Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2011

ĐẠO VĂN - MỘT TRƯỞNG BAN BIÊN TẬP BỊ CÁCH CHỨC

Cách chức một trưởng ban biên tập vì đạo văn

(PL)- Ngày 17-6, ông Khúc Ngọc Vĩnh, Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật tỉnh Đăk Nông, cho biết vừa có quyết định kỷ luật buộc thôi chức trưởng ban biên tập tạp chí Nâm Nung đối với bà Võ Thị Lệ Thủy.

Đồng thời, Hội cũng buộc bà Thủy hoàn trả lại kinh phí hỗ trợ các tác phẩm mà bà đã vi phạm bản quyền (với số tiền 8 triệu đồng).

Trong thời gian từ năm 2008 đến 2010, bà Thủy đã nhiều lần đạo văn các tác phẩm nổi tiếng của các nhà văn thuộc Hội Nhà văn Việt Nam. 

H.NAM - Nguồn: Pháp luật tp HCM.

7 nhận xét :

  1. Đạo văn và chuyện đọc - chép.
    - Chính Trực -

    Những người chép văn của người khác rồi ghi tên mình vào là những người có tư duy nghèo nàn, không nên theo nghiệp cầm bút. Hơn thế, chép văn, tức đạo văn là chuyện xấu, liên quan đến đạo đức, nhân cách làm người. Học làm người mới học làm nghề. Đành rằng nghề nghiệp nào cũng phải học, “không thầy đố mày làm nên”, nhưng học theo kiểu đọc - chép là một cách học thụ động. Nó thủ tiêu sự sáng tạo. Nó làm khô cứng tư duy và tâm hồn con người.
    Đọc - chép không chỉ là sản phẩm của nhà trường, mà nó được phát xuất từ gia đình, nói rộng ra là lối dạy dỗ áp đặt mệnh lệnh. Áp đặt quá làm mất đi tính sáng tạo. Nhưng buông lỏng quá thì có thể quên học lễ trước khi học văn.
    Nghiệp cầm bút ai cũng có thể tham gia, nhưng không phải ai cũng đứng vững được. Nó đòi hỏi con người ta phải lao động nghiêm túc, có ý chí dấn thân, tinh thần phấn đấu bền bỉ, và cả sự hi sinh khi cần thiết để đeo đuổi niềm đam mê cao quí ấy. Tư duy nghèo nàn dừng lại ở cách đọc – chép đơn thuần thì chưa theo nghề cầm bút được.
    Về chuyện đạo văn, công luận cho dù lên tiếng mạnh mẽ nhưng không bao giờ đóng cửa với những người còn đang đọc – chép, kể cả do trình độ hay do sự gấp gáp của thời gian mà lấy vào dùng tạm. Một nhà thơ mới đây có đoạn văn bị người khác “mượn tạm” làm sa-pô khi được hỏi đã trả lời ngắn gọn rằng, ông ấy gọi điện xin lỗi mình rồi ! Cùng với câu trả lời ấy là vẻ mặt đượm buồn.
    Ý ở ngoài lời. Xin lỗi là phép ứng xử văn hoá của mỗi người khi nhận ra mình có lỗi. Nhưng với giới cầm bút thì văn hoá xin lỗi không dừng ở lời nói hay chữ viết. Họ mong người xin lỗi không bao giờ lặp lại hành động tương tự như thế nữa./.

    Trả lờiXóa
  2. Một khi vụ ăn cắp văn này đã được xử lý dù chậm và chưa đủ, thì,phải kiên thì yêu cầu thực thi công lý chuyện ăn cắp văn trong vụ sách "Tài năng và đắc dụng".
    Chúng tôi hoan nghênh báo Giáo dục Việt Nam đã đi hàng đầu trong việc yêu cầu xử lý vụ việc này, những kẻ như Lương, Tung phải bị lột học hàm (Gs, PGs)ngưng chức vụ lãnh đạo và không được phép giảng dạy.
    Đại học Quốc gia phải có phát ngôn chính thức với báo chí về vụ việc này.

    Trả lờiXóa
  3. Là một quyết định công minh. Hoan nghênh Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Đắc Nông, tuy là "dân tộc" nhưng không chấp nhận đạo văn, văn minh, tiến bộ hơn "người Kinh" ở NXB CTQG và Đại học Quốc gia.

    Trả lờiXóa
  4. Góp lời với bác Chính Trực:

    Đạo văn không chỉ thuần là đọc và chép Nò gồm đọc, chép, VÀ ĐÁNH TRÁO NHẬN LÀM CỦA MÌNH. Và cái hại của đạo văn không chỉ là làm khô cứng tư duy và tâm hồn con người. Nó làm con người trở nên THẤP HÈN HƠN THẰNG MÓC TÚI TẠI ĐẦU ĐƯỜNG XÓ CHỢ! Nó xúc phạm ngưòi bị đạo văn một cách không thể nào tha thứ đưọc. Kẻ thất học móc túi có thể vì cái túng đói hành hạ, Còn người đạo văn thưòng là người có học và đủ ăn đủ mặc. Họ đạo văn vì bản năng bất lương chứ không phải vì nhu cầu khẩn thiết của miếng cơm manh áo. Cấp bậc, học vị càng cao thì kẻ đạo văn càng mang tính vô liêm sĩ hơn. Tại VN tệ nạn này ngày càng phổ biến, đến độ mọi ngưòi có khuynh hướng xem nó là chuyện thường ngày ở huyện. Những kẻ đạo văn phải bị xét xử nghiêm khắc trước tòa án như bất cứ những tội hình sự khác.

    Trả lờiXóa
  5. chuyện xảy ra từ đời tám hoánh nào rồi mà bây giờ mới xử lý.Thôi thì trễ còn hơn không.thật ra phải xử lý trách nhiệm tay chủ tịch hội vì biết người ta không phải nhà văn mà lại đặt cho người ta vào chỗ trưởng ban biên tập(có lẽ vì là hồng) tức là tự tạo ra khuyết điểm rồi sau đó khắc phục khuyết điểm và trở lại như chưa hề có việc gì vì chẳng có ai kiện cáo .Các bác nhà văn ta có dễ tính không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  6. Tội nghiệp cho chị Võ Thị Lệ Thủy. Không có ô ra mưa làm gì. Đừng thấy người ta đạo mà bắt chước. Bọn này có giấy phép cả đấy, thậm chí cả lệnh đạo văn nữa. Phải chi chị là H'thi le T'uy thì chưa chắc đã bị KL đâu. Cái tội lên đó rồi mà chẳng chịu địa phương hóa. Chết là phải. Thôi về viết blog đi. THa hồ mà cóp như tôi đây, Cấm ai chửi nhỉ?!
    HH

    Trả lờiXóa
  7. Cũng tội chị Thủy. Chị chưa được cơ cấu mà vẫn giám đạo văn là cái "đèn dầu" của chị đã chạy trước "xe lu" rồi. Đáng thương, đáng thương...
    Nói các em HS trong kỳ thi, kiểm tra nếu tôi không bật "đèn xanh" thì không có em nào qua mắt được. Những Hs như thế từ khi có khẩu hiệu "HAI KHÔNG" cho đến nay nếu bị phát giác thì tội rất to, còn hạ cả hạnh kiểm, còn bị cảnh cáo gửi về địa phương giáo dục và bồi dưỡng (những HS hạnh kiểm lọa TB bị hạ một bậc thành loại yếu)

    Trả lờiXóa