Hà Nội báo cáo vụ cao ốc 8B Lê Trực:
Quy trình đều hợp lý (!?)
Dân trí
08h14 (01.10.2015)
Lý giải việc cấp phép cho xây một toà nhà cao vút ngay bên hông quảng trường Ba Đình, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, vị trí khu đất nằm ngoài ranh giới Quy hoạch chi tiết Trung tâm chính trị Ba Đình, không có quy định cụ thể khống chế về chiều cao tối đa của công trình tại địa điểm này…
>> Cao ốc cạnh Lăng Bác có thuộc Khu trung tâm chính trị Ba Đình?
>> Bí thư Hà Nội: Không có ngoại lệ với công trình vi phạm trật tự xây dựng
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng thay mặt lãnh đạo thành phố ký báo cáo về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Báo cáo đề ngày 30/9.
Không thuộc khu trung tâm chính trị Ba Đình
Về vị trí và nguồn gốc khu đất, Hà Nội nêu rõ địa chỉ số 8B Lê Trực phía Bắc giáp đường Trần Phú kéo dài, phía Tây và Nam giáp khu dân cư - không nằm trong ranh giới Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013. Khu đất hơn 5.900 m2 này có nguồn gốc là đất sản xuất do Công ty May Chiến Thắng quản lý, sử dụng từ năm 1968, trong đó diện tích được chuyển mục đích xây dựng công trình là gần 3.800m2 (sau khi nhà nước lấy hơn 1.900m2 để mở đường Trần Phú kéo dài).
Về chủ trương đầu tư dự án cao ốc, Phó Chủ tịch UBND thành phố báo cáo, từ năm 2007, Hà Nội đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc cho phép Công ty cổ phần May Lê Trực được chuyển mục đích sử dụng phần đất nằm ngoài phạm vi mở đường để lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở bán và cho thuê. Đến ngày 14/11/2013, UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) số 01121001662 cho Nhà đầu tư là Công ty cổ phần May Lê Trực thực hiện dự án.
Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, khu vực này được xác định là đất dân dụng hiện trạng. Theo Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương tỷ lệ 1/500 (được Hà Nội phê duyệt năm 1998) và Quy hoạch chi tiết quận Ba Đình tỷ lệ 1/2000, khu đất này được xác định chức năng đất ở, có một phần nằm trong đất mở đường theo quy hoạch.
Hà Nội khẳng định, quá trình giải quyết thủ tục cấp GCNĐT đã được thực hiện theo đúng quy trình. Theo GCNĐT đã cấp, dự án có tiến độ thực hiện từ 2014-2017. Hiện nay dự án đang triển khai đầu tư xây dựng nằm trong tiến độ ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Về vấn đề quản lý quy hoạch, đại diện lãnh đạo thành phố dẫn lại Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương tỷ lệ 1/500 năm 1998, khu đất dự án thuộc ô quy hoạch ký hiệu L30 có chức năng nhà ở chung cư. Đến năm 2008, khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch trục đường này, ô đất L30 (8B Lê Trực) có chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê; MĐXD 64%; cao 4-17 tầng.
Theo đó, năm 2009, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã chấp thuận Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án với chỉ tiêu MĐXD 64% gồm: Khu nhà thấp tầng (4 tầng không tính tầng bán hầm và áp mái) và khối công trình hỗn hợp TTTM, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê (cao 17 tầng, giật cấp từ phía Lê Trực đến phía Kim Mã).
Xây giật cấp sẽ đảm bảo kiến trúc, cảnh quan chung
Báo cáo Thủ tướng về giai đoạn dự án dừng triển khai trong thời gian nghiên cứu làm quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội cho biết đã thực hiện chỉ đạo “yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo dừng ngay việc phá các nhà biệt thự cũ và xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu trung tâm” nhận được năm 2010. Rà soát các dự án nhà cao tầng ở khu vực trung tâm thành phố, Hà Nội xác định, dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực thuộc nhóm công trình cao tầng loại II - Đề xuất cho phép tiếp tục triển khai nhưng phải điều chỉnh quy hoạch đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng đang được nghiên cứu.
Liên quan đến đề xuất xây dựng trường học tại vị trí đất này của người dân khu vực trong thời gian này, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng trình bày, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát quy hoạch, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng trường. Do hình dáng khu đất có chiều rộng hẹp bởi đường quy hoạch cắt ngang, không đủ điều kiện bố trí trường học theo Tiêu chuẩn, nên UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận Ba Đình bố trí vị trí đất xây dựng trường học mới tại 67 Cửa Bắc để phục vụ học sinh 2 phường Điện Biên và Quán Thánh. Hiện nay Trường học đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng.
Tháng 4/2013, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo nhận được “đơn kêu cứu” của Cty CP may Lê Trực xin được tiếp tục dự án xây cao ốc vì “nếu phải phê duyệt lại sẽ dẫn đến dự án tiếp tục chậm thêm 2-3 năm nữa sẽ đẩy các cổ đông, gần 400 cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần may Lê trực đến thua lỗ và lâm vào cảnh khốn cùng”.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khi đó đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc kiểm tra, rà soát lại quy hoạch, giữ nguyên phương án quy hoạch tổng mặt bằng và kiến trúc công trình; giảm chiều cao công trình theo Quy hoạch chung Hà Nội và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình (chiều cao tối đa bằng công trình Nhà làm việc Quốc hội).
Nhắc đến quy chế quản lý kiến trúc khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội thông tin, 12/7/2013, lãnh đạo thành phố báo cáo Thủ tướng xin cho dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực được tiếp tục triển khai. Chỉ tiêu xây dựng có điều chỉnh mật độ xây dựng 64%, chiều cao công trình tối đa 44m (thấp hơn Nhà làm việc Quốc hội tại đường Hùng Vương, giảm chiều cao 26m so với phương án kiến trúc đã được chấp thuận ngày 16/3/2009).
Hà Nội cũng dẫn lại công văn của Bộ Xây dựng nên ý kiến thống nhất với đề nghị của Hà Nội cho phép tiếp tục dự án cao tốc tại số 8B Lê Trực theo phương án 2 (chủ đầu tư đề xuất) là thiết kế toà nhà dạng giật cấp, cấp công trình thứ nhất phía Lê Trực có tầng cao 15 tầng với chiều cao là 44m, cấp công trình thứ 2 có khoảng lùi 15-17m về hướng Tây cao 50m, trên mái có tum thang kết hợp tầng kỹ thuật đến đỉnh tum thang cao 53m, mật độ xây dựng giữ nguyên 64%.
“Như vậy, Quy hoạch kiến trúc của Dự án đã chấp thuận phù hợp định hướng Quy hoạch chung Thủ đô, việc nghiên cứu xét tới yêu cầu cảnh quan đô thị khu vực, có kế thừa kết quả rà soát công trình cao tầng, đồng thời nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng” – bản báo cáo của Hà Nội ghi rõ.
Hồ sơ cấp phép của dự án cũng được khẳng định có đầy đủ thành phần theo quy định. Phương án thiết kế cấp Giấy phép xây dựng phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng và Phương án kiến trúc được Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội chấp thuận kèm theo công văn số 3546 ngày 24/10/2013.
P.Thảo
Quy trình đều hợp lý (!?)
Dân trí
08h14 (01.10.2015)
Lý giải việc cấp phép cho xây một toà nhà cao vút ngay bên hông quảng trường Ba Đình, lãnh đạo Hà Nội cho rằng, vị trí khu đất nằm ngoài ranh giới Quy hoạch chi tiết Trung tâm chính trị Ba Đình, không có quy định cụ thể khống chế về chiều cao tối đa của công trình tại địa điểm này…
>> Cao ốc cạnh Lăng Bác có thuộc Khu trung tâm chính trị Ba Đình?
>> Bí thư Hà Nội: Không có ngoại lệ với công trình vi phạm trật tự xây dựng
Phó Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng thay mặt lãnh đạo thành phố ký báo cáo về quản lý quy hoạch kiến trúc và đầu tư xây dựng Dự án tại 8B phố Lê Trực, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội gửi Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Báo cáo đề ngày 30/9.
.
Nhìn từ quảng trường Ba Đình, cao ốc số 8B Lê Trực cao lừng lững một khối vuông vức.
Không thuộc khu trung tâm chính trị Ba Đình
Về vị trí và nguồn gốc khu đất, Hà Nội nêu rõ địa chỉ số 8B Lê Trực phía Bắc giáp đường Trần Phú kéo dài, phía Tây và Nam giáp khu dân cư - không nằm trong ranh giới Quy hoạch chi tiết khu Trung tâm chính trị Ba Đình, tỷ lệ 1/2000 được Thủ tướng phê duyệt tại Quyết định số 2411/QĐ-TTg ngày 10/12/2013. Khu đất hơn 5.900 m2 này có nguồn gốc là đất sản xuất do Công ty May Chiến Thắng quản lý, sử dụng từ năm 1968, trong đó diện tích được chuyển mục đích xây dựng công trình là gần 3.800m2 (sau khi nhà nước lấy hơn 1.900m2 để mở đường Trần Phú kéo dài).
Về chủ trương đầu tư dự án cao ốc, Phó Chủ tịch UBND thành phố báo cáo, từ năm 2007, Hà Nội đã có văn bản chấp thuận về nguyên tắc cho phép Công ty cổ phần May Lê Trực được chuyển mục đích sử dụng phần đất nằm ngoài phạm vi mở đường để lập dự án đầu tư xây dựng Trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở bán và cho thuê. Đến ngày 14/11/2013, UBND Thành phố đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư (GCNĐT) số 01121001662 cho Nhà đầu tư là Công ty cổ phần May Lê Trực thực hiện dự án.
Theo quy hoạch chung thủ đô Hà Nội đến năm 2020, khu vực này được xác định là đất dân dụng hiện trạng. Theo Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương tỷ lệ 1/500 (được Hà Nội phê duyệt năm 1998) và Quy hoạch chi tiết quận Ba Đình tỷ lệ 1/2000, khu đất này được xác định chức năng đất ở, có một phần nằm trong đất mở đường theo quy hoạch.
Hà Nội khẳng định, quá trình giải quyết thủ tục cấp GCNĐT đã được thực hiện theo đúng quy trình. Theo GCNĐT đã cấp, dự án có tiến độ thực hiện từ 2014-2017. Hiện nay dự án đang triển khai đầu tư xây dựng nằm trong tiến độ ghi tại Giấy chứng nhận đầu tư.
Về vấn đề quản lý quy hoạch, đại diện lãnh đạo thành phố dẫn lại Quy hoạch chi tiết trục đường Cầu Giấy - Kim Mã - Hùng Vương tỷ lệ 1/500 năm 1998, khu đất dự án thuộc ô quy hoạch ký hiệu L30 có chức năng nhà ở chung cư. Đến năm 2008, khi điều chỉnh cục bộ quy hoạch trục đường này, ô đất L30 (8B Lê Trực) có chức năng là trung tâm thương mại, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê; MĐXD 64%; cao 4-17 tầng.
Theo đó, năm 2009, Sở Quy hoạch – Kiến trúc đã chấp thuận Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc dự án với chỉ tiêu MĐXD 64% gồm: Khu nhà thấp tầng (4 tầng không tính tầng bán hầm và áp mái) và khối công trình hỗn hợp TTTM, văn phòng, nhà ở để bán và cho thuê (cao 17 tầng, giật cấp từ phía Lê Trực đến phía Kim Mã).
Xây giật cấp sẽ đảm bảo kiến trúc, cảnh quan chung
Báo cáo Thủ tướng về giai đoạn dự án dừng triển khai trong thời gian nghiên cứu làm quy hoạch chung Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn 2050, Hà Nội cho biết đã thực hiện chỉ đạo “yêu cầu UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo dừng ngay việc phá các nhà biệt thự cũ và xây dựng các tòa nhà cao tầng trong khu trung tâm” nhận được năm 2010. Rà soát các dự án nhà cao tầng ở khu vực trung tâm thành phố, Hà Nội xác định, dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực thuộc nhóm công trình cao tầng loại II - Đề xuất cho phép tiếp tục triển khai nhưng phải điều chỉnh quy hoạch đảm bảo phù hợp với định hướng Quy hoạch chung xây dựng đang được nghiên cứu.
Liên quan đến đề xuất xây dựng trường học tại vị trí đất này của người dân khu vực trong thời gian này, Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng trình bày, UBND Thành phố đã chỉ đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, rà soát quy hoạch, Tiêu chuẩn, Quy chuẩn xây dựng trường. Do hình dáng khu đất có chiều rộng hẹp bởi đường quy hoạch cắt ngang, không đủ điều kiện bố trí trường học theo Tiêu chuẩn, nên UBND Thành phố đã chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND quận Ba Đình bố trí vị trí đất xây dựng trường học mới tại 67 Cửa Bắc để phục vụ học sinh 2 phường Điện Biên và Quán Thánh. Hiện nay Trường học đã xây dựng xong và đưa vào sử dụng.
Tháng 4/2013, Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thế Thảo nhận được “đơn kêu cứu” của Cty CP may Lê Trực xin được tiếp tục dự án xây cao ốc vì “nếu phải phê duyệt lại sẽ dẫn đến dự án tiếp tục chậm thêm 2-3 năm nữa sẽ đẩy các cổ đông, gần 400 cán bộ công nhân viên tại Công ty cổ phần may Lê trực đến thua lỗ và lâm vào cảnh khốn cùng”.
Chủ tịch Nguyễn Thế Thảo khi đó đã giao Sở Quy hoạch – Kiến trúc kiểm tra, rà soát lại quy hoạch, giữ nguyên phương án quy hoạch tổng mặt bằng và kiến trúc công trình; giảm chiều cao công trình theo Quy hoạch chung Hà Nội và Quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc khu vực Trung tâm chính trị Ba Đình (chiều cao tối đa bằng công trình Nhà làm việc Quốc hội).
Nhắc đến quy chế quản lý kiến trúc khu vực trung tâm chính trị Ba Đình, Hà Nội thông tin, 12/7/2013, lãnh đạo thành phố báo cáo Thủ tướng xin cho dự án cao ốc tại số 8B Lê Trực được tiếp tục triển khai. Chỉ tiêu xây dựng có điều chỉnh mật độ xây dựng 64%, chiều cao công trình tối đa 44m (thấp hơn Nhà làm việc Quốc hội tại đường Hùng Vương, giảm chiều cao 26m so với phương án kiến trúc đã được chấp thuận ngày 16/3/2009).
Hà Nội cũng dẫn lại công văn của Bộ Xây dựng nên ý kiến thống nhất với đề nghị của Hà Nội cho phép tiếp tục dự án cao tốc tại số 8B Lê Trực theo phương án 2 (chủ đầu tư đề xuất) là thiết kế toà nhà dạng giật cấp, cấp công trình thứ nhất phía Lê Trực có tầng cao 15 tầng với chiều cao là 44m, cấp công trình thứ 2 có khoảng lùi 15-17m về hướng Tây cao 50m, trên mái có tum thang kết hợp tầng kỹ thuật đến đỉnh tum thang cao 53m, mật độ xây dựng giữ nguyên 64%.
“Như vậy, Quy hoạch kiến trúc của Dự án đã chấp thuận phù hợp định hướng Quy hoạch chung Thủ đô, việc nghiên cứu xét tới yêu cầu cảnh quan đô thị khu vực, có kế thừa kết quả rà soát công trình cao tầng, đồng thời nghiêm túc thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và tiếp thu ý kiến của Bộ Xây dựng, tuân thủ các quy định pháp luật về quy hoạch xây dựng” – bản báo cáo của Hà Nội ghi rõ.
Hồ sơ cấp phép của dự án cũng được khẳng định có đầy đủ thành phần theo quy định. Phương án thiết kế cấp Giấy phép xây dựng phù hợp với Bản vẽ tổng mặt bằng và Phương án kiến trúc được Sở Quy hoạch-Kiến trúc Hà Nội chấp thuận kèm theo công văn số 3546 ngày 24/10/2013.
P.Thảo
Các cơ quan quyết định : ủy ban nhân dân TP Hà Nội, Sở xây dựng, Sở qui hoạch, Sở tài nguyên môi và môi trường, Bộ xây dựng, Bộ quốc phòng, Văn phòng chính phủ mà cùng quyết thì không biết xử ai, đúng là rừng luật.
Trả lờiXóaThủ tướng yêu cầu Hà nội báo cáo , HN báo cáo là nhà xây đúng quy trình- nghĩa là Thủ tướng chưa, hoặc không biết gì về các quy trình xây dựng tại Thủ đô HN. Nếu vụ này TT làm được thì TT mới làm TBT kiêm chủ tịch nước được.
Trả lờiXóaCCB Chống Tàu F313-QK2 Vị xuyên HG84-88
Toà nhà không thể không trảm.
Trả lờiXóaMà không phải chỉ là cưa đầu
mà phải là chém ngang lưng
thậm chí đập vỡ hông.
Nếu không nó sẽ không đảm bảo an toàn
cho các Nguyên thủ Quốc gia
trong các dịp lễ lạt
khi các ngài vào viếng Lăng.
Giờ lại không có cớ gì để trảm
vì nó được xây đúng quy trình.
Vậy.
Có dám trảm quy trình không.
Quy trình là làn tóc cò tóc quạ của các ông đấy.
Có dám làm như Tào Tháo phê và tự phê
tự nhận kỷ luật bằng cách trảm tóc không.
Không chịu tự cắt tóc
thì có ngày bị chém đầu
chặt ngang lưng
hay đập vỡ hông.
Không thể dấu giếm để lưỡng toàn được đâu.
Quốc dân thấy hết cả rồi.
Khó coi lắm.
Thà là ngay từ đầu
Các ông dúi cho chủ đầu tư ít tiền thuế của dân
rồi vu cho nó là vi phạm luật xây dựng
rồi giả vờ kỷ luật đá hất lên mấy con tốt được chọn
có phải khôn ngoan hơn không.
Lại đúng qui trình ! Vỡ đường ống nước cũng đúng qui trình . Thì cái qui trình là cái sai bét . Cho nên đúng qui trình là cái sai bét bèn bẹt ! CQ Hà Nội chỉ còn một điểm để chạy tội là " đúng qui trình " . Ấy cái HP không có cơ quan bảo hiến , không có Toà Án HP nó sẽ xẩy ra như thế đấy . Ai cũng đúng qui trình cả . Nghĩa là chẳng ai sai , chẳng ai chịu trách nhiệm !
Trả lờiXóaloạn 12 sứ quân
Trả lờiXóaQuy trình cái con C. Có miếng đất nào hở ra cả thày cả tớ, cả trên cả dưới đều nhăm nhe sang tay cho doanh nghiệp để chia chác. Đất Ba Đình cách Lăng 400m mà cho làm chung cư để bán thì thật là khốn nạn.
Trả lờiXóa