Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011

MỘT LÃNH ĐẠO CÔNG TY TNHH HÀN QUỐC CA NGỢI THỦ TƯỚNG VIỆT NAM


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, 
nhân vật nhiều ảnh hưởng năm 2011
Lee Min-ho, Chủ tịch của Công ty TNHH Kidmatic

Cuộc khủng hoảng nợ công toàn cầu trong năm 2011 đã gây ra mối quan tâm sâu sắc đối với nền kinh tế thế giới. Hạn hán, lũ lụt và bệnh tật gây ra bởi sự thay đổi khí hậu toàn cầu, cộng với căng thẳng ở Biển Đông và các cuộc xung đột toàn cầu làm cho nền kinh tế thế giới đối mặt với những thách thức mới. Khi đối mặt với tất cả những điều này, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng hành động một cách rất ấn tượng nhờ khả năng lãnh đạo xuất sắc của mình, thành công trong việc đưa nền kinh tế Việt Nam ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế bằng cách đưa ra các quyết định kinh tế, tài chính và ngoại giao một cách linh hoạt và kịp thời trong năm 2011. Do đó, Việt Nam đã có thể kiểm soát lạm phát, duy trì tốc độ tăng trưởng cao và đảm bảo an ninh xã hội.

Đánh giá tổng thể nền kinh tế năm 2011, các chuyên gia kinh tế quốc tế của Hàn Quốc đã tuyên bố rằng Việt Nam đã vượt qua tình trạng trì trệ kinh tế.

Hiện nay, ổn định kinh tế vĩ mô của Việt Nam trong năm 2012 song song với cải tổ cơ cấu kinh tế là mục tiêu chính thức mà người đứng đầu chính phủ đã tuyên bố trong cuộc họp với các nhà đầu tư quốc tế và các nhà tài trợ.

Tại cuộc họp với các nhà tài trợ, Thủ tướng đã đạt được sự đồng thuận và phản hồi tích cực từ các nhà tài trợ trong việc thực hiện các nội dung cơ bản của Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ 11 và những hành động quyết định trong chỉ đạo thực hiện cải tổ nền kinh tế trong năm 2011 - một bước quan trọng trong việc thực hiện kế hoạch năm 2012 - một năm đầy thách thức không chỉ đối với Việt Nam mà còn là nền kinh tế toàn cầu.

GDP của Việt Nam tiếp tục phát triển với một tốc độ ổn định: GDP quý I năm 2011 là 5,43%, quý hai 5,67% và quý ba 6,11%. GDP kết hợp trong chín tháng tăng 5,76% và tỷ lệ tăng trưởng hàng năm được ước tính là 6%.

Mặc dù nền kinh tế toàn cầu biến động, Việt Nam giải ngân được 2,54 tỷ USD đầu tư trực tiếp nước ngoài, tăng 1,6% so với năm trước và có sự gia tăng theo thời gian: 420 triệu trong tháng Giêng, 730 triệu trong tháng Hai, 1,81 tỷ trong tháng Ba, 2,4 tỷ trong tháng Tư và 3,6 tỷ trong tháng Năm.

Từ đầu năm 2011, hơn 20 quốc gia và vùng lãnh thổ thực hiện dự án đầu tư tại Việt Nam, trong đó Singapore xếp hạng đầu tiên với tổng số vốn mới được đăng ký là 1,08 tỷ USD, tăng 46,74% tổng vốn đầu tư trong phạm vi cả nước. Hàn Quốc được xếp hạng thứ tư với mức tăng 193,29 triệu USD, bằng 8,15% tổng vốn đầu tư tại Việt Nam. Nhật Bản được xếp hạng thứ năm với 131 triệu, chiếm 5,5%.

Theo một danh sách gần đây được biên soạn bởi Goldman Sachs, Việt Nam được xếp hạng là một trong nhóm 11 quốc gia (N-11) với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất của thế giới trong năm 2011, mở cơ hội cho các nhà đầu tư và là một trong những điểm đến tốt nhất cho các nhà đầu tư quốc tế trong những năm tới.

Dựa trên một nghiên cứu gần đây của một nhóm các giáo sư và chuyên gia kinh tế cao cấp từ chính phủ Hàn Quốc về tác động của cuộc khủng hoảng nợ và thay đổi khí hậu toàn cầu, cũng như các kỹ năng của thủ tướng trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam là nước vượt qua cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu một cách tốt nhất. Dũng được xếp hạng là thủ tướng có ảnh hưởng nhất ở châu Á khi thành công trong việc chèo lái nền kinh tế và là người đã đưa ra quyết định chính xác nhất.

Việt Nam đã nhắm mục tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8-6% trong năm 2011 và 6% cho năm 2012. Duy trì tốc độ tăng trưởng này sẽ giúp Việt Nam ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát và đảm bảo an ninh xã hội. Dũng đã có những quyết định đúng và kịp thời, và không chọn tốc độ tăng trưởng kinh tế quá cao cho giai đoạn này.

Song song với sự ổn định kinh tế, Thủ tướng đã cam kết chỉ đạo một cách hiệu quả và thực hiện các giải pháp cải tổ kinh tế thích hợp, tập trung vào cải cách đầu tư, tài chính và cải cách hệ thống ngân hàng và cải thiện quản trị doanh nghiệp. Việt Nam sẽ cổ phần hóa gần như tất cả các doanh nghiệp nhà nước với một mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sản xuất và hoạt động.

Bên cạnh những mục tiêu kinh tế vĩ mô, Việt Nam tiếp tục để đảm bảo an ninh xã hội và phúc lợi cho người dân. Thu nhập bình quân đầu người trong nhân dân Việt Nam hiện nay là 1.200 USD, nhưng khoảng cách giữa người giàu và người nghèo vẫn còn lớn. Do đó, Dũng đã chỉ thị cho các cơ quan chức năng thực hiện một chiến lược đảm bảo việc làm ổn định và bền vững bằng cách nâng cao kỹ năng tiếng Anh và đào tạo nghề để tạo ra hơn 1,6 triệu việc làm trong năm 2012 và giảm tỷ lệ thất nghiệp xuống dưới 4% đồng thời giảm 2% số hộ nghèo trong phạm vi cả nước.

Dũng cũng đã quyết định thành lập một bộ phận chuyên giám sát và giúp tăng tốc độ giải ngân nguồn vốn và sử dụng hiệu quả viện trợ bên ngoài, đặc biệt là ODA.

Trong con mắt của các nhà đầu tư quốc tế, ông được đánh giá cao như luôn luôn có sáng kiến và ý tưởng thúc đẩy liên kết chặt chẽ với cộng đồng quốc tế nhờ tính cương quyết của ông và các chính sách phù hợp. Các lời hứa chắc nịch của ông cho phép các nhà đầu tư đặt niềm tin vào Việt Nam. Dũng đã có những đóng góp đáng kể trong việc nâng cao uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế.

Ông được người dân Việt Nam đánh giá cao về những gì ông đã làm được trong nhiệm kỳ của ông. Ông luôn luôn đánh giá cao giá trị đóng góp của các thế hệ trước đó, ông cũng luôn luôn tôn trọng và biết làm thế nào để sử dụng tài năng Việt Nam và hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc ổn định sản xuất kinh doanh, trong khi thực hiện chính sách hỗ trợ ngành công nghiệp và nông nghiệp, cũng như chính sách hỗ trợ sinh viên và người nghèo. Ông là biểu tượng của tinh thần nhân dân Việt Nam trong bảo vệ vững chắc chủ quyền của đất nước trong khi vẫn tôn trọng luật pháp quốc tế và duy trì các mối quan hệ tốt ngoại giao với các quốc gia khác.

Đối với những gì ông đã làm cho Việt Nam, ông xứng đáng là người của năm 2011 – một thủ tướng đối mặt với những thách thức và luôn luôn có những quyết định chuẩn xác. Ông được người Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế tin yêu.


Vũ Quốc Ngữ dịch.
Bản gốc: http://www.koreaherald.com/national/Detail.jsp?newsMLId=20111226000411
P.M. Nguyen Tan Dung: the most influential person of 2011

The global public debt crisis in 2011 has caused deep concern for the global economy. Drought, flooding and diseases caused by global climate change, plus tensions in East Sea and new global conflicts confront the world economy with new challenges. In the face of all this, Prime Minister Nguyen Tan Dung has performed impressively thanks to his outstanding leadership, successfully steering the Vietnamese economy out of the economic crisis by making economic, fiscal and diplomatic decisions in a flexible and prompt manner in 2011. Consequently, Vietnam has been able to control inflation, maintain a high growth rate and ensure social security.

Offering an overall assessment of the 2011 economy, Korea’s international economic experts have stated that Vietnam has overcome economic stagnation.

Now, stabilizing Vietnam’s macro economy in 2012 in parallel with economic restructuring is the official goal that the head of the government has circulated among international investors and donors.

At a meeting with CG donors, the prime minister achieved consensus and positive feedback from the donors in successfully implementing the fundamental content of Resolution 11 and taking decisive actions in directing the implementation of economic restructuring in 2011 ― a stepping stone in implementing the plans for 2012 ― a year full of challenges not only for Vietnam but also the global economy.

Vietnam’s GDP continues to grow at a steady rate: the GDP of the first quarter 2011 was 5.43 percent, the second quarter 5.67 percent and the third quarter 6.11 percent. The combined GDP over those nine months grew 5.76 percent and the annual growth rate is estimated to be 6 percent.

Despite the global economy’s fluctuations, the realized FDI of Vietnam reached $2.54 billion, an increase of 1.6 percent from the previous year and there was an increase over the months: $420 million in January, $730 million in February, $1.81 billion in March, $2.4 billion in April and $3.6 billion in May.

Since the beginning of 2011, more than 20 nations and territories have carried out investment projects in Vietnam, with Singapore ranked first in total newly registered capital with a $1.08 billion increase and 46.74 percent of the total invested capital nationwide. Korea is ranked fourth with an increase of $193.29 million, equal to 8.15 percent of total invested capital in Vietnam. Japan is ranked fifth at $131 million, amounting to 5.5 percent.

According to a recent list compiled by Goldman Sachs, Vietnam ranks among a group of 11 nations (N-11) with the world’s fastest economic growth rates in 2011, opening new opportunities for investors and making the best international investment destinations in the years to come.

Based on a recent study by a group of senior professors and economic experts from the Korean government on the impact of the debt crisis and global climate change, as well as the skills of prime ministers in Southeast Asia, Vietnam was the country that best overcame the global economic crisis. Dung was ranked as the most influential prime minister in Asia in terms of successfully driving the economy and as the person who made the most determined decisions.

Vietnam targeted a 2011 economic growth rate of 5.8-6 percent while the objective for 2012 is 6 percent. Maintaining this growth rate will help Vietnam stabilize its macroeconomy, curb inflation and ensure social security. Dung has taken decisive action in a timely manner, but has not selected too high an economic growth rate for this period.

In parallel with economic stability, the prime minister has committed to effectively directing and taking proper economic restructuring solutions, focusing on investment reform, financial and banking system reform and improvement of corporate governance. Vietnam will equitize almost all state-owned enterprises with an ultimate goal of improving the effectiveness of production and operation.

Beside these macro-economic objectives, Vietnam continues to ensure social security and welfare for its people. The average income per capita among the Vietnamese people is currently $1,200, but the gap between the rich and the poor is still large. Dung has therefore instructed authorities to implement a strategy of ensuring stable and sustainable employment by improving English skills and providing vocational training to create more than 1.6 million jobs in 2012 and reduce the unemployment rate to less than 4 percent while concurrently reducing the number of poor households nationwide by 2 percent.

Dung has also decided to establish a task force to monitor and speed up the disbursement of funds and effective use of external aids, especially ODA.

In the eyes of international investors, he is highly regarded as always having formed initiatives and ideas to promote close links to the international community due to his firm determination and consistent polices. His firm promises allow investors to place their trust in investing in Vietnam. Dung has made significant contributions, taking Vietnam to a higher level of influence internationally.

He is praised by the Vietnamese people for what he has done during his tenure. He always takes into consideration the valuable contributions of previous generations, he always respects and knows how to employ Vietnamese talents and support enterprises to stabilize business and production, while making policies that support industry and agriculture, as well as policies that support students and the poor. He is the symbol of the Vietnamese people’s spirit in firmly protecting the country’s sovereignty while respecting international law and maintaining good diplomatic relations with other nations.

For what he has done for Vietnam, he deserves to be the person of 2011 ― the prime minister facing challenges and always proving most determined. He is loved by Vietnamese people and many international friends.

By Lee Min-ho, President of Kidmatic Co., Ltd


21 nhận xét :

  1. Chuyen khoi hai.

    Hay xem kinh te xa hoi Vietnam trong nhiem ky vua qua cua ngai Thu tuong.

    Trả lờiXóa
  2. Phải chăng đây gọi là "nhập gia tùy tục"?

    Trả lờiXóa
  3. Ca ngợi thì hãy nhìn vào lạm phát đấy, vì là cuộc sống người dân là chính!

    Trả lờiXóa
  4. Tuyệt vời.

    "Ông được người dân Việt Nam đánh giá cao về những gì ông đã làm được trong nhiệm kỳ của ông." Nhờ có ông Lee Min-ho, Chủ tịch của Công ty TNHH Kidmatic mà tôi nhận ra là mình đang có một ngài thủ tướng tài giỏi, đang làm được những điều thần kỳ cho đất nước tôi mà mọi người lại chưa thấy.... Mọi người chỉ lo xăm soi chuyện Vinashin, chuyện Boxit... mà chưa thấy những thành quả vang dội mà đất nước ta đã đạt được.

    Thật tuyệt vời. Một lần nữa xin chúc mừng thủ tướng NTD. Hai năm liên tiếp 2010, 2011 ông được vinh danh là Nhân vật của năm. Một thành tích hoàng tráng mà trong lịch sử Việt Nam, chưa có thủ tướng tiền nhiệm nào đạt được.

    Chúc mừng, chúc mừng.....

    Trả lờiXóa
  5. Năm ngoái báo Đức khen ngợi, năm nay lại có báo Hàn khen ngợi. Chắc sang năm TQ sẽ khen ngợi đây!

    Trả lờiXóa
  6. Cái ong Lee min Ho này lam về cái gì vậy ta? Yên tâm sang năm lạm phát còn một nửa thôi....

    Trả lờiXóa
  7. Nguoi ta khen Thu tuong cua minh ta cung thay vui, nhung toi van ban khoan ve trach nhiem cua Thu tuong trong vu Vinashin.

    Trả lờiXóa
  8. Cũng phải ghi nhận sự thực như vậy.
    Đó là sự ca ngợi hợp lý, đúng và sát điều kiện kinh tế xã hội ở Việt Nam

    Trả lờiXóa
  9. Năm ngoái có công ty gì đấy của Đức ca ngợi thủ tướng thì thấy báo chí trong nước đưa tin rùm beng sao năm nay lại không thấy đưa nhỉ?

    Trả lờiXóa
  10. Thưa cái ông gì đó là Chủ tịch của Công ty TNHH Kidmatic!
    Vì tôi vừa đi chợ về nên đọc bài ông viết được vài dòng là tôi chán chả còn muốn đọc tiếp nữa (cầm tiền đi chợ mà tưởng như bị ai đó ở tập đoàn kinh tế nào đó lấy cắp)

    Trả lờiXóa
  11. "Đối với những gì ông đã làm cho Việt Nam,ông xứng đáng là người của năm 2011-một thủ tướng đối mặt với những thách thức và luôn luôn có những quyết định chuẩn xác.Ông được người Việt Nam và nhiều bạn bè quốc tế tin yêu."
    Tôi tin ông này thật sự là một lãnh đạo của công ty TNHH Hàn Quốc,ông này chắc chắn không phải người VN,chưa đến VN, nhưng tương lai ông này đang muốn vào kinh doanh-đầu tư ở Việt Nam.

    Trả lờiXóa
  12. Ông Lee Min-ho này cũng hay đọc báo chí Việt Nam nhỉ.

    Trả lờiXóa
  13. Vấn đề là người viết là ai?
    _Một phóng viện kinh tế của một tạp chí nổi tiếng?
    _Một nhà phân tích kinh tế vĩ mô?
    _Một nhà lái buôn?

    Trả lờiXóa
  14. Một ông bác sĩ viết chuyên đề âm nhạc.

    Trả lờiXóa
  15. "Mua vui cũng được một vài trống canh"

    Trả lờiXóa
  16. Lee Min ho giống ông Tiến Cảnh(Hà Nam)ông Đố Văn Đương ghê.....

    Trả lờiXóa
  17. Quan trọng nhất người đưa ra các đánh gía là người như thế nào? Có thật sự khách quan không? Nếu đó là ADB, WB, IMF thì thật là vui mừng phấn khởi!

    Trả lờiXóa
  18. Hay di mot vong cac tinh thanh de xem doi song nguoi dan nhu the nao ?

    Trả lờiXóa
  19. Lời lẽ thì tâng bốc quá đáng, đến độ trơ trẽn. Lập luận thì sơ sài hời hợt, đến độ cẩu thả. Các chứng liệu đưa ra cứ như thánh phán, chả thèm trưng dẫn nguồn tham khảo ở đâu... Tôi đọc mà thấy mắc cỡ thay cho cả người khen lẫn người được khen. Chả hiểu cái bác Lee Min-ho này khen thật hay "khen đểu" Thủ tướng nhà mình!?

    Cơ mà tuyển cái bác Hàn quốc này sang Việt Nam làm cán bộ chuyên phụ trách mảng... báo cáo thành tích, thì phải nói là hết ý luôn!

    Trả lờiXóa
  20. P.M. Nguyen Tan Dung: the most influential person of 2011
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng,nhân vật nhiều ảnh hưởng năm 2011

    Tác giả bài gốc là: Lee Min-ho, President of Kidmatic Co., Ltd

    http://www.koreaherald.com/opinion/Detail.jsp?newsMLId=20111226000411

    Bỗng biến thành: Korea Herald

    Trên:
    1. VietNamNet
    http://english.vietnamnet.vn/en/politics/17198/pm-nguyen-tan-dung-most-influential-person-of-2011---korea-herald.html

    2.TalkVietNam
    http://talkvietnam.com/tag/prime-minister-nguyen-tan-dung/

    3. Phapluatvn
    http://phapluatvn.vn/thoi-su/201112/Bao-Han-Quoc-nhan-dinh-ve-tam-anh-huong-cua-Thu-tuong-Nguyen-Tan-dung-2062122/)


    Kể cũng lạ! Chẳng lẽ lại tái chế vụ bên Đức?

    Trả lờiXóa
  21. Đây chỉ là ý kiến (opinion) của đọc giả (không phải là bài viết của ký giả, hay phóng viên)- Xin vào xem - theo link dưới đây:

    http://www.koreaherald.com/common/List.jsp?ListId=020600000000&PageNo=4

    Lưu ý: Hiện nay (ngày 3 tháng 1, 2012) ý kiến này đang nằm ở trang 4 - trong số 112 trang ý kiến mà tờ báo điện tử này đang lưu (gồm có khoảng 2000 ý kiến khác nhau)... Theo thời gian, ý kiến này sẽ được chuyển sang trang 4, 5, 6.... (hãy nhìn PageNo ở phần cuối của link...)

    Trả lờiXóa