Bộ Quốc phòng cho phép công trình bên Lăng Bác cao 70 m?
Chiều qua 30-9, Công ty CP May Lê Trực bất ngờ có văn bản gửi tới các cơ quan báo chí và khách hàng mua căn hộ tại dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê tại số 8B phố Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) để thông tin về cơ sở pháp lý của công trình này.
Báo cáo của Công ty CP May Lê Trực khẳng định: “Dự án đã được Bộ Quốc phòng cho phép về độ cao tĩnh không là 70m trên cốt đất tự nhiên 7m. Vị trí xây dựng có tọa độ 21 độ 01’56.20’’N - 105 độ 49'55.70"E (Văn bản số 82/TM-Tg1 ngày 16/01/2008 của Bộ Quốc Phòng - Quân đội nhân dân Việt Nam)”.
Công ty CP May Lê Trực cho biết họ là chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực và đã được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/03/2014. Công ty này cũng đã nộp hồ sơ kèm theo thông báo khởi công xây dựng công trình số 01/TBKC ngày 24/3/2014 và đã được UBND phường Điện Biên kiểm tra, xác nhận khởi công theo quy định của pháp luật về xây dựng, bao gồm:
Công trình số 1: Tòa nhà cao tầng hỗn hợp xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê được phép xây dựng cao 18 tầng và 4 tầng hầm.
Công trình số 2: Khối nhà vườn 1, cao 6 tầng, gồm 5 hộ.
Công trình số 3: Khối nhà vườn 2, cao 6 tầng, gồm 1 hộ.
“Công trình trên được các cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo về an ninh quốc phòng”- văn bản của Công ty CP May Lê Trực khẳng định.Trích báo Người lao động, xem toàn văn bên dưới
_______
.
.
Nội dung Hà Nội báo cáo Thủ tướng
vụ cao ốc 8B Lê Trực
Người lao động
01/10/2015 09:34
Lý giải việc cấp phép cho xây 1 toà nhà cao vút ngay bên hông quảng trường Ba Đình, lãnh đạo Hà Nội cho rằng vị trí khu đất 8B Lê Trực nằm ngoài ranh giới Quy hoạch chi tiết Trung tâm chính trị Ba Đình.
.
Toà nhà số 8B Lê Trực nhìn từ Quảng trường Ba Đình - Ảnh: Nguyễn Hưởng
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng thay mặt lãnh đạo thành phố ký báo cáo về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Báo cáo đề ngày 30-9.
Không thuộc khu trung tâm chính trị Ba Đình
Về vị trí và nguồn gốc khu đất, Hà Nội nêu rõ địa chỉ số 8B Lê Trực phía Bắc giáp đường Trần Phú kéo dài, phía Tây và Nam giáp khu dân cư - không nằm trong ranh giới Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013. Khu đất hơn 5.900 m2 này có nguồn gốc là đất sản xuất do Công ty May Chiến Thắng quản lý, sử dụng từ năm 1968, trong đó diện tích được chuyển mục đích xây dựng công trình là gần 3.800m2 (sau khi nhà nước lấy hơn 1.900m2 để mở đường Trần Phú kéo dài).
Về chủ trương đầu tư dự án cao ốc, Phó Chủ tịch UBND thành phố báo cáo, từ năm 2007, Hà Nội đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc cho phép Công ty cổ phần May Lê Trực được chuyển mục đích sử dụng phần đất nằm ngoài phạm vi mở đường để lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở bán và cho thuê. Đến ngày 14/11/2013, UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) số 01121001662 cho Nhà đầu tư là Công ty cổ phần May Lê Trực thực hiện dự án.
Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, khu vực này được xác định là đất dân dụng hiện trạng. Theo Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương tỷ lệ 1/500 (được Hà Nội phê duyệt năm 1998) và Quy hoạch chi tiết quận Ba Đình tỷ lệ 1/2000, khu đất này được xác định chức năng đất ở, có một phần nằm trong đất mở đường theo quy hoạch.
Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng khẳng định, quá trình giải quyết thủ tục cấp GCNĐT đã được thực hiện theo đúng quy trình. Theo GCNĐT đã cấp, dự án có tiến độ thực hiện từ 2014-2017. Hiện nay dự án đang triển khai đầu tư xây dựng nằm trong tiến độ ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Về vấn đề quản lý quy hoạch, đại diện lãnh đạo thành phố dẫn lại Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương tỷ lệ 1/500 năm 1998, khu đất dự án thuộc ô quy hoạch ký hiệu L30 có chức năng nhà ở chung cư. Đến năm 2008, khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch trục đường này, ô đất L30 (8B Lê Trực) có chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê; MĐXD 64%; cao 4-17 tầng.
Theo đó, năm 2009, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã chấp thuận Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án với chỉ tiêu MĐXD 64% gồm: Khu nhà thấp tầng (4 tầng không tính tầng bán hầm và áp mái) và khối công trình hỗn hợp TTTM, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê (cao 17 tầng, giật cấp từ phía Lê Trực đến phía Kim Mã).
Xây giật cấp sẽ đảm bảo kiến trúc, cảnh quan chung
Báo cáo Thủ tướng về giai đoạn dự án dừng triển khai trong thời gian nghiên cứu làm quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội cho biết đã thực hiện chỉ đạo “yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo dừng ngay việc phá các nhà biệt thự cũ và xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu trung tâm” nhận được năm 2010. Rà soát các dự án nhà cao tầng ở khu vực trung tâm thành phố, Hà Nội xác định, dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực thuộc nhóm công trình cao tầng loại II - Đề xuất cho phép tiếp tục triển khai nhưng phải điều chỉnh quy hoạch đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng đang được nghiên cứu.
Liên quan đến đề xuất xây dựng trường học tại vị trí đất này của người dân khu vực trong thời gian này, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng trình bày, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát quy hoạch, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng trường. Do hình dáng khu đất có chiều rộng hẹp bởi đường quy hoạch cắt ngang, không đủ điều kiện bố trí trường học theo Tiêu chuẩn, nên UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận Ba Đình bố trí vị trí đất xây dựng trường học mới tại 67 Cửa Bắc để phục vụ học sinh 2 phường Điện Biên và Quán Thánh. Hiện nay Trường học đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng.
Tháng 4-2013, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo nhận được “đơn kêu cứu” của Cty CP may Lê Trực xin được tiếp tục dự án xây cao ốc vì “nếu phải phê duyệt lại sẽ dẫn đến dự án tiếp tục chậm thêm 2-3 năm nữa sẽ đẩy các cổ đông, gần 400 cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần may Lê trực đến thua lỗ và lâm vào cảnh khốn cùng”.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khi đó đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc kiểm tra, rà soát lại quy hoạch, giữ nguyên phương án quy hoạch tổng mặt bằng và kiến trúc công trình; giảm chiều cao công trình theo Quy hoạch chung Hà Nội và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình (chiều cao tối đa bằng công trình Nhà làm việc Quốc hội).
Nhắc đến quy chế quản lý kiến trúc khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội thông tin, 12/7/2013, lãnh đạo thành phố báo cáo Thủ tướng xin cho dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực được tiếp tục triển khai. Chỉ tiêu xây dựng có điều chỉnh mật độ xây dựng 64%, chiều cao công trình tối đa 44m (thấp hơn Nhà làm việc Quốc hội tại đường Hùng Vương, giảm chiều cao 26m so với phương án kiến trúc đã được chấp thuận ngày 16/3/2009).
Hà Nội cũng dẫn lại công văn của Bộ Xây dựng nên ý kiến thống nhất với đề nghị của Hà Nội cho phép tiếp tục dự án cao tốc tại số 8B Lê Trực theo phương án 2 (chủ đầu tư đề xuất) là thiết kế toà nhà dạng giật cấp, cấp công trình thứ nhất phía Lê Trực có tầng cao 15 tầng với chiều cao là 44m, cấp công trình thứ 2 có khoảng lùi 15-17m về hướng Tây cao 50m, trên mái có tum thang kết hợp tầng kỹ thuật đến đỉnh tum thang cao 53m, mật độ xây dựng giữ nguyên 64%.
“Như vậy, Quy hoạch kiến trúc của Dự án đã chấp thuận phù hợp định hướng Quy hoạch chung Thủ đô, việc nghiên cứu xét tới yêu cầu cảnh quan đô thị khu vực, có kế thừa kết quả rà soát công trình cao tầng, đồng thời nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng” – bản báo cáo của Hà Nội ghi rõ.
Hồ sơ cấp phép của dự án cũng được khẳng định có đầy đủ thành phần theo quy định. Phương án thiết kế cấp Giấy phép xây dựng phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng và Phương án kiến trúc được Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội chấp thuận kèm theo công văn số 3546 ngày 24-10-2013.
.
Bộ Quốc phòng cho phép công trình bên Lăng Bác cao 70 m?
Chiều qua 30-9, Công ty CP May Lê Trực bất ngờ có văn bản gửi tới các cơ quan báo chí và khách hàng mua căn hộ tại dự án Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê tại số 8B phố Lê Trực (phường Điện Biên, quận Ba Đình, Hà Nội) để thông tin về cơ sở pháp lý của công trình này.
Báo cáo của Công ty CP May Lê Trực khẳng định: “Dự án đã được Bộ Quốc phòng cho phép về độ cao tĩnh không là 70m trên cốt đất tự nhiên 7m. Vị trí xây dựng có tọa độ 21 độ 01’56.20’’N - 105 độ 49'55.70"E (Văn bản số 82/TM-Tg1 ngày 16/01/2008 của Bộ Quốc Phòng - Quân đội nhân dân Việt Nam)”.
Công ty CP May Lê Trực cho biết họ là chủ đầu tư công trình 8B Lê Trực và đã được Sở Xây dựng Hà Nội cấp giấy phép xây dựng số 11/GPXD-SXD ngày 24/03/2014. Công ty này cũng đã nộp hồ sơ kèm theo thông báo khởi công xây dựng công trình số 01/TBKC ngày 24/3/2014 và đã được UBND phường Điện Biên kiểm tra, xác nhận khởi công theo quy định của pháp luật về xây dựng, bao gồm:
Công trình số 1: Tòa nhà cao tầng hỗn hợp xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê được phép xây dựng cao 18 tầng và 4 tầng hầm.
Công trình số 2: Khối nhà vườn 1, cao 6 tầng, gồm 5 hộ.
Công trình số 3: Khối nhà vườn 2, cao 6 tầng, gồm 1 hộ.
“Công trình trên được các cơ quan có thẩm quyền cho phép xây dựng phù hợp với quy hoạch chung và đảm bảo về an ninh quốc phòng”- văn bản của Công ty CP May Lê Trực khẳng định.
Theo Dân trí
Đúng là tự sát về an ninh, đúng là một rừng luật, không biết đâu mà lần.
Trả lờiXóaCó tiền mả bố chúng nó còn bán, chứ...
Trả lờiXóaBộ Quốc Phòng cho phép là ai, có phải chancon Phùng Quang Thanh
Trả lờiXóaCụ thể BQP là ai ?
Xóa....còn phải hỏi...?...........ai trồng khoai đất này...!
XóaCái gì cũng đúng quy trình, đúng luật! Đến khi nó trật thì mới tô hô!
Trả lờiXóaQuân đội ở nước Việt Nam người ta thường ví là một siêu quốc gia trong một chế độ độc tài.
Trả lờiXóaAi cũng biết, ai cũng thấy, người dân xin phép xây dựng khó khăn lắm lắm..Để có được giấy phép XD nhà, người dân phải có Trích Lục đỏ (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất)
Trả lờiXóaBản vẽ thiết kế kỹ thuật do kiến trúc sư vẽ và được cơ quan quản lý XD có thẩm quyền về XD kiểm duyệt và cấp phép.
Khi thi công còn phải chịu sự giám sát của quy tắc đô thị.. Chính quyền địa phương xã phường...và rất nhiều các cơ quan khác như CSTT...CSGT. thanh tra đô thị.
Chỉ cần cơi nới thêm chút xíu sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ ngay lập tức
Cớ sao các Doanh nghiệp kinh doanh BĐS và địa ốc lại được ưu tiên và được miễn trừ nhiều nghĩa vụ và được ưu ái thế?
Đề nghị thủ tướng và Chủ tịch UBND TP Hà Nội trả lời công luận?
Nói chung là trình độ cán bộ hiện nay chỉ được như thế. Học vị bằng mua nên kiến thức quản lý nhà nước có hạn, do tham tiền lại quả nhắm mắt ký bừa. "Con mọc răng nói năng chia nữa"
Trả lờiXóaViệc đã rồi. Ai là người có gan tháo dỡ công trình này?
Các đ/c CS thử đoán xem?
Ông Phạm Quang Nghị có giám tuyên bố tháo dỡ như ông đã từng tuyên bố tháo dỡ các công trình nhà siêu méo siêu mỏng ở Hà Nội không?
Có lẽ, nên nhìn nhận vấn đề này một cách khách quan hơn. Theo tôi được biết, khi xây dựng công trình cao tầng, nhất là những công trình gần sân bay, thì phải có ý kiến của BQP về chiều cao có bảo đảm cho AN NINH HÀNG KHÔNG không. Trả lời của BTTM là đúng. Nếu liên quan đến AN NIN, BẢO VỆ tại khu vực thì thuộc chức năng, thẩm quyền của Bộ CA.
Trả lờiXóaNhìn thẳng vào vấn đề thì nhà đầu tư và những người trong DÂY đẻ ra và tìm cách để thông qua dự án này chỉ là để KIẾM ĂN thôi. Hà Nội dù qua kiểm tra, thanh tra kết luận ĐÚNG QUY TRÌNH thì quy trình này cũng với động cơ, mục đích KIẾM ĂN mà thôi. Nếu có TÂM thì phải thu hồi đất phục vụ mục đích công cộng, đấu giá và không cho làm nhà CAO TẦNG để giảm tải cho nội đô nhưng đằng này...thì họ làm như RỨA.
BQP nay thay "chính guyền" à?
Trả lờiXóaảnh hưởng đến an ninh với đảng chứ với dân đâu mà các bố lo nếu lo thì tránh xa khu vực lăng ra
Trả lờiXóaQuả bóng được đá qua kẻ khác, không biét ai chết trước đây.
Trả lờiXóa