Thứ Ba, 31 tháng 3, 2020

VÌ SAO KHÔNG NÊN ĐIỀU CHUYỂN VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGÔN NGỮ?


VÌ SAO KHÔNG NÊN ĐIỀU CHUYỂN 
VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGÔN NGỮ HỌC?

PGS.TS Nguyễn Hồng Cổn 

Mấy ngày gần đây, giới nghiên cứu KHXH nói chung và ngành NNH nói riêng xôn xao về (cả trên mạng lẫn trong xã hội) về việc GS Nguyễn Văn Hiệp, Viện trưởng đương nhiệm của Viện NNH, sắp được điều chuyển sang làm Viện trưởng Viện TĐH và BKT. Thay thế cho GS Nguyễn Văn Hiệp phụ trách Viện NNH nghe nói sẽ có một PGS ngành Văn học sắp được điều chuyển từ Viện Hán Nôm về Viện NNH. Lúc đầu tôi cũng nghĩ đó có thể chỉ là tin đồn thất thiệt, nhưng nhiều bằng chứng cho thấy chuyện này có thật, nằm trong dự kiến của lãnh đạo Viện HLKHXHVN, dù đến thời điểm này nó chưa xảy ra. Tuy chưa có quyết định chính thức nhưng nếu nó xảy ra thì sẽ mang nhiều hệ luỵ cho Viện NNH và ngành NNH, hai mái nhà chung của dân NNH, nên không thể không nói.

Việc một PGS ngành Văn học có đủ khả năng và trình độ chuyên môn để phụ trách Viện NNH hay không nhiều người đã biết hoặc đã nói nên tôi không bàn thêm, ở đây tôi chỉ đề cập đến việc có nên điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp khỏi chức danh Viện trưởng Viện NNH sang làm Viện trưởng Viện TĐH & BKT hay không. Nếu được hỏi ý kiến, câu trả lời của tôi là KHÔNG. Câu trả lời KHÔNG này không phải vì GS. Nguyễn Văn Hiệp (biết đâu đang thích sang đấy !?) mà vì quyền lợi và uy tín của Viện NNH và ngành NNH, nơi tôi coi là những mái nhà nghề nghiệp của mình. Còn vì sao KHÔNG, thiết tưởng cần làm rõ 3 vấn đề sau:

- Vì sao năm 2011, GS Nguyễn Văn Hiệp về làm Viện phó và sau đó là Viện trưởng Viện NNH?

- Từ khi làm Viện trưởng đến nay GS Nguyễn Văn Hiệp đã làm được gì cho Viện NNH và ngành NNH.

- Những hệ luỵ của việc điều chuyển GS Nguyễn Văn Hiệp từ Viện NNH sang Viện TĐH & BKT.

1) VÌ SAO NĂM 2011, GS NGUYỄN VĂN HIỆP VỀ LÀM VIỆN PHÓ VÀ SAU ĐÓ LÀM VIỆN TRƯỞNG VIỆN NNH?

Năm 2011, trong bối cảnh Viện trưởng đương nhiệm lúc đó của Viện NNH sắp hết tuổi quản lý, các cán bộ khác của Viện NNH người thì hết hoặc gần hết tuổi quản lý, người thì chưa đủ các tiêu chuẩn cứng mềm đủ kiểu, Viện HLKHXHVN (cụ thể là GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Viện HLKHXHVN) đã nhờ các nhà khoa học ngành NNH (trong đó có tôi đang là Trưởng Khoa NNH của Trường ĐHKHXHNV) giới thiệu nhân sự cho chức danh Viện trưởng Viện NNH. Nhiều nhà NNH ở các cơ quan khác nhau được giới thiệu nhưng một số người có khả năng và đủ tiêu chuẩn thì từ chối (chủ yếu vì đang bận công việc khác), một số khác thì mặc dù có khả năng nhưng chưa đủ tiêu chuẩn cứng theo qui định (những việc này nhiều GS ngành NNH biết rõ).

GS Nguyễn Văn Hiệp, tại thời điểm đó đang làm Phó Trưởng Khoa NNH của Trường ĐHKHXHNV cũng là một trong những người được tiến cử. Sau một thời gian xem xét, cân nhắc Viện HLKXHXHVN đã đề nghị Trường ĐHKHXHVN cho phép GS Nguyễn Văn Hiệp được chuyển công tác ra Viện NNH. Mặc dù việc điều chuyển này cũng ảnh hưởng đến đội ngũ cán bộ của Khoa và Trường, nhưng vì quyền lợi chung Trường ĐHKHXHNV đã đồng ý nên việc thuyên chuyển của GS Nguyễn Văn HIệp diễn ra rất thuận lợi.

Vậy là, cuối năm 2011, GS Nguyễn Văn Hiệp chuyển từ Trường ĐHKHXHNV ra làm Phó Viện trường Viện NNH và 1 năm sau đó lên chức Viện trưởng.

Xung quanh chuyện này cũng có những ý kiến khác nhau, nhưng tôi đánh giá cao Lãnh đạo Viện HLKHXHVN lúc đó đã biết người, biết việc, coi trọng phẩm chất cá nhân và năng lực chuyên môn mà không quá câu nệ về các tiêu chuẩn hành chính (chẳng hạn, kinh nghiệm quản lý chưa nhiều) khi đã quyết định chọn GS. Nguyễn Văn Hiệp làm Viện trưởng Viện NNH. 

Nhắc lại bối cảnh GS Nguyễn Văn Hiệp chuyển từ Trường ĐHKHXHNV ra Viện NNH và sau đó lên làm Viện trưởng như vậy để thấy rằng đó là một quyết định có lý trí, có cân nhắc vì công việc chung của Viện HLKHXHVN, Viện NNH và ngành NNH, chứ không phải là một quyết định ngẫu nhiên, tuỳ hứng, hay mục vì mục đích cá nhân.

Tuy nhiên, quyết định đúng đắn ở thời điểm đó cũng có thể trở nên sai lầm, nếu sau khi ra Viện NNH và lên làm lãnh đạo Viện, GS Nguyễn Văn Hiệp không có đóng góp gì cho Viện NNH, hoặc làm cho Viện NNH trở nên yếu kém hơn trước đây. Chúng tôi sẽ đề cập tiếp vấn đề này ở mục tiếp theo.


Không có nhận xét nào :

Đăng nhận xét