Thứ Tư, 28 tháng 10, 2015

VOA: MỸ ĐIỀU TÀU CHIẾN TỚI TRƯỜNG SA, TRUNG QUỐC NỔI GIẬN

Mỹ điều tàu chiến tới Trường Sa, Trung Quốc nổi giận

27-10-2015

Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen trong khu vực Thái Bình Dương (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp). Nguồn: Reuters
Tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Lassen trong khu vực Thái Bình Dương (ảnh do Hải quân Mỹ cung cấp). Nguồn: Reuters
Trung Quốc đã giận dữ phản đối Hoa Kỳ đưa tàu khu trục USS Lassen tới áp sát các hòn đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Biển Đông.
Chính quyền Bắc Kinh cho biết đã cảnh cáo và theo đuôi chiến hạm có trang bị tên lửa dẫn đường của Hoa Kỳ hôm nay, 27/10.
Theo các quan chức Mỹ, trong chuyến đi kéo dài vài tiếng đồng hồ, tàu USS Lassen đã tiến vào khu vực biển 12 hải lý tại bãi đá Vành Khăn và Subi ở Trường Sa.
Đây là bước đi đầu tiên của Mỹ nhằm khẳng định quyền tự do hàng hải ở biển Đông, trực tiếp thách thức Trung Quốc, và theo các nhà quan sát, nhiều khả năng sẽ làm leo thang căng thẳng.
Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói rằng Bắc Kinh đã theo dõi, theo đuôi và cảnh cáo chiến hạm USS Lassen khi tàu này tiến vào vùng lãnh hải gần các hòn đảo và bãi đá ở Trường Sa một cách “trái phép” và không được sự cho phép của Trung Quốc.
“Trung Quốc kiên quyết phản đối các hành động khiêu khích có chủ ý của bất kỳ nước nào,” thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết.
Sau đó, trong cuộc họp báo hàng ngày, phát ngôn viên Lục Khảng của Bộ này nói rằng nếu Hoa Kỳ tiếp tục “gây căng thẳng trong khu vực”, Trung Quốc có thể sẽ đi tới kết luận rằng nước này cần phải “gia tăng và tăng cường khả năng phù hợp”.  
Ông Lục không nói rõ việc tăng cường đó là gì, nhưng cho biết ông hy vọng là Bắc Kinh sẽ không phải làm điều đó. Tuy nhiên, bình luận của ông cũng ám chỉ rằng Trung Quốc có thể tăng cường thêm nữa sự hiện diện quân sự trên biển Đông. Ông này nói thêm:
“Trung Quốc hy vọng sẽ sử dụng tất cả các biện pháp hòa bình để giải quyết mọi tranh chấp, nhưng nếu Trung Quốc phải đáp trả thì thời điểm, biện pháp và nhịp độ của sự đáp trả này sẽ được quyết định dựa trên mong muốn và nhu cầu của Trung Quốc”.
Một quan chức quốc phòng của Mỹ được các hãng thông tấn phương Tây trích lời nói rằng các chuyến đi trinh sát của tàu chiến Hoa Kỳ sẽ được thực hiện thường xuyên và sẽ diễn ra trong vòng vài tuần nữa, và có thể được tiến hành gần những nơi mà Việt Nam và Philippines đã xây dựng trên Trường
Sa.
Nhận định về hành động mới nhất của Mỹ, Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường, chủ tịch một cơ quan nghiên cứu tư nhân mới thành lập có tên gọi Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Phát triển Quan hệ Quốc tế ở Hà Nội, nói rằng đây là “một chuyến đi mang tính biểu tượng để mà bảo vệ lợi ích của Mỹ về tự do hàng hải, và phục vụ cho việc ổn định cũng như giữ nguyên trạng biển Đông”.
Việt Nam chưa lên tiếng phản ứng sau khi Hoa Kỳ điều tàu vào Trường Sa. Về sự dè dặt này, ông Trường nói thêm:
“Im lặng là đồng ý còn gì. Mỹ có ở cạnh sát Trung Quốc mấy nghìn cây số đâu. Việt Nam là nước có đường biên giới núi liền núi, sông liền sông thì phải có phát ngôn một cách thận trọng. Việc này, Mỹ đã thông báo vài tuần rồi. Trung Quốc lên tiếng phản đối, còn Việt Nam về chính thức là im lặng. Im lặng tức là đồng ý còn gì. Mỹ là cường quốc, có sức mạnh, nên làm những chuyện đấy là làm được. Chứ ta, Việt Nam, chả lẽ lại gây thêm những cái phức tạp cho Trung Quốc? Muốn ổn định là phải đi với Trung Quốc, và muốn phát triển là phải đi với các nước lớn để dùng làm đòn bẩy trong quan hệ với Trung Quốc. Và để phát triển kinh tế nữa thì phải đi với Mỹ, Nhật Bản, EU và với Trung Quốc. Mình phải tính, phải dựa vào lý trý chứ không thể dựa vào tình cảm được. Theo tôi, quan điểm chính thức của Việt Nam là rõ rồi. Việt Nam ủng hộ tự do hàng hải, và bất cứ hành động nào duy trì hòa bình, ổn định và nguyên trạng biển Đông. Và Mỹ cũng nhiều lần tuyên bố là Mỹ sẽ hành động theo luật pháp quốc tế. Việt Nam cũng chấp nhận là phải hành động theo luật pháp quốc tế. Về cơ bản thì quan điểm của Mỹ và Việt Nam là nhất trí với nhau. Chính quyền Mỹ người ta hiểu lập trường của Việt Nam, cái vị trí địa chiến lược của Việt Nam là vô cùng khó, vô cùng tinh tế, chịu sức ép rất lớn, hàng ngày, hàng giờ của Trung Quốc, thì mình phải tính cho kỹ là ở chỗ đó. Việt Nam tính toán một cách có trách nhiệm, chứ không phải là sợ Trung Quốc hay là không sợ Trung Quốc”.
Trong khi đó, Philippines, một trong các quốc gia mạnh mẽ phản đối các hoạt động của Trung Quốc ở biển Đông, hoan nghênh hành động của Mỹ. Tổng thống Philippines tuyên bố:
“Việc Mỹ đi qua các vùng biển tranh chấp này là để chứng tỏ là các nguyên tắc về tự do hàng hải là như thế nào, và họ hành động như vậy để không có việc thay đổi nguyên trạng trên thực địa.”
Nhật Bản, quốc gia cũng có tranh chấp chủ quyền lãnh hải với Trung Quốc nhưng là trên biển Hoa Đông, một lần nữa lặp lại quan ngại về hành động của Trung Quốc ở các vùng biển tranh chấp.
Khi được các hãng thông tấn hỏi về phản ứng đối với hoạt động của tàu khu trục USS Lassen, Chánh văn phòng Nội các Nhật Yoshihide Suga cho biết đang phối hợp chặt chẽ với Mỹ để nhận các thông tin tình báo.
Trong khi đó, một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Australia nói rằng chính quyền Canberra mạnh mẽ ủng hộ quyền của mọi nước “về tự do hàng hải, tự do bay bên trên biển Đông, theo luật pháp quốc tế”, nhưng nói thêm rằng “Australia không liên quan tới hoạt động hiện thời của Hoa Kỳ ở biển Đông”.
Tàu khu trục USS Lassen từng do Hạm trưởng người Mỹ gốc Việt Lê Bá Hùng chỉ huy từ năm 2009 tới năm 2010. Tàu này từng tới thăm Đà Nẵng vào tháng 11/2009.
Lần cuối cùng tàu hải quân Mỹ tiến vào khu vực phạm vi 12 hải lý mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở biển Đông là năm 2012.

8 nhận xét :

  1. Bây giờ ta khẳng định thêm một lần nữa thế nào là hổ giấy hay thắng đế quốc lớn của các sản.
    Nhục nhất là kẻ cướp bạn vàng đã cướp đất cướp biển, có người ngoài đến dọa thách đố mà thằng người nhà biến thành hến may mắt lại không giám nhìn, thế nhưng họp ở đâu cũng oang oang lem lẻm đạo đức tài tình cho dân tộc mùa xuân. thật phỉ nhổ.

    Trả lờiXóa
  2. Mới đi vờn bên ngoài ổ kiến lửa mà lồng lộn lên như đỉa phải vôi . Lỡ nổ một quả tên lửa chắc vui lắm ! Để xem BK làm gì nữa ?

    Trả lờiXóa
  3. "Nổi giận" trong phòng lạnh á?! He, he....

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chứ sao. Giận run cả người... Hê, hê!...

      Xóa
  4. Trung cộng càng nổi giận. HK càng nên làm mạnh và thường xuyên hơn để chứng tỏ rằng, mình mãi mãi là cường quốc số 1 trên thế giới, không một kẻ nào dám đụng vào, đồng thời cũng để "bù" vào sự nhát gan của chính "ông chủ" của các đảo này.
    Sắp tới họ Tập sang VN chỉ đạo thằng em về nhiều mặt. Nếu vào dịp này mà có tầu chiến của HK lượn vòng một lượt cả 7 đảo và đá mà Tầu cộng chiếm của VN rồi cải tạo bất hợp pháp, thì hay biết mấy. Dân VN sẽ vỗ tay rần rần để hoan hô...Tập!

    Trả lờiXóa
  5. Mỹ đã nói là làm. Mà làm là rất phù hợp với luật biển QT. TQ bồi đắp từ những địa hình nằm dưới mặt nước biển để thành đảo và trước đó không có người sinh sống thì không được hưởng quy chế 12 hải lý. Hơn nữa các khu này doTQ chiếm đước từ VN thì việc tự do hàng hải là đương nhiên và vì là đương nhiên nên Mỹ không phạm luật. Vì đã không hưởng quy chế 12 HL thì ngày mai bất kể nước nào đi vào đây cũng coi như hải phận QT, không ai được dùng vũ lực. Thế thôi. TQ đã ký vào CU này nên phaỉ thực thi. Mỹ chưa ký nhưng MỸ cũng tôn trọng luật này. Tầu tức điên mà không làm gì được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất nhiên là thế, ai cũng có quyền đi qua mà Tàu chẳng làm gì được. Trừ nước duy nhất luôn khẳng định “chủ quyền không thể chối cãi” của mình thì im thin thít, không dám bén mảng lại gần.

      Xóa
  6. Ý đồ đen tối nên mới muốn che dấu . Ý đồ của BK là ý đồ của kẻ cướp mà lại muốn dùng nơi cướp được làm bàn đạp đe doạ nước khác . Việc làm của họ mâu thuẫn với chính lời nói của họ . Ô. Tập, ô. Vương tuyên bố Trường Sa là của TQ từ ngàn xưa . Bãi đá mà TQ chiếm được là những bãi đá ngầm họ làm cho nó nổi lên rồi biến thành căn cứ quân sự . Việc đó các nước khác nhất là Mỹ không chịu được phải tới xem nó làm gì ? Việc làm của TQ đe doạ an toàn hàng hải quốc tế . Việc làm của TQ ngang nhiên thách thức cả thế giới . TQ coi không có nước nào đủ lực khiêu khích dám đến coi họ làm gì trên đó . Đúng vậy không có nước nào dám đơn phương điều tầu chiến đi qua vùng biển bất an này nhất là từ khi có ông kẹ TQ chắn ngang .
    Việc làm của TQ có khác nào một tên côn đồ ra chiếm ngang đường qua lối lại của chung rồi hung hăng tuyên bố đó là vùng của tôi , ai muốn đi qua phải có phép của tôi ! BK tạo ra một lô cốt ở đó và ngang ngược như thế . Không riêng Mỹ thấy ngứa mắt mà các nước khác nhất là Nhật không lẽ phải quị luỵ trước thói côn đồ này , nhưng Nhật còn tạm thời bị trói tay vì HP chưa cho phép . Quả bóng đến chân Mỹ . Không thể tha thứ cho hành vi xấc xược của BK . Phải đến tận nơi xem BK làm gì . Trước khi đó Obama đã long trọng đón Tập cận Bình ờ Nhà Trắng , đã đãi tiệc tôn trọng như thượng khách, trao đổi những vđ quan trọng , nhưng xem ra ô. Ct TQ chẳng coi Obama ra gì , coi như kẻ sắp rời ghế quyền lực, bèn chơi trò thấu cáy . Kẻ cướp luôn sợ bị vạch mặt . Mỹ đang vạch mặt kẻ cướp BK cho cả thế giói thấy !

    Trả lờiXóa