DÂN OAN NGÀY XƯA KÊU OAN Ở ĐÂU?
Bùi Xuân Đính
Thời phong kiến, cách quản lý xã hội của Nhà nước quan liêu không tránh khỏi tình trạng nhiều người dân và cả một số quan lại bị oan ức. Để góp phần “giải oan” cho dân, Nhà nước các thời đã có những biện pháp cho dân được kêu oan.
- Năm Nhâm Thìn, niên hiệu Sùng Hưng Đại Bảo (1052), Vua Lý Nhân Tông cho đặt một quả chuông lớn ở sân rồng để ai bị oan ức điều gì được đến đánh chuông. Vua ra nhận đơn và xét xử.
- Năm Mậu Dần, niên hiệu Đại Định (1158), theo lời tâu của Nguyễn Quốc vừa đi sứ ở nước Tống về, Vua Lý Anh Tông cho đặt một cái hòm ở sân rồng để ai muốn bày tỏ việc gì thì bỏ thư vào hòm ấy. Chỉ trong một tháng, thư kêu oan đã đầy hòm. Tuy nhiên, trong số thư ấy có cả thư tố cáo quan đại thần Đỗ Anh Vũ lộng quyền, nên sau đó, hòm thư bị bỏ.
- Năm Ất Tỵ, niên hiệu Bảo Thái (1725), Chúa Trịnh Cương cho yết bảng ở các lỵ sở, ngã ba đường để dân chúng phản ánh điều hay dở, thiện ác của các quan trong địa hạt và nỗi oan của mình.
- Năm Nhâm Tý, niên hiệu Vĩnh Khánh (1732), Chúa Trịnh Giang lại cho đặt hòm ở phủ chúa để nhận đơn kêu oan của dân.
- Năm Đinh Mão, niên hiệu Cảnh Hưng (1747), Chúa Trịnh Doanh cho đặt chuông, mõ ở cổng phủ đường để người nào thấy mình có tài, muốn tự tiến cử thì đánh chuông và người bị oan ức thì đánh mõ kêu lên. Các khiếu nại phải được ghi thành văn bản và phong kín để chuyển lên phủ chúa xem xét.
- Năm Tân Mùi, niên hiệu Cảnh Hưng (1751), Chúa Trịnh cho phép nhân dân cả nước được phép viết thư trình bày nỗi oan ức, dán kín dâng lên.
- Ở Đàng Trong, vào năm Mậu Thân (1788), Chúa Nguyễn Ánh cũng cho đặt một hòm ở cửa phủ chúa để ai có oan khuất hay bị người khác hãm hại thì viết đơn trình bày rõ sự việc, ghi rõ họ tên quê quán bỏ vào hòm để tiện tra xét, người nào bỏ thư nặc danh, vu tội cho người khác thì bị trị tội nặng.
- Năm Quý Hợi (1803), Vua Gia Long cho dân từ các trấn Nghệ An ra Bắc ai có oan khuất thì đến công đường sở tại tâu bày. Đơn thư kêu oan được chuyển lên vua và văn thần xét đoán, kẻ nào vu cáo, thêu dệt thì bị tội. Năm sau (Giáp Tý, 1804), theo lời tâu của các quan trấn Bắc Thành, Vua Gia Long cho dựng nhà coi việc ở cửa Nam thành Thăng Long, cứ năm ngày một lần, họp quan lại để bàn vịêc; ai có việc gì bị oan ức đã qua ba nha trấn, phủ, huyện mà chưa được phục tình thì cho đầu đơn để xét cho rõ lý.
Từ thời Vua Minh Mạng (1820 - 1841), tại Ty Tam pháp (cơ quan pháp luật cao nhất của triều đình - gồm ba cơ quan tương đương Viện Kiểm sát, Tòa án và Bộ Tư pháp hiện nay) có đặt một trống Đăng văn, vào các ngày 6, 16, và 26 hàng tháng cho phép ai có oan ức được đến đánh trống kêu oan. Quan Pháp ty ra nhận đơn và xét xử. Còn các ngày khác, ai tự tiện đánh trống thì coi như phạm tội, dù có bị oan ức đến mấy.
Song một ngày, không phải là ngày tiếp dân mà bỗng nhiên tại Ty Tam pháp vang lên những tiếng trống đánh gấp đến “nẫu lòng”. Viên quan trực của Ty vội chạy ra, thấy một người phụ nữ nước mắt đầm đìa. Theo luật, người phụ nữ đó bị trói và xét hỏi. Bà ta khai tên là Nguyễn Thị Tồn - vợ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa (1) vừa chèo thuyền từ Nam Bộ ra để xin minh oan cho chồng. Đơn kêu oan của bà được đưa ngay lên Vua Tự Đức.
Bùi Hữu Nghĩa đã đứng về phía những người dân nghèo. Giữa những người dân và bọn cường hào đã xảy ra xô xát dẫn đến chết người. Một số người bị bắt vì quá lo sợ nên sau đó đã khai rằng, sở dĩ có chuyện tranh chấp dẫn đến chết người đó là do Tri phủ Bùi Hữu Nghĩa. Bọn cường hào đã xúi bẩy viên Tổng đốc sai lính đóng gông Bùi Hữu Nghĩa và cho giải ra Kinh đô Huế; đồng thời làm Sớ khép ông vào tội “xui dân làm loạn dẫn đến chết người”.
Trước nỗi oan ức của chồng, bà Nguyễn Thị Tồn không quản “thân gái dặm trường”, chèo thuyền từ Biên Hòa ra Huế xin được minh xét cho chồng. Mặc dù không phải ngày trực của Ty Tam pháp, bà vẫn can đảm đến Ty để “đánh trống Đăng Văn”. Sau đó, sự thật vụ việc được làm sáng tỏ, Vua Tự Đức đã phê “Tha tội cho Bùi Hữu Nghĩa, nhưng phải tiền quân hiệu lực, lập công chuộc tội”.; đồng thời, buộc bọn cường hào địa phương phải để yên cho dân cày cấy trên đất mà Vua Gia Long đã cho.
Lời bàn:
Tiếng trống Đăng Văn thời Nguyễn, tiếng chuông, mõ, treo bảng, đặt hòm nhận đơn… thời Lê - Trịnh, tiếng chuông sân rồng thời Lý v. v. là những hình thức thích hợp để thần dân và quan lại bị oan ức “kêu trời”, phải chăng vẫn là những điều có giá trị tham khảo trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân trong xã hội ta ngày nay.
_________________
(1) Bùi Hữu Nghĩa : người làng Bình Thủy, huyện Vĩnh Định, huyện này giữa thế kỷ XIX thuộc tỉnh An Giang, nay chưa rõ là huyện nào, thuộc tỉnh nào. Ông đỗ đầu khoa thi Hương năm Ất Mùi, đời Vua Minh Mạng (1835), tại trường thi Gia Định.
* Bài đăng trong tập sách Những câu chuyện pháp luật thời phong kiến (sách riêng của tác giả), Nxb. Tư pháp, 2005. Bài có tiêu đề “Những tiếng chuông, tiếng trống kêu oan”, nhân vụ Tiên Lãng, tác giả đổi lại tiêu đề như trên để mọi người cùng suy ngẫm.
Sự so sánh khập khiễng. Một bên là Lo cho Dân. Một bên là Lo cho Mình. Đâu có đủ tư cách để sánh ngang với các bậc Nho Túc ngày xưa. Thật xấu hổ.
Trả lờiXóaNếu có ước muốn trong cuộc đời này.
XóaHãy ước muốn thời gian quay trở lại...thời xa xưa
Ngày nay họ ăn của dân không từ một cái gì- đó là lời của đồng chí Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước CHXHCNVN đấy nha.
XóaBây giờ treo Trống ba ngày thì thủng, treo Chuông một tuần thì vỡ?
XóaXã hội bây giờ thì người dân tự vệ bảo : Ai bảo vệ mình ?
Trả lờiXóaBây giờ dễ gấp vạn lần, hộp thư điện tử sẽ nhận được góp ý của cả thế giới. Lãnh đạo hãy công khai thư điện tử của mình giống như phát thanh viên VTV ấy, lúc đó đơn từ hàng đống, phần còn lại là hồi âm như thế nào? Chúc Lãnh đạo khỏe để nhận đơn.
Trả lờiXóaĐề nghị bác Diện cho đăng bài này :
Xóa"Nô lệ" văn hóa
Sự dễ dãi, chiều lòng theo những xu hướng phô trương, khoe mẽ, được núp dưới những mỹ từ "công đức" luôn đánh lừa mọi người, lệ thuộc đến mức đánh mất cả chính mình, đánh mất văn hóa của dân tộc mình. Đất nước không có chiến tranh, không có áp đặt văn hóa, nhưng từ những việc làm vô ý thức, sẽ dẫn tới thành...nô lệ văn hóa.
Một sự ngộ nhận văn hóa
Gần đây, dư luận rất quan tâm đến việc tìm phương án khả dĩ để trùng tu chùa Một Cột (Liên Hoa đài). Vì là một di tích đặc biệt quan trọng của quốc gia, nên những thay đổi của ngôi chùa này luôn thu hút sự chú ý của mọi người, từ việc chùa xuống cấp cho đến việc người ta đem những thứ văn hóa xa lạ xếp đặt vào đó.
Chúng tôi từng có lần đề cập đến thực trạng vay mượn, sao chép một cách tùy tiện những sản phẩm văn hóa ngoại nhập và mong muốn mọi người dũng cảm loại bỏ những sản phẩm văn hóa xa lạ với phong cách thẩm mỹ của người Việt ra khỏi các công trình kiến trúc tôn giáo (*).
Bởi với bất cứ lý do gì, dù là một ngôi chùa mới xây, những yếu tố xa lạ với văn hóa, kiến trúc, điêu khắc Phật giáo Việt Nam mà được đưa vào công trình cũng sẽ gây phản cảm, huống chi điều đó xảy ra với một ngôi chùa cổ, là biểu tượng tâm linh cho dân tộc, trải nhiều thế kỷ thăng trầm mà vẫn khẳng định bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt.
Thật ngạc nhiên, sự ngộ nhận văn hóa vẫn còn tiếp diễn, khi mới đây người viết đọc được bài phỏng vấn của một tờ báo mạng về chùa Một Cột hiện nay. Bài phỏng vấn cho thấy kiến thức về văn hóa của một vị trụ trì là rất đáng báo động, do không ý thức được vị trí văn hóa lịch sử, tâm linh của di sản này trong lòng Thủ đô Hà Nội, nên phát ngôn tùy tiện. Nhất là đây lại là ngôi chùa có vị trí đặc biệt đối với tâm hồn, tình cảm của người Việt.
Chùm đèn "Tây" trong chùa Một Cột được dư luận quan tâm - Ảnh GDVN
Người viết xin dẫn lại hai điểm mà dư luận quan tâm đến chùa Một Cột: Đó là sự xuất hiện đèn chùm kiểu Tây và sư tử đá theo mẫu Trung Quốc. Thông thường, các nhà chùa vui mừng khi một người nào đó phát tâm tiến cúng những sản phẩm văn hóa có giá trị vào chùa. Tuy nhiên, sản phẩm ấy cần phải thích hợp với không gian văn hóa và kiến trúc của ngôi chùa.
Bởi một ngôi chùa có giá trị văn hóa lịch sử đặc biệt như chùa Một Cột, hàng năm thu hút rất nhiều du khách quốc tế đến tham quan, thì những giá trị gốc, tiêu biểu, độc đáo mang phong cách của người Việt phải được phát huy tối đa. Không thể tùy tiện đặt bất cứ sản phẩm công nghiệp phương Tây nào vào, cho dù chúng có giá bạc tỷ.
Ngôi chùa đó là ngôi chùa của quốc gia, Thế nên, không thể chấp nhận một di sản văn hóa quan trọng, độc đáo vào bậc nhất cả nước lại được thêm thắt những sản phẩm văn hóa chắp vá, lai căng.
Sự lệ thuộc trong đời sống văn minh đã là một điều đáng xấu hổ. Sự lệ thuộc trong văn hóa còn di hại nhiều hơn, vì đó là sự lệ thuộc lộ ra sự kém cỏi nhất của một dân tộc. Dân tộc ấy sẽ chẳng còn gì nếu không có văn hóa của riêng mình. Nô lệ văn hóa là vong bản, mà vong bản thì sẽ dẫn đến mất nước.
Còn nữa, khi phóng viên hỏi về đôi sư tử đá Trung Quốc, thì nhận được một câu trả lời hết sức sai lệch, và ngụy biện: "Ở Việt Nam bình thường dùng hai con chó đá giữ nhà, nếu cho rằng dùng sư tử mang văn hóa Trung Hoa thì phải hiểu là Phật giáo của Việt Nam là Phật giáo Đại thừa du nhập từ Trung Quốc".
Những ai từng được học lịch sử Phật giáo Việt Nam đều biết Phật giáo (cả Nam lẫn Bắc truyền) được du nhập vào Việt Nam theo ngả nào. Và Phật giáo thời Lý - Trần dù có sự ảnh hưởng nhất định bởi Thiền tông Trung Hoa, nhưng những phong cách kiến trúc, thẩm mỹ, điêu khắc chưa từng "là một" với Trung Hoa bao giờ.
Chính sự hiện diện của chùa Một Cột cho đến hôm nay và vô số những di chỉ khảo cổ trên khắp mọi miền đất nước đã chứng minh điều đó.
.............................
Thái Nam Thắng
http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/tuanvietnam/62375/-no-le--van-hoa.html
Thưa tiến sĩ Diện,xin vui lòng giải thích thêm giúp em rỏ nghĩa câu này :"nhưng phải tiền quân hiệu lực, lập công chuộc tội”.
Trả lờiXóaSao ông Bùi Hữu Nghĩa lại có tội ạ ! Cảm ơn Ts Diện.
Sao vụ này giống vụ Tiên Lãng thế. Phải chẳng Bí thư Hải Phòng là hiện thân của tổng đốc Biên Hòa và các quan huyện Tiên Lãng là hiện thân của các quan phủ Phước Long;gia đình Đoàn Văn Vươn và các gia đình mất đất là hiện thân của người nông dân bị cường hào cướp đất.
Trả lờiXóaGửi 3 Rach giá:
Trả lờiXóaTôi đọc cuốn " Những câu chuyện Pháp luật thời phong kiến Việt Nam" của PGS.TS Bùi Xuân Đính, ở phần cuối sách có mục giải thích các từ ngữ liên quan đến chức quan, các hình phạt của pháp luật thời phong kiến. Theo đó thì "hiệu lực" là một vị quan hoặc một vị nha lại nào có tội phải đi làm bất cứ việc gì theo sự sai phái để lập công chuộc tội. "Hiệu lực" có nhiều hình thức như "tiền quân" (ra mặt trận đánh nhau với giặc lập công) hoặc làm các công việc lao dịch. Trong trường hợp câu chuyện ông Bùi Hữu Nghĩa mà PGS TS Bùi Xuân Đính đã nêu thì, vì ông là Tri phủ tại địa bàn xảy ra tranh chấp đất đai dẫn đến chết người nên ông bị khép tội và phải chịu hình phạt "tiền quân hiệu lực".
Nếu anh có điều kiện tìm đọc cuốn sách " Những câu chuyện Pháp luật thời phong kiến Việt Nam" của PGS.TS Bùi Xuân Đính, Nxb Tư pháp, 2005.
Cảm ơn Nặc danh 09:46 đã giải thích.
XóaNgày 1.3, Liên chi hội Nuôi trồng thủy sản nước lợ H.Tiên Lãng (TP.Hải Phòng) tiến hành dựng nhà tạm cho bà Nguyễn Thị Thương (vợ ông Đoàn Văn Vươn) ngay trên nền ngôi nhà đã bị đập bỏ trong vụ cưỡng chế ...
Trả lờiXóahttp://www.thanhnien.com.vn/pages/20120302/dung-nha-tam-cho-gia-dinh-ong-doan-van-vuon.aspx
(thanhnien.com.vn)
Nhà nước phong kiến ở nước ta trước đây không nói "của dân, do dân, vì dân" mà lại quan tâm đến dân như thế. Còn Nhà nước của ta hiện nay ra rã ca tụng là "của dân, do dân, vì dân" mà lại đói xử với dân như súc vật!!! Dân kêu oan từ năm này qua năm khác nào có có cơ quan Nhà nước nào đếm xỉa gì đến.
Trả lờiXóaViệc gửi đơn để bày tỏ tâm tư,nguyện vọng,cũng như bày tỏ những nỗi oan khuất của người dân đến chính quyền bây giờ là việc không khó.Phải khẳng định việc gửi đơn rất dễ,nhưng cấp nào sẽ quan tâm giải quyết.Đại đa số đơn thư bị rơi vào im lặng,kéo dài ít có hồi âm.Trong luật khiếu nại tố cáo cũng đã ghi rất rõ,nhưng chưa thấy ông lãnh đạo nào bị sử về việc kéo dài thời hiệu trả lời đơn thư của công dân.
Trả lờiXóaViệc quan trọng không phải là kêu oan,hay trình bày nguyện vọng của người dân đến chính quyền theo cách nào.Mà điều người dân mong muốn là đơn,thư của họ có được chính quyền xem xét không?có giải quyết và trả lời không?Chính quyền có thiện chí giải nỗi oan cho họ không?Đó mới là điều quan trọng.
Nếu nhà nước không có giải pháp hữu hiệu,thì việc người dân gửi đơn đi,sau đó cứ việc dài cổ ra như cổ ngỗng mà chờ kết quả từ các ông quan liêu,hay lại cơm đùm,cơm nắm kéo nhau ra Hà Nội kêu kiện là lẽ tất yếu,hoặc kháng cự lại như gia đình ông Vươn cũng là lẽ đương nhiên.
Hiện đang coócâu nói truyền tụng trong nhân dân lâu nay: BAO GIỜ CHO ĐẾN NGÀY XƯA????
Trả lờiXóa" Ôi, người xưa của ngày xưa ! Ôi, ngày xưa của người xưa !" nay còn đâu!?
Trả lờiXóaNgày nay, tại số nhà 7, ngõ 56 phố Pháo Đài Láng không treo biển, không có chuông, trống, mõ, không có phòng tiếp nhận, chỉ có một bà lão già gầy gò đã 81 tuổi mà dân oan khắp nơi kéo về, đơn chất thành đống ..
Trả lờiXóaKinh thua qui vi:
Trả lờiXóaToi 17/10/2012:Co 1 vi quan chuc to, quyen hanh lon o thanh pho Ha noi noi voi toi rang:"...Chau se cho truyen hinh Ha noi den noi chuyen voi bac...bac se PHAI noi truoc cong luan la:Tu nay khong nhan don tu gi cua dan oan nua ca v...v...
Chau se chi dao BUU dien khong cho chuyen thu cua moi nguoi dan den bac nua...
Rat tiec la cau noi ay "Qua ho do"cua vi quan chuc nay boi le:
1-)Cong dan Le Hien Duc van co trai TIM dang song,van dang cung nhip dap voi dan oan...)
2-) NHAN QUYEN o dau ma cac nguoi dam cam toi khong duoc nhan thu???
Kinh mong cac qui vi giai thich giup toi de tieu nhan nay biet ro quyen han va trach nhiem cua 1 "Nguoi dan Yeu nuoc,thuong noi" !!!
Đừng ôn cố tri tân nữa.Xưa như trái đất.
Trả lờiXóaĐảng ta trăm tay nghìn mắt, xương sắt da đồng.
Dân thì lúc nào lại chẳng kêu? Bây giờ ghế nào cũng có giá nên quan phải lo cố mà hốt cho lại vốn, cho có lời; thì giờ đâu để đọc đơn? nghe trống?
Bà Hiền Đức không nghĩ cho khỏe thân, bày đặt xâu chuỗi dân oan gây rối lòng quan. Tội bà nặng, TW đang tính đưa bà đi trại phục hồi nhân phẩm đấy.Khổ, dân trí thấp nên làm quan cũng khổ, giáo dục dân phải biết coi trọng các chức việc.
Nguyên PTT Trương Vĩnh Trọng có nói : Đạt trống cho dân đánh kêu oan thì chắc không biết lũng bao nhiêu cái ?
Trả lờiXóaTừ trên cho phép lấy đất của dân làm hết dự án này đến dự án kia . Các tập đoàn nhà nước được kinh doanh đa ngành, vay tiền NH thoải mái . Lúc đó ai cũng thấy kinh doanh địa ốc là có lời cao nhất , nên đổ xô vào các dự án có nhiều đất và những ngành được đánh giá cò tương lai nhất mà quên ngành chính của mình phải làm .
Kết quả như thế này đây : Nhà đất đồng băng, nợ xấu khó đòi, DNNN lỗ lã. Dân mất đất kêu oan vì giá đền bù quá thấp . Dự án ngưng thi hành, đất bỏ hoang . Lãng phí to lớn. Dân tình chán ngán, mất tin tưởng vào Đảng vào CQ . Kinh tế khó khăn, dân thất nghiệp sinh ra nhiều tệ nạn ngày càng nghiêm trọng .
Còn BCT và TWĐ mới họp 15 ngày, mới công bố , mói xin lỗi này nọ . Dân lại dài cổ chớ Đ, NN sửa sai trong khi cơm áo gạo tiền hàng ngày làm sao chờ được ?
Bao giờ cho đến ngày xưa!
Trả lờiXóaLời bàn:
Trả lờiXóaTiếng trống Đăng Văn thời Nguyễn, tiếng chuông, mõ, treo bảng, đặt hòm nhận đơn… thời Lê - Trịnh, tiếng chuông sân rồng thời Lý v. v. là những hình thức thích hợp để thần dân và quan lại bị oan ức “kêu trời”, phải chăng vẫn là những điều có giá trị tham khảo trong việc giải quyết đơn thư khiếu tố của nhân dân trong xã hội ta ngày nay.
**
Kêu ông Trọng đọc bài này.
Tui e rằng ông Trọng nếu có đọc, thì ông ấy cũng chẳng hiểu gì cả. Ông ấy chỉ biết kiên quyết giữ ổn định nội bộ để đảng cầm quyền (cho dù dân chẳng bầu chẳng chọn), nên không muốn để "quân ta đánh quân mình".
XóaThì ngày nay cơ quan nào cũng có "Hộp thư góp ý" đó. Mong quí vị tha hồ góp.
XóaNay ta xăng xái bảo vệ đủ thứ dự án ... lớn để chắc 100 năm nữa sẽ tiến mạnh lên chủ nghĩa xã hội!
Trả lờiXóaBây giờ người ta cũng bày đặt bắt trước người xưa để hòm thư góp ý, treo ở cổng cơ quan.
Trả lờiXóaMặc nhiên chẳng ai thèm mở xem người dân bỏ thư góp ý điều gì ?
Khi có mạng XH và Facebook là phương tiện cứu cánh cho người dân nói lên tiếng nói của mình thì Chính quyền sợ dân nói xấu, nên bày ra bộ luật An ninh mạng để bóp cổ bịt miệng không cho dân lên tiếng.
Nếu có một cuộc thăm dò người dân VN muốn sống trong chế độ phong kiến "thối nát và phản động" hay trong chế độ "ưu việt xhcn" này thì kết quả chưa biết sẽ như thế nào.
Trả lờiXóaKhông biết có đến bao nhiêu người đã ngán đến tận cổ cái chế độ "ưu việt" này.
NGuyễn Công Trứ cũng từng là Tiền quân hiệu lực, vác một cây giáo đi ở hàng đầu đội quân.
Trả lờiXóaBùi Hữu Nghĩa có đền thờ tại phường Bình Thủy, TP Cần Thơ hiện nay đấy.
Trả lờiXóa