Thứ Ba, 8 tháng 10, 2019

ĐÀ NẴNG ĐỀ NGHỊ ĐẶT TÊN ĐƯỜNG 2 GIÁO SĨ PHƯƠNG TÂY

Giáo sĩ Alexandre de Rhodes. Ảnh: Tư liệu 
 
Đà Nẵng đề nghị 
lấy tên 2 giáo sĩ phương Tây đặt tên đường
 
Thanh Niên
08:30 - 08/10/2019

Ngày 7.10, Sở VH-TT Đà Nẵng cho biết vừa công bố dự thảo Đề án đặt, đổi tên một số đường và công trình công cộng trên địa bàn TP năm 2019 lấy ý kiến góp ý nhằm hoàn chỉnh đề án trước khi trình ra kỳ họp thứ 12 của HĐND TP khóa 9 (cuối năm 2019).
 
TP.Đà Nẵng dự kiến đặt tên cho 137 tuyến đường tại 7 quận. Đáng chú ý, trong dự thảo đề án lần này có tên của 2 giáo sĩ phương Tây liên quan mật thiết đến quá trình hình thành và phát triển chữ Quốc ngữ của VN. Đó là giáo sĩ Alexandre de Rhodes (1593 - 1660, người Pháp) và giáo sĩ Francisco de Pina (1585 - 1625, người Bồ Đào Nha). Cả hai đường được đề nghị đặt tên theo tên 2 giáo sĩ đều nằm ở khu đông nam Đài tưởng niệm TP.Đà Nẵng (thuộc địa bàn Q.Hải Châu). 
 Giáo sĩ Alexandre de Rhodes được cử đến Đàng Trong vào năm 1624. Năm 1651, trên cơ sở thành tựu của Gaspar de Amaral, Cristophoro Borri, Antonio Barbosa... cùng sự giúp đỡ có hiệu quả của các thầy giảng người Việt, Alexandre de Rhodes đã hoàn thành cuốn Từ điển Annam - Bồ - Latinh, đánh dấu sự ra đời của chữ Quốc ngữ theo mẫu tự Latin.
 
Giáo sĩ Francisco de Pina đến Đàng Trong năm 1617. Ông đã học tiếng Việt và trở thành giáo sĩ đầu tiên giảng đạo cho tín đồ bản địa mà không cần phiên dịch, và dạy tiếng Việt cho một số giáo sĩ. Pina đã biên soạn tài liệu về phương pháp Latin hóa tiếng Việt và cuốn Ngữ pháp tiếng Việt; đồng thời lập trường đào tạo phiên dịch tiếng Bồ Đào Nha, chủ yếu phục vụ hoạt động truyền giáo.
 
 Hoàng Sơn

2 nhận xét :

  1. Nhân chuyện đặt tên đường, tôi nhớ là nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng từng có tạc bức tượng đá bán thân của giáo sĩ Alexandre Rhodes nhân dịp 2000 năm Thăng Long Hà Nội. Không biết bức tượng rất đẹp đấy bây giờ đang để đâu? Nếu nhân dịp đặt tên đường này mà thành phố Đà Nẵng đưa được bức tượng trên ra an vị ở Đà Nẵng thì thật là ý nghĩa vẹn toàn.

    Trả lờiXóa
  2. Tôn vinh các vị thánh đã có công sáng tạo ra chữ quốc ngữ cho dân tộc ta , sáng tạo cho dân ta 1 thứ chữ văn minh tân tiến , giúp đất nước ta thêm cơ hội phát triển . Đây là sự biết ơn , cũng là việc dạy cho muôn đời con cháu của chúng ta biết uống nước nhớ nguồn . Việc rất nên làm , cảm ơn lãnh đạo tp Đà nẵng .

    Trả lờiXóa