BẢY ĐIỀU GỞI GẮM SÀI GÒN CỦA NGUYỄN KHẮC MAI
Trần Quí Cao
Tôi đã đọc nhiều hơn hai lần những dòng đầy tâm tình và tâm huyết của tác giả Nguyễn Khắc Mai trong bài Tôi Cũng Có Bảy Điều Gởi Gắm Cho Sài gòn, và xin mạn phép ghi lại những điều tôi tâm đắc. Tôi chỉ xin tóm tắt các phần trong bài viết của ông Mai để làm phần dẫn nhập vào các điều tâm đắc của tôi. Thật ra tôi có nhiều điều tâm đắc, trong bài này chỉ xin nêu lên 5 điều tâm đắc và điều tâm đắc chung nhất mà thôi.
Các chữ in nghiêng được trích từ nguyên văn. Xin kính
mời quí đọc giả xem toàn văn bài viết của ông Mai do trang điện tử Anh Ba Sàm
đăng ngày 19/10/2015.
Mở bài: Tại đại hội đảng bộ Tp HCM, ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN “nêu bảy vấn đề gửi gắm”. Đó là “lối phát biểu đó không có ý tứ gì, vô thưởng vô phạt” khiến ông Mai nghĩ rằng “các anh ở TƯ [TƯ là chữ tắt của Trung Ương, chú thích bởi người viết bài này] rất hời hợt và lười biếng, rất ngại khó, không dám đương đầu suy nghĩ về cái “sự thật” mà cấp dưới và chính mình đang đương đầu”
Điều tâm đắc của tôi: Ông Mai đã vạch ra, dù không trực tiếp, điểm khác biệt căn bản của cấp trên của Việt Nam ta so với các nước dân chủ, văn minh trên thế giới.
Cấp trên của người ta có trách nhiệm giúp, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành mục tiêu, kế hoạch. Khi cấp dưới gặp khó khăn, cấp trên có mặt, cùng tham gia tìm ra giải pháp hiệu quả và khả thi.
Cấp trên của ta có quyền hưởng thụ thành quả của cấp dưới. Chỉ tay, ra lệnh, yêu cầu cấp dưới làm và khoanh tay chờ thành quả. Cấp trên của ta chỉ có nhiệm vụ ăn nhậu, tiếp đãi, chia chác làm vui lòng cấp trên (“sếp”) của họ.
Nếu đi ngược lên, cấp trên của cấp trên, cho tới mức cao nhất, ta sẽ thấy nguyên nhân của khác biệt. Cấp cao nhất của ta có quyền toàn diện và không giới hạn mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát, chế tài và/hay hình thức kỹ luật nào, nghĩa là cấp trên không phải chịu trách nhiệm gì hết! Hình như cấp trên đó chỉ được tuyển dụng để bảo vệ ngôi thống trị đất nước muôn đời cho đảng CSVN, còn những nhiệm vụ chính như bảo vệ an bình cho dân chúng, giữ gìn lãnh thổ, phát triển kinh tế giáo dục… đều không được chú ý, hay xem rất nhẹ.
Điều gởi gắm thứ nhất: Xin thực hiện “cái mơ ước rất nhân văn, rất Việt là xây dựng một thành phố nghĩa tình”
Điều tâm đắc của tôi: Tôi xúc động khi nghe ông Mai gợi lên hai chữ “nghĩa tình” Sài-gòn và đưa thí dụ về cô Phương Uyên, về các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh năm xưa bảo vệ Hoàng Sa…
Đúng vậy, Nghĩa Tình là cái gì rất tự nhiên nơi người Sài-gòn. Dân Sài-gòn đa số là người tứ xứ từ Bắc Trung Nam, cùng với người Hoa ly hương, tới đây lập nghiệp, nhờ người tới trước giúp đỡ, và giúp đỡ người tới sau, không nghĩ rằng mình làm ơn cho kẻ khác. Dòng văn hóa chảy từ các vùng đất văn hiến ngàn năm trộn lẫn nhau nơi miền đất mới tạo nên tâm lý nghĩa tình phóng khoáng.
Vì nghĩa tình mà bênh vực người thế cô, trọng nghĩa khinh tài, khinh lợi và khinh quyền. Nếu có tranh chấp hay xung đột giữa chính quyền và dân chúng, giữa quan chức và người dân, người Sài-gòn nghiêng về bênh vực kẻ yếu, kẻ thế cô. Lý lẽ rất đơn giản: kẻ mạnh thường hiếp đáp người yếu, dân đen thường không dám động tới cửa nhà quan. Chống lại thế lực giàu mạnh bảo vệ đất nước, truyển thống dân tộc cha ông cũng là truyền thống nghĩa tình người Sài-gòn.
Nghĩa tình nơi dân chúng Sài-gòn: Trước năm 1975, khi chính quyền Sài-gòn có thái độ mạnh tay với những người cộng sản nằm vùng, người Sài-gòn không ủng hộ chính quyền. Trước năm 1975, người cộng sản nằm vùng, mỗi khi vào công tác thành, thường khó che dấu thân thế. Cách ăn mặc, đi đứng, ăn nói… khó qua mắt người Sài-gòn tinh ý. Tuy nhiên, người ủng hộ thì nuôi nấng, che giấu, người có cảm tình thì dúi tay ổ bánh mì, đòn bánh tét, người không ưa thì nhắm mắt không tố cáo. Nghĩa tình đó, những cán bộ thành năm xưa còn nhớ không? Các anh sinh viên tranh đấu Hạ Đình Nguyên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu… chắc còn nhớ!
Nghĩa tình nơi chính quyền Sài-gòn: chính quyền Miền Nam, đóng tại Sài-gòn, không nặng tay vùi dập những người bất đồng chính kiến. Ngoại trừ các cán bộ cộng sản nhận lịnh từ tổ chức trong khu để hoạt động trực tiếp đánh phá, lật đổ chính quyền bằng bạo lực, các người bất đồng chính kiến khác vẫn tự do cất tiếng nói, ra báo, tổ chức biểu tình. Thành viên gia đình các cán bộ cộng sản đang hoạt động chống chế độ Miền Nam vẫn có tự do ăn học và làm việc giữa Sài-gòn không có sự kỳ thị. Biết bao con em của cán bộ cộng sản nổi tiếng đã tốt nghiệp đại học, sau đại học và có vị trí cao trong xã hội Miền Nam. Nghĩa tình đó, những người này còn nhớ không?
Khi chiến tranh Nam Bắc khốc liệt, Sài-gòn vẫn xem phe cộng sản là những người anh em bên kia chiến tuyến, người lính phe nào tử trận cũng cùng là dân Việt Nam máu đỏ da vàng. Sài-gòn chưa hề kêu gọi hận thù, chỉ xiển dương tình đồng bào ruột thịt; chưa hề kêu gào chém giết, chỉ xiển dương đùm bọc. Nghĩa tình đó, chính quyền cộng sản hôm nay có nhớ không? có biết không?
Trước năm 1975, bước chân ra đường, dù chốn phồn hoa đô hội hay nơi hẻm nhỏ xóm nghèo, người ta thấy cùng khắp các hành vi, thái độ nghĩa tình. Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, ai có hành vi thiếu nghĩa tình là “hiện tượng” hiếm thấy. Đâu có như bây giờ: chiếc xe chở bia gặp nạn giữa đường, thiên hạ kéo nhau giành giật cướp lon bia; cô gái rớt tiền giữa chợ, thiên hạ kéo nhau lượm tiền bỏ túi chạy đi! Trước năm 1975, một sinh viên đang tập trung học quân sự học đường bị bệnh chết, cả xã hội biểu tình rần rần hàng trăm ngàn người. Đâu có như bây giờ: gần 300 người chết bất minh trong đồn công an mà cả nước im lìm!
Trong lòng xã hội bây giờ, hành vi nghĩa tình mới là “hiện tượng” hiếm thấy!
Dân chúng thường nói nhau rằng nhờ tàn dư văn hóa nghĩa tình của người Sài-gòn mà cuộc cải tạo công thương nghiệp sau năm 1975 không thể đào trốc hết gốc rễ thành phần doanh nhân Miền Nam; Mà cuộc Cải Cách Ruộng Đất dã man một cách trời long đất lở xưa kia không thể lặp lại ở Miền Nam được.
Kính thưa ông Mai, tôi vẫn tin nghĩa tình còn là căn bản của người Sài-gòn, 40 năm văn hóa phi nghĩa tình của xã hội mới chưa đủ sức vùi sâu nó, mà chỉ tạo lớp bụi mỏng phủ bên trên. Thật cám ơn ông nêu vấn đề để chúng ta cùng nhau quét lớp bụi phi nghĩa tình dân tộc ấy đi. Trả lại nghĩa tình trước hết cho Sài-gòn, miền Nam, và sau đó cho Hà-nội, cho cả dải đất hình chữ S của chúng ta.
Điều gởi gắm thứ hai: “Sài gòn hãy làm lại, hãy đi tìm lại và ứng dụng những giá trị của dân chủ dân quyền của kinh tế thị trường đích thực”
Điều tâm đắc của tôi: Lịch sử tiếp xúc và giao thương với phương Tây của Việt Nam đã bắt đầu khoảng 500 năm trước. Đàng Trong giao thương với phương Tây nửa trước thế kỷ XVI và Đàng Ngoài khoảng giữa thế kỷ XVII.
Các biến chuyển của vận nước đã dẫn đến Pháp đô hộ Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1874 tới 1954, Sài gòn trở thành thủ đô của Pháp quốc hải ngoại. Người Việt không ai cam chịu đất nước bị đô hộ, nên các cuộc giành độc lập liên tiếp nổ ra. Tuy nhiên rõ ràng “Sài gòn là nơi tiếp biến sớm nhất, lâu dài nhất với văn hóa và văn minh Tây phương”. Do đó người Sài gòn sớm quen thuộc với và sống trong các giá trị sống tiến bộ của phương Tây, cũng là của nhân loại, như tôn trọng con người, tính kỹ luật, tính khoa học… vốn là nền tảng của “những mô hình xã hội với những hình thức chính trị, kinh tế, văn hóa tiến bộ hợp lý”. Trong mô hình xã hội đó, sự khuynh loát cá nhân ngày càng giảm trong khi vai trò cộng đồng ngày càng lớn, đạo đức xã hội, nghĩa tình của người Sài gòn ngày càng được xiển dương và phát triển.
Thời đại thay đổi, sau 1945 phong trào giải thực lan rộng toàn cầu, nền đô hộ của các đế quốc như Anh, Pháp cáo chung. Mâu thuẫn chính trên thế giới chuyển thành mâu thuẫn giữa Tự Do và Cộng Sản. Điều đau đớn là, dân tộc Việt Nam, trong khi có điều kiện thử nghiệm để chọn lựa môt trong hai mô hình xã hội: Miền Nam với chế độ tự do dân chủ và Miền Bắc với chế độ độc tài toàn trị, cuối cùng lại “do một u mê ám chướng của số phận”, đã vất cái Tự Do Dân Chủ để vồ lấy cái Độc Tài Toàn Trị! Đây có thể là một nguồn dồi dào các đề tài nghiên cứu lớn cho các ngành lịch sử, chính trị, văn hóa… về sau, khi tự do học thuật được tái lập trên đất nước.
Còn hiện nay, tôi vẫn tin vào tương lai sáng không xa. Tôi vẫn tin rằng văn hóa và văn minh này của người Sài-gòn, đã hạn chế tác hại của chính sách Cải Tạo Công Thương Nghiệp tàn phá xã hội, ngăn cản sự tái xuất hiện của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất man rợ, tất sẽ có sức mạnh ảnh hưởng, thuyết phục và động viên dân chúng cùng nhau “giành lấy tự do để suy tư, để kiếm tìm và thực hành ngay những giá trị phổ quát của nhân loại hiện đại”. Trong lúc thời cuộc chưa hoàn toàn thuận lợi này, người Sài gòn đủ sức biết cách “nâng niu, giữ gìn và làm cho những giá trị của mô hình chính trị xã hội hợp lý ấy được tiếp biến thành bài học nhuần nhuyễn một cách khôn ngoan, thông minh, thành một giá trị chân lý, thành bản thể của xã hội mới của Sài gòn”
Một ngày không còn xa, khi văn hóa và văn minh này của Sài gòn được chấp nhận bởi đa số, các phong trào quần chúng đòi tự do để xây dựng cuộc sống văn minh sẽ nối tiếp nhau với sức mạnh triều dâng, thác đổ. Chế độ độc tài toàn trị nào đương cự nổi? Những biến chuyển trong lòng xã hội, trong lòng đảng CSVN trước đại hội đảng CSVN lần thứ 12, cho thấy các bước diễn biến chậm mà chắc chắn của khuynh hướng này.
Điều gởi gắm thứ sáu: “Thật tâm đoàn kết, hóa giải, hòa giải với Nhóm Việt VNCH”, “Nhanh chóng tháo gỡ những khúc mắc, khiến cho một bộ phận người dân Việt ở nước ngoài vẫn còn hoài nghi không muốn hợp tác”
Điều tâm đắc của tôi: Đã có biết bao lời kêu gọi “đoàn kết, hóa giải, hòa giải” từ phía chính quyền, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một chút lòng thành bởi vì cảm nhận chúng hoặc trống rỗng, hoặc hợm hĩnh, phách lối, ban ơn, hoặc mị dân, lừa gạt… Hôm nay, đối với tôi, điều gởi gắm thứ sáu này của ông Mai thật ấm áp tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
Trước hết, ông Mai đã rất sòng phẳng, minh bạch: “Thật ra người Việt VNCH chỉ có một điều chẳng phải tội lỗi gì cả. Đó là họ không muốn đi theo khuynh hướng và thể chế “Cộng sản”. Nay đã rõ chính khuynh hướng lựa chọn đường lối xây dựng và phát triển Đất Nước của họ là căn bản hợp lý”.
Ông cũng tỏ lòng tôn trọng vị trí của chế độ Miền Nam: “Phải tôn trọng nhà nước VNCH, một thể chế chính trị hợp pháp của dân tộc”. Ông Mai đã dõng dạc phê phán chính quyền hiện nay một cách quang minh chính đại: “chế độ VNCH từng tồn tại như một nhà nước hợp pháp, một thiết chế xã hội, một giai đoạn lịch sử của Dân tộc. Bỏ qua vấn đề này là vô đạo và tội lỗi”.
Ông tha thiết mong muốn “có một khối đoàn kết, thống nhất đất nước” để “phục hưng dân tộc”, đối phó với “thách thức độc lập và chủ quyền tổ quốc” và “nâng cao năng lực toàn diện quốc gia” cho cuộc hội nhập lớn và sâu rỗng sắp tới.
Tôi tâm đắc và hoan nghênh tấm lòng này của ông Mai.
Và, trong khi không có điều nào phản bác, tôi xin có hai ý kiến thêm:
1) Miền Nam thua cuộc chiến, Miền Bắc thắng. Thói quen hành xử phi nghĩa tình, phi dân chủ, phi luật pháp của “bên thắng cuộc” đối với Miền Nam đã gây tai hại cực kỳ to lớn với dân tộc. Lãnh thổ hợp nhất mà đất nước chia rẽ và hận thù nhiều lần hơn thời chiến tranh, khối đoàn kết, thống nhất đất nước bị đập nát! Đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam, thay vì bước lên con đường văn minh của dân chủ giàu mạnh, lại chìm vào vòng chậm tiến của độc tài và lệ thuộc Trung Cộng!
2) Nguyên tắc quan trọng nhất của nền dân chủ là “theo ý kiến đa số trong khi vẫn tôn trọng thiểu số”. Sau khi đất nước thống nhất, “bên thắng cuộc” chỉ nên cầm quyền một thời gian để ổn định tình hình, rồi dần dần tổ chức trả lại cho dân quyền chọn chính quyền. Lúc đó sẽ không có ai đúng ai sai, ai hợp lý ai không hợp lý, mà chỉ có đường lối chính trị nào được dân lựa chọn. Dân chúng chỉ có thể phát triển cho mình và phát triển đất nước với một chính thể và chính quyền do mình lựa chọn. Điều này hết sức hợp đạo lý và đạo nghĩa. “Bỏ qua vấn đề này là vô đạo và tội lỗi”.
Điều gởi gắm thứ bảy: “Xây dựng hình thành một nguồn nhân lực tối quan trọng của Dân của Nước hôm nay”. Đó là “hình thành một “Tam Bảo Mới” của Dân Tộc: Lớp trí thức hiền tài, Lớp doanh nhân cấp tiến, và Lớp chính khách nhân văn”
Điều tâm đắc của tôi: Ông Mai có đề nghị “việc hàng đầu trong chính sách phải là “bái trí vi sư” – lạy trí thức tôn họ làm thầy, cớ gì những người chỉ lớp ba, lớp bốn mà đi đâu cũng dạy dỗ thiên hạ?”
Đề nghị rất hợp lẽ thường này lại là bất khả thi dước chế độ độc tài toàn trị!
Bởi vì tính trí thức đối lập toàn diện với tính độc tài toàn trị, do đó chế độ này rất sợ “trí thức hiền tài”! Cho nên không chỉ không cho “trí thức hiền tài” xuất đầu lộ diện, chế độ này còn vu khống, bôi đen cả bầu không chính trị nước nhà. Mỗi khi có người tài và khẳng khái xuất hiện, thay vì hợp tác hay tranh luận công khai, chế độ lại tập trung mấy trăm tờ báo chính thống lu loa vu khống người đó tham tiền, tham quyền, tham danh… Môi trường chính trị của một nước vốn là nơi người trí thức hiền tài cạnh tranh nhau về tầm nhìn, về chiến lược quốc gia… để dân chúng chọn lựa, với chế độ cộng sản thù ghét tri thức, lại là nơi chỉ để chèn ép, cướp giựt nhau danh lợi, bạc tiền!
Dưới một chính thể như vậy, làm sao “hình thành một “Tam Bảo Mới” của Dân Tộc”?
Điều tâm đắc chung nhất của tôi:
Ông Mai không nói trực tiếp ra, nhưng qua những gì ông trình bày trong Bảy Điều Gởi Gắm Cho Sài gòn của ông, tôi cảm nhận:
1) Các điều ông gởi gắm mong chờ, nếu thực hiện được, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy Việt Nam phát triển mọi mặt và bảo vệ nền tự chủ cho đất nước.
2) Việc đạt được các điều ông gởi gắm mong chờ đang gặp trở ngại rất lớn từ chính thể hiện tại. Từ trong bản chất, các điều này đều có mâu thuẫn lớn với căn bản của chính thể hiện nay. Tính độc tài toàn trị của chính thể này là trở ngại chính ngăn cản Sài-gòn nói riêng và Việt Nam nói chung thiết lập các nền tảng sống nghĩa tình, dân chủ, tự do, bình đẳng, trí thức, khoa học…
2) Do đó, đây là trở ngại “Việt Nam nhất định phải vượt qua”, và “Sài gòn hãy đi đầu trong cả nước”, để tổ quốc sống còn, để dân tộc mạnh giàu, no ấm. Muốn vượt qua, Việt Nam “phải lột xác, phải chuyển kiếp, phải vươn lên một nhân cách mới, thay đổi bản chất con người, bản chất xã hội, cả cái bản chất của chế độ”.
Vâng, điều tâm đắc chung nhất của tôi là Việt Nam Nhất Định Phải Vượt Qua. Và tôi tin rằng Việt Nam Chắc Chắn Sẽ Vượt Qua!
Xin cám ơn ông Nguyễn Khắc Mai!
Trần Quí Cao
24.10.2015
Mở bài: Tại đại hội đảng bộ Tp HCM, ông Nguyễn Phú Trọng, TBT đảng CSVN “nêu bảy vấn đề gửi gắm”. Đó là “lối phát biểu đó không có ý tứ gì, vô thưởng vô phạt” khiến ông Mai nghĩ rằng “các anh ở TƯ [TƯ là chữ tắt của Trung Ương, chú thích bởi người viết bài này] rất hời hợt và lười biếng, rất ngại khó, không dám đương đầu suy nghĩ về cái “sự thật” mà cấp dưới và chính mình đang đương đầu”
Điều tâm đắc của tôi: Ông Mai đã vạch ra, dù không trực tiếp, điểm khác biệt căn bản của cấp trên của Việt Nam ta so với các nước dân chủ, văn minh trên thế giới.
Cấp trên của người ta có trách nhiệm giúp, hỗ trợ cấp dưới hoàn thành mục tiêu, kế hoạch. Khi cấp dưới gặp khó khăn, cấp trên có mặt, cùng tham gia tìm ra giải pháp hiệu quả và khả thi.
Cấp trên của ta có quyền hưởng thụ thành quả của cấp dưới. Chỉ tay, ra lệnh, yêu cầu cấp dưới làm và khoanh tay chờ thành quả. Cấp trên của ta chỉ có nhiệm vụ ăn nhậu, tiếp đãi, chia chác làm vui lòng cấp trên (“sếp”) của họ.
Nếu đi ngược lên, cấp trên của cấp trên, cho tới mức cao nhất, ta sẽ thấy nguyên nhân của khác biệt. Cấp cao nhất của ta có quyền toàn diện và không giới hạn mà không chịu bất kỳ sự kiểm soát, chế tài và/hay hình thức kỹ luật nào, nghĩa là cấp trên không phải chịu trách nhiệm gì hết! Hình như cấp trên đó chỉ được tuyển dụng để bảo vệ ngôi thống trị đất nước muôn đời cho đảng CSVN, còn những nhiệm vụ chính như bảo vệ an bình cho dân chúng, giữ gìn lãnh thổ, phát triển kinh tế giáo dục… đều không được chú ý, hay xem rất nhẹ.
Điều gởi gắm thứ nhất: Xin thực hiện “cái mơ ước rất nhân văn, rất Việt là xây dựng một thành phố nghĩa tình”
Điều tâm đắc của tôi: Tôi xúc động khi nghe ông Mai gợi lên hai chữ “nghĩa tình” Sài-gòn và đưa thí dụ về cô Phương Uyên, về các chiến sĩ hải quân Việt Nam Cộng Hòa hy sinh năm xưa bảo vệ Hoàng Sa…
Đúng vậy, Nghĩa Tình là cái gì rất tự nhiên nơi người Sài-gòn. Dân Sài-gòn đa số là người tứ xứ từ Bắc Trung Nam, cùng với người Hoa ly hương, tới đây lập nghiệp, nhờ người tới trước giúp đỡ, và giúp đỡ người tới sau, không nghĩ rằng mình làm ơn cho kẻ khác. Dòng văn hóa chảy từ các vùng đất văn hiến ngàn năm trộn lẫn nhau nơi miền đất mới tạo nên tâm lý nghĩa tình phóng khoáng.
Vì nghĩa tình mà bênh vực người thế cô, trọng nghĩa khinh tài, khinh lợi và khinh quyền. Nếu có tranh chấp hay xung đột giữa chính quyền và dân chúng, giữa quan chức và người dân, người Sài-gòn nghiêng về bênh vực kẻ yếu, kẻ thế cô. Lý lẽ rất đơn giản: kẻ mạnh thường hiếp đáp người yếu, dân đen thường không dám động tới cửa nhà quan. Chống lại thế lực giàu mạnh bảo vệ đất nước, truyển thống dân tộc cha ông cũng là truyền thống nghĩa tình người Sài-gòn.
Nghĩa tình nơi dân chúng Sài-gòn: Trước năm 1975, khi chính quyền Sài-gòn có thái độ mạnh tay với những người cộng sản nằm vùng, người Sài-gòn không ủng hộ chính quyền. Trước năm 1975, người cộng sản nằm vùng, mỗi khi vào công tác thành, thường khó che dấu thân thế. Cách ăn mặc, đi đứng, ăn nói… khó qua mắt người Sài-gòn tinh ý. Tuy nhiên, người ủng hộ thì nuôi nấng, che giấu, người có cảm tình thì dúi tay ổ bánh mì, đòn bánh tét, người không ưa thì nhắm mắt không tố cáo. Nghĩa tình đó, những cán bộ thành năm xưa còn nhớ không? Các anh sinh viên tranh đấu Hạ Đình Nguyên, Huỳnh Tấn Mẫm, Lê Công Giàu… chắc còn nhớ!
Nghĩa tình nơi chính quyền Sài-gòn: chính quyền Miền Nam, đóng tại Sài-gòn, không nặng tay vùi dập những người bất đồng chính kiến. Ngoại trừ các cán bộ cộng sản nhận lịnh từ tổ chức trong khu để hoạt động trực tiếp đánh phá, lật đổ chính quyền bằng bạo lực, các người bất đồng chính kiến khác vẫn tự do cất tiếng nói, ra báo, tổ chức biểu tình. Thành viên gia đình các cán bộ cộng sản đang hoạt động chống chế độ Miền Nam vẫn có tự do ăn học và làm việc giữa Sài-gòn không có sự kỳ thị. Biết bao con em của cán bộ cộng sản nổi tiếng đã tốt nghiệp đại học, sau đại học và có vị trí cao trong xã hội Miền Nam. Nghĩa tình đó, những người này còn nhớ không?
Khi chiến tranh Nam Bắc khốc liệt, Sài-gòn vẫn xem phe cộng sản là những người anh em bên kia chiến tuyến, người lính phe nào tử trận cũng cùng là dân Việt Nam máu đỏ da vàng. Sài-gòn chưa hề kêu gọi hận thù, chỉ xiển dương tình đồng bào ruột thịt; chưa hề kêu gào chém giết, chỉ xiển dương đùm bọc. Nghĩa tình đó, chính quyền cộng sản hôm nay có nhớ không? có biết không?
Trước năm 1975, bước chân ra đường, dù chốn phồn hoa đô hội hay nơi hẻm nhỏ xóm nghèo, người ta thấy cùng khắp các hành vi, thái độ nghĩa tình. Kiến nghĩa bất vi vô dõng giả, ai có hành vi thiếu nghĩa tình là “hiện tượng” hiếm thấy. Đâu có như bây giờ: chiếc xe chở bia gặp nạn giữa đường, thiên hạ kéo nhau giành giật cướp lon bia; cô gái rớt tiền giữa chợ, thiên hạ kéo nhau lượm tiền bỏ túi chạy đi! Trước năm 1975, một sinh viên đang tập trung học quân sự học đường bị bệnh chết, cả xã hội biểu tình rần rần hàng trăm ngàn người. Đâu có như bây giờ: gần 300 người chết bất minh trong đồn công an mà cả nước im lìm!
Trong lòng xã hội bây giờ, hành vi nghĩa tình mới là “hiện tượng” hiếm thấy!
Dân chúng thường nói nhau rằng nhờ tàn dư văn hóa nghĩa tình của người Sài-gòn mà cuộc cải tạo công thương nghiệp sau năm 1975 không thể đào trốc hết gốc rễ thành phần doanh nhân Miền Nam; Mà cuộc Cải Cách Ruộng Đất dã man một cách trời long đất lở xưa kia không thể lặp lại ở Miền Nam được.
Kính thưa ông Mai, tôi vẫn tin nghĩa tình còn là căn bản của người Sài-gòn, 40 năm văn hóa phi nghĩa tình của xã hội mới chưa đủ sức vùi sâu nó, mà chỉ tạo lớp bụi mỏng phủ bên trên. Thật cám ơn ông nêu vấn đề để chúng ta cùng nhau quét lớp bụi phi nghĩa tình dân tộc ấy đi. Trả lại nghĩa tình trước hết cho Sài-gòn, miền Nam, và sau đó cho Hà-nội, cho cả dải đất hình chữ S của chúng ta.
Điều gởi gắm thứ hai: “Sài gòn hãy làm lại, hãy đi tìm lại và ứng dụng những giá trị của dân chủ dân quyền của kinh tế thị trường đích thực”
Điều tâm đắc của tôi: Lịch sử tiếp xúc và giao thương với phương Tây của Việt Nam đã bắt đầu khoảng 500 năm trước. Đàng Trong giao thương với phương Tây nửa trước thế kỷ XVI và Đàng Ngoài khoảng giữa thế kỷ XVII.
Các biến chuyển của vận nước đã dẫn đến Pháp đô hộ Việt Nam. Trong khoảng thời gian từ năm 1874 tới 1954, Sài gòn trở thành thủ đô của Pháp quốc hải ngoại. Người Việt không ai cam chịu đất nước bị đô hộ, nên các cuộc giành độc lập liên tiếp nổ ra. Tuy nhiên rõ ràng “Sài gòn là nơi tiếp biến sớm nhất, lâu dài nhất với văn hóa và văn minh Tây phương”. Do đó người Sài gòn sớm quen thuộc với và sống trong các giá trị sống tiến bộ của phương Tây, cũng là của nhân loại, như tôn trọng con người, tính kỹ luật, tính khoa học… vốn là nền tảng của “những mô hình xã hội với những hình thức chính trị, kinh tế, văn hóa tiến bộ hợp lý”. Trong mô hình xã hội đó, sự khuynh loát cá nhân ngày càng giảm trong khi vai trò cộng đồng ngày càng lớn, đạo đức xã hội, nghĩa tình của người Sài gòn ngày càng được xiển dương và phát triển.
Thời đại thay đổi, sau 1945 phong trào giải thực lan rộng toàn cầu, nền đô hộ của các đế quốc như Anh, Pháp cáo chung. Mâu thuẫn chính trên thế giới chuyển thành mâu thuẫn giữa Tự Do và Cộng Sản. Điều đau đớn là, dân tộc Việt Nam, trong khi có điều kiện thử nghiệm để chọn lựa môt trong hai mô hình xã hội: Miền Nam với chế độ tự do dân chủ và Miền Bắc với chế độ độc tài toàn trị, cuối cùng lại “do một u mê ám chướng của số phận”, đã vất cái Tự Do Dân Chủ để vồ lấy cái Độc Tài Toàn Trị! Đây có thể là một nguồn dồi dào các đề tài nghiên cứu lớn cho các ngành lịch sử, chính trị, văn hóa… về sau, khi tự do học thuật được tái lập trên đất nước.
Còn hiện nay, tôi vẫn tin vào tương lai sáng không xa. Tôi vẫn tin rằng văn hóa và văn minh này của người Sài-gòn, đã hạn chế tác hại của chính sách Cải Tạo Công Thương Nghiệp tàn phá xã hội, ngăn cản sự tái xuất hiện của chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất man rợ, tất sẽ có sức mạnh ảnh hưởng, thuyết phục và động viên dân chúng cùng nhau “giành lấy tự do để suy tư, để kiếm tìm và thực hành ngay những giá trị phổ quát của nhân loại hiện đại”. Trong lúc thời cuộc chưa hoàn toàn thuận lợi này, người Sài gòn đủ sức biết cách “nâng niu, giữ gìn và làm cho những giá trị của mô hình chính trị xã hội hợp lý ấy được tiếp biến thành bài học nhuần nhuyễn một cách khôn ngoan, thông minh, thành một giá trị chân lý, thành bản thể của xã hội mới của Sài gòn”
Một ngày không còn xa, khi văn hóa và văn minh này của Sài gòn được chấp nhận bởi đa số, các phong trào quần chúng đòi tự do để xây dựng cuộc sống văn minh sẽ nối tiếp nhau với sức mạnh triều dâng, thác đổ. Chế độ độc tài toàn trị nào đương cự nổi? Những biến chuyển trong lòng xã hội, trong lòng đảng CSVN trước đại hội đảng CSVN lần thứ 12, cho thấy các bước diễn biến chậm mà chắc chắn của khuynh hướng này.
Điều gởi gắm thứ sáu: “Thật tâm đoàn kết, hóa giải, hòa giải với Nhóm Việt VNCH”, “Nhanh chóng tháo gỡ những khúc mắc, khiến cho một bộ phận người dân Việt ở nước ngoài vẫn còn hoài nghi không muốn hợp tác”
Điều tâm đắc của tôi: Đã có biết bao lời kêu gọi “đoàn kết, hóa giải, hòa giải” từ phía chính quyền, nhưng tôi chưa bao giờ thấy một chút lòng thành bởi vì cảm nhận chúng hoặc trống rỗng, hoặc hợm hĩnh, phách lối, ban ơn, hoặc mị dân, lừa gạt… Hôm nay, đối với tôi, điều gởi gắm thứ sáu này của ông Mai thật ấm áp tình dân tộc, nghĩa đồng bào.
Trước hết, ông Mai đã rất sòng phẳng, minh bạch: “Thật ra người Việt VNCH chỉ có một điều chẳng phải tội lỗi gì cả. Đó là họ không muốn đi theo khuynh hướng và thể chế “Cộng sản”. Nay đã rõ chính khuynh hướng lựa chọn đường lối xây dựng và phát triển Đất Nước của họ là căn bản hợp lý”.
Ông cũng tỏ lòng tôn trọng vị trí của chế độ Miền Nam: “Phải tôn trọng nhà nước VNCH, một thể chế chính trị hợp pháp của dân tộc”. Ông Mai đã dõng dạc phê phán chính quyền hiện nay một cách quang minh chính đại: “chế độ VNCH từng tồn tại như một nhà nước hợp pháp, một thiết chế xã hội, một giai đoạn lịch sử của Dân tộc. Bỏ qua vấn đề này là vô đạo và tội lỗi”.
Ông tha thiết mong muốn “có một khối đoàn kết, thống nhất đất nước” để “phục hưng dân tộc”, đối phó với “thách thức độc lập và chủ quyền tổ quốc” và “nâng cao năng lực toàn diện quốc gia” cho cuộc hội nhập lớn và sâu rỗng sắp tới.
Tôi tâm đắc và hoan nghênh tấm lòng này của ông Mai.
Và, trong khi không có điều nào phản bác, tôi xin có hai ý kiến thêm:
1) Miền Nam thua cuộc chiến, Miền Bắc thắng. Thói quen hành xử phi nghĩa tình, phi dân chủ, phi luật pháp của “bên thắng cuộc” đối với Miền Nam đã gây tai hại cực kỳ to lớn với dân tộc. Lãnh thổ hợp nhất mà đất nước chia rẽ và hận thù nhiều lần hơn thời chiến tranh, khối đoàn kết, thống nhất đất nước bị đập nát! Đây là một trong những nguyên nhân khiến Việt Nam, thay vì bước lên con đường văn minh của dân chủ giàu mạnh, lại chìm vào vòng chậm tiến của độc tài và lệ thuộc Trung Cộng!
2) Nguyên tắc quan trọng nhất của nền dân chủ là “theo ý kiến đa số trong khi vẫn tôn trọng thiểu số”. Sau khi đất nước thống nhất, “bên thắng cuộc” chỉ nên cầm quyền một thời gian để ổn định tình hình, rồi dần dần tổ chức trả lại cho dân quyền chọn chính quyền. Lúc đó sẽ không có ai đúng ai sai, ai hợp lý ai không hợp lý, mà chỉ có đường lối chính trị nào được dân lựa chọn. Dân chúng chỉ có thể phát triển cho mình và phát triển đất nước với một chính thể và chính quyền do mình lựa chọn. Điều này hết sức hợp đạo lý và đạo nghĩa. “Bỏ qua vấn đề này là vô đạo và tội lỗi”.
Điều gởi gắm thứ bảy: “Xây dựng hình thành một nguồn nhân lực tối quan trọng của Dân của Nước hôm nay”. Đó là “hình thành một “Tam Bảo Mới” của Dân Tộc: Lớp trí thức hiền tài, Lớp doanh nhân cấp tiến, và Lớp chính khách nhân văn”
Điều tâm đắc của tôi: Ông Mai có đề nghị “việc hàng đầu trong chính sách phải là “bái trí vi sư” – lạy trí thức tôn họ làm thầy, cớ gì những người chỉ lớp ba, lớp bốn mà đi đâu cũng dạy dỗ thiên hạ?”
Đề nghị rất hợp lẽ thường này lại là bất khả thi dước chế độ độc tài toàn trị!
Bởi vì tính trí thức đối lập toàn diện với tính độc tài toàn trị, do đó chế độ này rất sợ “trí thức hiền tài”! Cho nên không chỉ không cho “trí thức hiền tài” xuất đầu lộ diện, chế độ này còn vu khống, bôi đen cả bầu không chính trị nước nhà. Mỗi khi có người tài và khẳng khái xuất hiện, thay vì hợp tác hay tranh luận công khai, chế độ lại tập trung mấy trăm tờ báo chính thống lu loa vu khống người đó tham tiền, tham quyền, tham danh… Môi trường chính trị của một nước vốn là nơi người trí thức hiền tài cạnh tranh nhau về tầm nhìn, về chiến lược quốc gia… để dân chúng chọn lựa, với chế độ cộng sản thù ghét tri thức, lại là nơi chỉ để chèn ép, cướp giựt nhau danh lợi, bạc tiền!
Dưới một chính thể như vậy, làm sao “hình thành một “Tam Bảo Mới” của Dân Tộc”?
Điều tâm đắc chung nhất của tôi:
Ông Mai không nói trực tiếp ra, nhưng qua những gì ông trình bày trong Bảy Điều Gởi Gắm Cho Sài gòn của ông, tôi cảm nhận:
1) Các điều ông gởi gắm mong chờ, nếu thực hiện được, sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy Việt Nam phát triển mọi mặt và bảo vệ nền tự chủ cho đất nước.
2) Việc đạt được các điều ông gởi gắm mong chờ đang gặp trở ngại rất lớn từ chính thể hiện tại. Từ trong bản chất, các điều này đều có mâu thuẫn lớn với căn bản của chính thể hiện nay. Tính độc tài toàn trị của chính thể này là trở ngại chính ngăn cản Sài-gòn nói riêng và Việt Nam nói chung thiết lập các nền tảng sống nghĩa tình, dân chủ, tự do, bình đẳng, trí thức, khoa học…
2) Do đó, đây là trở ngại “Việt Nam nhất định phải vượt qua”, và “Sài gòn hãy đi đầu trong cả nước”, để tổ quốc sống còn, để dân tộc mạnh giàu, no ấm. Muốn vượt qua, Việt Nam “phải lột xác, phải chuyển kiếp, phải vươn lên một nhân cách mới, thay đổi bản chất con người, bản chất xã hội, cả cái bản chất của chế độ”.
Vâng, điều tâm đắc chung nhất của tôi là Việt Nam Nhất Định Phải Vượt Qua. Và tôi tin rằng Việt Nam Chắc Chắn Sẽ Vượt Qua!
Xin cám ơn ông Nguyễn Khắc Mai!
Trần Quí Cao
24.10.2015
Tiến hóa thì phải đào thải . Các lãnh tụ CSVN bỏ bộ đồ đại cán lúc nào và thay vào đó là âu phục hệt các chính khách phương Tây . LĐ CSTQ còn mặc y phục Mao trạch Đông chứ VN chẳng còn ai mặc kiểu ô. HCM . Không ai nhắc đến ? Đó là một cái tiến bộ , một cái đào thải tự nhiên . Chế độ CSVN rồi cũng thế . Những VK hải ngoại mỗi năm gửi về nước hàng tỉ đô mà lại chẳng có chỗ ngồi nào trong guồng máy cai trị . Lạ thật . Lạ cho cả hai phía , người gửi và người nhận ! Trước đây it người biết việc con cái nhà CB du học rồi tìm cách ở lại nước ngoài, CB mua nhà ở nước ngoài ( ở các nước TB thì đúng hơn ) . Nay thì cả XH đều biết . Cái XH kiểu XHCN nửa vời này phục vụ cho ai . Bây giờ cả thế giới đều biết . Vậy thì cái gì không còn hơp qui luật tiến bô nó sẽ biến đi . Tiệm tiến thì ôn hòa ,bừng phát thì vũ lực . Các nhà LĐ csVN đừng giả ngây giả điếc nữa . Bỏ đi cái CNXH vớ vỉn đi như bỏ bộ đồ đại cán thay bằng bộ đồ phương Tây vừa sang vừa đẹp !
Trả lờiXóaCòm quá hay! Thank you.
XóaCó nước nào tự cổ chí kim nuôi hệ thống cầm quyền kép vừa Đảng vừa NN ? Chỉ có ở CH XHCN VN hiện tại . Có nước nào mà cứ Đảng cử Dân bầu . Thật hình thức và tôn tiền . Dân Saigon qua những thời kì chống NĐD , chống Thiệu-Kỳ-Khiêm , ủng h65 SVHS xuống đường chống độc tài , để mong có một chế độ không còn độc tài . Vậy mà sau 30/4/75 , dân Saigon được gì ? Được một chế độ độc tài hơn gấp nhiều lần hai nền Công Hòa của VNCH . Dân Saigon ngã ngửa . Bây giờ mặc dầu dân Saigon mới từ miền Bắc vào, nhưng sinh sống ở Saigon họ biến chất , chẳng còn rặt như khi ở trong XH miền Bắc . Ngay LĐ TpHCM không thấy ô. bà nào đội nón cối khi công tác với dân chúng . Các ông như BT Lê Thanh Hải, Ct Lê Hoàng Quân mà đội nón cối như CBCC miền Bắc chắc Dân Saigon có cảm giác khang khác !
Trả lờiXóaTôi người bắc kỳ nhưng cũng mong mỏi như ý kiến cụ Mai và bác Quí Cao. Tôi vẫn tin người Sài Gòn sẽ làm và làm được 7 điều gửi gắm này để cho các địa phương khác noi theo , phá những ràng buộc vớ vẩn viển vông kia đi !
Trả lờiXóa