Thứ Bảy, 25 tháng 4, 2020

TIN HOT: QUÁ CHOÁNG VỚI TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO !

3 mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông mà TAND Tối cao đưa ra lấy ý kiến

Dựng tượng vua Lý Thái Tông tại trụ sở các tòa án

Thứ Sáu, 24/4/2020 17:09

Để chuẩn bị cho việc dựng tượng vua đặt tại Trụ sở TAND Tối cao và các TAND, TAQS các cấp, TAND Tối cao tổ chức lấy ý kiến của Thẩm phán TAND Tối cao, cán bộ công chức trong hệ thống tòa án đối với các mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông.

TAND Tối cao vừa có công văn lấy ý kiến lựa chọn mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông – nhân vật được chọn làm biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam.

Các mẫu phác thảo hiện được trưng bày tại Phòng họp tầng 1 trụ sở TAND Tối cao, tại 48 Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Hình ảnh các mẫu phác thảo, thuyết minh tượng Lý Thái Tông và phiếu lấy ý kiến được đăng tải trên Cổng Thông tin điện tử TAND Tối cao.

Theo thuyết minh, vua Lý Thái Tông (1028-1054) tên húy là Phật Mã/ Đức Chính, vị Hoàng đế thứ hai của nhà Lý. Được vua cha Lý Thái Tổ rèn dạy và trưởng thành trong thực tế gian nan, hào hùng của những thập kỷ đầu xây dựng Vương triều và kinh đô Thăng Long, Lý Thái Tông từ sớm đã là người nhân triết thông tuệ, có đại lược về văn võ, biết trước mọi việc, đánh đâu được đấy, vũ công lừng lẫy.

Khi trở thành Hoàng đế, ông thân oan, đặt luật, trị quốc thân dân, đưa đất nước bước vào thời kỳ hoàng kim, thái bình, thịnh trị và trở thành tấm gương bảo vệ công lý tiêu biểu nhất trong thời đại quân chủ Việt Nam.

Vua Lý Thái Tông đã Ban hành bộ “Hình thư” - Bộ luật chính thức thành văn đầu tiên trong lịch sử Việt Nam, khai mở nền pháp luật thân dân Đại Việt. Xây dựng xã hội thượng tôn pháp luật, thiết lập và thi hành chế độ xét xử theo pháp luật, đưa hoạt động xét xử trong cả nước vào khuôn phép, sòng phẳng, rõ ràng; góp phần đưa xã hội phát triển ổn định, công bằng và văn minh.

Ông cũng trực tiếp xét xử nhiều vụ án nổi tiếng với tấm lòng bao dung, nhân từ của vị Hoàng đế rất mực thương yêu dân. Ông cho đúc chuông lớn đặt ngay trước cửa chính điện Thiên An để người dân trong nước nếu có oan ức, thì đến đánh chuông bày tỏ nỗi oan lên Hoàng đế để được thấu xét.

Ông chăm lo rèn dạy, tin giao toàn bộ việc xử kiện cho Khai Hoàng Vương và đào tạo trở thành vị quan xử án mẫu mực và lừng danh trước khi trở thành Hoàng đế anh minh Lý Thánh Tông, để lại bài học thành công trong đào tạo người thi hành pháp luật, bảo vệ công lý cho mọi thời đại.

Ngày 5-2-2020, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao đã thống nhất tôn vinh Hoàng đế Lý Thái Tông là nhân vật biểu tượng của công lý và hoạt động xét xử trong lịch sử Việt Nam.

Theo TAND Tối cao, việc xây dựng công trình này vừa thể hiện tình cảm, lòng thành kính; vừa là nguyện vọng, mong ước của các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống TAND với các bậc tiền nhân. Thông qua bức tượng về vua Lý Thái Tông nhằm khơi dậy niềm tự hào, giáo dục truyền thống cho các thế hệ về giá trị lịch sử và truyền thống vẻ vang của TAND.

Các mẫu phác họa thể hiện nhà vua trên 50 tuổi, trang nghiêm, với vẻ đẹp trí tuệ của người làm công tác xét xử, bảo vệ công lý.

Dự kiến tượng và khối phụ trợ được đúc bằng chất liệu đồng đỏ (nguyên khối). Chân đế tượng dự kiến chất liệu do nhà điêu khắc thống nhất đề xuất.

Vị trí đặt tượng ở chính giữa sảnh tầng 1 trụ sở Tòa nhà TAND Tối cao tại 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, TP Hà Nội. Sảnh tầng 1 có đường kính sảnh là 23,2 m, chiều cao sảnh là 16,28 m, chiều cao dự kiến của tượng là 5,3 m (bao gồm cả chân đế).

Các phiếu lấy ý kiến được gửi về văn phòng TAND Tối cao trước 16 giờ ngày 28-4.

MAI HOA
______________

Quá choáng khi biết tin này!

Dựng tượng nhân vật lịch sử mà "TAND Tối cao tổ chức lấy ý kiến của Thẩm phán TAND Tối cao, cán bộ công chức trong hệ thống tòa án đối với các mẫu phác thảo tượng vua Lý Thái Tông".

Lý Thái Tông, theo Từ điển Bách khoa Wikipedia thì: "Đối với quần thần, Thái Tông thường tỏ ra nhân từ, không xử tội các Vương làm loạn trong Loạn tam vương, cho tha tội mà còn phục chức". 


Ý kiến của TS Nguyễn Xuân Diện:


1. Ngành tòa án có biểu tượng về sự công minh chính trực và không bao giờ cũ, và không bao giờ thay đổi qua các triều đại. Vì vậy nó là biểu tượng vượt thời gian và chế độ chính trị. 

2. Ngài Lý Thái Tông là VUA, không phải là biểu tượng về Công lý. Ngài có những sai lầm riêng, vì Ngài là con người. 

3. Việc dựng tượng Ngài ở khắp nơi càng làm cho biểu tượng Vua mất thiêng. 

4. Tạo hình Ngài rất dễ bị hiểu là Vua Tàu (mũ bình thiên như tượng Ngài Lý Thái Tổ ở Bờ Hồ).

5. Vì Tượng phải có đế, phải có không gian nên sẽ làm xáo trộn cảnh quan ở các Trụ sở Tòa án, nhất là các trụ sở ở các địa phương.

6.Sẽ phát sinh bát hương, nghi lễ, đặt hoa, xì xụp khấn vái. Vô hình chung lại biến Ngài thành vị thần ở các cơ quan tôn nghiêm.

Ý kiến của Lê Thanh Vân:
 
Nguyễn Xuân Diện, Tôi thấy ý kiến của anh rất đáng quan tâm. Vua là biểu trưng cho Nhà nước, là điển hình của phép trị quốc bằng đường lối chính trị, tổ chức bộ máy và hệ thống pháp luật. Từ tổ chức bộ máy, được phân chia thành các bộ phận khác nhau đảm trách công việc của Nhà nước (thời phong kiến phổ biến là lục bộ). Trong đó, cơ quan xét xử thường là Bộ Hình, hay Ngự Sử Đài. Ở các lộ, trấn, phủ, châu, huyện... thì người đứng đầu nơi ấy kiêm luôn việc xét xử. Cũng như ngành y chọn Tuệ Tĩnh làm Thánh sư, thì ngành Toà án cũng nên chọn Tô Hiến Thành làm Thánh sư vậy. Chọn làm Thánh sư (thầy ở bậc thánh) thì mới có tượng hoặc tượng đài để tưởng nhớ và noi gương. Còn nếu là biểu tượng cho ngành Toà án thì không thể chọn tượng người, bởi toà án là một thiết chế nhà nước.

15 nhận xét :

  1. Nhân các CDC mua thiết bị tiền tỉ tỉ kê gấp 2-3 lần, góp ý nhà nước tập quán các nước ứng xử hợp đồng chỉ định thầu như thế nào, cả với nhà nước mua hàng doanh nghiệp và doanh nghiệp mua doanh nghiệp?
    Công khai giá tận gốc, cộng thêm vài % hoa hồng thôi. Luật đấu thầu VN cần bổ sung ngay điều này.

    Trả lờiXóa
  2. Dù ban hành Hình thư, nhưng Lý Thái Tông chủ trương không nặng về hình phạt, coi trọng việc cảm hóa người dân. Với những tội nhẹ, Lý Thái Tông định ra quy chế cho được lấy tiền chuộc tội. Bởi vậy, xã hội ngày càng ít có loạn.
    Với thể chế độc tài ,đặt HP sau nq đảng ,phán quyết theo án bỏ túi chắc không có sự phân minh .Vậy,đem tượng Người làm bình phong mỵ dân thôi !

    Trả lờiXóa
  3. Trên thế giới, họ dùng tượng một vị nữ, bịt mắt. Đề nghị TAND kèm thêm một chiếc khăn bịt mắt ngài Lý Thái Tông cho thêm phần công minh.

    Trả lờiXóa
  4. Hài vãi hay Cá tháng tư! "Hữu xạ tự nhiên hương" đâu cần phải mượn hay cầm nhầm thế!

    Trả lờiXóa
  5. 65 tỉnh thành có 65 trụ sở...Tương tự mỗi tỉnh thành có 30 đến 50 huyện thị TP trực thuộc, có trụ sở TAND...Xem ra số tượng ngài Lý Thái Tổ cần được sản xuất cũng kha khá. Xin hỏi ngành Tòa án đào đâu ra tiền ? Tại sao cứ phải là tượng đài mà không đòi xây cái khác vừa thiết thực vừa ý nghĩa nhỉ?

    Trả lờiXóa
  6. Tôi nghĩ nên xây tượng ông hàng xeo 1 tay cầm cân 1 tay cầm dao nhọn dùng chọc tiết mổ lợn . Vừa uy nghiêm vừa ý nghĩa.

    Trả lờiXóa
  7. Trong toà rủng rỉnh búa liềm
    Ngoài toà nhang, khói ... bùa thiêng độ trì!

    Trả lờiXóa
  8. 1- Trước tòa, chỉ có tượng Thần Công Lý là thích hợp.
    2- Nhân từ đến đâu chăng nữa, một vị vua chỉ nên được biểu dương so với thời đại mình.
    3- Vua Quang Trung đã phê (chê) người dâng thư dám gọi vua là "ngài".

    Trả lờiXóa
  9. Vua Lý Thái Tông là biểu tượng của công lý VN? Quá hài. Họ chả hiểu gì về ông này, về hình luật. Xét xử kiểu ông này thì chết dân. Các bộ luật thời phong kiến cơ bản đều xem trọng quyền lợi của vương triều mà coi nhẹ quyền lợi của người dân. Nhưng cũng có thể là một ý hay như việc một nhà xuất bản nào đấy đã dùng hình ảnh diễn viên hài Công Lý thay cho biểu tượng công lý.

    Trả lờiXóa
  10. Nên dựng tượng Công Lý.

    Trả lờiXóa
  11. TAND Tối cao nên dựng chuông cho dân kêu oan!lúc 19:07 25 tháng 4, 2020

    Nếu vua Lý Thái Tông "Đối với quần thần, Thái Tông thường tỏ ra nhân từ, không xử tội các Vương làm loạn" thì Thái Tông không thể được xem là nhân từ mà không nghiêm minh trong việc thực thi luật pháp hoặc vì có thái độ "ta không đánh ta" (tức bao che các đồng chí quần thần).
    Nếu được phép góp ý thì tôi mong TAND Tối cao nên thay tượng vua Lý Thái Tông bằng chuông lớn đặt ngay trước cửa cơ quan Chủ Tịch nước làm việc để người dân trong nước nếu có oan ức, thì đến đánh chuông bày tỏ nỗi oan lên Chủ Tịch nước để được thấu xét. Cứ thử để dân kêu oan bằng cách đánh chuông, chắc rằng tiếng chuông sẽ ồn ào cả ngày lẫn đêm - đủ 7 ngày trong tuần - đủ 365 ngày trong năm, biết đâu sẽ có chút hiệu quả hơn là cách dân oan gởi hàng trăm lá thư hay chờ chực ở các cơ quan tiếp dân kéo dài hàng chục năm trong nỗi vô vọng như hiện nay.
    Ngoài ra, 1 cái chuông đồng lớn và tốt dù gì cũng tốt ít tiền hơn "dự án" làm tượng cho hàng ngàn cơ quan thuộc Bộ Tư Pháp, mà kinh nghiệm cho thấy là "dự án" nào do các quan chức đưa ra cũng đầy tiêu cực.

    Trả lờiXóa
  12. Tại sao cụ lại giơ cái cân, cụ có bán gì đâu mà cân với kẹo?

    Trả lờiXóa
  13. Tòa án sao lại bầy tượng vua? Tòa án nhân dân cứ để tượng người có công với ngành tòa án Việt Nam cộng hòa xhcn là được. Mà ông vua ta phải khác ông vua bên tầu, tay vua không cầm sách luật và cái cân bao giờ!

    Trả lờiXóa
  14. Tôi ấn tượng với hình 3 vẽ trong bài này, góp ý thêm là tay phải của bức tượng thay cầm cuốn sách bằng cầm dao bầu, tay trái cầm cân như vậy là được rồi.
    Thể hiện sự "chia phần" và nghiêm minh.

    Trả lờiXóa
  15. NGồi không , chả biết làm gì.Các bố ngồi nghĩ ra các cách tiêu tiền công quỹ vừa có tiếng là ý tưởng hay vừa có bạc rùng rỉnh xài.

    Trả lờiXóa