TÁCH, NHẬP… CHÓNG MẶT
Những người cao tuổi như tôi đã chứng kiến quá nhiều các cuộc tách, nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh (ĐVHC) đến chóng mặt, nhất là từ sau thống nhất đất nước 46 năm qua.
Sau tháng 4/1975, cả nước có 73 ĐVHC. Năm 1976, cả nước đi lên cnxh, hướng đến “làm ăn lớn xhcn”, nên hàng loạt tỉnh được sáp nhập lại cho hoành tráng. Ví như 3 tỉnh miền núi Lào Cai, Yên Bái, Nghĩa Lộ nhập thành tỉnh Hoàng Liên Sơn. Lúc này cả nước chỉ còn 38 ĐVHC. Tiếp đến là sáp nhập nhiều đơn vị cấp huyện ở các tỉnh xung quanh để Thủ đô rộng ra, to lên. Rồi điều chỉnh địa giới một số tỉnh miền Trung v.v…
Đến năm 1991, hàng loạt tỉnh trước kia nhập, giờ lại tách. Cả nước lúc này có 53 ĐVHC. Lào Cai được tách ra từ tỉnh Hoàng Liên Sơn. Lúc đó, cả hệ thống chính trị mới của tỉnh Lào Cai phải xuống huyện ở nhờ vì thị xã tỉnh lỵ cũ đã bị san phẳng, rất vất vả, nhưng cả cán bộ và nhân dân đều vui mừng khôn xiết, vì lại được trở về… ngày xưa.
Từ năm 1997 đến 2008, tiếp tục tách, nhập lẻ tẻ ở một số tỉnh, thành và đến nay đã ổn định 63 ĐVHC (58 tỉnh và 5 TP trực thuộc TƯ).
Nhưng mấy hôm nay lại thấy báo chí rầm rộ đưa tin sắp tới sẽ nhập hàng loạt tỉnh với lý do: “Dân số thấp” và “Diện tích tự nhiên nhỏ”.
Hoàng Liên Sơn trước đây tách ra với lý do “địa hình miền núi rộng, phức tạp, cán bộ xa dân”. Sau 30 năm phát triển rất tốt. Năm nay Lào cai đã có chương trình Kỷ niêm 30 năm tái lập tỉnh với một khí thế phấn khởi, bởi sau 30 năm đã thu được rất nhiều thành tựu đáng khích lệ… Giờ lại lấy lý do “dân số thấp” nằm trong dự kiến phải “nhập”… thì không biết ăn nói thế nào?
Đúng là thiên lý vạn lý.
Tuy nhiên, việc tách, nhập không đơn giản là Bộ Nội vụ trình, rồi Quốc Hội bấm nút một cái là xong. Tôi không có số liệu thống kê, nhưng mỗi lần tách, nhập nó cũng “đau đớn” như người phụ nữ sinh con. Đó là TIỀN, là CON NGƯỜI… có thể nói vô cùng tốn kém và phức tạp. Chỉ riêng chuyện nhỏ xíu là mỗi tỉnh cần phải thay đổi hàng vạn con dấu đồng cũng đã rất nhiều tiền … Còn cán bộ thì xáo trộn, kẻ cười, người khóc, tâm trạng chẳng yên…
Ai không biết, chứ tôi thì nghĩ, vấn đề không phải là sáp nhập sẽ làm cho nền kinh tế - xã hội đất nước thêm thuận lợi, bớt khó khăn đâu. Đã có quá nhiều bài học lịch sử rồi… Muốn làm ăn có hiệu quả thì cần ổn định, chứ không phải xáo trộn. Nhất là trong lúc đất nước còn biết bao việc phải làm, đặc biệt là giữa lúc đại dịch covid-19 đang hoành hành thế này thì thiếu gì việc mà phải vẽ ra việc nhập mấy chục tỉnh? Chẳng lẽ làm Bộ trưởng mới cứ phải nghĩ ra cái việc tưởng là mới, nhưng thực sự là nó đã quá cũ – việc tách, nhập ĐVHC?
Nói như cố GS Hoàng Ngọc Hiến: "Cái nước mình nó thế!". Mọi chuyện cứ như cái đèn cù "tít mù thôi lại vòng quanh": "Tiến mạnh tiến vững trắc lên CNXH" vài chục năm lại quay lại "CNTB hoang dã"(!). "Xoá bỏ giai cấp bóc lột",nay lại trở về bóc lột như cũ, chỉ có đổi cái tên cho có vẻ hoa mỹ, nhưng cũng không thành danh từ như cũ(!); những là "doanh nhân","người sử dụng LĐ" thay cho "ông chủ, bà chủ TB"; "người lao động" thay cho "thợ", "công nhân";"ôsin" thay cho "người ở","con ở"...
Trả lờiXóa"Công nghiệp hoá XHCN" nay toàn "công nghiệp TB nước ngoài"bóc lột thợ thuyền trong nước với giá rẻ mạt. Hai ngành GD & Y Tế do nhà nước quản lý, lương thấp thì giáo viên tìm cách móc túi của cha mẹ HS; BS thì móc túi bệnh nhân...Quản lý hành chính thì nhập vào chán rồi lại tách ra, LĐ HC thì "hành dân là chính", chỉ đạo mọi chuyện thì như con ruồi "đôn đốc" xe ngựa trong chuyện ngụ ngôn của La Fontain...Kêu gọi "phản biện", nhưng phản biện chỉ ra cái sai của đường lối chính sách như các cố GS Trần Quốc Vượng, hay BS Nguyễn Khắc Viện, GS Hoàn Tuỵ... thì chụp mũ là "phản động", "chống Đảng, nhà nước"(!?). "Thà rằng chẳng nói cho xong/ Nói bao nhiêu lại đau lòng bấy nhiêu!"