Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011

NXB CHÍNH TRỊ QUỐC GIA ĐÁ BÓNG LÊN TRỜI

NXB Chính trị Quốc gia 'đá bóng trách nhiệm' sang tác giả đạo văn
Thứ sáu, 03 Tháng 6 2011 09:30

(GDVN) - Trong lúc dư luận đang rất bức xúc về cuốn sách “Tài năng và đắc dụng” nhóm biên soạn “đạo văn”,  NXB Chính trị Quốc Gia – Sự thật đã có ý kiến về sự việc này.

Cuốn sách đang gây bức xúc trong dư luận
Cuốn sách đang gây bức xúc trong
dư luận
PGS.TS. Lê Văn Yên - Ủy viên Chuyên trách, Hội đồng Biên tập - Xuất bản Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật cho rằng: "Việc “đạo văn” hay không cần có sự xác minh và có một Hội đồng có thẩm quyền đánh giá. Điều quan trọng là nên trao đổi trực tiếp với nhóm biên soạn để xác định cho rõ.

Nhóm tác giả là người chấp bút, lấy tư liệu, chọn lọc tư liệu và diễn đạt thành nội dung của cuốn sách. Nếu giả thuyết “đạo văn” là đúng thì nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm chính. Nhà xuất bản chỉ là "bà đỡ" cho cuốn sách ra đời".

Nhiều năm trong nghề xuất bản, PGS. Yên chia sẻ thật lòng, một cuốn sách xuất bản khó có thể đọc hết những tài liệu mà các tác giả đã sử dụng nghiên cứu, nhất là tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài. Có những cuốn sách lên đến hơn 100 tài liệu tham khảo.

Chính vì thế, để phục vụ cho việc nghiên cứu, tham khảo của bạn đọc và thật sự cầu thị, mỗi khi có cuốn sách ra đời, Nhà xuất bản luôn luôn có dòng chữ ở cuối Lời Nhà xuất bản: “Trong quá trình biên soạn, mặc dù đã có nhiều cố gắng, song khó tránh khỏi thiếu sót. Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các cơ quan, đơn vị và bạn đọc để lần tái bản sau tốt hơn”.

Giải thích về sự giống nhau đến kì lạ của nhiều đoạn trong cuốn sách và các tác phẩm khác trước đó, PGS. Yên cho rằng: Thứ nhất trong một công trình nghiên cứu khoa học, các tác giả luôn có sự kế thừa kết quả của những người đi trước, những nghiên cứu trước đó để làm tiền đề cho những nghiên cứu của mình. Nhưng điều quan trọng là nhóm nghiên cứu đó kế thừa như thế nào cho đúng. Một công trình nghiên cứu không thể copy nguyên xi của các công trình trước đó, của các tác giả đi trước mà không có tính sáng tạo của nhà nghiên cứu.

Trường hợp thứ hai chúng ta thường gặp nhất là kế thừa những nghiên cứu trước đó để làm tài liệu tham khảo, chắt lọc những tinh túy để đưa ra kết luận của riêng mình, có sáng tạo của nhà nghiên cứu. Khi trình bày nội dung, các tác giả cần ghi cụ thể nguồn trích dẫn.

Mỗi khi nhận được bản thảo để xuất bản sách, nhóm biên tập của Nhà xuất bản muốn sửa chữa đều phải trao đổi, xin ý kiến của tác giả vì bản quyền thuộc về tác giả.

Nếu có trường hợp “đạo văn” xảy ra thì tùy vào mức độ để xem xét. Từ trước đến nay, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia chưa gặp phải trường hợp nào bị kiện “đạo văn”. Tuy nhiên, để kết luận cuốn sách có “đạo văn” hay không cần phải xem xét thận trọng, cần có một Hội đồng chuyên môn đánh giá.

P.Thúy
Nguồn: GDVN.

15 nhận xét :

  1. Lại xuất hiện một Kim Ngân nữa. Thời đại này sao lắm người đỗ lỗi thế không biết?

    Trả lờiXóa
  2. Trên đời lại còn có chuyện khôi hài như PGS Yên nói ư? Chúng ta cần phải "trao đổi trực tiếp..." với nhóm kẻ cắp ư? PGS Lê Văn Yên xứng đáng là danh hài của năm. (Còn trên Vượng râu một bậc)

    Trả lờiXóa
  3. Đề nghị chư vị mở cuộc tìm hiểu về vị PGS Yên này để bác Diện đưa lên cho bà con biết.

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị anh Diện cho hồ sơ mở về vị PGS Lê Văn Yên này xem lời vàng của vị ấy có đáng để chúng ta nghe và thông cảm không.

    Trả lờiXóa
  5. Báo điện tử Giáo dục Việt Nam đưa hình ảnh cuốn sách, và lấy hình ông Đ.L.N. Vũ đè lên bìa sách kiểu này, người đọc lại tưởng NXB đưa hình ông Vũ lên bìa sách. Không nên!

    Trả lờiXóa
  6. Nếu bây giờ các Trường, Viện, Học Viện của ta mà xuất bản ra thị trường, hay upload hết các đề tài nghiên cứu sinh TS, đề tài nghiên cứu các cấp lên mạng để bà con xa gần kiểm tra thì chắc là hay lắm. Có khi thế giới cũng phải "nghiêng mình" trước VN ta. Có thể rất nhiều trong số các nghiên cứu đó SÁNH NGANG (không khác mấy)với nghiên cứu của các cường quốc năm châu chỉ nhờ công cóp-pết của các bác.

    Trả lờiXóa
  7. Thưa bác Nặc Danh (15:51),

    Bác nói đúng. Năm 2009, Thạc sĩ Chu Tuyết Lan, GĐ Thư viện Hán Nôm (sếp của tôi) đề xuất 1 dự án cấp Bộ trong đó số hóa toàn bộ luận án Tiến sĩ của các cán bộ Viện KHXH Việt Nam, đưa lên mạng.

    Dự án đã được 3 cấp hội đồng (cơ sở, Bộ) xem xét và đồng ý cho triển khai. Song khi trình lên Chủ tịch Viện KHXH VN là GSTS Đỗ Hoài Nam thì bị gạt đi, không cho làm.

    Đấy! Đại để là thế!

    Trả lờiXóa
  8. Ông Yên nói cũng có lý của ông ý. NXB đâu có thể đọc được hết tất cả các sách trên thế giới để biết sách nào của mình có đạo. Chính vì vậy, phải mất một thời gian dài sau khi được xuất bản mới có dư luận về đạo văn trong cuốn sách này. Lập hội đồng để kết luận có "đạo" hay không, không phải là khó và mất thời gian và chi phí. Nếu thực sự cầu thị và có tôn trọng công chúng thì NXB nên là khi dư luận đã có ý kiến phản ánh về "chất lượng" sản phẩm tinh thần của mình.
    Mặt khác, quan trọng hơn, Hội đồng thẩm định, nghiệm thu đề tài "nháy" (hay là "nhánh"?) cũng phải nghiêm túc xem lại trách nhiệm của từng thành viên khi nghiệm thu, bỏ phiếu đánh giá cái gọi là "công trình nghiên cứu khoa học" này. Trường hợp này cũng có thể coi là mục tiêu của đấu tranh chống "lãng phí" tiền ngân sách trong nghiên cứu khoa học.

    Trả lờiXóa
  9. Nhà Xuất bản có lý của họ, Một quái thai sinh ra thì bà đỡ đâu có chịu trách nhiệm.
    Đứa bé trước khi sinh đã có siêu âm định dạng, có khuyết tật thì không cho sinh. NXB cũng vậy, họ phải chịu trách nhiệm xã hội khi sinh ra một quái thai.

    Trả lờiXóa
  10. Đúng là nhà xuất bản khó có thể kiểm soát hết tất cả từng trang sách một để bảo đảm chất lượng "không đạo văn" của từng cuốn sách một, nhưng không vì thế mà phủi sạch trách nhiệm. Khi có sự cố xảy ra thì ít nhất nhà xuất bản phải tỏ lời xin lỗi độc giả về xự sơ suất của mình chứ không đổ lỗi hoàn toàn cho tác giả. Vì sao nhà xuât bản không "trông mặt mà bắt hình dong" để lựa chọn tác giả dổm, xuất bản sách dổm như vậy?

    Ở các nước Tây phương các sách xuất bản đều có đăng ký bản quyền tại toà (copyright), sau này có ai "mượn đỡ" không xin phép là bị kiện sạt nghiệp như chơi, cả nhà xuất bản lẫ tác giả. Tại Việt nam để ngăn chặn tệ nạn đạo văn, nhà xuất bản có thể để điều khoản vào hợp đồng với tác giả: "Tôi long trọng cam kết không đạo văn của bất kỳ ai hay trích dẫn của người khác mà không ghi chú rõ ràng. Nếu vi phạm tôi sẽ:

    1. hoàn lại nhà xuất bản tất cả số tiền đã được trả (hay gấp đôi số tiền đã được trả),
    2. sẽ bị nhà xuất bản công bố trước công chúng và Hội Nhà Văn "thành tích" đạo văn của tôi,
    3. Vĩnh viển sẽ không được nhà xuất bản. nhận xuất bản sách trong tương lai."

    Trả lờiXóa
  11. Tác giả đạo văn thì nhìn chung NXB khó mà biết được. Nhưng đối với sách viết về những danh nhân tầm cỡ như 14 (à quên, 13) vị trong quyển "TN và ĐD" này, tổng biên tập phải đặt ngay câu hỏi và biên tập viên chịu đọc sẽ biết ngay tác giả có thuổng của ai không.
    Điều tệ hại nhất là NXB Chính trị QG đã cho ra đời một cuốn sách hổ lốn, bậy bạ, vô lễ như cuốn "TN và ĐD" thì độc giả chưa thấy lãnh đạo NXB cáo lỗi và thu hồi sách của mình.

    Trả lờiXóa
  12. Thú thật trong thời buổi kinh tế thị trường nhà xuất bản nào cũng muốn có sách với tiêu đề giật gân để bán chạy tăng doanh thu. Trách NXB về mặt kiểm định và nội dung còn đạo văn thì phải lên án bọn "GS và PGS" ăn cắp. Người viết đề nghị thu hồi cuốn sách và HDCDGSNN miễn nhiệm chức mấy ông này và đừng để đứng trên bục giảng nữa. Sinh viên ĐHQG HN đang xì xào đấy. Còn lâu GS Lương và Nguyễn Hoàng Hải mới xin lỗi nhé mà đã ăn cắp về bán lấy tiền tiêu rồi sao lại xin lỗi??? Mắc tội hình sự chứ không chỉ là kinh tế nữa bác N.X.Diện ơi??????Mong bác phúc đáp????

    Trả lờiXóa
  13. Nguyễn Hoàng Hải là đồng tác giả cuốn TN và DD cũng là loại đạo văn có tiếng nhưng vì hắn cón bé nên ít người soi. Khi báo GDVN phát hiện tác giả cuốn sách đạo văn hắn còn lấy bút danh Dạ Trạc nói rằng:"ai chả đạo cứ gì ông Lương..." trong comment của blog N.X.Diện. Đúng là vừa ăn cắp vừa la làng. Bao công đâu rồi, truy cứu trách nhiệm hình sự, miễn nhiệm GS, PGS của bọn ăn cắp và cho khỏi môi trường GD có tiếng của nước nhà ngay. Việc này chỉ có cấp trên minh bạch chứ cần tiền thì bọn này nhiều như quân Nguyên.... Hi hi

    Trả lờiXóa
  14. MMootj GS TSKH, Phó Hiệu trưởng ĐHKHTN, Tổng biên tập tạp chí khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội mà đạo văn thì hết chỗ nói. Ở lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn mà ông còn cả gan đạo văn (vì không có chuyên môn)thì lĩnh vực vật lý là chuyên môn chính của ông thử hỏi ông đạo hay gian dối mấy người biết được????? Trời ơi, các bậc BAO CÔNG đâu rồi?????

    Trả lờiXóa
  15. Theo tôi khi đã có ý kiến của Bô GD và ĐT thì ĐHQG Hà nội phải thực hiện và làm rõ trắng đen ai sai đến đâu thì kỷ luật đến đó. Trả lời như ông GĐ ĐHQG Hà nội là "Vô trách nhiệm".

    Trả lờiXóa