ quàng đồ tiếp tế vào cổ rồi động viên cố gắng các con ạ.
    Trải qua mấy mươi năm cũng trên con phố ấy khi bộ đội thi công mắc dây thông tin chạy qua cửa một nhà kia, nhờ bóng cây nhãn cổ thụ râm mát chúng tôi ngồi nghỉ nhờ buổi trưa, căn nhà đối diện cả buổi trưa hôm ấy đóng cửa im ỉm nhưng cả gia đình ngồi trong nhà, thấy trẻ con đáng yêu nên một vài chú bộ đội đến bên cửa sổ xin nước và nói chuyện:" Sao cháu không ngủ trưa, cháu bé nói Mẹ cháu bảo cả nhà phải thức trông nhà NÓ mà xin cái gì không được mỏ cửa không có mấy thằng nó vào nó khoắng hết đấy."

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng không trách bà mẹ ấy được! Hãy soi lại gương xem hình ảnh các chú bộ đội bây giờ ra sao?
      Tôi may mắn là đang được sống giữa một khu tập thể của nguyên - đương kim lãnh đạo bộ "Bộ đội" nên niềm tin suy giảm quá nhiều vì những điều hàng ngày nghe nhìn thấy!

      Xóa
  14. Xã hôi ta là một xã hôi không bình thường vì vậy văn hóa lùn đi là chuyện bình thường.

    Trả lờiXóa
  15. Từ cổ chí kim, xã hội nào cũng tồn tại hai thế lực là chính đạo và tà đạo. Nếu chính đạo lấn át tà đạo thì số đông con người ta sống sẽ nhân, nghĩa, lễ, tín. Khi đó xã hội là một xã hội thịnh và có văn hóa. Nếu tà đạo lấn át chính đạo thì tất nhiên phải ngược lại thôi. Đơn giản như vậy mà có người phân tích quá dài dòng, đọc mỏi cả mắt.

    Trả lờiXóa
  16. Các bạn thử nghĩ xem nhé con người ta bao gồm cả xác và hồn, xác ta thì ăn hàng ngày từ khi mới sinh, còn hồn ta các bạn cho anh gì?

    Chính những thức ăn bên trong mới nuôi dưỡng và người ta phát triển lên thành NGƯỜI.

    PHẬT lấy TỪ BI, còn CHÚA lấy BÁC ÁI làm phương châm sống cho mọi người nhưng mấy ai thực sự được học tới nơi tới chốn để hiểu hết việc ấy.

    Ngày nay con người ta đã qua lưng lại với ĐẤNG TẠO HÓA chính là quay lưng lại với những quy luật của Ngài thì con người ta phải trả giá.

    Trả lờiXóa
  17. Tôi sau khi được học từ trên ghế nhà trường. Với 'bôi nhọ' Tư bản thế này thế kia và sau khi biết thông tin thực sự về đất nước Hàn Quốc một nước 'thuần tư bản' và đặc biệt là xem qua các bộ phim Hàn Quốc tôi gần như đã khóc. Bởi tại sao một nước Tư bản mà họ ứng xử thấm đậm tình người thế? sao họ cư xử với nhau có nguyên tắc và có văn hóa đến thế!??

    Trả lờiXóa
  18. Đạo đức không tự nhiên băng hoại, không tự nhiên xuống cấp. Con người bây giờ nếu cứ thật thà, khẳng khái thẳng đầu mà sống liệu có còn sống nổi không?
    Cái đạo đức lớn nhất là tình yêu Tổ quốc, bây giờ nói đến người yếu bóng vía phải quay mặt đi.
    Hình như ông Dương Trung Quốc có lần nói mỗi khi phát biểu xong cái gì phải sờ lên cổ xem cái đầu có còn không.
    Cái nghi kỵ, cái đề phòng, cái sợ hãi (và đồng thời với nó là cái hung hãn, liều mạng) lâu ngày thấm vào máu, thành bản năng sinh tồn.

    Trả lờiXóa
  19. "Tại sao ở một đất nước tư bản láng giềng, nơi mà chúng ta vẫn thường dạy cho học sinh rằng ở đó đầy rẫy xấu xa và thối nát, rằng ở nơi đó, người ăn thịt người, còn xã hội ta thì vạn lần tươi đẹp hơn trên thế gian này, nhưng hành vi ứng xử của con người ở hai xã hội ấy, mà tôi đã trực tiếp nhìn thấy, thì lại khác nhau xa nhau nhường ấy?"


    Chuyện xã hội tư bản tốt đẹp hơn XHCN thì ai cũng biết từ lâu rồi, nói ra thì nhàm và ấu trĩ. Riêng tôi, tôi nhận thấy xã hội Việt nam hiện nay không có gì liên quan XHCN hay TBCN. Tất cả chỉ là một mớ bòng bong quấn quyện vào nhau để sinh tồn, thật kinh ngạc!!!
    Có thể nói đó là 1 xã hội gần giống với xã hội hoang dã khi người với người đạp lên nhau để sống, người với người không có niềm tin, chưa từng thấy xuất hiện trong lịch sử bao nhiêu năm của dân tộc. Câu thơ "người với người sống để yêu nhau" nên sửa lại "người với người sống để hại nhau" khi hàng loạt vụ án giết người đẫm máu, lừa đảo siêu hạn mất nhân tính, hiếp dâm tàn bạo... được đăng tải hàng ngày hàng ngày... trên phương tiện truyền thông.

    Trả lờiXóa
  20. Ông Lê,
    Bài viết của ông rất xác thực về lối sống hiện nay. Nhưng, nguyên nhân do đâu? Những phân tích của ông rất chính xác nhưng chưa đầy đủ. Tôi tuy kém ông hơn một giáp nhưng cuộc sống rày đây mai đó giúp cho tôi có vài nhận xét nhỏ. Xưa tôi đi học, giờ tôi vẫn còn nhớ bài Mạnh Mẫu dạy con, bài học của năm lớp nhì (lớp 4 bây giờ), bài học đạo đức này nhẹ nhàng đi vào lòng một đứa trẻ chứ chúng tôi đâu cần những chũ nghĩa vĩ đại như học sinh bây giờ. Và những bài học đại loại như vậy đã hình thành nhân cách những người thế hệ như chúng tôi. Và chúng tôi “thi ân bất cần báo”, cái mà xã hội ngày nay có người cho rằng dại, có người cho rằng ngông. Song, những năm gần đây, “thi ân bất cần báo” như chàng trai nước ngoài kia cần phải được cân nhắc lại, không phải riêng tôi mà cả một thế hệ những người như chúng tôi. Vì sao, thưa ông, với những người chức sắc càng cao, chúng tôi càng cẩn trọng. Chúng tôi có thể cho một người bình thường, hoặc thậm chí một kẻ cù bất cù bơ mượn tiền mà không yêu cầu họ trả lại khi nào và cũng không cần biết họ ở đâu mà chỉ biết rằng đó là một người đang cần sự giúp đở, thế thôi. Với những người như ông hoặc đồng nghiệp của ông, xin lỗi ông, chúng tôi không “lộ kiến bất bình, bạt đao tương trợ”. Bởi vì, một lần nữa xin lỗi ông, chúng tôi sống bằng nghĩa khí chứ không bằng lời nói ba hoa. Với chúng tôi, giá như đồng nghiệp của ông biết cách ứng xử vào lúc đó thì có thể người ta sẽ giúp ông ấy (lời nói chẳng mất tiền mua); và giá như người ta không biết ông là lãnh đạo một trường đại học danh tiếng (do ông ấy đưa danh thiếp). Khi viết những dòng này cho ông, tôi cũng biết rằng có nhiều điều nghịch nhĩ. Vì tôi cũng xuất thân từ trường Đại học KHXH và NV TP.HCM. Rất tiết không biết địa chỉ email của ông để trao đổi trực tiếp.
    Chúc ông khỏe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi, ông Hoàng Lê có cách nhìn không hợp lý trong trường hop của bạn ông.

      Thứ nhất, cách bạn ông hỏi mượn tiền có thể không phù hợp. Nếu đã đi mượn tiền thì cần phải cầu thị, không phải theo kiểu hạ cố đi mượn/vay tiền (thái độ rất chi là kẻ cả). Dù bạn ông có là người làm to không có nghĩa là người khác phải cho ông đó vay. 1/2h không phải là vấn đề lớn nếu cách vay tiền dầy vẻ trịch thượng thì kết quả như trên là tất yếu.

      Thứ hai, anh sinh viên Thái cho mượn tiền bởi vì anh ấy tin vào tính thiện của ông giáo sư nọ - điều mà ông ấy không thuyết phục được đồng hương của mình. Điều này cũng không thể đem so sánh tính cách của 2 dân tộc được khi số người liên quan quá it.

      Thứ ba, ông là người có học, chắc ông cũng không thể đánh đồng những cảm xúc từ quá khứ xa xăm để đánh giá hiện tại. Nếu ông chỉ muốn ôn lại quá khứ thì đó là chuyện riêng tư nhưng nếu ông muốn so sánh quá khứ với hiện tại thì ông nên dùng lý trí để đánh giá. Tôi không cho rằng hồi xưa cái gì cũng đẹp, cũng tốt. Nếu quá khứ tốt đẹp như vậy thì ông có thực sự muốn quay lại thời xưa để sống không? Cái "vàng son" thời ấy còn lung linh bởi vì những quan niệm bó buộc của xã hội chưa cho phép những tệ đoan bùng phát thôi. Và người ta không cho phép ai tiết lộ những mặt trái của tấm huy chương ấy. Bây giờ, ràng buộc xã hội cả về đạo đức lẫn pháp luật lỏng lẻo hơn nên những câu chuyện trong bóng tối mới ùn ùn trỗi dậy.

      Và cuối cùng cũng xin ông coi lại quan niệm ấu trĩ về CNTB giãy chết. Đó có thể là sản phẩm của trí tưởng tượng có vấn đề của những người Việt thiếu đói thông tin cực kỳ ở thập niên 70-80s chứ nhất quyết không thể nào là câu đầu môi ở những người có học hiện nay được. Viết về TB giãy chết không thể nào cung cấp thêm chút thông tin cho người đọc ngoại trừ làm bài viết thêm nặng nề. Trước khi tranh luận về tính ưu việt của 1 thể chế, 1 chủ nghĩa, điều cần nên làm là tranh luận về những hành vi/hành động mang tính người. Nếu làm việc phi nhân tính thì không thể nói những điều đao to búa lớn được.

      Có ít lời mạo muội cùng ông, có chi mong ông lượng thứ.

      Xóa
  21. Đừng lý tưởng hóa quá cái thời cách đây mấy chục năm để mà đối chứng với bây giờ. Tôi lại nghĩ thực tế bây giờ có mầm mống từ mấy chục năm trước mà hồi đó người ta không thấy, còn bây giờ thì cứ hoài cổ(có cả ảo).

    Trả lờiXóa
  22. Bài viết của thầy rất hay và sát thực.
    Văn hóa bị suy đồi vì chỉ cần ra đến đường là đầu óc ta phải suy nghĩ tiêu cực: công an GT, chen lấn, ồn ào, bụi, móc túi, ăn xin... xa hơn một chút thì - phải làm sao với các quan trên, đút lót thế nào, uốn lưỡi ra sao...
    Niềm tin bị mất dần, tình người nhạt dần. Phải làm sao đây?

    Trả lờiXóa
  23. Công dân miệt vườnlúc 02:03 3 tháng 4, 2012

    Những cách đối xử của CA , CQ với cô Trần thị Nga ở Phủ Lý, với hai cụ Khánh-Trâm ở Hà Nội, với những người yêu nước như Ts Nguyễn Xuân Diện, như blogger Nguyễn tường Thụy, với người phụ nữ Bùi thị Minh Hằng và nhiều thanh niên bị bắt nguội khác phần nhiều là giáo dân CG ở Vinh. Những cách xử lí của CQ với những tiếng kêu oan của người dân vì bị cưỡng chế đất đai chẳng ai giải quyết thỏa đáng. Tất cả những cái đó diễn ra hàng ngày, xuất hiện trên những trang như blog NXD, như trên tin BBC, RFA, RFI mà không xuất hiện trên báo chí thông thường. Những sự kiện đó là có thật. Người dân đối xử với nhau vẫn có tình người, như giải cứu chị Nga, thăm chị Minh Hằng, thăm TS Hà Vũ, thăm hỏi cụ Khánh - Trâm và cố tìm xem có cách gì giúp hai cụ.
    Hai thái dộ đối lập nhau. CQ, CA khủng bố, bắt bớ, đe dọa còn dân vẫn thương, vẫn giúp đõ nhau. Vậy dân hay CQ, CA mất tình người ? Văn hóa của CQ khác văn hóa của dân ?

    Trả lờiXóa
  24. Chán lắm ! Họ nói Việt Nam ta giờ chả giống ai : Dân thì mất lòng tin lãnh đạo thì tham lam , chạy chức quyền , giới trẻ sống không lý tưởng mục đích thị hiếu tầm thường , một xã hội hỗn loạn cá lớn nuốt cá bé ...

    Trả lờiXóa
  25. Cũng phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này. Nhưng càng suy nghĩ hơn khi nói độc giả chủ yếu của Blog này là những trí thức mà lại viết sai chính tả tràn lan, quá nhiều. Thêm nữa, cần đặt lại vấn đề là ông Gs mà vào trường hợp ngược lại có sẵn sàng giúp đỡ người như thế hay không? Ngày thường ở trường khi một sinh viên bình thường chào ông ta có buồn trả lời hay không? Ông ta có tư lợi cho mình khi ở vào vị trí lãnh đạo không? Có lẽ câu hỏi cũng là câu trả lời.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bạn Nặc danh Apr 2, 2012 04:27 PM! Tôi đồng ý với bạn "Cũng phải suy nghĩ nhiều về vấn đề này", và đơn giản nhất, gần gũi nhất là đến ngay cả comment trên đây của bạn không biết có thể gọi là một cách nói có văn hóa không nữa, vì ngay cả bạn tôi cũng không biết bạn có phải là đọc (độc) giả của blog này hay không?

      Xóa
  26. Nghĩ qua về sự “lùn” của văn hóa nơi mỗi con người

    Thưa Trang chủ Lâm Khang,

    Có thể nói tôi rất chăm chú khi đọc tiêu đề topic này, nhưng đã thất vọng.
    . Bài thứ nhất liệt kê những hiện tượng tiêu cực mà không đưa ra được những tri thức cơ bản về “văn hóa”. “Bằng cấp” là học vấn liên quan rất ít đến “văn hóa” là lĩnh vực cao hơn; Cho nên câu hỏi “tại sao” hóa ra vô duyên.
    . Bài thứ hai của anh Nguyễn Hoàng Lê (xin lỗi vì tôi cũng thuộc thế hệ như anh) đã có 1-2 phân tách đúng: Tôi thấy có sự vô lý trong tiến trình câu chuyện hoặc sự vô lý nằm trong logic của vị giáo sư không được nêu tên: Không thể có một chuỗi những bất ngờ đối với một người có địa vị và kinh nghiệm đi lại các hội nghị. Trả lời cho câu hỏi “ông giáo sư có giúp được ai không” thì với hiện trạng hoàn cảnh “luôn bị bất ngờ” của mình, ông ta KHÔNG THỂ GIÚP ĐƯỢC AI!
    Ngoài ra, anh Nguyễn Hoàng Lê có rất ít thời gian “mục sở thị”, nhưng mô tả việc vất vả đi mượn tiền của “giáo sư đồng nghiệp” khá chi tiết và hấp dẫn. – Tôi nêu điều này chỉ để xét logic của câu chuyện thôi.

    Dù sao, nêu ra để THẤY cũng là điều hữu ích;
    Cảm ơn anh Nguyễn Xuân Diện trong tinh thần đó.

    Thân mến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thưa bác Văn Đức! Tôi cũng như bác , rất chăm chú khi đọc tiêu đề này, và ngay từ hôm qua tôi cũng đã suy nghĩ rất nhiều để viết comment, nhưng tôi không viết được vì rất khó viết, có lẽ vì vậy mà tôi đã không thất vọng khi đọc tất cả mọi con chữ trong trang này (cả bài viết và các comments)

      Tôi sẽ còn chăm chú đọc nếu các bạn còn tiếp tục comment, bởi tôi chắc một điều các comments của các bạn bổ ích với tôi và với nhiều người khác nữa.
      Vậy nên tôi cũng thống nhất với bác Văn Đức một điều :
      Nêu ra để THẤY cũng là điều hữu ích;
      Rất cảm ơn Ts Nguyễn Xuân Diện trong tinh thần đó.

      PS : Thưa bác Văn Đức, từ THẤY ở đây tôi muốn dùng là từ THẤY rất khiêm tốn của người ham hiểu biết.

      Xóa
  27. Văn hoá theo tiếng Việt là chỉ cả học thức và lối sống! Bằng cấp mới là chứng chỉ về học thức. Chưa nói là trong xã hội ta hiện nay do tiêu cực nhiều người có bằng cấp là do quan hệ , lo lót chứ không phải do kiến thức. Còn lối sống xã hội ta hiện nay rõ ràng là suy đồi so với cha ông trước kia. " Nhân , Lễ, Nghĩa ,Trí, Tín " không được tôn trọng. Con người sống thực dụng, dối trá, vô cảm. Một bộ phận lớn những người có địa vị, thành đạt trong làm ăn không do tài năng mà là do chạy chức, chạy quyền, quan hệ tiêu cực mà không bị chế độ ngăn cản, loại trừ. Có tiền là mua được mọi thứ bất chấp đạo lý! Với lối sống của xã hội như thế thì " bằng cấp cao lên nhưng văn hoá lùn đi" là đương nhiên thôi!

    Trả lờiXóa
  28. Nói chung, Xã hội chúng ta không còn niềm tin, Chính quyền nói một đàng làm một nẻo, chúng ta đề phòng lẫn nhau, thủ trưởng lừa dối cấp dưới, cấp dưới lừa dối cấp trên, nhân dân phạm tội thì có luật pháp trị, người có chức có quyền phạm tội thì không sao cả v.v... Sống trong xã hội như vậy, làm sao mà con người có thể tốt được.

    Trả lờiXóa
  29. Tôi cũng rất trăn trở với thực trạng lối sống hiện nay. Xưa, chúng ta được giáo dục rằng cần phải thủ tiêu các quan niệm sống phong kiến, tư sản để xây dựng lối sống mới XHCN, đảm bảo hạnh phúc, no ấm, bình an cho tất cả mọi người. Chúng ta đã thành công trong việc đập tan các lối sống cũ, ngôi nhà đã được đào đến tận móng…
    Nhưng đến hôm nay ta xây được gì? Một xã hội bất an, kẻ có tiền thì mua tất cả bằng tiền, bọn lưu manh thì dùng dao kiếm nói chuyện, cửa quan thì cao vòi vọi, người cố cùng chẳng biết cậy đâu đành quay ra hành sử như Chí Phèo …
    Tôi cũng chẳng biết sẽ đến đâu nữa.

    Trả lờiXóa
  30. Tiêu chuẩn để lựa chọn đề bạt làm "quan" của ta là bằng cấp. Bằng cấp là cái giấy thông hành để thăng quan tiến chức. Cũng chính vì nó mới có nạn bằng cấp giả ở các cấp độ cao thấp khác nhau. Bằng cấp cao nhưng chưa chắc đã có văn hóa, vì vậy không thể nói là bằng cấp cao mà văn hóa lùn đi!

    Trả lờiXóa
  31. Xin có góp ý thêm vào thảo luận này:

    "Tôi thấy vấn đề rất đơn giản :Có hai loại văn hoá , VH tri thức và VH ứng xử"

    Theo tôi hai văn hóa này không tách biệt nhau, và v/đ của 2 thứ VH này không hề đơn giản. Cả phương Tây và khối học giả Nga đều viết kinh khủng về nghịch lý của (mối tương quan) hai thứ VH này...

    “Đừng lý tưởng hóa quá cái thời cách đây mấy chục năm để mà đối chứng với bây giờ. Tôi lại nghĩ thực tế bây giờ có mầm mống từ mấy chục năm trước mà hồi đó người ta không thấy, còn bây giờ thì cứ hoài cổ(có cả ảo).”

    Tôi nghĩ rằng người Việt cách đây vài chục năm sống có lý tưởng. Có thể phần nào có ảo tưởng, nhưng về cơ bản XH lúc đó công bằng hơn (thưởng phạt nghiêm minh hơn) nên không loạn lạc thế này.

    Các mầm bệnh XH luôn khu trú trong cơ thể của quốc gia, nếu đề kháng kém, chẩn đoán sai, điều trị sai… thì ta có cái XH bệnh hoạn như của hôm nay.

    Bắt đúng bệnh nhưng chưa có thuốc chữa!!!!!

    Thuốc chữa? Ngay cả cần kiệm liêm chính thôi, thì người Việt hôm nay đã thuộc hàng yếu nhất rồi. Chưa nói đến các phẩm chất khác cần cho hội nhập một cách xứng đáng. Người Việt cũng đang có văn hóa tự điều trị thuộc loại kém nhất. Ví dụ, tính hay khạc nhổ. Khạc nhổ ngay cả ra chỗ mình ngồi…

    Cuối cùng, sau ngày thống nhất, tôi vào Nam ở một gia đình trí thức là bà con… Mọi chuyện bình thường. Có hôm ông sửa xe máy gần nhà hỏi: “Trong sáng (ý nói ngây thơ) như các chú thì định sống XH này thế nào?”

    Hôm nay (sau một số vấp ngã), tôi vẫn nghĩ là mình tin vào lý tưởng là đúng. Tôi vẫn nghĩ chỉ có trung thực (trên nền kiến thức nghiêm túc) mới là cứu cánh của VN.
    Tôi nghĩ tri thức (thực sự) quyết định cuộc sống (của con người, của XH).

    Cảm ơn, đa tạ.
    Thành Lê

    Trả lờiXóa
  32. Câu chuyện này làm tôi khá suy nghĩ. Nếu bỏ qua một số tình tiết hơi vô lý trong diễn biến của câu chuyện thì phần cuối mới là điều đáng bàn. Ông giáo sư đó cũng có thể là một trong số chúng ta không may gặp bất trắc trên đường. Tôi dám chắc khi được hỏi giả sử bạn là một hành khách VN đi trên chuyến bay đó thì phải đến 99.99% ngườii được hỏi sẽ không bao giờ cho ông giáo sư kia vay tiền.

    Trả lờiXóa
  33. "...Chính sự giả dối đang lan tràn trong hệ thống của chúng ta mới là căn nguyên hàng ngày hàng giờ tác động đến lối sống của người dân, làm băng hoại đạo đức tốt đẹp vốn có ở họ...". Đúng quá! Thế giới chỉ có ngày 1/4 để nói dối. Việt Nam ta nên lấy ngày 1/4 làm ngày "sống thật lòng"

    Trả lờiXóa
  34. Tại sao? đó cũng là câu hỏi mà tôi không tài nào trả lời được: khi lần đầu tiên từ trong nam ra sân bay Nội Bài-Hà Nội, nhìn mọi người xung quanh cảm giác trong tôi là trống vắng, bất an.Nhưng cũng lần đầu tiên xuất ngoại sang Changmai-Thái Lan tôi lại có cảm giác thanh bình,yên tâm từ những người xa lạ.Tại sao???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể bởi vì: "giặc ngồi sau lưng nhà vua đó"

      Xóa
  35. Cả ngày xưa và ngày nay đều như thế cả, chưa tiến bộ được một tý gì về văn hóa thì lấy gì so sánh mà lùn với cao.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có 1 câu chuyện dài. Xin tóm tắt: ngày xưa (1970s) có anh để tiền trong túi. Đi tiền rơi như rải truyền đơn. Cô bác (bán hàng rong phố Hàng Cót HN) nhặt trả lại cho anh gần đủ. Có mấy thằng nhặt được không trả lại, bị cô bác chửi, xanh mặt.
      Hôm nay thế nào chúng ta đều biết.
      ông Trần Trọng Trung nói ngày nước Việt vừa mới (1945) ra đời, cửa không khoá. Nhóm OSS ngạc nhiên...
      Quý vị xem lại Tắt đèn hay Bước đường cùng, xem nhân cách, văn hoá của người nghèo so với hôm nay thế nào. Ngày ấy đại đa số dân Việt nghèo.
      Tôi đi sơ tán những năm 1960, thấy còn nhiều hủ tục. Nhưng người nông dân cho dân HN chúng tôi ở (miễn phí)những chố tốt nhất trong nhà họ, vô thời hạn... Cảm ơn.

      Xóa
  36. "Và tôi vẫn không ngớt nghĩ về những năm tháng tối tăm gian khổ trong chiến tranh nhưng thấm đẫm tình người, thấm đẫm niền tin và tính thiện ở con người. Chính niềm tin và tính thiện ấy đã giúp chúng ta đi qua những năm tháng gian khó, và sự giả dối, hay thói đạo đức giả của hệ thống hôm nay đang hàng ngày hàng giờ làm băng hoại và giết chết những giá trị đạo đức tốt đẹp vốn có ở con người, ở trong xã hội ta."
    Tôi hoàn toàn đồng cảm với những suy nghĩ của anh.

    Trả lờiXóa
  37. Đấy như ông Ts ngân hàng lê Thẩm Dương gì đó khi đi dạy thuê kiếm kế sinh nhai văng bậy trong lúc giảng bài cho các môn đồ, dư luận lên tiếng phản đối ấy thế mà ông ta vẫn còn khẳng định sẽ tiếp tục văng bậy (minh họa bậy). Vậy ông ta bằng cấp thì cao đấy nhưng văn hóa thì ở cấp độ nào?

    Trả lờiXóa
  38. Rất đơn giản: là vì tiền. Đồng tiền và những cám dỗ của xã hội: ăn, chơi - nhu cầu cao của cuộc sống... đã làm tha hóa con người. Người tốt bị bao vây xung quanh bởi quá nhiều người không còn liêm sỉ... Đáng tiếc là trong những người ấy... có quá nhiều kẻ có học (tạm gọi có bằng cấp). Vì thế có người từ nông thôn ra nhưng họ tự hào vì họ luôn sống gương mẫu, đầy ắp văn hóa... dù cuộc sống còn thiếu thốn, mặc cho những gì quá ồn ào bên cạnh.
    Một xã hội văn hóa kém : Tầng lớp tri thức tiêu biểu nhất của xã hội mà còn vậy thì làm sao mà phát triển nhanh và bền vững.

    Trả lờiXóa
  39. Cháu xin có ý kiến là: Một thể chế có thể làm cho một nhân dân tốt đẹp lên, đồng thời, một thể chế cũng có thể khiến cho một nhân dân đồi bại đi. Đó là bài học ABC của lịch sử. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khi đề cập đến những tiêu cực trong Đảng đã nói đến thách thức "sự tồn vong của chế độ", cháu xin nói thêm là, nghiêm trọng hơn, nó là thách thức đến "sự tồn vong NHÂN PHẨM của một quốc dân". Làm cho một nhân phẩm quốc dân đồi bại đi, đó là tội ác để lại hậu quả lâu dài cho dân tộc này. Vậy con đường sửa chữa phải như thế nào? Cháu là đảng viên, cháu phải mẫu mực thực hiện Nghị quyết IV. Tuy nhiên, nếu thấy rằng, Nghị quyết đó có những bất cập, là Đảng viên, cháu lại phải thực hiện 19 điều mà đảng viên không được làm, trong đó có điều không được phát ngôn khác / trái với Nghị quyết... Mà Nghị quyết không phải là Luật nên đánh giá thế nào là trái / khác là rất uyển chuyển, dễ vu vạ cho nhau. Cháu đành "độc thiện kỳ thân", thượng tôn pháp luật, hoàn thành nhiệm vụ... và chấp nhận mang tiếng "trí thức trùm chăn". Nước mình nó vậy. Cháu rất mong có được một đại diện cho thể chế tự kiểm điểm rằng: "Chúng ta đang chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước dân tộc về sự xuống cấp của nhân phẩm Việt Nam". Nhưng điều đó, qua kinh nghiệm 60 năm nay, là hoàn toàn ảo tưởng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm nhận và trao đổi

      Thưa bạn,
      Ý kiến của bạn thật chân thành; Bạn cũng đã thẳng thắn nhận mình là „đảng viên“ và „trí thức trùm chăn“. – Đó là sự dũng cảm rất đáng quý và đáng trân trọng.
      Điều mong của bạn: „có được một đại diện cho thể chế tự kiểm điểm“ là hợp lý; Tuy nhiên tôi nghĩ những người đang giữ trọng trách có làm như thế hay không thì cuộc sống và lịch sử vẫn tiến tới và phán xét theo tư cách của nó.
      Cụ Nguyễn Du viết (Văn chiêu hồn):
      Có những kẻ tính đường kiểu hạnh,
      Chí những lăm CẤT GÁNH NON SÔNG;

      - Là dành cho những người làm chính trị đó. Cái „chí“ của họ đáng ca ngợi vì „gánh non sông“ rất nặng; Công việc của người làm chính trị mang cả vinh quang và sự nhục nhã khi họ thể hiện tài năng và bản tính vì cộng đồng dân tộc, vì quốc gia hay chỉ vì tham vọng cá nhân và phe nhóm (nhóm lợi ích).
      Những suy tư, trăn trở của bạn chứng tỏ bạn không an ổn trong vị trí „trùm chăn“, và tôi nghĩ bạn vẫn giữ nếp quen của người trí thức.
      Cảm ơn và thân chúc bạn thành tựu trong cuộc sống.
      Thân mến.

      *
      Chị Hiền Giang kính mến,
      Tôi đã có 3 dịp muốn viết gửi riêng tới chị mà chưa hoàn thành vì còn muốn suy nghĩ thêm. Ngoài ra, cuộc thảo luận đang tiếp tục dù nhiều Title mới đang được bổ sung; Nhưng nơi góc khuất“ có khi lại dễ trao đổi bàn thảo hơn chăng?
      Xin cho tôi thêm chút thời gian và gửi tới chị lòng kính mến.
      Trân trọng.

      Xóa
  40. Cảm ơn tác giả đã chia sẻ suy nghĩ của mình cho mọi người.
    Một câu chuyện "điển hình", ta gặp vô vàn trong đời sống hiện nay.
    Bản thân tôi từng cũng gặp rất nhiều trường hợp như vậy, có khi là nhân vật "nạn nhân, có khi là "người giúp nạn nhân". Tuy nhiên, sau cùng, tôi ngẫm ra rằng, xã hội mình giờ đây đang bị mất niềm tin nghiêm trọng, quan hệ người với người mất dần tính nhân văn. Trong xã hội như thế, mình vừa là nạn nhân, vừa là nguyên nhân trực tiếp (không biết từ bao giờ trong tôi hình thành sự cảnh giác với tất cả mọi người, tôi luôn nhìn mọi hành vi dưới góc độ đem lại lợi ích của chủ thể hành vi đó). Còn nguyên nhân gián tiếp, cái nguyên nhân lớn lao mà đem lại nguyên nhân gián tiếp kia?
    Theo tôi, đấy là sự giả tạo, lừa dối lẫn nhau trong xã hội mà do cơ chế gây ra. Hãy ví dụ thế này:
    - lương các vị thứ trưởng chưa đến 20 triệu/tháng: với mức lương ấy, các vị thứ trưởng nhà ta còn lâu mới có nhà lầu, xe hơi,... thế nhưng thực tế, cuộc sống của họ khác gì đế vương. Ai cũng biết, nhưng không ai nhìn thấy. Đó không là lừa dối nhau thì là gì?
    - Trong nhà trường, thầy cô giáo thuyết giảng về mớ đạo đức rất hay, nhưng hỏi có mấy ai thực hiện (xin lỗi một số ít ỏi nhà giáo đíc thực, có tâm)? họ chỉ nói một đường, lại làm một nẻo. Mà học sinh bây giờ thông minh lắm, rất dễ nhìn thấu bộ mặt giả dối của giáo viên. Trường hợp này, người thầy đã trở thành thầy giáo dạy học sinh mình cách gian dối đáng chê trách kia.
    - Trong gia đình, bố mẹ dạy con những điều hay, lẽ phải theo sách vở- cái mà họ bất lực không thực hiện được do phải chạy theo sự gian dối cùng xã hội- cái mà nếu không thực hiện theo, họ sẽ tự đào thải chính mình trong cuộc mưu sinh
    -...
    Cái gì sinh ra sự méo mó nhân cách con người trong xã hội này ghê gớm thế? tại sao cách đây 25 năm chúng ta không thế? Cách đây 25 năm, người vất vả nhất, ngèo khó nhất là ai: tầng lớp lãnh đạo. Bây giờ lãnh đạo lại là người giàu có nhất. Ở Việt Nam hiện nay, "nghề" sướng nhất là "làm Quan". Thế thì sao mà xã hội không đi xuống được, một khi mà người đầu tàu bất chấp đạo đức, bất chấp luật pháp, bất chấp luôn thường đạo lý để làm đầy túi tham?
    "THƯỢNG BẤT CHÍNH, HẠ TÁC LOẠN". Đó là quy luật. Đã qua rồi cái thời Vua nghêu, vua thuấn, lấy đức thu phục người (vì làm gì còn Đức nữa). Xã hội hiện đại là xã hội của nhà nước pháp quyền. Chỉ khi luật pháp "trảm" được những ông "Quan Bẩn" thì xã hội đó mới thực sự trong sạch, đạo đức mới có đất sống. Trong sự nhiễu nhưng này, chỉ có "PHÁP LUẬT MỚI ĐỦ SỨC ĐIỀU CHỈNH HÀNH VI", làm cho quan hệ người-người tốt đẹp hơn. Không bao giờ cuộc chiến với cái xấu xa kết thúc vì cái xấu luôn tồn tại, nó là mục đích của mọi cuộc chiến vì chính nghĩa. Chỉ có là cái xấu ít hay nhiều mà thôi. Xã hội văn minh là cái xấu ít hơn cái tốt, xã hội mông muội là cái xấu nhiều hơn, lấn át cái tốt. Hãy cầu chúc cho chúng ta, một ngày nào đó, được đứng ở phía xã hội tốt.
    ĐÀM QUANG ĐÔNG

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi nghĩ pháp luật là quyết định nhưng đạo lý cũng là chố đứng chân tốt. Chúng ta đã thực sự ổn về đạo lý, kể cả trong những việc nhỏ?

      Xóa
  41. Xin hãy bắt đầu từ một nền giáo dục không đặt con NGƯỜI làm trung tâm. Con người phải luôn được xem như một vũ trụ thu nhỏ có vận động, phát triển chứ không phải là những robot được sản xuất hàng loạt với áo Tôn Trung Sơn, giày mũ vải để cài đặt cho nó một hệ điều hành đã được lập trình sẵn. Xã hội loài người ra đời không phải từ một khuôn mẫu, tương tự như anh em ruột dù được đúc cùng một khuôn ta vẫn luôn nhìn ra họ không phải là một. Một nền giáo dục bao gồm những SGK chuẩn, giáo án mẫu, đáp án mẫu... cùng tư duy giáo dục theo kiểu nhân điển hình tiên tiến làm khuôn mẫu cho giáo dục thế hệ trẻ (noi gương, làm theo ... phải được hiểu đúng nghĩa là không dược làm bằng, không dược làm hơn, không được vượt qua). Không lùn đi thì mới là lạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điều anh vừa nói rất có ích cho tôi. Xin cảm ơn.

      Xóa
  42. Thư hồi đáp
    Phần Một


    Chị Hiền Giang kính mến,
    Tôi biết mình không có chuyên môn viết, nên luôn tự nhắc phải cẩn trọng học hỏi. Thường thì khi gửi một ý kiến, tôi luôn theo dõi để học hỏi thêm; Khi hồi đáp, tôi cũng cố gắng tìm đọc người đối thoại và tìm hiểu thêm chủ đề chính. Càng tham khảo, tôi thấy suy nghĩ của mình chưa định; Nhưng nếu không viết ra (dù biết chắc chắn có sai sót) thì sẽ không có điều kiện để tự coi xem và điều chỉnh suy nghĩ của mình.
    Xin được trao đổi thêm cùng chị và xin anh Nguyễn Xuân Diện thông cảm cho phép.


    Nhận xét trước của tôi là muốn nhìn chung bài của tác giả Đỗ Huy cùng bài chủ này. Suy ngẫm theo chủ đề, tôi thấy mình phải coi lại một số điều cơ bản:
    - Văn hóa và hệ thống văn hóa là gỉ?
    - Hiện trạng hệ thống xã hội và hệ thống văn hóa đang ở bước phát triển nào?
    - Vấn nạn và giải pháp cho mỗi con người và cho cộng đồng là gì?
    Xin được trao đổi cùng chị theo từng điểm và trong hình thức đơn giản để phù hợp „khung ký tự“ cho phép với mỗi phàn hồi.

    1. Hệ thống tri thức văn hóa

    Đặc điểm sinh hoạt tinh thần của con người là tư duy luận lý. Từ những quan sát ban đầu, con người có tri thức về tự nhiên, vũ trụ và tới một thời điểm nhất định thì có những trí tuệ đủ cao tập hợp lại mà lập nên các thuyết gọi là ĐẠO (đạo lý): Đạo Nho, đạo Lão, đạo Phật, … Con người mang bản chất cộng đồng, xã hội. Bên cạnh việc tăng tri thức về tự nhiên (học ĐẠO), con người còn cần xác định những tính chất, quy tắc trong giao tiếp, ứng xử và tổng kết thành ĐỨC (đạo đức). Hai thành phần này chung lại là tri thức của con người và được gọi là „kho tàng văn hóa“. Cho nên nói „văn hóa lùn“ chỉ có thể dùng cho một cá nhận, một nhóm nhỏ con người trong thời điểm nhất định chứ „văn hóa“ nói chung thì luôn phát triển tăng lên về lượng và chất mà không bao giờ „lùn“ đi được.
    Kho tàng văn hóa còn thành tố thứ ba như sự thể hiện và ứng dụng trong đời thực; đó là ĐẠO LUẬT. Đó là sản phẩm của một thể chế do con người dựng lên.
    Có thể tóm gọn kho tàng văn hoá trong sơ đồ:
    Đạo lý =>Đạo đức => Đạo luật

    Trong bài viết của chị về việc đi Tiên Lãng, tôi có một nhận xét và được một bạn “sửa” cho liền ngay sau. Nay đọc lại thì thấy mình viết cũng có hơi “sến”. Thực ra, nếu nhìn lại hành động đầy tính nhân văn của quý vị tham gia cuộc viếng thăm người bị nạn thời gian đó, ta có thể thấy “nhân đức” trong xã hội luôn cuộn chảy nơi huyết mạch những người Việt thuộc đủ tầng lớp. Một dịp thử thách để tính nhân văn đó thể hiện ra và người tham gia đã viết lại sự kiện thành văn thì không phải lúc nào và người nào cũng gặp và viết lên được.
    Văn là Đời (Văn học là Nhân học); Tôi hiểu như thế và đã cảm nhận bài viết đó của chị như thế.

    Xn được tạm dừng;
    Mong được tiếp tục.
    Thân mến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đi đường mà không hề biết nhường nhau thì gọi là văn hoá gì đây.
      Tôi đã thấy có người nước ngoài đứng nửa tiếng không qua đường HN được. Chú tôi chống nạng không thể qua đường ở Tp. HCm, đành quay lại. Trước kia có thế không? Không.
      Tới chỗ có đèn đỏ mọi người đều đi, tôi và một nhóm nhỏ dừng lại, có một đám vài chiếc xe mô tô hoành tráng đi qua, bảo bọn tôi (những người dừng trước đèn đỏ ngã ba vắng, là (xin lỗi) Đ. mẹ mày...
      Tôi e rằng chỉ có 1 nhóm nhỏ cố trụ lại với văn hoá của tổ tiên. Cảm ơn.

      Xóa
  43. Bàn góp về „người trí thức“

    Thưa chị Hiền Giang,
    Tôi thấp thỏm chờ và nay đã thấy ý kiến mình viết được anh Nguyễn Xuân Diện cho hiển thị. Tôi biết Trang chủ Lâm Khang rất cẩn trọng và bận nhiều việc công ích nên rất cảm ơn anh về những nỗ lực phụng sự xã hội; Trong trường hợp này, xin được cảm ơn anh đã cho phép tiến tục trao đổi.
    Về ý kiến của tôi, như đã viết là còn có khiếm khuyết. Đọc lại phần được hiển thị, tôi thấy phần 1 cần có 2 ý cần bổ xung; Xin được trình bày


    1.1 Mấy nét tổng quát
    (Phần đã viết)
    Liên hệ: Chuyện kể của bà (tạm lược bỏ)

    1.2 Con đường bảo tồn, truyền trao và phát triển văn hóa

    „Văn hóa“ nghĩa gốc chỉ là LÀM („hóa“ tạo) cho ĐẸP („văn“) và là đặc trưng của con người vì con người có điều kiện „trời cho“ là biết „tri thức“. „Tri“ là nhận biết thông qua ngũ quan „nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân“; „Thức“ thông qua tư duy của bộ não („ý“). – Đó là phần thuộc về cá nhân. Nhưng „kho tàng văn hóa“ thuộc về cộng đồng dân tộc và nhân loại nói chung và nó được bảo tồn truyền trao và phát triển theo thời gian để phục vụ cuộc sinh tồn cho các cộng đồng cụ thể; Tất cả đều là công việc chung, riêng bước khởi đầu (tri thức) là nằm nơi lĩnh vực cá nhân.
    Cộng đồng người có các việc cần thiết như nhau. Xã hội phát triển thì có phân công lao động và nảy sinh tầng lớp gọi là „người trí thức“: Người trí thức góp phần bảo tồn văn hóa nhưng công việc là phát triển và truyền trao tri thức. Việc truyền trao gọi là „giáo dục“ và từ nguyên sơ nó thuộc về nhu cầu cá nhân; Nghĩa là người học là gốc như một cái „cầu“ để có cái „cung“ là người dạy. Đặt cho „giáo dục“ một định hướng theo một quan điểm triết học nào đó là duy ý chí.
    Riêng phần người học, mục tiêu trước hết là „bằng cấp“ để đánh giá công học của mình; Nhưng cơ bản vẫn là hàm lượng văn hóa người học đó có được và biết dùng. Một người học có bằng cấp nào đó, khi học xong mà chỉ dùng bằng cấp và tri thức mình có để phục vụ công việc mưu sinh của cá nhân hay gia đình (thậm chí là cho cả „nhóm lợi ích“ của mình) thì không phải „người trí thức“ vì vị này không „bảo tồn, phát huy và phát triển kho tàng văn hóa cho cộng đồng của mình“. Chính văn hóa và tri thức cộng đồng tộc Việt đã nhìn nhận và phê phán cách sống ích kỷ đó: „Giá áo, túi cơm“, „phò chính thống“, etc.

    Cho nên tiêu đề „bằng cấp cao mà văn hóa lùn đi“ thì tôi hiểu chỉ đúng trong lĩnh vực cá nhân là theo tinh thần như thế.
    Xét thêm nội dung bài chủ: Ông giáo sư không nêu tên kia không hề có tri thức về việc đi lại và giao tiếp với ngành hàng không; Ông cũng không hiểu rõ giá trị của văn bằng nên khi muốn tìm cầu sự giúp đỡ của người khác thì lại đưa Vi-dít-tơ Cạc-tơ của mình ra dùng như mọi dịp khác. Sự „lùn đi“ cũng được dân gian gọi bằng tên: „Có lớn mà không có khôn

    Xin tạm dừng,
    Thân mến.

    Trả lờiXóa
  44. Đúng là "chính sự giả dối đang lan tràn trong hệ thống của chúng ta mới là căn nguyên hàng ngày hàng giờ tác động đến lối sống của người dân, làm băng hoại đạo đức tốt đẹp vốn có ở họ". Nhưng câu chuyện (theo cảm nghĩ của tôi) đã không được số đông ủng hộ, vì người viết đã lấy việc: Một ông quan, chỉ vì cầm nhầm hộ chiếu, nhân thể rủ vợ bay sang Băng Cốc chơi 1 ngày (đơn giản như việc đi chợ), thiếu tiền, phải hạ cố vay mượn đồng hương mà không được.. rồi rút ra kết luận trên. Việc trên gây ra sự thiếu thiện cảm khi người đọc nhìn theo một khía cạnh khác.

    Trả lờiXóa
  45. Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện ơi!
    Thế là tôi lại phải nói rồi. Trước hết, đọc bài viết của Nguyễn Hoàng Lê tôi cảm nhận đúng như quan sát, suy ngẫm của tác giải. Thứ nữa, tôi muốn thêm một ý về câu hỏi "Tại sao trong xã hội ta, mọi thứ bằng cấp đều cao lên nhưng văn hóa lại lùn đi?". Thật đơn giản, người xưa thường dạy: "TIÊN học LỄ, HẬU học VĂN". Học làm Người, rồi mới học kỹ nghệ làm giầu, cách làm quan. Ngày nay, đảo lại, "học Văn" trước; "Văn" là học cách làm quan, học kỹ nghệ làm giầu, làm sao có "đủ mọi thứ bằng cấp" để được tuyển dụng vào các Cơ quan, phấn đấu "làm quan", "làm giầu". Được "làm quan", "giầu có" rồi sau đó mới "học Lễ" để "làm Người". Than ôi! Lòng tham của cái "con" (vật) trong mỗi "người" đã lên cực điểm thành "Tham Tàn" rồi thì làm sao "Văn hóa" không "Lùn đi". Tiện đây, tôi ghi lại bài thơ của GS,TS, Viễn sỹ Toán học Hoàng Xuân Phú với nhan đề "Tham hết mức" để minh họa thêm câu hỏi trên như sau:
    "Dùng tiền mua bằng, chức
    Dùng chức vơ vét tiền
    Vẫn chưa thỏa cơn nghiền
    Vơ cả danh đạo đức"
    Mong quí vzị cùng suy ngẫm!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cha ông cảnh báo:Lòng tham vô đáy.

      Xóa
  46. Thách thức hay vấn nạn

    Dẫn:
    Do nghĩ rằng nhận thức là quá trình tự thân nơi mỗi cá nhân nên tôi muốn trình bày kiến giải của mình. Nhận thấy ý kiến CÓ VẺ đi xa chủ đề và hướng bàn thảo của diễn đàn, tôi muốn dừng lại ý tưởng của mình. Vượt qua cảm giác thiếu logik trong mô tả câu chuyện minh họa, xin công nhận sự suy ngẫm (nhận xét) sâu sắc của tác giả: HỆ THỐNG xã hội của chúng ta đang được cấu thành từ sự GIẢ DỐI.
    Đọc thêm được 2 bài hay của tác giả Hoàng Anh ngay nơi Trang nhà Nguyễn Xuân Diện và bài của tác giả Tô Văn Trường về “quy hoạch nông thôn”, xin được tiếp phần kế cho hoàn tất ý kiến trao đổi cùng chị Hiền Giang.


    Trước hết, tôi rất vui khi biết chị Hiền Giang làm việc trong chuyên môn toán học. (Bài chủ này cũng có “điểm chuẩn” là tác giả giới thiệu về chuyên môn của mình, giúp người đọc dễ hiểu hơn; Tác giả Hoàng Anh viết rất hay và có vẻ theo nhiều lĩnh vực, nếu Trang chủ giới thiệu qua về tác giả thì chắc cũng giúp bạn đọc nhiều hơn.) Tôi làm việc kỹ thuật nên những tri thức về văn và toán chỉ là những điều sơ lược và cơ bản của phổ thông (hệ cũ 10 năm); Những gì cần cho suy nghĩ thì chỉ có thể tham khảo qua Google là “của quý đời cho”.

    Để lý giải cho mình những vấn nạn xã hội, tôi mày mò đi tới ý tưởng “Cơ-Linh tương tác”; CƠ là một tập hợp có thể mang tên hệ thống hay cộng đồng (quốc gia, dân tộc), LINH là như linh hồn của con người làm cho hệ thống đó có sức sống; Trong trường hợp một xã hội, nó (linh) là “kho tàng văn hóa” của cộng đồng đang xét.
    Từ tính chất cơ bản của hệ thống (Theory of system) có thể rút ra 2 điển cơ bản là “tính chất bảo toàn” và “cộng năng” (Ernergy). Lấy đó làm điểm chiếu, ta hiểu rõ thêm lời nói của Vua Trần Nhân Tông: “Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng không được để lọt vào tay kẻ khác” và hiểu thêm bài viết của Giáo sư Hoàng Tụy về “cộng năng của hệ thống”. Tác giả Hoàng Anh cũng chỉ thắng thách thức (thứ 2) ngày nay của chính quyền là vấn đề “chủ quyền Hoàng Sa và Trưnờg Sa”.
    Tính “tương tác” (“tương thích” và “tác hợp”) của LINH là nền tảng văn hóa của cộng đồng đối với CƠ là trật tự xã hội cũng có thể nhìn thấy: Khi “hệ điều hành” (lãnh đạo) dựa trên một nền tảng văn hóa cũ (“toàn trị” chỉ có tác dụng trong thời gian chiến tranh) và khiếm khuyết: Bài xích các giáo thuyết như Phật giáo, Công giáo là những giáo điều cơ sở của đạo đức xã hội mà Dân tộc đã tiếp thu và trải nghiệm; Cơ sở “đạo luật” thiếu cơ bản (Hiến pháp chưa hoàn chỉnh và thiếu sự đóng góp trí tuệ của Nhân dân) và chưa phù hợp trình độ văn minh nhân loại (“phân lập”, etc.)
    Với hiện trạng như hiện nay, sự suy đồi của đạo đức là tất nhiên.

    Trở lại chữ “thấy” trong ý kiến đầu tiên: Tôi cho rằng khi mọi người đã nhìn thấy và nêu lên hiện trạng thì xã hội đã đến điểm cần phải thay đổi. Sự thay đổi nào cũng bắt đầu bằng tư duy và thể hiện ra nơi cung cách hành xử. Tiếp tục cung cách “toàn trị” luôn luôn phải “quán triệt”, chỉ đạo, ra chỉ thị thì luôn đi vào vòng luẩn quẩn, không thể tiếp thu và vận dụng những tri thức văn hóa của cộng đồng dân tộc và nhân loại.
    Văn hóa (của các cá nhân, nhóm phái) không “lùn đi” vì nó đã (cố gắng) CAO LỚN lên bao giờ đâu; Muốn văn hóa (tri thức) “lớn nổi thành người”, chỉ có con đường đối thoại và khiêm tốn học hỏi!

    Xin được ngừng ý kiến để tiếp tục đọc và học hỏi quý vị.
    Thân mến.

    Trả lờiXóa
  47. Từ ngàn năm trước đã thấy nói:

    "Quan đức như phong, dân đức như thảo"

    Đi nhiều, nhìn lắm ngẫm thấy nó nghiệm làm sao.

    Trả lờiXóa
  48. Tôi may mắn làm việc ở 1 bệnh viện lớn ở Hà Nội. Tôi làm việc ở 1 phòng gồm 7 người. Toàn người có trình độ chuyên môn cao nhưng hành vi thì lại lùn tới mức trở về more.

    Mấy hôm trước tôi sốt đùng đùng nhưng vẫn cố gắng hoàn thành phần việc của mình. Còn hơn 1h nữa mới kết thúc buổi làm nhưng tôi gục xuống bàn làm việc nên xin phép về phòng Bs trực nghỉ. Trong phòng vẫn đầy đủ ngần ấy người không ai hỏi han vì sao tôi lại phải nằm nghỉ? Tôi nằm còng queo ở đó thấy bóng áo bluse trắng lượn ra, lượn vào phòng như bươm bướm vậy mà không ai tới xem vì sao trời đang nóng mà tôi lại đắp chăn, bật lò sưởi như thế? Đã quá giờ ăn trưa tôi gắng hết sức ngồi dậy nấu cơm nhão ra rồi lặng lẽ nuốt. Tôi hiểu chỉ có thể tự mình cứu lấy mình trước khi trời cứu huống chi “người vẫn ăn thịt người” như thế!

    Tôi giật mình nghĩ lại liệu sự quan tâm, ủi an của tôi giành cho tất cả mọi người xung quanh mình có trở thành trò cười sau lưng họ không? Tôi mà thấy trong giờ làm việc mà tự dưng có ai nằm ở chiếc giường trực đó là tôi lo lắng tới bên hỏi han xem họ bị sao? có cần gì không để tôi giúp? Mọi người trong phòng ai bị sao, nhờ gì là tôi bao giờ cũng sốt sáng làm việc gì đó thiết thực nhất cho họ lúc đó. Việc làm đó gần như là việc quá đỗi bình thường nên tôi gần như không cảm thấy đó là việc làm tốt gì cả.

    Cho tới khi tôi nằm đó trong sự đau đớn, kiệt sức không lời hỏi han, không sự giúp đỡ tôi mới sực tỉnh. Một nơi chuyên cứu sống người còn đối xử với nhau như thế huống gì nơi khác? Tôi đau xót nghĩ rằng kể từ nay tôi cũng sẽ thờ ơ trước tất cả những tình huống cần thương yêu, chia sẻ chăng?

    Có lẽ tôi không làm được vì đó là cách sống đã theo tôi đi cùng ngần ấy năm tháng. Tôi sẽ vẫn làm vậy nhưng có lẽ sẽ là ở những nơi có những con người thật sự cần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghề Y mang tiếng là nhân đức nhưng nó bạc bẽo thất đức thế đấy bạn ạ!

      Mà cả xã hội đều thế, biết chọn nghề gì bây giờ?

      Xóa
    2. Bác sĩ ơi,

      Những người xung quanh thì như vật, nhưng chắc vẫn có những người như tôi. Tôi muốn hỏi thăm sức khoẻ anh, muốn cầu chúc cho anh mạnh khoẻ, để cái tốt bụng (nói chữ: phúc hậu) vẫn có trên trái đất này.
      Còn thái độ của những "người kia" là bèo bọt thôi, họ sống với tâm hồn đã được định giá bằng đô la...

      Xóa
    3. Vào blog của TS Nguyễn Xuân Diện, thấy tình người ấm áp. Chắc VN rồi sẽ lên.
      Hy vọng chết cuối cùng.

      Xóa
  49. Tầm văn hóa“: Khả năng đối thoại và tranh biện
    (Bàn (góp) thêm về „Văn hóa“: Đại cương và đặc thù.)

    Dẫn:
    Đề tài đang đi vào Trang (góc) khuất. – Cũng là điều hay vì sẽ có dịp yên tĩnh để bàn thảo; Và thú vị là đang được tiếp tục quan tâm.
    Những vấn đề lý thuyết cơ bản là cần thiết, nhưng sự liên hệ trực tiếp với cuộc sống mới làm cho những bàn thảo không khô khan vì mang ý nghĩa thiết thực. Những bài mới cập nhật cho phép nhìn lại và nhìn sâu thêm về vấn đề văn hóa: Ông Phạm QuangNghị có khả năng đối thoại với đại diện Trí thức (Nhân Dân) hay không?
    Ngoài ra, việc ông Bộ trưởng „sẩy miệng“ cũng thấy cần bàn thêm về „văn hóa blog“. Ông Vương Đình Huệ có thể không có thời gian để đọc NXD-Blog, nhưng không sao: Trong khi người đọc và viết (Nhân Dân) theo dõi và hiểu rõ những động thái hành xử của các „quan“ thì những vị này lại không/thiếu điều kiện để hiểu biết cuộc sống và con người. – Điều này đáng thông cảm (đáng thương) hơn là đáng trách.


    Xác nhận công việc của người trí thức là „bảo tồn, phát triển và truyền trao tri thức“, ta thấy không gian blog là công cụ rất tiện lợi như một thứ „của quý đời (không phải trời) cho“ mà tiến bộ kỹ thuật của thời đại (internet) đã đem đến cho thế hệ chúng ta. Cách dùng và đánh giá không gian blog cũng thể hiện „tầm văn hóa“ của mỗi người và tầng lớp người.
    Lấy cụ thể „Blog Nguyễn Xuân Diện“: Với những khảo cứu theo chuyên môn về văn hóa lễ hội, những truyền thống làng xã hay gương các danh nhân, Tiến sỹ Nguyễn Xuân Diện đã góp phần bảo tồn, truyền trao và tạo cơ sở để phát huy „Kho tàng văn hóa tộc Việt“.
    Nhưng sinh hoạt tri thức có nhiệm vụ quan trọng là „phát triển tri thức“. Như đã trình bày: Tư duy luận lý là công cụ phát triển tri thức diễn ra nơi não bộ mỗi cá nhân. Từ những tri thức cá nhân tiến tới nhận thức của cộng đồng cần bước quan trọng và quyết định là „hội thảo, hội luận, tranh biện“. Không có khả năng và sinh hoạt này, không thể gọi là „trí thức“. Tôi trân trọng Trang nhà Nguyễn Xuân Diện vì ở đây có đầy đủ các tiêu chí của „sinh hoạt trí thức“, cũng như đã có một Trang nhà rất chỉn chu là talawas

    Tôi rất (nói nhỏ với nhau tôi) chí thú khi đã chia sẻ với thân hữu cách nay không lâu là „vấn đề Hoàng Sa không phải thách thức của Việt Nam vì nó vốn thuộc về Việt Nam, mà là hòn đá thử (16 chữ) vàng cho Tàu“; Nay thì đã có bài viết về sự „xuống giọng“ của Bành trướng Tàu. Không phải kẻ cướp giấu dao đi là thành Bụt ngay đâu, mà nó đang lo tính cho sự tồn tại của nó khi không thể không nghe và nhìn sự phẫn nộ của công tâm trong đó không thể thiếu 11 cuộc xuống đường "biểu tình Lòng Yêu Nước" của Nhân Dân Việt Nam trong năm qua!
    Tương tự, việc ông Phạm Quang Nghị có đối thoại theo đề nghị của đại diện trí thức hay không, không phải điều đáng lo của những người chủ xướng và bạn đọc mà là thử thách đối với „tầm văn hòa“ (khả năng đối thoại) của người làm chính trị.

    PS.:
    Xin ghi lại lời Thân Nhân Trung viết theo ý chỉ của Vua, trên bia đá Văn Miếu Hà Nội:
    Hiền tài là nguyên khí Quốc gia.
    Hiền tài“ là khái niệm chung, nhưng cũng có thể là dành riêng cho „trí thức“; „Nguyên khí Quốc gia“ là kho tàng tri thức văn hóa mà Dân Tộc Việt tự hào gọi là „Bốn ngàn năm Văn hiến“.

    Trả lờiXóa
  50. Tại sao có tới 60 cái comments mà không ai comment vào bức ảnh 2 cụ già đang chăm sóc nhau dưới tiêu đề của bài này?

    Vấn đề hiện nay không phải là "dân trí", mà là "quan trí"! Cứ xem các "quan" Hải Phòng hành xử với dân thế nào trong vụ Tiễn Lãng vừa qua thì đủ biết!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vâng, cảm ơn vì đã làm tôi cảm thấy mình vô tâm. Muốn phanh quá trình vô cảm.

      Xóa