Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

HỘI NHÀ VĂN HÀ NỘI YÊU CẦU PHAN HUYỀN THƯ GIẢI TRÌNH

Hội Nhà văn Hà Nội yêu cầu Phan Huyền Thư
giải trình về nghi án ‘đạo thơ’ 

Dân trí
Thứ Hai, 19/10/2015 - 16:13

Sau khi dư luận ồn ào về việc nhà văn Phan Huyền Thư đạo câu thơ "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển" của Du Tử Lê, vẫn còn những ý kiến trái chiều về việc này, khi nhiều người vẫn biện minh cho Phan Huyền Thư rằng, đó là sự trùng hợp tình cờ của “những tư tưởng lớn”.
 
>> Lại thêm một nữ tác giả “tố” Phan Huyền Thư “đạo thơ”

Dù rằng, ai cũng biết, Du Tử Lê là một nhà thơ rất nổi tiếng và bài thơ "Khi tôi chết, hãy đem tôi ra biển" của ông sáng tác năm 1977, sau đó được nhạc sĩ Phạm Đình Chương phổ nhạc và giữ nguyên tên bài.

Tuy nhiên, tối 18/10, trên mạng xã hội tiếp tục xuất hiện thêm một bài thơ nữa của nhà văn Phan Huyền Thư trong tập “Sẹo độc lập”, là “Bạch lộ”, được cho là giống gần y chang bài “Buổi sáng” của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (Báo Văn Nghệ TP HCM). 

Tập thơ “Sẹo độc lập” của nhà văn Phan Huyền Thư.

So sánh 2 bài thơ thì thấy, “Bạch lộ” được xuất bản sau “Buổi sáng” hơn 10 năm, nhưng có nhiều câu, thậm chí là nhiều đoạn, giống nguyên văn với nhiều câu, nhiều đoạn trong “Buổi sáng”.

Ví như, nếu “Buổi sáng” của Phan Ngọc Thường Đoan mở đầu với: “Những gương mặt người/Quen và không quen/Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh”, thì “Bạch lộ” của Phan Huyền Thư cũng bắt đầu bằng: “Những gương mặt người/Quen mà không quen/Từng giọt sương nén trong veo câm nín/Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh”.


Sáng ngày 19/10, trao đổi với PV Báo CAND, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội –nơi vừa trao giải thưởng cho cuốn “Sẹo độc lập” cho biết: Sau khi vụ việc được đưa lên mạng xã hội đêm 18/10, Hội Nhà văn Hà Nội đã biết thông tin. Vì thế, ngay sáng 19/10, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội đã trực tiếp điện thoại trao đổi với nhà văn Phan Huyền Thư, đề nghị chị với tư cách là hội viên Hội Nhà văn Hà Nội và là người được trao giải thưởng, cần sớm có văn bản giải trình về sự việc. Nhà văn Phan Huyền Thư đã chấp nhận đề nghị trên. Tuy nhiên, chưa rõ khi nào nhà văn Phan Huyền Thư sẽ gửi văn bản tường trình đến Hội Nhà văn Hà Nội.

Ngay sau khi có thông tin về vụ việc liên quan giữa 2 bài thơ trên, tài khoản face book của nhà văn Phan Huyền Thư đã bị đóng, nên bạn đọc không thể tương tác được với chị. Việc né tránh dư luận vào đúng thời điểm này càng khiến nhiều người củng cố thêm nghi ngờ về có việc đạo thơ.

Nhà văn Phan Huyền Thư.

Được biết, bài thơ “Bạch lộ” (Độc ẩm với Lã Bất Vy) in trong tập thơ “Sẹo độc lập” của Phan Huyền Thư do Công ty Nhã Nam và NXB Lao động in năm 2014, còn bài thơ “Buổi sáng” của Phan Ngọc Thường Đoan in trong tập “Đếm cát” và được NXB Văn học xuất bản năm 2003.

Dưới đây là 2 bài thơ của 2 tác giả, để bạn đọc có thể nhận thấy sự giống và khác nhau giữa 2 bài thơ này:

Bài “Buổi sáng” của Phan Ngọc Thường Đoan

  • Những gương mặt người

    Quen và không quen

    Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh

    Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh

    gõ thức mặt trời

    Em ngồi một mình

    Khuấy loãng thời gian

    Buổi sáng muốn gọi anh

    Nắng nói lời mê ngủ

    Gió se lạnh chối từ

    Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ

    Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm

    Người đã vội quên cung bậc cuối

    Nụ hôn nửa vời

    Trái tim không cửa

    Ai hờ hững xéo lên lá cỏ

    Buổi sáng ngồi một mình

    Không quen những nụ cười lạ

    Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ

    Tan cùng tàn đông

    Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân

    Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng

    Khói thuốc cay và cà phê đắng

    Cơn đau màu men ngà

    Buổi sáng ngồi một mình

    Uống cạn kiệt

    lạ

    quen!


Bài “Bạch lộ” của Phan Huyền Thư

Những gương mặt người

Quen mà không quen

Từng giọt sương nén trong veo câm nín

Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh

Em một mình

Ngồi khuấy loãng thời gian

Buổi sáng muốn ôm anh

Nắng nói lời mê ngủ

Buổi sáng muốn gọi anh

Mây tái mặt thẫn thờ

Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ

Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm

Người thiên di cung bậc cuối cùng

Nụ hôn nửa vời

Trái tim không cửa

Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ

Điềm tĩnh ngồi chờ gió

Về tan cùng tàn thu

Buổi sáng

Một mình

Quen mà không quen

Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm

Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ

Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ

Vừa bay vừa thảng thốt…âm u

Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ

Chậm mất nhau cuối mùa

Bão giông đã nửa đời lạc nhịp

Cơn đau da lươn lên men vân gốm

Buổi sáng mị tình

Nốc cạn

Một tứ thơ.



Theo Thanh Hằng (Công an nhân dân)
____________ 


Báo Tuổi trẻ đưa tin:

Lại lùm xùm “đạo thơ”, 
Hội nhà văn Hà Nội sẽ yêu cầu giải trình

19/10/2015 07:06 GMT+7

TTO - Sáng nay 19-10, trả lời Tuổi Trẻ Online, ông Phạm Xuân Nguyên, Chủ tịch Hội Nhà văn Hà Nội khẳng định Hội đã nắm thông tin dư luận cho rằng Bài thơ Bạch lộ nhà thơ Phan Huyền Thư là "đạo thơ" bài Buổi sáng của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan (hiện công tác tại báo Văn Nghệ TP HCM).


 Bài thơ Buổi sáng của Thường Đoan in trong tập Đếm cát (NXB Văn học xuất bản năm 2003) (trái) và bài thơ Bạch lộ của nhà thơ Phan Huyền Thư in trong tập thơ Sẹo độc lập (Nhã Nam & NXB Lao động ấn hành năm 2014)

Hội nhà văn TP.Hà Nội đang làm rõ sự việc

Ông Phạm Xuân Nguyên cho biết: "Hội Nhà văn Hà Nội đã được biết thông tin về việc liên quan giữa bài thơ “Bạch lộ” của nhà thơ Phan Huyền Thư và bài thơ “Buổi sáng” của nhà thơ Phan Ngọc Thường Đoan. Vì tập thơ Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư vừa được giải thưởng 2015 của HNVHN nên Hội sẽ phải có trách nhiệm về việc này. Hiện chúng tôi đang liên hệ với nhà thơ Phan Huyền Thư để biết rõ sự việc, đồng thời cũng sẽ yêu cầu chị giải trình với Hội. Trong trường hợp đây thực sự là một vụ “đạo thơ” của tác giả Sẹo độc lập, HNVHN sẽ có quyết định đối với giải thưởng vừa trao. Chúng tôi sẽ khẩn trương làm rõ vụ này với trách nhiệm cao nhất đối với HNVHN và đối với bạn đọc".

....

13 nhận xét :

  1. Chắc là các nhà thơ đọc nhiều thơ của người khác, nhập tâm lâu ngày rồi đột nhiên nhớ lại và tưởng đó là thơ xuất thần của mình.
    Cho nên có lời khuyên rằng không nên đọc bất kỳ tác giả nào khác trước khi sáng tác, mà hãy đọc sau khi tác phẩm của mình đã hoàn tất để so xem có ai trước mình đã viết như mình không, nếu có rồi thì vứt tác phẩm của mình vào sọt rác ngay và luôn.
















    Trả lờiXóa
  2. Bài thơ Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển của Du Tử Lê là bài thơ hải ngoại được phổ biến sớm nhất, nhiều nhất ở trong nước.Tôi đã chọn để in bài này hoặc trích dẫn trong các bài viết về chuyên đề Văn học hải ngoại trên báo Văn nghệ, tạp chí Quê hương, Tac phẩm mới, Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, báo Văn hóa, tuyển tập thơ hải ngoại Vầng trăng lưu lạc... Một câu thơ đã nổi tiếng như thế thì không nên lập tứ theo nó.

    Trả lờiXóa
  3. Rõ ràng là "Bạch Lộ" đạo thơ rồi. Đây không phải trùng lặp ý tưởng nữa

    Trả lờiXóa
  4. Cái tội là hiện nay các nhà văn không chịu đọc.Xét giải thưởng thì đọc qua loa, thích theo ý mình thì đề nghị trao giải..Nhiều cuộc thi liên kết là nhằm hổ trợ tài chính cho một số người...hỡi ôi.

    Trả lờiXóa
  5. Với văn chương văn học đích thức, người ta không thể nhầm lẫn thơ Nguyễn Bính với Xuân Diệu, hoặc XD với Huy Cận, Hàn Mặc Tử. Lại càng không thể nhầm lẫn thơ Lưu Trọng Lư với thơ Vũ Hoàng Chương, Nguyễn Ví...Vấn đề đại sự của văn học là TÍNH NHÀ VĂN, TÍNH TÁC GIẢ ẩn chứa bên trong tác phẩm văn học. Tính nhà văn, tính tác giả là gương mặt nghệ thuật, là cá tính sáng tạo riêng biệt, là khát vọng nhân văn, nhân bản của mỗi tác giả được hiện thực hóa bằng tác phẩm riêng biệt không thể nhầm lẫn của họ. Người ta không thể trao giải thưởng văn học cho các tác phẩm tù mù bản sắc, đến nỗi có thể nhầm lẫn tác phẩm của người này với người kia như Hội Nhà văn Hà Nội đã làm. Đấy là nói về cái gọi là ban giám khảo. Còn cô PHT tôi chẳng muốn nói gì thêm...

    Trả lờiXóa
  6. Phan Huyền Thư này có phải là tác giả của bài: "Phan Huyền Thư: KHI TỔ QUỐC GỌI TÊN ....NHẦM" đăng trên Tễu không (http://xuandienhannom.blogspot.com/2015/10/phan-huyen-thu-khi-to-quoc-goi-ten-nham.html)? Thật không thể hiểu được. Giới học thuật VN có vấn đề lớn trong sự nhận thức về tác quyền. Sao VN mình quá nhiều vấn đề như vậy? Đất nước đến thời mạt vận?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dân họ thấy vua quan ăn cắp nhiều quá
      mà không ai bị làm sao
      nên họ cũng làm theo ấy mà.
      Không thì thiệt quá.

      Xóa
  7. "Khi tôi chết, hãy đừng đem tôi ra Văn Điển"... Chắc tôi có ý tưởng trùng lặp rồi? Đùa thôi.

    Trả lờiXóa
  8. Khổ quá bác Tễu ơi, dạo này cái gì cũng giả dối cả.......
    .. nhưng tôi nghĩ HVN đã trao giải đúng QUY TRÌNH

    Trả lờiXóa
  9. Xin đặt lại hai bài thơ cạnh nhau thành hai cột
    những câu giống nhau thì đặt cùng hàng.
    Như vậy dễ thấy quả tang hành vi của "Thi Tặc".

    Trả lờiXóa
  10. Nhắm mắt nhìn đêm/mặt trời thức/trái đất nghiêng nên loài người bất lực/Tập đứng thẳng/nhìn mặt trời (PHT)

    Cô này làm thơ thấy dễ ợt mà cũng bị kẹt đạn sao dzậy ta ?

    Trả lờiXóa
  11. Khi Bạch lộ gọi tên nhầm... Buổi sáng
    Thư cũng Phan mà Đoan cũng Phan
    Khi Nàng Thơ bỗng trở thành trộm cắp
    Đất nước này sắp tới thuở hồng hoang...

    Trả lờiXóa
  12. Cái ông Dưồng Tường đệ nhất dịch giả VN toàn là các tác phẩm dịch ăn cắp mà chưa bị nêu tên lại còn vinh danh đệ nhất , sao không ai lên án ? Cả sự nghiệp dịch Tả ông này toàn dịch những tác phẩm đã đựồc dịch ,nhưng vì lý do các tác giả này ở MN bị dính lý lịch .
    Không phải vì họ dịch dỡ mà do tên của họ khòng được xuất bản nên anh DT xào nấu lại mà chẳng ai làm gì đựồc .hơn 10 tác phẩm lớn bị đạo ,như Đồi gió hú......

    Trả lờiXóa