Tào đàm khoa học Vùng biển Bãi Tư Chính và Luật pháp quốc tế ở Hà Nội hôm 6/10/2019
Khởi kiện sẽ cứu Việt Nam khỏi thảm hoạ
Lập Quyền Dân
RFA 2019-10-07
Trung Quốc như con hổ đói, càng nhân nhượng nó càng hung hãn muốn nuốt trọn 'con mồi. Vì vậy ý nghĩa nổi bật của ngày sinh hoạt khoa học hôm 6/10 là sự khẳng định đối với tính tất yếu của việc phải khởi kiện Trung Quốc. Luận điểm “khởi kiện” dựa vào niềm tin sắt đá, ý chí mãnh liệt đối với “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế” (LPQT)”…
--------------------------
Sức lan toả
Vâng, trên đây là cái “hồn cốt” được đúc kết lại sau một ngày dài thảo luận giữa các ý kiến đa chiều tại cuộc Toạ đàm khoa học về “Bãi biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế” ngày 6/10/2019 do Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng tổ chức. Thật ra thì đấy là cả một ngày đầy đặn cho một cuộc Hội thảo khoa học hẳn hoi, xét về tính chất đề tài, quy mô, thời gian và thành phần tham gia tranh biện. Nhưng hình như Viện PLD đã phải hạ thấp thứ bậc, từ “Hội thảo” đánh xuống “Toạ đàm” để lách khâu xin phép. Luật pháp Việt Nam quy định, nếu muốn Hội thảo phải có Giấy phép của nhà nước, Toạ đàm thì có thể “sân siu”.
Có nơi nào như nơi này không, bàn luận về khoa học cũng phải trốn tránh, thậm chí buộc phải trí trá? Nếu không, với thể chế “toàn trị” và “công an hoá” mọi lĩnh vực và triệt để trên mọi phương diện, các sinh hoạt xã hội đều phải có giấy phép từ đâu đó. Kể cả những sáng kiến chỉ để xiển dương lòng yêu nước, thức tỉnh trách nhiệm công dân, đều bị ngăn cấm hoặc vô hiệu hoá! Thì đấy, Toạ đàm này đáng ra được tổ chức vào ngày 26/9 (đã phát Giấy mời như thế), nhưng phải đúng một tuần lễ sau, mới được tiến hành. Lý do…? Có lẽ không một quốc gia độc lập và tự chủ nào trên trái đất này có thể hiểu nổi, bởi vì “từ đâu đó” (phải hiểu là An ninh nội bộ) không cho phép “nói xấu Trung Quốc” trước ngày quốc khánh 1/10! Nhưng hoá ra thế lại hay, cuộc Toạ đàm, chính vì bị ngăn chặn (nghe cứ như là “chiến lược ngăn chặn CNCS” thời chiến tranh Lạnh) mà sức lan toả của nó đã hiển hiện trước khi được tiến hành.
Tính tất yếu…
Ý nghĩa nổi bật đầu tiên là sự khẳng định tính tất yếu của việc khởi kiện Trung Quốc. “Khởi kiện” chứ không phải “khỏi kiện”! Khác biệt chỉ giữa chữ “ơ” và chưa “o” thôi nhưng đó là cả hai thế giới quan đối nghịch nhau như lửa với nước! Luận điểm “khởi kiện” dựa vào niềm tin sắt đá, ý chí mãnh liệt đối với “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế (LPQT)”. Trên thế giới hiện có hàng trăm cuộc tranh chấp về biển đảo giữa các nước, nếu thiếu vắng LPQT thì biết bao cuộc chiến tranh đã và sẽ nổ ra? Điều Trung Quốc lo ngại hiện nay cũng là LPQT. Họ hiểu rằng, nếu dùng “sức mạnh cứng” để chế ngự và cướp biển đảo của Việt Nam (như trường hợp Hoàng Sa), thì chẳng có LPQT nào thừa nhận, ngoại trừ luật lệ trong “Trại súc vật” của Orwell. Khốn nỗi, Bắc Kinh lại muốn quàng vào người bộ quần áo “văn minh Trung Hoa” mà thế giới dân chủ đang muốn được rũ bỏ.
Trong khi đó, luận điểm “khỏi kiện” lại là hoả mù vừa được tung ra nhưng mức độ bào mòn và tàn phá lòng yêu nước thì còn cao hơn cả khói bụi ô nhiễm từ mấy tháng nay phủ kín trên bầu trời Hà Nội và Sài Gòn. Đây là luận điểm đầu hàng vô điều kiện của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay. Bọn người này lập luận, chuyện trên Biển Đông hiện nay là chuyện “tranh bá đồ vương” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Họ tranh nhau làm chủ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để làm “sen đầm” trong thiên hạ. “Thượng sách nhất” lúc này là “án binh bất động, là “mọi chuyện có đảng và nhà nước lo”, chúng ta chỉ cần “nâng cao cảnh giác” đừng để “lực lượng thù địch lợi dụng, gây tổn hại đến tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Chúng ta hãy lo “giữ lấy đại cục!” (dù không biết đấy là cục gì?).
Chính trong xu hướng giãn dần để tách ra khỏi thế bị Tàu kìm kẹp, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết đã tung ra sáng kiến bất ngờ. Nhân sỹ bước vào tuổi cửu tuần này kiến nghị thành lập một Tòa án của lương tri để tố cáo, lên án tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đây là tòa án của lương tâm, nhân danh lương tri để lên án Trung quốc về những hành vi tội ác, trái với quy ước pháp lý thông thường, trái với đạo lý của xã hội văn minh. Ông dự định đặt tên là “Tòa Án Lương Tri và Công Lý Biển Đông”. Ông hình dung, một nhóm trí thức và luật sư phối hợp với nhau tổ chức thành các phiên tòa, với hình thức sẽ bắt đầu bằng một phiên tòa chính quy, rồi sẽ có phiên thứ nhất, thứ hai, thứ ba…Tùy yêu cầu và điều kiện cụ thể có thể tổ chức trong nước hay bên ngoài Việt Nam. Có thể nói rằng để đối phó với “tam chủng chiến pháp” của Trung quốc, tới đây, xã hội dân sự cần gia tăng sự nỗ lực cùng với yêu cầu nhà cầm quyền có nhận thức đúng đắn để không có những hành vi cản mũi kỳ đà, làm hạn chế sức mình, vô hình trung tiếp tay cho ngoại bang, phản lại nhân dân yêu nước.
Lập Quyền Dân
RFA 2019-10-07
Trung Quốc như con hổ đói, càng nhân nhượng nó càng hung hãn muốn nuốt trọn 'con mồi. Vì vậy ý nghĩa nổi bật của ngày sinh hoạt khoa học hôm 6/10 là sự khẳng định đối với tính tất yếu của việc phải khởi kiện Trung Quốc. Luận điểm “khởi kiện” dựa vào niềm tin sắt đá, ý chí mãnh liệt đối với “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế” (LPQT)”…
--------------------------
Sức lan toả
Vâng, trên đây là cái “hồn cốt” được đúc kết lại sau một ngày dài thảo luận giữa các ý kiến đa chiều tại cuộc Toạ đàm khoa học về “Bãi biển Tư Chính và Luật pháp quốc tế” ngày 6/10/2019 do Viện Chính sách, Pháp luật và Phát triển (PLD) thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học – Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) đồng tổ chức. Thật ra thì đấy là cả một ngày đầy đặn cho một cuộc Hội thảo khoa học hẳn hoi, xét về tính chất đề tài, quy mô, thời gian và thành phần tham gia tranh biện. Nhưng hình như Viện PLD đã phải hạ thấp thứ bậc, từ “Hội thảo” đánh xuống “Toạ đàm” để lách khâu xin phép. Luật pháp Việt Nam quy định, nếu muốn Hội thảo phải có Giấy phép của nhà nước, Toạ đàm thì có thể “sân siu”.
Có nơi nào như nơi này không, bàn luận về khoa học cũng phải trốn tránh, thậm chí buộc phải trí trá? Nếu không, với thể chế “toàn trị” và “công an hoá” mọi lĩnh vực và triệt để trên mọi phương diện, các sinh hoạt xã hội đều phải có giấy phép từ đâu đó. Kể cả những sáng kiến chỉ để xiển dương lòng yêu nước, thức tỉnh trách nhiệm công dân, đều bị ngăn cấm hoặc vô hiệu hoá! Thì đấy, Toạ đàm này đáng ra được tổ chức vào ngày 26/9 (đã phát Giấy mời như thế), nhưng phải đúng một tuần lễ sau, mới được tiến hành. Lý do…? Có lẽ không một quốc gia độc lập và tự chủ nào trên trái đất này có thể hiểu nổi, bởi vì “từ đâu đó” (phải hiểu là An ninh nội bộ) không cho phép “nói xấu Trung Quốc” trước ngày quốc khánh 1/10! Nhưng hoá ra thế lại hay, cuộc Toạ đàm, chính vì bị ngăn chặn (nghe cứ như là “chiến lược ngăn chặn CNCS” thời chiến tranh Lạnh) mà sức lan toả của nó đã hiển hiện trước khi được tiến hành.
Tính tất yếu…
Ý nghĩa nổi bật đầu tiên là sự khẳng định tính tất yếu của việc khởi kiện Trung Quốc. “Khởi kiện” chứ không phải “khỏi kiện”! Khác biệt chỉ giữa chữ “ơ” và chưa “o” thôi nhưng đó là cả hai thế giới quan đối nghịch nhau như lửa với nước! Luận điểm “khởi kiện” dựa vào niềm tin sắt đá, ý chí mãnh liệt đối với “trật tự dựa trên luật pháp quốc tế (LPQT)”. Trên thế giới hiện có hàng trăm cuộc tranh chấp về biển đảo giữa các nước, nếu thiếu vắng LPQT thì biết bao cuộc chiến tranh đã và sẽ nổ ra? Điều Trung Quốc lo ngại hiện nay cũng là LPQT. Họ hiểu rằng, nếu dùng “sức mạnh cứng” để chế ngự và cướp biển đảo của Việt Nam (như trường hợp Hoàng Sa), thì chẳng có LPQT nào thừa nhận, ngoại trừ luật lệ trong “Trại súc vật” của Orwell. Khốn nỗi, Bắc Kinh lại muốn quàng vào người bộ quần áo “văn minh Trung Hoa” mà thế giới dân chủ đang muốn được rũ bỏ.
Trong khi đó, luận điểm “khỏi kiện” lại là hoả mù vừa được tung ra nhưng mức độ bào mòn và tàn phá lòng yêu nước thì còn cao hơn cả khói bụi ô nhiễm từ mấy tháng nay phủ kín trên bầu trời Hà Nội và Sài Gòn. Đây là luận điểm đầu hàng vô điều kiện của những Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống thời nay. Bọn người này lập luận, chuyện trên Biển Đông hiện nay là chuyện “tranh bá đồ vương” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Họ tranh nhau làm chủ Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương để làm “sen đầm” trong thiên hạ. “Thượng sách nhất” lúc này là “án binh bất động, là “mọi chuyện có đảng và nhà nước lo”, chúng ta chỉ cần “nâng cao cảnh giác” đừng để “lực lượng thù địch lợi dụng, gây tổn hại đến tình hữu nghị giữa Việt Nam và Trung Quốc”. Chúng ta hãy lo “giữ lấy đại cục!” (dù không biết đấy là cục gì?).
Chính trong xu hướng giãn dần để tách ra khỏi thế bị Tàu kìm kẹp, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Mai, giám đốc Trung tâm Minh triết đã tung ra sáng kiến bất ngờ. Nhân sỹ bước vào tuổi cửu tuần này kiến nghị thành lập một Tòa án của lương tri để tố cáo, lên án tội ác của Trung Quốc đối với Việt Nam. Đây là tòa án của lương tâm, nhân danh lương tri để lên án Trung quốc về những hành vi tội ác, trái với quy ước pháp lý thông thường, trái với đạo lý của xã hội văn minh. Ông dự định đặt tên là “Tòa Án Lương Tri và Công Lý Biển Đông”. Ông hình dung, một nhóm trí thức và luật sư phối hợp với nhau tổ chức thành các phiên tòa, với hình thức sẽ bắt đầu bằng một phiên tòa chính quy, rồi sẽ có phiên thứ nhất, thứ hai, thứ ba…Tùy yêu cầu và điều kiện cụ thể có thể tổ chức trong nước hay bên ngoài Việt Nam. Có thể nói rằng để đối phó với “tam chủng chiến pháp” của Trung quốc, tới đây, xã hội dân sự cần gia tăng sự nỗ lực cùng với yêu cầu nhà cầm quyền có nhận thức đúng đắn để không có những hành vi cản mũi kỳ đà, làm hạn chế sức mình, vô hình trung tiếp tay cho ngoại bang, phản lại nhân dân yêu nước.
Ý nghĩa nổi bật khác
Trong Toạ đàm đã có nhiều tiếng nói xây dựng góp ý cho chính quyền. Xưa nay, ít Viện NGO nào dám có ý trực diện đối với đảng và chính phủ. IDS trước đây môt vài lần chỉ mới “mó dá… ngựa”, lập tức bị dẹp tiệm dưới danh nghĩa “tự giải thể”. Nhưng chủ nhật qua, nhiều ý kiến chất vấn việc Bộ Ngoại giao phản ứng quá chậm chạp trước mỗi hành động xâm lấn của Trung Quốc, thậm chí có những phê phán khá gay gắt đối cả với “tam trụ”. Đây là hiện tượng lạ, nếu như ai đó biết rằng, trong khán phòng Toạ đàm không dưới cả chục nhân viên an ninh và lãnh đạo của họ đang trà trộn trong hàng ngũ các đại biểu. Có thể cử toạ đã đánh bật được nỗi sợ hãi ra khỏi đầu. Một điều ngạc nhiên khác là có cả ý kiến gửi lên lãnh đạo đảng và nhà nước đòi thả các tù nhân lương tâm, chỉ vì “tội” duy nhất mà ngay các bản cáo trạng cũng không dám ghi rõ. Tội duy nhất đó là chống bành trướng và bảo vệ chủ quyền quốc gia!
Các ý kiến tại Toạ đàm còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác liên quan đến các vấn đề nội trị và quan hệ Việt – Trung. Đòi bỏ “chính sách ba không” phi lý, đòi “giãn Trung” để “tách và thoát Trung”, đòi bỏ khẩu hiệu “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng”, vì đấy là những sáo ngữ đại bịp… Bản kiến nghị cá nhân của Đại sứ Nguyễn Trung (từng là Trợ lý đắc lực cho Thủ tướng “xé rào” Võ Văn Kiệt) gồm 4 điểm. Kiến nghị đầu tiên của ông bao gồm: i) Kiện ngay tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA/ La Hay) việc Trung Quốc hơn ba tháng nay có những hành động kèm theo những hoạt động vũ trang liên tục ở quy mô lớn mang tính xâm lược vùng biển bãi Tư Chính nằm trong EEZ và trên CS của Việt Nam. ii) Vận động Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) có quyết nghị về chủ đề này. iii) Yêu cầu LHQ ra lời kêu gọi các quốc gia không được dùng vũ lực trong xử lý tranh chấp tại Biển Đông... Trong kiến nghị thứ hai, ông yêu cầu chính quyền chủ động và thường xuyên thông tin cho đại chúng kịp thời nắm vững những diễn biến nguy hiểm và phức tạp trên Biển Đông. Kiến nghị thứ ba yêu cầu đảng và nhà nước tiến hành ngay cải cách trong thể chế chính trị để thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân. Trong kiến nghị cuối cùng, ông yêu cầu trả lại tự do cho những người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ hoặc tù tội.
Last but not least
Một trăn trở khác, tạm cho là ý nghĩa cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là tầm nhìn về tương lai, mà nổi lên là nhu cầu bày tỏ tình cảm yêu nước của người dân. Liệu có tiếp tục bị bưng bít, cấm cản, thậm chí đàn áp, bắt bớ hay không? Khi theo dõi các động tĩnh cả hai phía (Trung Quốc và Việt Nam) trong sự kiện Trung Quốc xâm lược vùng biển Tư Chính, có vị “đương kim” là công chức nhà nước hẳn hoi đã phải thốt lên rằng bản thân đang “tan nát cõi lòng”; có những thanh niên yêu nước, là những nhà báo độc lập, đang bức xúc cao độ, chỉ vì muốn ghi lại và truyền đi những hình ảnh sống động, nhằm nhanh chóng chuyển tải các thông điệp của buổi tọa đàm đến với công chúng, thế mà bị bắt cóc, bị câu lưu tại trụ sở công an và bị tịch thu mọi phương tiện hành nghề (i phone, máy ảnh, máy quay phim...)
“Kiềm chế bức xúc” vốn là yêu cầu của một Tọa đàm khoa học, nhưng trong cuộc Tọa đàm hôm ấy vẫn bật lên những phát biểu đậm vị chua xót và nhức nhối. Có ý kiến đề cập đến sự toa rập của những tên thái thú trong chính quyền với bọn xâm lược Trung Quốc. Chính bọn này đã gây ra bao nghịch lý và phân rã trong xã hội Việt Nam hiện nay. Nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả của bộ tiểu thuyết “Bão táp triều trần”, đã thẳng thừng cảnh báo: Nhà nước phải có thái độ tôn trọng quốc dân, không được phép khinh dân bằng sự im lặng trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc, không được phép đàn áp những người yêu nước nhưng khác chính kiến! Người dân phải được tham gia bàn việc nước! Bộ máy nhà nước tồn tại là do dân nuôi, nếu coi dân như cỏ rác, khi quốc gia lâm nguy, dân sẽ bỏ mặc như đã bỏ mặc nhà Hồ hồi đầu thế kỉ 15! Hơn 600 năm sau, hy vọng lịch sử sẽ không lặp lại đối với dân tộc này. Mong lắm thay!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Trong Toạ đàm đã có nhiều tiếng nói xây dựng góp ý cho chính quyền. Xưa nay, ít Viện NGO nào dám có ý trực diện đối với đảng và chính phủ. IDS trước đây môt vài lần chỉ mới “mó dá… ngựa”, lập tức bị dẹp tiệm dưới danh nghĩa “tự giải thể”. Nhưng chủ nhật qua, nhiều ý kiến chất vấn việc Bộ Ngoại giao phản ứng quá chậm chạp trước mỗi hành động xâm lấn của Trung Quốc, thậm chí có những phê phán khá gay gắt đối cả với “tam trụ”. Đây là hiện tượng lạ, nếu như ai đó biết rằng, trong khán phòng Toạ đàm không dưới cả chục nhân viên an ninh và lãnh đạo của họ đang trà trộn trong hàng ngũ các đại biểu. Có thể cử toạ đã đánh bật được nỗi sợ hãi ra khỏi đầu. Một điều ngạc nhiên khác là có cả ý kiến gửi lên lãnh đạo đảng và nhà nước đòi thả các tù nhân lương tâm, chỉ vì “tội” duy nhất mà ngay các bản cáo trạng cũng không dám ghi rõ. Tội duy nhất đó là chống bành trướng và bảo vệ chủ quyền quốc gia!
Các ý kiến tại Toạ đàm còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác liên quan đến các vấn đề nội trị và quan hệ Việt – Trung. Đòi bỏ “chính sách ba không” phi lý, đòi “giãn Trung” để “tách và thoát Trung”, đòi bỏ khẩu hiệu “bốn tốt” và “mười sáu chữ vàng”, vì đấy là những sáo ngữ đại bịp… Bản kiến nghị cá nhân của Đại sứ Nguyễn Trung (từng là Trợ lý đắc lực cho Thủ tướng “xé rào” Võ Văn Kiệt) gồm 4 điểm. Kiến nghị đầu tiên của ông bao gồm: i) Kiện ngay tại Tòa Trọng tài Thường trực (PCA/ La Hay) việc Trung Quốc hơn ba tháng nay có những hành động kèm theo những hoạt động vũ trang liên tục ở quy mô lớn mang tính xâm lược vùng biển bãi Tư Chính nằm trong EEZ và trên CS của Việt Nam. ii) Vận động Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc (UNGA) có quyết nghị về chủ đề này. iii) Yêu cầu LHQ ra lời kêu gọi các quốc gia không được dùng vũ lực trong xử lý tranh chấp tại Biển Đông... Trong kiến nghị thứ hai, ông yêu cầu chính quyền chủ động và thường xuyên thông tin cho đại chúng kịp thời nắm vững những diễn biến nguy hiểm và phức tạp trên Biển Đông. Kiến nghị thứ ba yêu cầu đảng và nhà nước tiến hành ngay cải cách trong thể chế chính trị để thực hiện những quyền tự do dân chủ của nhân dân. Trong kiến nghị cuối cùng, ông yêu cầu trả lại tự do cho những người bất đồng chính kiến đang bị giam giữ hoặc tù tội.
Last but not least
Một trăn trở khác, tạm cho là ý nghĩa cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, đó là tầm nhìn về tương lai, mà nổi lên là nhu cầu bày tỏ tình cảm yêu nước của người dân. Liệu có tiếp tục bị bưng bít, cấm cản, thậm chí đàn áp, bắt bớ hay không? Khi theo dõi các động tĩnh cả hai phía (Trung Quốc và Việt Nam) trong sự kiện Trung Quốc xâm lược vùng biển Tư Chính, có vị “đương kim” là công chức nhà nước hẳn hoi đã phải thốt lên rằng bản thân đang “tan nát cõi lòng”; có những thanh niên yêu nước, là những nhà báo độc lập, đang bức xúc cao độ, chỉ vì muốn ghi lại và truyền đi những hình ảnh sống động, nhằm nhanh chóng chuyển tải các thông điệp của buổi tọa đàm đến với công chúng, thế mà bị bắt cóc, bị câu lưu tại trụ sở công an và bị tịch thu mọi phương tiện hành nghề (i phone, máy ảnh, máy quay phim...)
“Kiềm chế bức xúc” vốn là yêu cầu của một Tọa đàm khoa học, nhưng trong cuộc Tọa đàm hôm ấy vẫn bật lên những phát biểu đậm vị chua xót và nhức nhối. Có ý kiến đề cập đến sự toa rập của những tên thái thú trong chính quyền với bọn xâm lược Trung Quốc. Chính bọn này đã gây ra bao nghịch lý và phân rã trong xã hội Việt Nam hiện nay. Nhà văn Hoàng Quốc Hải, tác giả của bộ tiểu thuyết “Bão táp triều trần”, đã thẳng thừng cảnh báo: Nhà nước phải có thái độ tôn trọng quốc dân, không được phép khinh dân bằng sự im lặng trước các hành động ngang ngược của Trung Quốc, không được phép đàn áp những người yêu nước nhưng khác chính kiến! Người dân phải được tham gia bàn việc nước! Bộ máy nhà nước tồn tại là do dân nuôi, nếu coi dân như cỏ rác, khi quốc gia lâm nguy, dân sẽ bỏ mặc như đã bỏ mặc nhà Hồ hồi đầu thế kỉ 15! Hơn 600 năm sau, hy vọng lịch sử sẽ không lặp lại đối với dân tộc này. Mong lắm thay!
* Bài viết không thể hiện quan điểm của Đài Á Châu Tự Do.
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét