Thơ của Phan Huyền Thư
lại bị phát hiện giống thơ người khác
VNE
Thứ hai, 19/10/2015 | 09:14 GMT+7
Bài thơ "Bạch lộ" nằm trong tập "Sẹo độc lập" vừa đoạt giải của Phan Huyền Thư có nhiều câu, tứ được cho là giống bài "Buổi sáng" của Phan Ngọc Thường Đoan.
VNE
Thứ hai, 19/10/2015 | 09:14 GMT+7
Bài thơ "Bạch lộ" nằm trong tập "Sẹo độc lập" vừa đoạt giải của Phan Huyền Thư có nhiều câu, tứ được cho là giống bài "Buổi sáng" của Phan Ngọc Thường Đoan.
Bài thơ Bạch lộ của Phan Huyền Thư mới đây được đem ra so sánh với bài thơ Buổi sáng của Phan Ngọc Thường Đoan. Hai bài thơ giống nhau ở nhiều câu.
Ví dụ đoạn mở đầu, Phan Huyền Thư viết:
Những gương mặt người
Quen mà không quen
Từng giọt sương nén trong veo câm nín
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em một mình
Ngồi khuấy loãng thời gian.
Còn Phan Ngọc Thường Đoan trong Buổi sáng viết:
Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian...
Khi biết thông tin về vụ việc và đọc qua bài thơ của Phan Huyền Thư, Phan Ngọc Thường Đoan khá sốc. Chị không giấu được ngỡ ngàng khi chia sẻ: "Tôi thấy như da thịt mình bị cắt đi để đắp vào da thịt của người khác".
Phan Ngọc Thường Đoan kể bài thơ Buổi sáng chị sáng tác vào ngày 27/6/2000. Thời điểm đó, nhạc sĩ Phú Quang còn sinh sống ở Sài Gòn và có mở một quán cà phê ở đường Đồng Khởi. Đây là nơi chị và nhiều gương mặt trong giới văn nghệ sĩ thường lui tới. Một buổi sáng, chị đến quán như thường lệ để chờ bạn đến trò chuyện. Nữ tác giả nhớ lại, hôm đó, vì đến sớm hơn bạn, ngồi một mình ở quán nhìn ra con đường phía bên ngoài, những câu thơ trong bài Buổi sáng chợt nảy ra trong đầu chị. Và chỉ trong vài giờ suy nghĩ ở buổi sáng đó, chị hoàn thành trọn vẹn bài thơ. Sau đó, khi nhạc sĩ Phú Quang xuất hiện, chị đã đưa bài thơ cho anh. Cảm xúc với chất trữ tình, lãng đãng của tác phẩm này, nhạc sĩ Phú Quang phổ bài thơ thành ca khúc Catinat café sáng.
Bài Buổi sáng sau đó được Phan Ngọc Thường Đoan in trong tập thơ Đếm cát (NXB Văn Học - Hội nhà văn TP HCM, phát hành năm 2003).
.
Thường Đoan (trái) và Phan Huyền Thư
Khi biết thông tin về vụ việc và đọc qua bài thơ của Phan Huyền Thư, Phan Ngọc Thường Đoan khá sốc. Chị không giấu được ngỡ ngàng khi chia sẻ: "Tôi thấy như da thịt mình bị cắt đi để đắp vào da thịt của người khác".
Phan Ngọc Thường Đoan kể bài thơ Buổi sáng chị sáng tác vào ngày 27/6/2000. Thời điểm đó, nhạc sĩ Phú Quang còn sinh sống ở Sài Gòn và có mở một quán cà phê ở đường Đồng Khởi. Đây là nơi chị và nhiều gương mặt trong giới văn nghệ sĩ thường lui tới. Một buổi sáng, chị đến quán như thường lệ để chờ bạn đến trò chuyện. Nữ tác giả nhớ lại, hôm đó, vì đến sớm hơn bạn, ngồi một mình ở quán nhìn ra con đường phía bên ngoài, những câu thơ trong bài Buổi sáng chợt nảy ra trong đầu chị. Và chỉ trong vài giờ suy nghĩ ở buổi sáng đó, chị hoàn thành trọn vẹn bài thơ. Sau đó, khi nhạc sĩ Phú Quang xuất hiện, chị đã đưa bài thơ cho anh. Cảm xúc với chất trữ tình, lãng đãng của tác phẩm này, nhạc sĩ Phú Quang phổ bài thơ thành ca khúc Catinat café sáng.
Bài Buổi sáng sau đó được Phan Ngọc Thường Đoan in trong tập thơ Đếm cát (NXB Văn Học - Hội nhà văn TP HCM, phát hành năm 2003).
Bài thơ Buổi sáng in trong tập Đếm cát của Thường Đoan (trái) và bài Bạch lộ
in trong tập Sẹo độc lập của Phan Huyền Thư.
Bài thơ Bạch lộ in trong tập Sẹo độc lập (phát hành năm 2014) của Phan Huyền Thư. Tập thơ này vừa đoạt giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2015. Nhận thông tin sự việc, Phan Huyền Thư nói: "Tôi xin lỗi độc giả vì lúc này không thể nói gì hơn. Tôi vẫn còn chưa hết choáng với sự việc liên quan tới câu thơ của Du Tử Lê. Tôi chờ có các chứng cứ cụ thể thì sẽ cung cấp và lên tiếng sau".
Bài thơ Bạch lộ được viết như lời đối thoại, trò chuyện với Lã Bất Vy, dưới tên bài thơ Phan Huyền Thư viết: "Độc ẩm với Lã Bất Vy". Khi được hỏi về thời gian, hoàn cảnh sáng tác cũng như cảm xúc khi viết những câu thơ này, Phan Huyền Thư nói chị xin không chia sẻ gì thêm trong lúc này.
Trước đó, Có lẽ đã chết vẫn tốt hơn - một bài thơ khác cũng nằm trong tập "Sẹo độc lập" của Phan Huyền Thư - cũng gây ra tranh cãi về tác quyền vì một câu thơ trong bài giống với tứ thơ trong tác phẩm Khi tôi chết hãy đem tôi ra biển của Du Tử Lê.
.
BẠCH LỘ - Phan Huyền Thư
(Độc ẩm với Lã Bất Vy)
Những gương mặt người
Quen mà không quen
Từng giọt sương nén trong veo câm nín
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
Em một mình
Ngồi khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn ôm anh
Nắng nói lời mê ngủ
Buổi sáng muốn gọi anh
Mây tái mặt thẫn thờ
Quàng nỗi nhớ lên gối chăn bỏ ngỏ
Bản Blues jazz đêm qua lẩn khuất phím dương cầm
Người thiên di cung bậc cuối cùng
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Bóng ai hờ hững xéo trên lá cỏ
Điềm tĩnh ngồi chờ gió
Về tan cùng tàn thu
Buổi sáng
Một mình
Quen mà không quen...
Lục lọi trí nhớ một hình nhân đêm
Quấn quýt trùng căng kén ngà, tơ lạ
Nuốt vào chầm chậm như loài lông vũ
Vừa bay vừa thảng thốt…âm u
Buồn ngại ngần níu vạt ngu ngơ
Chậm mất nhau cuối mùa
Bão giông đã nửa đời lạc nhịp
Cơn đau da lươn lên men vân gốm
Buổi sáng mị tình
Nốc cạn
Một tứ thơ.
|
BUỔI SÁNG - Phan Ngọc Thường Đoan
Những gương mặt người
Quen và không quen
Những giọt cà phê muôn đời đen nhánh
Tiếng chim khua vỡ buổi sáng lạnh
gõ thức mặt trời
Em ngồi một mình
Khuấy loãng thời gian
Buổi sáng muốn gọi anh
Nắng nói lời mê ngủ
Gió se lạnh chối từ
Quàng nỗi nhớ chạy quanh chiếc bàn nhỏ
Bản giao hưởng đêm qua còn phảng phất trên phím dương cầm
Người đã vội quên cung bậc cuối
Nụ hôn nửa vời
Trái tim không cửa
Ai hờ hững xéo lên lá cỏ
Buổi sáng ngồi một mình
Không quen những nụ cười lạ
Em đậm đặc với nắng thu mưa hạ
Tan cùng tàn đông
Lòng bàng hoàng luyến tiếc níu vạt áo xuân
Đã chậm mất nửa mùa cuối cùng
Khói thuốc cay và cà phê đắng
Cơn đau màu men ngà
Buổi sáng ngồi một mình
Uống cạn kiệt
lạ
quen!
|
Bạn đánh giá thế nào về sự giống nhau của hai bài thơ?
|
Thoại Hà - Lam Thu
Y chang ông thơ thần Hoàng Quang Thuận "sáng tác" thơ về Yên Tử.
Trả lờiXóa"Đó chính là nét ưu việt của chế độ ta".Hồ Xuân Mãn
Thế là Huyền Thư hết chối cãi loanh quanh nữa nhé. Bài thơ Bạch lộ đúng là róc da thịt của bài Buổi sáng rồi thêm mắm muối chút đỉnh và dọn ra cho độc giả.
Trả lờiXóaAnh cũng là vua copy & paste bên CNTT (nhưng của tụi Nga, Đức để khó bị lộ hàng), nên quá rành vấn đề này đấy cô em Huyền Thư ạ.
Trong bài " Độc ẩm với Lã Bất Vi " Huyền Thư đưa nhạc Bues Jazz với tiếng đàn piano, làm sao ổng nghe được. Ổng là Ba Tàu chớ đâu phải người mũi lõ mắt xanh? Sao Thư không cho Lã Bất Vi nghe Lệ Rơi có phải "sâu bít" hơn không, hehe ...
Trả lờiXóaCon dại cái mang - Vì văn chương không phải chuyện đùa ,tôi xin lỗi mọi người.
Trả lờiXóaThì đầu đề đã là bạch lộ...
Trả lờiXóa"Ồn ào" Tổ quốc gọi tên
Trả lờiXóaGiờ thêm Bạch lộ càng thêm ồn ào
Xắn tay giải quyết đi nào
Hay còn run, bởi... tay tao cũng "chàm"?
Hay! thơ không đạo nghe nó khác.
XóaCopy thì nhận đi. trả lại giải cho đàng hoàng. Cãi chày cãi cối làm gì, ngượng cho mọi người
Trả lờiXóaSáng ra nước đái vàng khè
Trả lờiXóaÔ hay trời đã chuyển hè sang thu.
Thái tử đảng - đạo văn đạo thơ. ôi thời mạt của Dân Tộc Việt Nam yêu quý
Trả lờiXóaTuyên ngôn độc lập còn đạo thì ba cái trò đạo thơ nhằm nhò gì.
Trả lờiXóaTrong buổi hòa nhạc của 1 "nhạc sĩ" trẻ, Mozart 1 chút lại đứng lên ngả mũ chào> .Người ta hỏi ông về động tác ấy. Ông đáp:
Trả lờiXóa- Tôi gặp nhiều "nhạc sĩ giỏi quen thân" từ bản nhạc của anh ta...
Cả danh ngôn của tiền nhân nữa chứ, bạn 00.46 ạ!
Trả lờiXóaPhần đầu bài BẠCH LỘ giống hoàn toàn với Bài BUỔI SÁNG có bỏ bớt vài từ, phần 2 bài thơ BẠCH LỘ của Huyền Thư có cải biên đôi chút cho khác hơn.
Trả lờiXóaAi đạo thơ ai đã quá rõ?
Bỗng dưng ai nỡ đặt điều cho ai.