NÓI THÊM BÊN LỀ CUỘC THI MARATHON HUẾ
Nguyễn Xuân Diện
Mặc dù tôi đã phê phán trò mặc áo dài truyền thống để tham gia giải chạy marathon Huế với “số tù” treo ở ngực và chân đi giày thể thao. Khi dư luận lên tiếng chê cười thì có quan chức lại nhảy lên báo cãi rằng những người mặc áo dài này tự phát mà làm vậy!
Lạ quá! Tự phát mà ngực đeo số (ai phát số hay tự họ làm từ nhà mang đến) rồi chạy vào giữa đoàn vận động viên.
Ấy thế nhưng tôi phải rất khen ông Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ.
Ông tham gia chạy để cổ vũ nhưng không vì thế mà ông mặc áo dài. Ông vẫn vận đồ thể thao, trong khi Giám đốc Sở Văn hoá vận áo dài tham dự giải.
vận áo dài chạy marathon Huế 2020.
Phan Ngọc Thọ là một trong số ít nhà lãnh đạo cấp tỉnh là người tử tế, am hiểu văn hoá và ứng xử với văn hoá và giáo dục rất văn minh và đúng mực. Ông là người trân trọng văn hoá và nhất là với áo dài truyền thống.
Cách đây không lâu, khi tham gia dâng hương các Chúa Nguyễn tại lăng mộ ở huyện Hương Trà xa xôi, ông vận áo dài, gương mặt và cử chỉ rất thành kính.
Khi tiếp khách quốc tế, nhất là các vị khách của UNESCO ông vận áo dài. Các buổi lễ trọng có liên quan đến văn hoá, ông đều vận áo dài, rất trang trọng.
Hôm nay là ngày đầu năm, ông đã vận áo dài khăn đóng theo lối Huế lên truyền hình tỉnh để gửi lời chúc Năm mới đến đồng bào trong tỉnh nhà và những người bạn của Cố đô Huế.
Ấy vậy mà ông vẫn không vận áo dài chạy cổ vũ giải marathon hôm 26-27/12 vừa rồi. Xem thế đủ biết ông Phan Ngọc Thọ tinh tế và sâu sắc như thế nào!
Ông Phan Ngọc Thọ chỉ có học vị khiêm tốn là Kỹ sư về Khai thác dầu khí, cử nhân lý luận chính trị. Ông quê ở xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên -Huế. Xã Phong Bình cũng là quê của Ông Nguyễn Ngọc Thiện, đương kim Bộ trưởng Bộ Văn hoá Thể thao Du lịch. Nhưng về tầm hiểu biết về văn hóa, hai ông có khác nhau!
Kính chúc Ông Phan Ngọc Thọ và bửu quyến An khang Vạn phúc; và với riêng ông, trên cương vị của mình, sẽ hướng việc khôi phục áo dài đang được triển khai ở Huế được đúng lối, đúng đường.
Nguyễn Xuân Diện
(Chiều 1/1/2021, viết từ Cổ ấp Đường Lâm).
Tôi hoàn toàn tán đồng sự phê bình của Bác Tễu trong việc này.
Trả lờiXóaNhững việc như một số người ăn mặc không thích hợp với hoàn cảnh (như mặc đồ hở hang - khoe vú - khoe bụng - khoe lưng trần khi đến chùa, mặc quốc phục khi chơi thể thao, .v.v.) cho thấy kiến thức - tri thức của họ rổng tuếch. Từ việc nhỏ mà những người đó còn không có khả năng điều tiết, thì đương nhiên là hành vi của họ trong việc lớn không có gì để người khác tin tưởng được, họ không có khả năng phân biệt được thế nào là đúng - thế nào là sai - thế nào là thích hợp - thế nào là bất xứng.
Thí dụ điển hình của ông Phan Thanh Hải vận áo dài chạy marathon Huế 2020. Cho dù ông Hải mang danh là Tiến sĩ, nhưng tôi nhận xét là ông Hải không có được một trí thức và tri thức tương xứng với học hàm, nếu điều tra tường tận thì biết đâu lại lòi ra cái bằng tiến sĩ ông Hải mua ở chợ trời! Cho dù ông Hải đang là Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhưng việc làm của ông Hải không đúng mực văn hóa dân tộc, quan chức của chính phủ mà bát nháo như thế này thì dân tộc và đất nước trầm luân!
Dân trí và Quan trí thời đại "xhcn vinh quang" sao lại tệ hại như thế này? Câu hỏi này tôi mong được có câu trả lời từ ông Bộ trưởng Bộ Giáo Dục.
Khen ông Thọ là đúng rồi. Nhưng đây là giải chạy phong trào. Nên có thể thông cảm cho những người mặc áo dài. Miễn là họ không thấy vướng víu khi chạy là ok rồi. Đừng cay nghiệt quá! CÀNG CAY NGHIỆT LẮM. CÀNG OAN TRÁI NHIỀU!
XóaNói vừa thôi ...nếu không lần sau ông mặc áo ảnh Bác quần cờ Đảng ông chạy mà rờ tông xem chúng mày còn dám ho hoe nữa không , ông gom cổ bỏ tù cả lũ ... nghe chưa .
Trả lờiXóaÁo dài phần phật bay trong gió
Trả lờiXóaTa chung lòng nhí nhố chạy quanh!
Cứ tưởng NGuyễn Ngọc Thiện vô học nên vô văn hóa và lâu nay bị nhân dân cả nước coi thường nhưng Phan Thanh Hải có học vị TS lại là GĐ Sở mà kém văn hóa thế này thì buồn thật.Cũng may là Huế còn có ông Chủ tịch tỉnh là người ứng xử đúng mực.
Trả lờiXóaKệch cỡm
Trả lờiXóaLên tiếng góp ý - phê phán - phản biện - chỉ trích trong tinh thần xây dựng để chỉnh sữa - xóa bỏ những thói hư tật xấu của cá nhân / tập thể trong cộng đồng là trách nhiệm của mọi người trong xã hội, nếu chúng ta muốn được sống trong một môi trường bình đẳng - nhân vị - văn minh.
Trả lờiXóaIm lặng trước cái ác - cái xấu chính là đồng lõa - dung túng chúng. Có một số người biện minh cho sự im lặng của mình rằng "Thôi! Đừng nói! Kẽo tạo khẩu nghiệp" "Thôi! Có nói cũng chẳng ai nghe, chẳng mang lại kết quả gì! Không khéo lại bị gây khó - khủng bố - bắt bớ".
Im lặng trước cái ác - cái xấu chính là đồng lõa - dung túng chúng. Đó là thái độ sống vô trách nhiệm đối với xã hội con người. Đó là thái độ của những kẻ hèn nhát - khiếp sợ bạo lực chuyên chính.
Chính vì sợ hãi - thờ ơ đối với cái ác - cái xấu của nhiều người, cho nên cả dân tộc mới phải sống trong một chế độ độc tài chuyên chính, quan chức thì tham danh hám lợi, dân chúng thì phải nhận chịu bất công.
Tôi là người Việt Nam và tôi không chấp nhận một cá nhân hay đảng phái nào đẩy đất nước và dân tộc Việt Nam đi vào con đường bất công - cùng khổ.
CHUẨN ! Cám ơn bạn
XóaHuế chỉ đẹp khi nó giữ được nét xưa. Xin đừng làm Huế luôn luôn mới ngài chủ tịch ạ!
Trả lờiXóaCỏ nhiều người nói “ bất xứng “ này nọ .... vậy Tễ viết một bài cặp đôi áo dài khăn đống ( một là vị mặc áo xanh và đeo hàng tá Huân chương trong lễ hội trước đây và cùng các vị trong bài này ) để họ có cặp đôi , đồng đội , đồng chí , đồng Đảng...Cảm ơn Tễu trước nhé .
Trả lờiXóaTư duy " đổi mới văn hóa" kiểu ông Giám đốc sở VH-TT-DL TT-Huế như thế này là " tiên phong" , cớ sao lại phê? Nếu tỉnh Nghệ an, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị .. " học và làm theo" thì các cô, bà vận Mấn nhuộm màu củ nâu ( váy) thi chạy Việt dã e còn xôm trò hơn chăng?
Trả lờiXóa