Vốn là câu thần chú có trong truyện cổ tích “Cây Tre Trăm Đốt” lưu hành trong chốn nhân gian cả ngàn năm nay, nhưng “khắc nhập khắc xuất” hình như cũng là ý chí của các nhà quản trị thời nay. Chuyện tách ra nhập vào, từ các cơ quan tổ chức nhà nước “nhỏ như con thỏ” đến các đơn vị hành chính từ xã đến tỉnh là chuyện vẫn thường xảy ra. Câu hỏi đặt ra là tại sao phải nhập hay tách tỉnh này tỉnh nọ mấy ngày nay đang nóng trên công luận sau khi có thông báo chính thức của một quan bà, chị của cái ông giám đốc sở đi buôn chổi đót mà kiếm được tiền xây biệt phủ, mua được đất làm trang trại bạt ngàn trên núi. Lý do chính được nêu ra là các vị trong cung phát hiện thấy có tình trạng các đơn vị hành chính ngày càng phình to về cơ cấu và tăng lên về số lượng. Năm 1986 Việt Nam chỉ có 44 đơn vị hành chính cấp tỉnh, nhưng đến 2021 đã tăng lên 63 đơn vị cấp tỉnh (tăng thêm 19 tỉnh, 178 huyện, và 1.136 xã). Từ đây, số lượng các quan từ xã đến tỉnh cũng tăng chóng mặt, dân gù lưng đóng thuế cũng không đủ nuôi bộ máy quan chức khổng lồ này, đến nỗi một vị đại biểu của dân đã phải thốt lên giữa nghị trường rằng tiền lương nhà nước trả cho đội ngũ này có vài triệu một tháng thì họ không sống được, chính những bà bán trà đá trên phố, các bà các chị buôn thúng bán rong trên chợ, hàng trăm ngàn người kiết xác bán vé số dạo đã nuôi đội ngũ quan lại triều đình cấp phường xã đấy, mà với mức lương khủng chứ không bèo như của chính phủ đâu. Thật là một câu trả lời đích đáng! Tuy nhiên, làm cách nào để hạn chế nạn “phềnh quan” thì triều đình đã nghĩ nát nước gần chục năm nay và cuối cùng đưa ra giải pháp can thiệp bằng cách sáp nhập dựa trên hai cái tiêu chí căn cốt là quy mô dân số và diện tích tự nhiên. Các tỉnh miền núi có dân số từ 900 ngàn người và diện tích tự nhiên từ 8.000k2 trở lên sẽ không bị sáp nhập. Những tỉnh không phải miền núi có quy mô từ 1,4 triệu người và diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên. Theo cách tính như vậy, phải có đến 20 tỉnh thành nằm trong nhóm nguy cơ cao, nhưng quan chị bảo từ nay đến 2026 sẽ chỉ sắp xếp lại và sáp nhập khoảng 10 tỉnh thành thôi. Tôi dám chắc các vị chức việc từ xã đến tỉnh nằm trong nhóm nguy cơ đang sốt sình sịch, quên cả phải làm gì cứu dân trong cơn dịch dã đang hoành hành khắp thôn cùng ngõ hẻm!
Tôi kịch liệt ủng hộ chủ trương giảm thiểu bộ máy quan liêu cồng kềnh nhiều tầng nhiều lớp chỉ hành dân kiếm ăn mà chả giúp được gì cho họ. Đó là việc cần làm và phải làm, cấp bách lắm rồi, nguy cấp lắm rồi. Trên thực tế dân ta không chỉ nuôi một bộ máy nhà nước mà có đến ba bộ máy đều ăn lương từ thuế của dân. Một là bộ máy hành chính từ trung ương đến xã thôn; hai là một bộ máy cũng từng ấy nhân sự và ban bệ của hệ thống chính trị; và ba là bộ máy vệ tinh chỉ biết ăn theo nói leo, khi cần thì tiền hô hậu ủng: đó là các đoàn hội được lập ra cho có vẻ… của dân nhưng chỉ ăn lương của dân chứ chả làm gì cho dân! Nói thật dân ta (trong đó có tôi) ngoan quá, hiền quá, sợ cường quyền quá nên không dám ho he, cứ gù lưng làm nuôi thằng ngay lưng ăn chứ trên thế gian này, ít có quốc gia nào mà người ta khai thác đến cạn kiệt nguồn nhân lực và tài nguyên thiên nhiên chỉ để nuôi bộ máy cai trị đông đúc lúc nhúc như thế mà dân cứ ngoan hiền, cứ ca tụng được! Cái lỗi hệ thống ấy mới là cội rễ của vấn đề, là đích đến của giải pháp. Còn sáp nhập thì có lẽ chỉ quậy đục nước lên cho cá chạy thôi. Tôi thực sự có nhiều băn khoăn về giải pháp giảm thiểu bộ máy bằng cách sáp nhập tổ chức các tỉnh huyện xã. Một mặt nó cho thấy sự bất lực của chính quyền trung ương đối với đám tiểu yêu chuyên trị cát cứ bên dưới, mặt khác, đấy không phải là liều thuốc độc để trị thói phềnh quan và nhũng lạm.
Không nói lịch sử đâu xa, từ trước những năm 1990 thôi, người ta đã nhân danh “sắp xếp lại giang sơn”, tiến hành một cuộc sáp nhập ồ ạt các tỉnh, huyện, xã với khí thế đầy ắp sự lãng mạn để “kiện toàn bộ máy nhà nước” và biến “mỗi huyện thành một pháo đài kinh tế-quốc phòng”. Tiêu chí dân số và diện tích cũng được nêu ra như một cái cớ để tiến hành sáp nhập. Nhưng các cuộc hôn nhân cưỡng bức giữa các tỉnh huyện xã một cách duy ý chí đã thất bại thảm hại. Cuộc hôn nhân nào bền cũng được hai chục năm, còn thì khi đã hết hóc môn tình yêu, họ đều rã rời nhau ra hết. Cho đến trước năm 1991, khi các cặp uyên ương do sáp nhập này đã rã đám xong thì một làn sóng mới chia nhỏ các tỉnh “cho dễ quản lý” lại được tiến hành. Năm 2004, Tỉnh Lắc bị chia làm đôi, tỉnh Nông ra đời. Cũng năm ấy, chị em Biên-Lai xẻ đàn tan nghé thành Điện Biên và Lai Châu. 1996, tỉnh Cà Mau bị xẻ làm hai, tái lập Bạc Liêu và đẻ ra tỉnh mới Cà Mau. Cuộc chia tay sớm hơn của chị em nhà Hậu Giang xảy ra năm 1991, trả lại cái xác cũ cho Sóc Trăng, đẻ ra cái thành phố Cần Thơ và nhào nặn lại Hậu Giang.
Nhìn lại lịch sử hình thành các tỉnh, huyện ở xứ ta, có thể nhận thấy các bậc tiên hiền thường căn cứ vào các tiêu chí lịch sử lãnh thổ, nguồn gốc dân cư và đặc điểm văn hóa để lập ra các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện nhằm đạt được mục tiêu cai trị, phát triển bền vững và bảo vệ đất nước. Bây giờ lại lấy tiêu chí dân số và diện tích làm xuất phát điểm thì có lẽ cái việc xuất-nhập sẽ còn tiếp tục dài dài mà không bền vững. Nếu cứ độ chục năm lại cho ly dị và xáo trộn đơn vị hành chính thì cả quan lẫn dân lấy đâu ra được sự yên ổn mà làm ăn? Nếu cứ lập ra bộ máy cai trị khổng lồ ba tầng bốn lớp, xây trụ sở, tượng đài ngàn ngàn tỷ, xong rồi lại bỏ rơi và xây mới vì sáp nhập thì tiền nào chịu nổi? Nếu cứ ông này bà kia lo lắng bị mất ghế, phải giành ghế, chia chác ghế, ông phó bà trưởng, kèn cựa, chia bè kéo cánh ngấm ngầm hạ bệ nhau, thì làm sao bộ máy ấy còn đầu óc toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trị dân và bảo vệ đất nước?
Theo thiển ý của tôi thì tiêu chí dân số và diện tích không nên là động cơ của sáp nhập, không nên sử dụng như một khuôn vàng thước ngọc để vận dụng một cách cơ học máy móc như vậy vào việc sáp nhập các đơn vị hành chính. Tỉnh, huyện không chỉ là cái khung của một đơn vị hành chính đơn thuần, nó còn là tâm lý cộng đồng, là tình cảm quê hương, là lối sống, là văn hóa, gắn với mỗi vùng, miền, mỗi cá nhân, tạo thành một sợi dây liên kết con người, vô hình nhưng bền vững. Khi chúng ta bỏ qua tiêu chí này để sáp nhập hay chia tách, sẽ chẳng khác nào bác thợ mổ lia một nhát dao vào cơ thể của một cấu trúc, một thực thể văn hóa, và do đó làm tổn thương tình cảm và lịch sử.
Tôi vẫn cứ nghe truyền thông nhai nhải cái điệp khúc văn hóa và đa dạng văn hóa là nguồn nội lực vô tận để phát triển, nhưng chúng ta hầu như không làm gì để khai thác nguồn nội lực ấy. Gần đây, phong trào mỗi làng một sản phẩm đã phần nào khai thác được cái nguồn nội lực trong dân, nhưng tia hy vọng vừa lóe lên lại có thể bị tắt ngấm. Khai thác đa dạng văn hóa để phát triển tức là biến cái truyền thống ấy thành tiền, và “mỗi làng một sản phẩm” đã đáp ứng được mục tiêu ấy, đặc biệt có giá trị ở các tỉnh nghèo, đa văn hóa, đa tộc người. Sáp nhập tỉnh huyện xã cũng có nghĩa là đặt đa dạng văn hóa và mạng lưới xã hội của cư dân trước một thách thức lớn khó vượt qua bởi văn hóa của các nhóm nhỏ thường mong manh dễ vỡ lắm. Các tỉnh, huyện được hình thành trong lịch sử, bản thân nó đã trở thành những các cấu trúc địa-văn hóa-lịch sử. Nếu chúng ta lia một nhát dao để chia tách hay sáp nhập các cơ thể sống ấy, chúng ta cũng đồng thời làm tổn thương văn hóa và tình cảm của con người là những thành tố li ti nhưng liên kết chặt trong cấu trúc đó. Hiện tượng đấu đá tranh giành bè phái trong bộ máy quan liêu do chia tách hay sáp nhập chính là biểu hiện của tình trạng bị tổn thương văn hóa lịch sử, và do đó triệt tiêu tính đa dạng văn hóa như là một nguồn lực của phát triển. Nhiều quan chức nói với tôi việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội là ví dụ điển hình cho sự thành công để lần này sáp nhập cả chục tỉnh. Tôi rất tiếc phải nói rằng cái thành công ở vẻ ngoài ấy thực ra là một phát súng đại bác nã vào lịch sử, bức tử nền văn hóa xứ Đoài nổi tiếng và làm tiêu tan tính đa dạng văn hóa và nguồn lực văn hóa của một vùng cho phát triển bền vững đất nước. Tôi e rằng công cuộc tách – nhập lần này không chỉ làm tiêu tán nhân tài vật lực mà các tỉnh huyện xã đã gây dựng, hồi phục lại sau cơn cớ nhập-xuất của mấy chục năm về trước, mà còn có thể tiếp tục làm tiêu tán đa dạng văn hóa vùng miền vốn là nguồn lực cho phát triển, và những tên gọi, tập tục, lối sống, mối liên kết con người của tỉnh huyện xã xưa sẽ chỉ còn lại trong hoài niệm của người đời.
Không nói lịch sử đâu xa, từ trước những năm 1990 thôi, người ta đã nhân danh “sắp xếp lại giang sơn”, tiến hành một cuộc sáp nhập ồ ạt các tỉnh, huyện, xã với khí thế đầy ắp sự lãng mạn để “kiện toàn bộ máy nhà nước” và biến “mỗi huyện thành một pháo đài kinh tế-quốc phòng”. Tiêu chí dân số và diện tích cũng được nêu ra như một cái cớ để tiến hành sáp nhập. Nhưng các cuộc hôn nhân cưỡng bức giữa các tỉnh huyện xã một cách duy ý chí đã thất bại thảm hại. Cuộc hôn nhân nào bền cũng được hai chục năm, còn thì khi đã hết hóc môn tình yêu, họ đều rã rời nhau ra hết. Cho đến trước năm 1991, khi các cặp uyên ương do sáp nhập này đã rã đám xong thì một làn sóng mới chia nhỏ các tỉnh “cho dễ quản lý” lại được tiến hành. Năm 2004, Tỉnh Lắc bị chia làm đôi, tỉnh Nông ra đời. Cũng năm ấy, chị em Biên-Lai xẻ đàn tan nghé thành Điện Biên và Lai Châu. 1996, tỉnh Cà Mau bị xẻ làm hai, tái lập Bạc Liêu và đẻ ra tỉnh mới Cà Mau. Cuộc chia tay sớm hơn của chị em nhà Hậu Giang xảy ra năm 1991, trả lại cái xác cũ cho Sóc Trăng, đẻ ra cái thành phố Cần Thơ và nhào nặn lại Hậu Giang.
Nhìn lại lịch sử hình thành các tỉnh, huyện ở xứ ta, có thể nhận thấy các bậc tiên hiền thường căn cứ vào các tiêu chí lịch sử lãnh thổ, nguồn gốc dân cư và đặc điểm văn hóa để lập ra các đơn vị hành chính cấp tỉnh và huyện nhằm đạt được mục tiêu cai trị, phát triển bền vững và bảo vệ đất nước. Bây giờ lại lấy tiêu chí dân số và diện tích làm xuất phát điểm thì có lẽ cái việc xuất-nhập sẽ còn tiếp tục dài dài mà không bền vững. Nếu cứ độ chục năm lại cho ly dị và xáo trộn đơn vị hành chính thì cả quan lẫn dân lấy đâu ra được sự yên ổn mà làm ăn? Nếu cứ lập ra bộ máy cai trị khổng lồ ba tầng bốn lớp, xây trụ sở, tượng đài ngàn ngàn tỷ, xong rồi lại bỏ rơi và xây mới vì sáp nhập thì tiền nào chịu nổi? Nếu cứ ông này bà kia lo lắng bị mất ghế, phải giành ghế, chia chác ghế, ông phó bà trưởng, kèn cựa, chia bè kéo cánh ngấm ngầm hạ bệ nhau, thì làm sao bộ máy ấy còn đầu óc toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp trị dân và bảo vệ đất nước?
Theo thiển ý của tôi thì tiêu chí dân số và diện tích không nên là động cơ của sáp nhập, không nên sử dụng như một khuôn vàng thước ngọc để vận dụng một cách cơ học máy móc như vậy vào việc sáp nhập các đơn vị hành chính. Tỉnh, huyện không chỉ là cái khung của một đơn vị hành chính đơn thuần, nó còn là tâm lý cộng đồng, là tình cảm quê hương, là lối sống, là văn hóa, gắn với mỗi vùng, miền, mỗi cá nhân, tạo thành một sợi dây liên kết con người, vô hình nhưng bền vững. Khi chúng ta bỏ qua tiêu chí này để sáp nhập hay chia tách, sẽ chẳng khác nào bác thợ mổ lia một nhát dao vào cơ thể của một cấu trúc, một thực thể văn hóa, và do đó làm tổn thương tình cảm và lịch sử.
Tôi vẫn cứ nghe truyền thông nhai nhải cái điệp khúc văn hóa và đa dạng văn hóa là nguồn nội lực vô tận để phát triển, nhưng chúng ta hầu như không làm gì để khai thác nguồn nội lực ấy. Gần đây, phong trào mỗi làng một sản phẩm đã phần nào khai thác được cái nguồn nội lực trong dân, nhưng tia hy vọng vừa lóe lên lại có thể bị tắt ngấm. Khai thác đa dạng văn hóa để phát triển tức là biến cái truyền thống ấy thành tiền, và “mỗi làng một sản phẩm” đã đáp ứng được mục tiêu ấy, đặc biệt có giá trị ở các tỉnh nghèo, đa văn hóa, đa tộc người. Sáp nhập tỉnh huyện xã cũng có nghĩa là đặt đa dạng văn hóa và mạng lưới xã hội của cư dân trước một thách thức lớn khó vượt qua bởi văn hóa của các nhóm nhỏ thường mong manh dễ vỡ lắm. Các tỉnh, huyện được hình thành trong lịch sử, bản thân nó đã trở thành những các cấu trúc địa-văn hóa-lịch sử. Nếu chúng ta lia một nhát dao để chia tách hay sáp nhập các cơ thể sống ấy, chúng ta cũng đồng thời làm tổn thương văn hóa và tình cảm của con người là những thành tố li ti nhưng liên kết chặt trong cấu trúc đó. Hiện tượng đấu đá tranh giành bè phái trong bộ máy quan liêu do chia tách hay sáp nhập chính là biểu hiện của tình trạng bị tổn thương văn hóa lịch sử, và do đó triệt tiêu tính đa dạng văn hóa như là một nguồn lực của phát triển. Nhiều quan chức nói với tôi việc sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội là ví dụ điển hình cho sự thành công để lần này sáp nhập cả chục tỉnh. Tôi rất tiếc phải nói rằng cái thành công ở vẻ ngoài ấy thực ra là một phát súng đại bác nã vào lịch sử, bức tử nền văn hóa xứ Đoài nổi tiếng và làm tiêu tan tính đa dạng văn hóa và nguồn lực văn hóa của một vùng cho phát triển bền vững đất nước. Tôi e rằng công cuộc tách – nhập lần này không chỉ làm tiêu tán nhân tài vật lực mà các tỉnh huyện xã đã gây dựng, hồi phục lại sau cơn cớ nhập-xuất của mấy chục năm về trước, mà còn có thể tiếp tục làm tiêu tán đa dạng văn hóa vùng miền vốn là nguồn lực cho phát triển, và những tên gọi, tập tục, lối sống, mối liên kết con người của tỉnh huyện xã xưa sẽ chỉ còn lại trong hoài niệm của người đời.
Đề nghị Quốc Hội ra nghị quyết yêu cầu Chính Phủ sát nhập toàn bộ diện tích đất rừng của Yên Bái vào đất thổ cư nhà ông Phạm Sỹ Quý để làm trại nuôi lợn và làm nguyên liệu chổi đót .
Trả lờiXóa