Phan Huyền Thư vừa đoạt giải đã bị nghi 'đạo thơ'
VNExpress
Thứ năm, 15/10/2015 | 17:32 GMT+7
Bị cho là đạo thơ Dư Tử Lê trong tác phẩm "Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn", nữ tác giả không đưa ra lời giải thích nào vì chị cho rằng, người đọc sẽ tự nhận biết được.
Tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư vừa đoạt giải thưởng hạng mục Thơ của Hội Nhà văn Hà Nội. Không lâu sau đó, Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn- một bài trong tuyển tập - bị cho là tác phẩm phái sinh từ ý thơ của Du Tử Lê trong bài Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển. Những ý kiến nghi ngờ dựa trên sự tương đồng giữa ý thơ của hai tác giả.
Thứ năm, 15/10/2015 | 17:32 GMT+7
Bị cho là đạo thơ Dư Tử Lê trong tác phẩm "Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn", nữ tác giả không đưa ra lời giải thích nào vì chị cho rằng, người đọc sẽ tự nhận biết được.
Tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư vừa đoạt giải thưởng hạng mục Thơ của Hội Nhà văn Hà Nội. Không lâu sau đó, Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn- một bài trong tuyển tập - bị cho là tác phẩm phái sinh từ ý thơ của Du Tử Lê trong bài Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển. Những ý kiến nghi ngờ dựa trên sự tương đồng giữa ý thơ của hai tác giả.
Phan Huyền Thư và tập thơ "Sẹo độc lập".
Phan Huyền Thư viết: "Nếu tôi chết hãy đem tôi ra biển/ vì tôi là hạt muối buồn/ kết tủa từ cô đơn/ tự ăn mòn mình bằng mơ mộng/ Nếu tôi chết hãy ném tôi vào sóng/ cào đến xước mặt hoàng hôn/ nàng tiên cá hát ru con/ mê hoặc đêm trăng những chàng thuỷ thủ… (Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn). Còn bài thơ của Du Tử Lê có những câu: "Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển/ đời lưu vong không cả một ngôi mồ/vùi đất lạ thịt xương e khó rã / hồn không đi sao trở lại quê nhà/ Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển/ nước ngược dòng sẽ đẩy xác trôi đi/ bên kia biển là quê hương tôi đó/ rặng tre xưa muôn tuổi vẫn xanh rì...” (Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển).
Nhà thơ Lê Thiếu Nhơn cho rằng, cả bài thơ của Phan Huyền Thư đều diễn giải một cách bất lực dưới câu: “Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển…”. Thậm chí, ngay câu “nếu tôi chết hãy ném tôi vào sóng…” của chị cũng không thoát được ý Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển.
"Ở trường hợp này, nếu độc giả khắt khe thì xem là đạo thơ, còn tôi thì cho rằng sáng tác của Phan Huyền Thư nên được gọi là tác phẩm phái sinh. Phan Huyền Thư đã chịu ảnh hưởng và được khơi cảm hứng từ câu thơ Du Tử Lê, để sáng tạo tác phẩm của mình" - Lê Thiếu Nhơn nói.
Bài thơ Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn có lời đề tặng "Thư gửi nhà thơ Nguyễn Việt Chiến". Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến nhận định: "Tôi không nghĩ Phan Huyền Thư đạo thơ. Dù câu thơ gần giống nhau, nhưng nội dung tác phẩm khác nhau, nhịp điệu, thể thơ khác nhau". Theo Nguyễn Việt Chiến, có thể Phan Huyền Thư ám ảnh với câu thơ của Du Tử Lê, từ tiềm thức, có thể dẫn tới việc tác giả sáng tác vô thức.
Còn nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên lên tiếng: "Không có cơ sở để khẳng định Phan Huyền Thư đạo thơ. Với tư cách Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội - đơn vị vừa trao giải cho tập thơ Sẹo độc lập - tôi và hội đồng xét giải khi đọc bài thơ Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn đều không thấy tinh thần của Du Tử Lê trong đó. Chúng tôi khẳng định Sẹo độc lập là một tập thơ giá trị".
Dưới con mắt một nhà phê bình văn học, ông Phạm Xuân Nguyên phân tích trong tập Sẹo độc lập có khá nhiều bài thơ là những trao đổi, đối thoại giữa Phan Huyền Thư với các bạn thơ. Ví dụ chị làm bài Bạch Lộ và ghi là "Độc ẩm với Lã Bất Vi", bài Happy Ending là "thư gửi nhà thơ Thanh Tùng", Câu hờ hững là "trò truyện với Nguyễn Bình Phương"... bài thơ Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn là "Thư gửi nhà thơ Nguyễn Việt Chiến". "Như vậy, khi tiếp nhận tác phẩm, ta phải đọc liên văn bản. Bài thơ được đặt trong mạch trò chuyện với bạn thơ của Phan Huyền Thư" - nhà phê bình nói.
Nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên cũng lý giải thêm, việc một ý thơ nào đó giống nhau là chuyện thường thấy trong văn học nghệ thuật. Ví dụ, Tố Hữu trong bài thơ Nước non ngàn dặm có câu giống hệt câu "Nhớ quê anh lại tìm đường thăm quê" trong Truyện Kiều. Hay Phó Đức Phương cũng có ca khúc trùng tên với một truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp -Chảy đi sông ơi.
Trước những ý kiến về thơ của mình, Phan Huyền Thư tỏ ra bình tĩnh. Chị nói: "Nếu tôi đạo thơ của Du Tử Lê, thì người đầu tiên các bạn nên hỏi là chú ấy, chứ sao lại là tôi". Phan Huyền Thư giải thích, giả sử Du Tử Lê nói rằng "không đồng ý cho Phan Huyền Thư làm thế này thế kia", rằng "Phan Huyền Thư làm thế là cầm nhầm"... thì lúc đó chị mới lên tiếng. "Chỉ một câu nói vu vơ mà bắt tôi điều trần, tôi không muốn làm việc ấy".
Phan Huyền Thư chia sẻ chị không muốn chuyện bé xé ra to, không muốn mất thời gian. "Tôi không muốn lên tiếng, hãy để cho độc giả đưa ra nhận xét".
Lam Thu - Thoại Hà
Xã hội đã lắm điều nhí nhố, các người cầm bút đừng đem cái tên và cây bút của mình làm ố bẩn thơ văn. Làm thơ mà cũng phóng tác.
Trả lờiXóaTrường hợp này khác hẳn trường hợp bài thơ “Tổ Quốc gọi tên” mà bà Quế Mai đạo của anh lính, tức là có tranh cãi đến mấy cũng không thể kết luận được là có “đạo” hay không. Nhưng rõ khổ, tại sao lại cứ phải là biển? Sao không viết “Nếu tôi chết hãy phóng tôi lên vũ trụ – Trên ấy cao và thật lắm trăng sao…” hoặc “Nếu tôi chết hãy đem tôi ra sa mạc – Tôi lại trở về với cát bụi mênh mông…”? Ra thảo nguyên, vào rừng rậm, lên đảo hoang hoặc…vào phòng thí nghiệm chẳng hạn – thiếu gì chỗ để đi, sao lại cứ phải ra biển cho đời dị nghị?
Trả lờiXóaNếu tôi chết hãy đưa đi hỏa táng
Trả lờiXóaMặt đất này chẳng còn chỗ nào chôn
Một mét vuông những mấy chục triệu đồng
Mà lương tháng chỉ có vài ba triệu...
Thế mà vẫn xây đền xây miếu
Xây tượng đài nghìn tỷ như chơi
Một tấc biển Tàu bồi
Vạn tấc đất Tàu xây
Ta còn đâu đất biển ngày mai
Nếu tôi chết đưa tôi đi hỏa táng
Ôi Tổ quốc cũng không bằng đảng
Mất nước rồi chôn đảng ở đâu...