LS. Trần Vũ Hải
Ai đã chỉ đạo báo Tuổi trẻ đăng không đúng diễn biến phiên toà phúc thẩm xử vụ trốn thuế 280 triệu ngày 17/2/2020? Thực chất diễn biến phiên toà như thế nào?
Phiên toà phúc thẩm xử vụ trốn thuế do vợ chồng tôi kháng cáo kêu oan diễn ra từ ngày 13/2/2020, nhiều nhà báo đề nghị đăng ký tham dự phiên toà, nhưng không được Toà án Tỉnh Khánh Hoà giải quyết. Theo các nhà báo, họ được thông báo phải do phòng an ninh nào đó duyệt mới được vào Toà. Và có vẻ chỉ có báo đài của tỉnh Khánh Hoà và báo Tuổi trẻ vượt qua cửa ải “an ninh”.
Báo Tuổi trẻ cũng có các bài tường thuật phiên toà trong ngày 13 và ngày 14/2/2020, tuy chưa đăng đầy đủ diễn biến nhưng theo tôi thông tin báo đăng tạm chấp nhận so với diễn biến phiên toà.
Nhưng đến bài về diễn biến ngày 17/2 (ngày thứ ba của phiên toà), tôi rất bất ngờ với báo Tuổi trẻ vì đã đăng không đúng thực chất diễn biến Phiên Toà. Trước đó, chúng tôi nghe thông tin có “chỉ đạo các báo không đăng về vụ án trốn thuế kỳ lạ này” hoặc “nếu đăng không để tình tiết bất lợi cho các cơ quan tố tụng lọt ra ngoài”. Tôi không tin, có thế lực nào có thể chỉ đạo được báo Tuổi trẻ, vì báo này có tiếng “bản lĩnh”. Hoá ra tôi đã lầm.
Theo bài báo https://tuoitre.vn/vu-an-luat-su-tran-vu-hai-xet-hoi-de-lam…, có vẻ diễn biến phiên toà diễn ra “bình bình”, không có thông tin nào nổi bật cả. Ông đại diện Chi cục Thuế và ông Giám định viên đã trả lời “suôn sẻ, đúng kịch bản và không có gì bất thường” để Toà án có căn cứ bác kháng cáo của vợ chồng tôi.
Thực tế phiên toà diễn ra rất khác. Sau khi chủ tọa thẩm vấn ông đại diện Chi Cục Thuế, có gợi ý rằng ông đại diện CCT có thể trả lời hoặc không trả lời các câu hỏi của luật sư và những người khác. Thế nên khi các luật sư và tôi hỏi ông đại diện Chi Cục Thuế, ông này dở điệp khúc “tôi không trả lời”. Khi tôi đọc quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự về nghĩa vụ của “nguyên đơn”, phải trình bày thiệt hại như mức độ thiệt hại, căn cứ tính, và phải có đơn yêu cầu bằng văn bản, nhưng ông đại diện CCT Nha Trang vẫn đáp “tôi không trả lời”! Có lẽ câu “tôi không trả lời” phải được lặp lại đến trăm lần trong phiên toà, chứng tỏ đại diên CCT đã lúng túng vì không biết mình thiệt hại cái gì, dựa trên căn cứ gì. Tức tự họ, cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm pháp luật về thuế, không tự mình xác định được chính các bị cáo (Ngô Văn Lắm và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh) có trốn thuế hay vi phạm pháp luật về thuế hay không và như thế nào. Đáng tiếc báo Tuổi trẻ đã không miêu tả thái độ bất thường này của đại diện CCT với điệp khúc “tôi không trả lời” đến trăm lần, những thông tin có vẻ “bất lợi” cho chính các cơ quan tố tụng!
Đặc biệt đến phần thẩm vấn giám định viên. Khi các luật sư hỏi ông GĐV về việc ông giám định viên, hiện đang làm trưởng phòng của Cục Thuế Khánh Hoà, cấp trên của Chi Cục Thuế TP Nha Trang theo tư cách gì, tư cách cá nhân hay tư cách cán bộ được Cục Thuế Khánh Hoà cử, ông ta lúc thì cho rằng tư cách cá nhân, lúc lại tư cách cán bộ thuế. Khi một luật sư nhắc ông GĐV, hiện các cơ quan tố tụng căn cứ vào kết luận giám định ( KLGĐ) để kết tội các bị cáo, cho dù các luật sư khẳng định là oan sai, nếu sau này xác định oan sai, cá nhân ông phải tự bỏ tiền chịu bồi thường thiệt hại cho các bị cáo và thậm chí ông bị xử lý theo pháp luật, chứ Cục Thuế không đền thay ông đâu, ông GĐV mới tỏ thái độ “hợp tác”, không diễn điệp khúc “không trả lời” như ông đại diện CCT và chính như ông GĐV tại phiên toà sơ thẩm.
Quá trình thẩm vấn GĐV cho thấy một loạt tình tiết bất lợi cho chính các cơ quan tố tụng, vì KLGĐ này thiếu chính xác, không có căn cứ pháp lý và trả lời không đấy đủ, không thể sử dụng KLGĐ và quan điểm của ông GĐV làm căn cứ kết tội trong vụ án này. Tôi xin liệt kê một số tình tiết :
1/ GĐV thừa nhận đã không kết luận một nội dung quan trọng nhất của quyết định trung cầu giám định là “ai là người trốn thuế”, hiểu theo nghĩa ai có nghĩa vụ nộp thuế nhưng không khai báo, nộp thuế . Chính vì thế có sự tuỳ nghi của các cơ quan tố tụng, khi cho rằng bà Hạnh (Việt kiều Na Uy người giao dịch mua bán thực tế với tôi) trốn thuế cho chính mình (theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra), còn Cáo trạng của Viện kiểm sát cho rằng cả 4 bị cáo đều trốn thuế có vai trò như nhau (tức vợ chồng tôi cũng trốn thuế cho chính mình, tức cũng có nghĩa vụ nộp thuế TNCN nhưng không thực hiện, điều hiển nhiên sai vì đây là nghĩa vụ của người bán), trong khi Toà sơ thẩm xác định ông Lắm (là em cùng mẹ khác cha của bà Hạnh đứng tên hộ bất động sản cho bà Hạnh) mới là người trốn thuế.
2/ GĐV thừa nhận việc tại Phiên Toà sơ thẩm ông ta tự ý kết luận bổ sung bằng lời nói ( rằng ông Lắm mới là người trốn thuế và không xác định bà Hạnh có nghĩa vụ nộp thuế nhưng không kê khai nộp thuế) là không phù hợp về hình thức, mà theo quy định phải bằng văn bản.
3/ GĐV thừa nhận không có điều khoản nào của văn bản pháp luật nào xác định thuế thu nhập cá nhân = 2% x giá trị giao dịch thực tế . Nói cách khác ông thừa nhận việc ông xác định số tiền được coi là trốn thuế như trong KLGĐ không có căn cứ pháp lý. Đây là nội dung rất quan trọng để xác định KLGĐ không có giá trị pháp lý.
4/ GĐV thừa nhận số tiền bà Hạnh nhận được hơn 16 tỷ từ chuyển nhượng bất động sản bán cho vợ chồng tôi là đối tượng chịu thuế của Luật thuế thu nhập cá nhân, bà Hạnh có nghĩa vụ kê khai (và nộp thuế nếu không thuộc đối tượng được miễn). Việc bà Hạnh chưa kê khai (và nộp thuế) là vi phạm nghĩa vụ về thuế, nhưng GĐV không kết luận trong. KLGĐ là chưa phù hợp, nhưng ông không rõ tại thời điểm giám định năm 2018 ông được cơ quan điều tra cung cấp tài liệu chứng minh bà Hạnh nhận toàn bộ số tiền này chưa và ông sẽ kiểm tra lại sau, dù khi đó ông GĐV được cơ quan điều tra cho biết ông Lắm đứng tên dùm cho bà Hạnh. Đây là một trong vấn đề cốt lõi mà các luật sư cho rằng, vợ chồng tôi không liên quan đến việc trốn thuế (nếu có), vì bà Hạnh chưa kê khai (và chưa nộp thuế nếu không thuộc trường hợp miễn thuế) là lỗi của bà Hạnh, có thể do bà là Việt kiều mới về nước chưa hiểu luật Việt nam, nhưng cũng là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm và cơ quan thuế, khi chính bà đã đề nghị nhiều lần các cơ quan (kể cả bằng văn bản) được hướng dẫn kê khai, nộp thuế nhưng không được cơ quan nào hướng dẫn, vợ chồng tôi không thể gánh trách nhiệm thay cho những cơ quan này.
Ngoài ra GĐV thừa nhận nhiều nội dung khác, mà theo đó nếu Toà án xem xét phải thay đổi bản chất của vụ án, không thể kết tội vợ chồng tôi (và các bị cáo khác) căn cứ vào KLGĐ này.
Đáng tiếc báo Tuổi trẻ đã không đăng những diễn biễn phiên toà như trên (rất bất lợi cho các cơ quan tố tụng tỉnh Khánh Hoà), rõ ràng làm chiều lòng thế lực nào đó, tuân theo chỉ đạo trái pháp luật và bóp méo sự thật.
Hy vọng báo Tuổi trẻ sẽ sáng suốt, khách quan hơn khi tường thuật phiên toà và không chịu khuất phục những thế lực hắc ám.
Ai đã chỉ đạo báo Tuổi trẻ đăng không đúng diễn biến phiên toà phúc thẩm xử vụ trốn thuế 280 triệu ngày 17/2/2020? Thực chất diễn biến phiên toà như thế nào?
Phiên toà phúc thẩm xử vụ trốn thuế do vợ chồng tôi kháng cáo kêu oan diễn ra từ ngày 13/2/2020, nhiều nhà báo đề nghị đăng ký tham dự phiên toà, nhưng không được Toà án Tỉnh Khánh Hoà giải quyết. Theo các nhà báo, họ được thông báo phải do phòng an ninh nào đó duyệt mới được vào Toà. Và có vẻ chỉ có báo đài của tỉnh Khánh Hoà và báo Tuổi trẻ vượt qua cửa ải “an ninh”.
Báo Tuổi trẻ cũng có các bài tường thuật phiên toà trong ngày 13 và ngày 14/2/2020, tuy chưa đăng đầy đủ diễn biến nhưng theo tôi thông tin báo đăng tạm chấp nhận so với diễn biến phiên toà.
Nhưng đến bài về diễn biến ngày 17/2 (ngày thứ ba của phiên toà), tôi rất bất ngờ với báo Tuổi trẻ vì đã đăng không đúng thực chất diễn biến Phiên Toà. Trước đó, chúng tôi nghe thông tin có “chỉ đạo các báo không đăng về vụ án trốn thuế kỳ lạ này” hoặc “nếu đăng không để tình tiết bất lợi cho các cơ quan tố tụng lọt ra ngoài”. Tôi không tin, có thế lực nào có thể chỉ đạo được báo Tuổi trẻ, vì báo này có tiếng “bản lĩnh”. Hoá ra tôi đã lầm.
Theo bài báo https://tuoitre.vn/vu-an-luat-su-tran-vu-hai-xet-hoi-de-lam…, có vẻ diễn biến phiên toà diễn ra “bình bình”, không có thông tin nào nổi bật cả. Ông đại diện Chi cục Thuế và ông Giám định viên đã trả lời “suôn sẻ, đúng kịch bản và không có gì bất thường” để Toà án có căn cứ bác kháng cáo của vợ chồng tôi.
Thực tế phiên toà diễn ra rất khác. Sau khi chủ tọa thẩm vấn ông đại diện Chi Cục Thuế, có gợi ý rằng ông đại diện CCT có thể trả lời hoặc không trả lời các câu hỏi của luật sư và những người khác. Thế nên khi các luật sư và tôi hỏi ông đại diện Chi Cục Thuế, ông này dở điệp khúc “tôi không trả lời”. Khi tôi đọc quy định của Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự về nghĩa vụ của “nguyên đơn”, phải trình bày thiệt hại như mức độ thiệt hại, căn cứ tính, và phải có đơn yêu cầu bằng văn bản, nhưng ông đại diện CCT Nha Trang vẫn đáp “tôi không trả lời”! Có lẽ câu “tôi không trả lời” phải được lặp lại đến trăm lần trong phiên toà, chứng tỏ đại diên CCT đã lúng túng vì không biết mình thiệt hại cái gì, dựa trên căn cứ gì. Tức tự họ, cơ quan có thẩm quyền về xử lý vi phạm pháp luật về thuế, không tự mình xác định được chính các bị cáo (Ngô Văn Lắm và Nguyễn Thị Ngọc Hạnh) có trốn thuế hay vi phạm pháp luật về thuế hay không và như thế nào. Đáng tiếc báo Tuổi trẻ đã không miêu tả thái độ bất thường này của đại diện CCT với điệp khúc “tôi không trả lời” đến trăm lần, những thông tin có vẻ “bất lợi” cho chính các cơ quan tố tụng!
Đặc biệt đến phần thẩm vấn giám định viên. Khi các luật sư hỏi ông GĐV về việc ông giám định viên, hiện đang làm trưởng phòng của Cục Thuế Khánh Hoà, cấp trên của Chi Cục Thuế TP Nha Trang theo tư cách gì, tư cách cá nhân hay tư cách cán bộ được Cục Thuế Khánh Hoà cử, ông ta lúc thì cho rằng tư cách cá nhân, lúc lại tư cách cán bộ thuế. Khi một luật sư nhắc ông GĐV, hiện các cơ quan tố tụng căn cứ vào kết luận giám định ( KLGĐ) để kết tội các bị cáo, cho dù các luật sư khẳng định là oan sai, nếu sau này xác định oan sai, cá nhân ông phải tự bỏ tiền chịu bồi thường thiệt hại cho các bị cáo và thậm chí ông bị xử lý theo pháp luật, chứ Cục Thuế không đền thay ông đâu, ông GĐV mới tỏ thái độ “hợp tác”, không diễn điệp khúc “không trả lời” như ông đại diện CCT và chính như ông GĐV tại phiên toà sơ thẩm.
Quá trình thẩm vấn GĐV cho thấy một loạt tình tiết bất lợi cho chính các cơ quan tố tụng, vì KLGĐ này thiếu chính xác, không có căn cứ pháp lý và trả lời không đấy đủ, không thể sử dụng KLGĐ và quan điểm của ông GĐV làm căn cứ kết tội trong vụ án này. Tôi xin liệt kê một số tình tiết :
1/ GĐV thừa nhận đã không kết luận một nội dung quan trọng nhất của quyết định trung cầu giám định là “ai là người trốn thuế”, hiểu theo nghĩa ai có nghĩa vụ nộp thuế nhưng không khai báo, nộp thuế . Chính vì thế có sự tuỳ nghi của các cơ quan tố tụng, khi cho rằng bà Hạnh (Việt kiều Na Uy người giao dịch mua bán thực tế với tôi) trốn thuế cho chính mình (theo kết luận điều tra của Cơ quan điều tra), còn Cáo trạng của Viện kiểm sát cho rằng cả 4 bị cáo đều trốn thuế có vai trò như nhau (tức vợ chồng tôi cũng trốn thuế cho chính mình, tức cũng có nghĩa vụ nộp thuế TNCN nhưng không thực hiện, điều hiển nhiên sai vì đây là nghĩa vụ của người bán), trong khi Toà sơ thẩm xác định ông Lắm (là em cùng mẹ khác cha của bà Hạnh đứng tên hộ bất động sản cho bà Hạnh) mới là người trốn thuế.
2/ GĐV thừa nhận việc tại Phiên Toà sơ thẩm ông ta tự ý kết luận bổ sung bằng lời nói ( rằng ông Lắm mới là người trốn thuế và không xác định bà Hạnh có nghĩa vụ nộp thuế nhưng không kê khai nộp thuế) là không phù hợp về hình thức, mà theo quy định phải bằng văn bản.
3/ GĐV thừa nhận không có điều khoản nào của văn bản pháp luật nào xác định thuế thu nhập cá nhân = 2% x giá trị giao dịch thực tế . Nói cách khác ông thừa nhận việc ông xác định số tiền được coi là trốn thuế như trong KLGĐ không có căn cứ pháp lý. Đây là nội dung rất quan trọng để xác định KLGĐ không có giá trị pháp lý.
4/ GĐV thừa nhận số tiền bà Hạnh nhận được hơn 16 tỷ từ chuyển nhượng bất động sản bán cho vợ chồng tôi là đối tượng chịu thuế của Luật thuế thu nhập cá nhân, bà Hạnh có nghĩa vụ kê khai (và nộp thuế nếu không thuộc đối tượng được miễn). Việc bà Hạnh chưa kê khai (và nộp thuế) là vi phạm nghĩa vụ về thuế, nhưng GĐV không kết luận trong. KLGĐ là chưa phù hợp, nhưng ông không rõ tại thời điểm giám định năm 2018 ông được cơ quan điều tra cung cấp tài liệu chứng minh bà Hạnh nhận toàn bộ số tiền này chưa và ông sẽ kiểm tra lại sau, dù khi đó ông GĐV được cơ quan điều tra cho biết ông Lắm đứng tên dùm cho bà Hạnh. Đây là một trong vấn đề cốt lõi mà các luật sư cho rằng, vợ chồng tôi không liên quan đến việc trốn thuế (nếu có), vì bà Hạnh chưa kê khai (và chưa nộp thuế nếu không thuộc trường hợp miễn thuế) là lỗi của bà Hạnh, có thể do bà là Việt kiều mới về nước chưa hiểu luật Việt nam, nhưng cũng là trách nhiệm của các cơ quan tố tụng cấp sơ thẩm và cơ quan thuế, khi chính bà đã đề nghị nhiều lần các cơ quan (kể cả bằng văn bản) được hướng dẫn kê khai, nộp thuế nhưng không được cơ quan nào hướng dẫn, vợ chồng tôi không thể gánh trách nhiệm thay cho những cơ quan này.
Ngoài ra GĐV thừa nhận nhiều nội dung khác, mà theo đó nếu Toà án xem xét phải thay đổi bản chất của vụ án, không thể kết tội vợ chồng tôi (và các bị cáo khác) căn cứ vào KLGĐ này.
Đáng tiếc báo Tuổi trẻ đã không đăng những diễn biễn phiên toà như trên (rất bất lợi cho các cơ quan tố tụng tỉnh Khánh Hoà), rõ ràng làm chiều lòng thế lực nào đó, tuân theo chỉ đạo trái pháp luật và bóp méo sự thật.
Hy vọng báo Tuổi trẻ sẽ sáng suốt, khách quan hơn khi tường thuật phiên toà và không chịu khuất phục những thế lực hắc ám.
AI CHỈ ĐẠO BÁO TUỔI TRẺ BẺ CONG NGÒI BÚT?
Trả lờiXóaĐọc bài viết của LS Trần Vũ Hải thấy mọi việc mà luật sư đưa ra đã tường tận, không cần bàn thêm. Hỏi, “Ai chỉ đạo báo Tuổi Trẻ bẻ cong ngòi bút ?”. Câu hỏi này tự nó đã trả lời cho mọi người biết nên cũng không cần bàn thêm làm gì cho mất thì giờ. Xin nói về một thực tế của xã hội.
Xưa nay theo dõi thông tin báo chí, khi tranh luận một vấn đề gì đó đang làm xã hội bức xúc, thường có hai phe tranh luận, phe lề phải và phe lề trái. Lề phải không có nghĩa là đúng, lề trái không có nghĩa là sai. Lề phải. lề trái là những từ do những kẻ mạnh, có thế lực áp đặt. Thế lực mạnh, nắm quyền trong tay, lúc nào cũng cho mình thuộc lề phải dù sai quấy. Những người bị gạt sang lề trái, họ không cãi mà có khi họ còn vui vẻ nhận mình lề trái một cách thoải mái, vui vẻ nữa là đằng khác. Thế nên có điều oái oăm, tréo ngoe trong xã hội là những kẻ nhận mình lề phải, tự cho mình là lề phải mà khi tranh luận một vấn đề gì đó lại đứng trong bóng tối và không dám đưa tên tuổi mình ra cho bàn dân thiên hạ thấy. Ngược lại phe lề trái khi tranh luận phải trái, đúng sai lại ung dung đĩnh đạc công bố tên tuổi, cả địa chỉ và số điện thoại hẳn hoi. Cây ngay họ không sợ gió.
Những kẻ danh không chính thì ngôn không thuận. Họ giữ chức giữ quyền không chính danh mà muốn bảo vệ quyền lợi cho mình thì làm sao mà nói năng cho trơn trù, phải ấp a ấp úng, nói quanh nói co chứ làm sao mà có lý luận vững chắc.
Đọc câu chuyện của LS Trần Vũ Hải trên đây thấy không có gì lạ trong xã hội đương thời. Chỉ tiếc cho người làm báo mà thôi.
Còn ai ngoài "lực lượng tiền phong của giai cấp công nhân".
Trả lờiXóa