Thứ Hai, 11 tháng 2, 2019

GS. Mac Văn Trang: VÌ SAO NGƯỜI TA TRANH ẤN, CƯỚP LỘC...?


Mac Văn Trang

VÌ SAO NGƯỜI TA TRANH ẤN, CƯỚP LỘC, 
CHEN NHAU CẦU CÚNG...? 

Mình thử đoán mò xem nhá:

1. Tranh ấn thường là các quan chức, hy vọng có Ấn của Đức Thánh Trần sẽ được thăng quan, tiến chức to hơn, nhiều bổng lộc hơn; có Ấn, có uy của Đức thánh yểm trợ sẽ không sợ các đồng chí hại mình, kiểu như mấy đồng chí Yên Bái xử nhau, hay như anh Thăng, Thanh... thì khốn. Một số dân làm ăn, muốn nhờ uy Đức Thánh để làm ăn lớn, gian tham mà không sợ bị trừng phạt...


2. Cướp lộc là loại thường dân, chủ yếu thanh niên, vừa tin rằng cướp được lộc là được may: làm ăn phát tài, đẻ con trai, trúng cá cược, số đề..., vừa hiếu kỳ, a dua đám đông, cứ cướp được là sướng. Cậy khỏe, cướp được nhiều, chia bớt cho bạn bè, chứng tỏ mình hơn những thằng khác...

3. Chen nhau dâng lễ vật cầu cúng tại đền, chùa, miếu... vì nghĩ rằng Thần, Phật... cũng như các “quan trên”, có quyền ban phát kiểu “xin – cho”. Họ coi đó như hình thức hối lộ Thánh, Thần; lễ càng to, càng quỵ lụy cầu xin khẩn thiết, càng được các Ngài rủ lòng thương, bố thí cho càng nhiều, càng tốt. Họ có tâm lý nô lệ rất lạ, vừa cầu xin, vừa sợ hãi. Họ vào đền, chùa phải đặt lễ hết các ban, bệ, nhét tiền vào tay tất cả các “Ngài’, không dám “qua mặt” Ngài nào! Họ đi hết chùa này đến đền khác, càng nhiều càng tốt. Cũng giống như tôi đã thấy một cậu trợ lý của sếp cấp tỉnh than thở, mấy ngày Tết, cháu phải đi đưa hơn 60 suất quà Tết cho các sếp liên quan ở tỉnh và trung ương...

4. Hàng vạn người chen chúc nhau tại các chùa để cúng dâng sao giải hạn, có thể vì họ hoặc người thân có bệnh tật, mong qua khỏi; hoặc cảm thấy bất an, cầu tại nạn không xảy đến.. Nhưng có lẽ nhiều người buôn gian, bán lận từng bị “hạn”, nay muốn tiếp tục làm ăn phi pháp, mà không bị “hạn”... Có thể có cả các quan chức, mong sao không gặp “hạn” như anh Thanh, Thăng, hay các TS, PGS mong thoát “hạn”, không bị Hội đồng cho vào Danh sách bị loại, để khỏi “tiền mất, tật mang”!...

5. Chung quy lại, họ không có niềm tin vào xã hội, không tin vào chân lý, công lý, đạo lý, không tin vào ai, không tin vào chính bản thân mình... Trong tâm thức trống rỗng và hỗn tạp, họ chỉ còn biết hy vọng vào các thế lực siêu nhiện rủ lòng thương hại!

Chú ý rằng, các quan chức cấp cao, không xuất đầu lộ diện cầu cúng ở những nơi xô bồ, mà đi riêng, kín đáo, và chủ yếu cho vợ con, anh em đi cúng thay, nhưng Sớ thì đề rõ tên thật để các “Ngài” nhớ đến, đoái thương...

Mình chỉ cúng giỗ tổ tiên và thỉnh thoảng thắp hương ở đền chùa khi vãng cảnh, nhưng chỉ để tỏ lòng thành kính, chứ không cầu xin gì, vì Phật tại Tâm mà! Do vậy, những phán đoán nêu trên của người ngoài cuộc, chắc còn nhiều thiếu sót, mong các bạn bổ sung, chỉ giáo...

4/3/2018
MVT

7 nhận xét :

  1. Trực Ngôn 2014lúc 10:53 5 tháng 3, 2018

    Cảm ơn giáo sư. Lẽ ra Nhà nước nên hủy bỏ hay thay đổi cách tổ chức chứ làm như hiện nay thì góp phần cổ súy cho tính cách xấu: Có thể đạp lên đầu lên cổ người khác để cướp/giành dật ngay cả nơi (lẽ ra) tôn nghiêm như đền chùa. Nếu phát ấn thì nên cho xếp hàng và làm kiểu khác đi theo hướng văn minh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người ta tổ chức ra các loại lễ hội như vậy để ru ngủ đám dân đen quên hết thực tại, triệt tiêu mọi phản kháng vì những bóc lột vơ vét tận cùng...

      Xóa
  2. Cac quan thì quen tranh chức, tranh quyền từ thời trẻ đến khi phơ phơ đầu bạc thì lại khai gian tuổi để bám víu lấy quan trường. Tranh cướp ấn là hành động phản xạ có điều kiện của các quan.
    Các cậu thanh niên trai tráng thì cướp lộc như một bài học của khoá huấn luyện về kỹ thuật tranh cướp trước khi gia nhập quan trường!

    Trả lờiXóa
  3. Lộc là cái phao cứu sinh cuối cùng nên phải cướp cho bằng được !

    Trả lờiXóa
  4. Cúng lễ nguyên thuỷ do tâm thành, tự cân bằng, xua ác, hướng thiện. Nay cầu cúng vấy bẩn bởi cơ chế xin cho. Đấm đút càng nhiều, của cho càng lớn: Đất đai, nghị quyết, chính sách, điều luật...

    Trả lờiXóa
  5. Vì sao họ, người Việt (ko có tôi đâu nhé) chen chúc nhau đến các chùa chiền, đền đài, miếu mạo, thậm chí đến cả mồ mả ông(bà) ăn mày, chết trôi, gốc đa, ụ mối...để khấn, bái, cầu xin ?
    Thứ nhất: vì NỖI SỢ HÃI: sợ mất chức, mất ghế, mất lộc; sợ tham ô, tham nhũng bị phát giác; sợ ốm đau, bệnh tật, tai nạn giao thông; đến cơ quan sợ thủ trưởng, về nhà sợ vợ, đến bệnh viện sợ bác sỹ, đến trường sợ cô giáo, sợ đội cờ đỏ. Ra đường sợ cảnh sát giao thông, sợ các anh CSCĐ v.v và rất nhiều nỗi sợ không kể xiết.
    Thứ hai: Cầu an hưởng lạc: Làm quan thì được cất nhắc, được bổ nhiệm, càng phá hoại thì được bổ nhiệm càng cao, càng ăn hại thì càng được lên chức, nói có người nghe, đe có người sợ, lộc chảy vào nhà như nước suối mùa xuân. Buôn bán thì 1 vốn 10 lời, buôn gian bán lận hàng giả, hàng cấm, độc hại không bị phát hiện. Trôm chỉa không ai biết, cặp bồ không ai hay. Nói chung là làm gì thắng ấy, làm ít ăn nhiều, không làm có ăn càng tốt.
    Thứ 3 là Tâm lý đám đông: Cái gọi là du lịch tâm linh, mày đi tao cũng đi, mày có lộc chẳng lẽ tao không có, kém miếng khó chịu. Họ đến bất kể đền chùa nào, chùa giả, chùa thật đến hết.
    Nói túm lại dù đi lễ vì tín ngưỡng hay tâm lý đám đông thì chỉ béo bọn buôn thần bán thánh đầu tiên phải kể đến là chính quyền, tiếp đến là các doanh nghiệp đền chùa, bọn thày bói, thày cúng chuyên nghiệp, bọn đồng cô, bóng cậu, cúng thuê. Cuối cùng là bọn trộm cắp cũng được chia miếng bánh tâm linh.

    Trả lờiXóa
  6. Mấy ông lãnh đạo ở Nam định ( nơi có đền Trần ) bịa ra trò phát ấn để lợi dụng sự mê muội của dân chúng , kể cả đám quan lại các cấp để kiếm bộn tiền vô tội vạ . Đây là một kiểu lừa đảo TRẮNG TRỢN , ĐỒI BẠI , MỘT ĐIỂM ĐEN XẤU HỔ của văn hóa thời nay .

    Trả lờiXóa