TỪ ĐƯỜNG SẮT TRÊN CAO HÀ ĐÔNG – CÁT LINH ĐẾN ĐƯỜNG CAO TỐC BẮC NAM
Nguyễn Quang Thiều
2.6.2019
Tôi là người biết cái thị xã Hà Đông này khi còn rất nhỏ. Tôi sống ở làng Chùa, cách thị xã Hà Đông 30km. Thi thoảng vào dịp nghỉ hè, cha tôi lại cho mấy anh chị em tôi ra Hà Đông chơi đặc biệt vào những dịp mồng 2 tháng 09 có bắn pháo hoa. Một trong những thứ mà tôi nhớ nhất của thị xã Hà Đông là đường tàu điện từ Hà Đông ra bờ hồ. Với mấy xu vé là chúng tôi lên chiếc tàu điện chạy ra tận trung tâm thủ đô để ăn một vài que kem sữa hay uống một cốc si-rô màu đo đỏ rất ngọt bằng những cái cốc thủy tinh sủi đầy tăm do công nghệ thổi thủy tinh gia công rồi lại trở về Hà Đông.
Thế rồi tàu điện biến mất. Cho dù lúc đó đã lớn và đã đi làm nhưng mỗi khi đạp xe dọc đường Nguyễn Trãi tôi lại nhớ những chuyến tàu điện thuở nhỏ. Và đến một ngày, người ta xây dựng tuyến đường sắt trên cao Hà Đông – Cát Linh. Thú thực lúc đầu tôi cũng hồi hộp xem cái đường sắt trên cao ấy như thế nào. Nhưng khi những chiếc cọc bê tông khổng lồ dựng lên tôi bắt đầu cảm nhận thấy sự bất ổn. Sự thanh bình đượm chút lãng mạn của những chuyến tàu điện được thay vào bằng một tuyến đường trên cao đầy đe dọa. Vợ tôi dặn tôi sau này nếu đi làm mà tàu chạy qua thì phải tránh xa để nếu nhỡ tàu lao ra khỏi đường ray thì còn tránh được. Nỗi lo đó chỉ là nỗi lo xa rất mơ hồ giữa những nỗi sợ hãi có thật.
Đường tàu trên cao Hà Đông – Cát Linh là một đường tàu xấu nhất về mặt hình thức mà tôi được chứng kiến từ trước đến nay. Tôi không hiểu những người duyệt thiết kế với con mắt thẩm mỹ như thế nào mà lại duyệt cái mẫu đường sắt trên cao ấy. Khi bạn đi dưới ngước nhìn lên, bạn sẽ thấy một khối bê tông nặng nề, u uất và thô thiển như mái trần của một nhà tù đang đè nặng xuống toàn bộ cảm giác của bạn. Đặc biệt là những trạm dừng đỗ ( nhà ga) thì xấu xí và kệch cỡm không sao tả xiết. Cái thị xã nhỏ bé và nhiều thơ mộng bị phá vỡ hoàn toàn bởi con rắn bê tông khổng lồ và ám ảnh này đè nát. Bạn tôi còn ví cái đường tàu ấy như vết dao lớn rạch đôi mặt một cô gái đẹp.
Xấu xí như vậy lại cộng thêm khoản tiền khổng lồ đội giá ngoài trí tưởng tượng của nhiều người. Nếu chúng ta làm dăm ba cái đường tàu với kiểu này thì nó không gạ gục nền kinh tế cùng làm tê liệt một phần quan trọng của nền kinh tế . Một tuyến đường sắt trên cao hơn chục km mà người ta hứa hết tháng này, năm nọ hoàn thành nó mà cho tới tận bây giờ vẫn chưa thấy tăm hơi. Sẽ còn đội giá bao nhiêu nữa ? Sẽ còn trì hoãn đến bao giờ ? Và điều đặc biệt là có lẽ hầu hết những ai quan tâm đến tuyến đường sắt này đều rơi vào tuyệt vọng với nhà thầu Trung Quốc. Nhà thầu Trung Quốc không chứng minh được điều gì cho việc xây dựng tuyến đường sắt này. Xấu xí, đội giá, không có thời hạn hoàn thành…Hơn thế nữa những cái vé lên tàu (chạy thử) và tên các trạm đỗ lại in bằng tiếng Tàu lên trên. Tôi cam đoan rằng: không một ai liên quan đến việc thầu và xây dựng tuyến đường sắt này có đủ lý do để biện minh cho sự sai lầm quá trầm trọng của họ.
Thế nên, khi nghe nhà thầu Trung Quốc có thể xây dựng đường cao tốc bắc nam thì một nỗi kinh hãi đổ ụp xuống người dân. Một tuyến đường sắt khá đơn gian dài hơn chục km mà chúng ta phải chịu ‘’đòn’’ nặng như thế thì cái đường cao tốc bắc nam sẽ như thế nào với đất nước này. Không chỉ người Việt Nam mà càng ngày càng nhiều quốc gia không còn tin vào sự đàng hoàng của Trung Quốc nữa. Bởi thế cả những người chân chính nhất, suy nghĩ kỹ lưỡng nhất và công bằng nhất cũng kinh sợ nếu để cho nhà thầu Trung Quốc làm đường cáo tốc bắc nam.
Chúng ta có rất nhiều sự lựa chọn. Vậy tại sao chúng ta cứ chìm đắm mãi trong cái tên mỹ miều nhưng cực kỳ nguy hiểm : Trung Hoa. Và khi nghe phong phanh một nhà thầu Hàn Quốc có thể đứng ra xây dựng đường cao tốc bắc nam thì tôi nghe thấy tiếng reo hò dậy trời của người dân. Họ đã đúng về cả hai phía : lương tâm và sự thật, họ đã thấu hiểu Trung Quốc đối với dân tộc mình cả quá khứ và hiện tại…Trung Quốc đã đánh mất trọn vẹn chữ TÍN với người Việt Nam và đang đánh mất chữ TÍN trên toàn thế giới. Nếu bạn có cơ hội đọc những báo cáo của những tổ chức, trung tâm, viện…nghiên cứu về Trung Quốc, bạn sẽ thấy trong tất cả các báo cáo đó là lời dự báo và cảnh báo về một sự đe dọa chết người mang tên Trung Quốc.
Chúng ta không lấy quá khứ để quyết định hay nhiều việc của tương lai. Quan hệ Việt – Pháp, Việt – Mỹ, Việt – Hàn..là những minh chứng thuyết phục nhất. Nhưng ‘’một sự bất tín vạn sự bất tin’’ mà Trung Quốc lại quá nhiều sự bất tín đối với chúng ta và thế giới. Hãy chứng minh cho người dân về sự đàng hoàng của Trung Quốc trong quan hệ với Việt Nam để người dân sẽ từ bỏ những suy nghĩ nào đó của mình còn mang tính mặc cảm và suy diễn….
Thế nhưng, việc này quả là khó như tìm kim đáy bể phải không các bạn.
N.Q.T
Anh thiều ạ, nếu muốn người Việt Nam tin Trung quốc cũng dễ thôi. Ấy là họ bỏ đảo nhân tạo trên biển Đông và trả quần đảo Hoàng Sa cho Việt Nam, thì nhân dân Việt Nam OK TQ ngay.
Trả lờiXóaPhải vạch mặt bọn nào rước giặc Tàu vào làm đường sắt Cát Linh-Hà Đông. Không thoát được đâu.
XóaĐúng là một con rắn độc nặng nề thô kệch xù xì xám xịt uốn khúc đè lên thị xã Hà Đông thơ mộng, đè lên những đường phố yên bình, đè lên trái tim hàng triệu người dân yêu thủ đô nghìn năm văn vật. Đúng là dẫu có đi bốn phương trời, mười phương đất cũng không thấy đâu có cái đường sắt xấu xí và nguy hiểm như vậy. Nhìn ảnh tàu điện trên cao lao xuống đường phố ở Trung Quốc mà ghê sợ. Tôi không kêu gọi mọi người tẩy chay đường sắt này, nhưng cả nhà tôi, không một ai có ý định đi cái tàu điện đe dọa chết người này. Nếu tàu đường sắt này chạy, dù xa hơn, chúng tôi sẽ đi đường Tố Hữu Lê Văn Lương, tuy phải khổ sở với con rắn nước quái gở buýt BRT, nhưng vẫn còn an toàn hơn.
Trả lờiXóaTôi đồng ý với nhận xét của ông Thiều về đường sắt trên cao HĐ-CL: Xấu, thô, kệch cỡm, đắt, chậm.... và sau này khi vận hành sẽ thêm "ồn" nữa. Trên thế giới, tại các đô thị lớn, khi làm tàu điện ngầm người ta thường chọn phương án đi ngầm để tiết kiệm không gian, tránh giao cắt với các phương tiện giao thông trên khác mặt đất, bảo đảm mỹ quan thành phố, tránh ô nhiễm tiếng ồn...và nhiều lợi ích khác nữa. Tầu điện ngầm là phương tiện giao thông công cộng có khả năng vận chuyển khối lượng hành khách lớn nhất, tiện dụng, đúng giờ...Các nhà ga được thiết kế rất hoành tráng, mỹ quan, góp phần làm nên diện mạo thành phố, và là niềm tự hào của họ. "Trông người lại ngẫm đến ta". Đường sắt trên cao HN là sản phẩm của hiệu ứng "nhiệm kỳ" của những cái đầu có tư duy thiển cận, tiểu nông, kém hiểu biết, vô trách nhiệm và chừng mực nào đó bám Tầu vì lợi ích nhóm!
Trả lờiXóaNhà văn Nguyễn Quang Thiều đã nói hộ cho 90 triệu đồng bào ta rồi đấy.Cảm ơn nhà văn !!!
Trả lờiXóaNhất trí với ý kiến của nhà văn Nguyễn Quang Thiều.
Trả lờiXóaCó một nhóm người thừa biết là làm những công trình lớn với Trung quốc là rất có hại cho dân cho nước về kinh tế và cả an ninh , quốc phòng , nhưng họ vẫn chơi vì lợi ích nhóm . Ôi , cái nhóm sâu bọ , tập đoàn sâu bọ nguy hại biết chừng nào ?
Trả lờiXóaBộ giao thông và đám quan chức HN bị ăn...quả lừa đau hơn hoạn, cái quả ấy vẫn đang mắc nghẹn ở cổ.
Trả lờiXóaCòn nhớ, vài tháng trước đám quan chức HN đã hý hửng công bố nào là giá vé chạy tầu, nào là hành khách sẽ được miễn phí một thời gian khi đi tầu v.v... Giờ thì...tịt!
Những ai còn mơ hồ về thằng bạn "bốn tốt" thì xin mời tìm đọc tác phẩm "CHẾT DƯỚI TAY TRUNG QUỐC" của các tác giả Peter Navarro và Greg Autry. Sách này do nhóm Các nhà khoa học cựu sinh viên Học viện kỹ thuật Châu Á AIT dịch (First News-Trí Việt). Bộ mặt thật của Tầu được phơi bày rất rõ và đầy đủ trong cuốn sách này.
Đường sắt trên cao của tq làm người ta nghĩ đến việc trấn yểm. Trông nó thật hãi hùng.
Trả lờiXóaÔng Thiều còn thay mặt cả Hội nhà văn lên tiếng cho hàng ngàn hội viên của Hội, và nhân dân cả nước tố cáo "những cái đầu có tư duy thiển cận, tiểu nông, kém hiểu biết, vô trách nhiệm và chừng mực nào đó bám Tầu vì lợi ích nhóm"! Cảm ơn ông!
Trả lờiXóaTôi cũng như anh Thiều chưa thấy dường sắt trên cao nào xấu xí tệ hạo như thế.
Trả lờiXóaĐường tàu trên cao Hà Đông – Cát Linh là một đường tàu xấu nhất về mặt hình thức mà tôi được chứng kiến từ trước đến nay.
Trả lờiXóaKhông hiểu những người duyệt thiết kế với con mắt thẩm mỹ như thế nào mà lại duyệt cái mẫu đường sắt trên cao ấy.
Khi đi dưới ngước nhìn lên, bạn sẽ thấy một khối bê tông nặng nề, u uất và thô thiển như mái trần của một nhà tù.
Đặc biệt là những trạm dừng đỗ ( nhà ga) thì xấu xí và kệch cỡm không sao tả xiết. Cái thị xã nhỏ bé và nhiều thơ mộng bị phá vỡ hoàn toàn bởi con rắn bê tông khổng lồ và ám ảnh này đè nát.
Cái đường tàu ấy như vết dao lớn rạch đôi mặt một cô gái đẹp.
Thế mà Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể khi đi trải nghiệm tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông thì khen nức nở: Nó không ồn như đường sắt quốc gia!!!
Trả lờiXóaKhông ai lại ngu đến mức đi so sánh một sản phẩm ra đời cách đây gần 100 năm (đường sắt quốc gia do Pháp xây xong năm 1936) và 1 sản phẩm của công nghệ năm 2020.
XóaÔng Thể phải đi so sánh đường trên cao này so với đường trên cao ở Băng Cốc, Kualalumpur thì mới đúng là so sánh.
Đúng là NGU quá Thể!
Dự án này đã vay tiền của TQ rồi lại giao tiền cho nó làm, kèm theo tiền đối ứng cũng giao cho TQ, trả gần hết tiền rồi (81,9% của tổng tiền đã đội vốn 868 triệu USD). Nhưng TQ vẫn chây ra không chịu hoàn thành để bàn giao, mà còn đòi thêm tiền để chây tiếp. TQ đã hẹn 8 lần rồi, giờ nó không thèm hẹn nữa, nhà nước chỉ thả gà ra đuổi thôi chớ làm gì được nó ?
Trả lờiXóaNhững quan chức tham mưu, những quan chức dắt mối, những quan chức ký hiệp định vay vốn, những quan chức tổ chức thực hiện (một số người có thể còn ăn chia với nó), những quan chức giám sát dự án giỡn mặt nhân dân hơi lâu rồi đó.
Không vạch mặt chỉ tên những quan chức này để đưa cả nút vào lò, thì tới đây không chỉ có mỗi một Cát Linh - Hà Đông thôi đâu.
Tôi cam đoan rằng: không một ai liên quan đến việc thầu và xây dựng tuyến đường sắt này có đủ lý do để biện minh cho sự sai lầm quá trầm trọng của họ.
Trả lờiXóa(nhà thơ Nguyễn Quang Thiều)
--------------
Đây là suy nghĩ điển hình của người dân. Quả đúng là như vậy! Cái đường sắt Cát Linh này nó hội đủ điều kiện để phác hoạ những gương mặt nhầy nhụa, bẩn thiểu đã ăn cắp những đồng tiền của dân rồi đem đi chia chác với ngoại bang. Thế mà hàng ngày nó vẫn rao giảng, nhét vào đầu người nghe những lời giả dối!
Đây là sự tráo trở của Tổng thầu Trung Quốc, chỉ Trung Quốc mới có kiểu kinh doanh này, trúng thầu giá rẻ, làm hơn 10 năm chưa xong, bây giờ thành đường sắt dát kim cương rồi, hạch toán có khi đắt gấp mấy lần Nhật Bản và Đức đầu tư. Cao hơn 1 tuyến tàu điện ngầm của nước ngoài.
Trả lờiXóaTác giả ơi! ông "không hiểu những người duyệt thiết kế với con mắt thẩm mỹ như thế nào mà lại duyệt cái mẫu đường sắt trên cao ấy..." Họ toàn là Tiến sỹ, phó Tiển sỹ cả đấy. Toàn là Tiến sỹ giấy. Chả hiểu mô ni tê chi ráo, không hề có chút kiến thức về xây dựng cơ bản và con mắt nghệ thuật tạo hình... Vậy nên mới bị bọn Tàu nó lừa, nó bố trí cho 1 chút xíu "lại quả" là nhắm mắt ký bừa. Nên mới ra nông nỗi như bây giờ.
Trả lờiXóaĐến giờ phút này chưa có kẻ nào bị vào "lò" của Bác Trọng mới là chuyện lạ.