Thứ Hai, 5 tháng 10, 2015

BBC: VÌ SAO VIỆT NAM MỜI PHÁP VƯƠNG NHIỀU LẦN?

Vì sao VN mời Pháp Vương nhiều lần?

BBC
4-10-2015

.
Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã có gần một chục lần tới thăm Việt Nam thời gian qua theo lời mời của Chính quyền và Giáo hội Phật giáo do nhà nước VN hậu thuẫn.

Nhà cầm quyền Việt Nam đang tổ chức ‘rước đón’ một Pháp vương Phật giáo ở nước ngoài với mục đích ‘tuyên truyền’ là chính, trong khi vẫn ‘siết chặt và đàn áp tôn giáo’ ở trong nước là chính, theo lời một nhà vận động cho nhân quyền và tự do tôn giáo từ Pháp.


Trao đổi với BBC hôm 04/10/2015, nhân sự kiện Việt Nam mời vị Pháp vương Gyalwang Drukpa tới thăm nước này gần một chục lần liên tục trong vài năm trở lại đây và hiện tại vị cao tăng này đang có nhiều hoạt động ‘hoành pháp rầm rộ’, nhà nghiên cứu Phật giáo Võ Văn Ái từ Paris nói:

“Cái chuyện mời này hiển nhiên do nhà nước cùng với Giáo hội nhà nước mời, đối với chúng tôi những việc mời mọc như vậy nó mang thiếu tính chất tôn giáo, mà nó có nhiều tính chất tuyên truyền.”

Theo nhà vận động này, nhà nước Việt Nam đang muốn đưa ra một thông điệp phản biện những ý kiến cho rằng nhà nước cộng sản Vỉệt Nam lâu nay vẫn ‘đàn áp’ tôn giáo.

Ông Võ Văn Ái nói:

“Lời chứng minh của nhà cầm quyền Hà Nội là mời những vị sư hay mời những vị (chức sắc) tôn giáo lớn đến Việt Nam để chứng tỏ rằng nếu chúng tôi mời những vị mà là Pháp Vương, tức là Vua của Pháp, Vua của Giáo lý đạo Phật mà đến Việt Nam, thì làm sao có chuyện đàn áp Phật giáo hay đàn áp tôn giáo được.”

‘Hiển nhiên không có’

Nhân dịp này nhà nghiên cứu Phật học bình luận về danh xưng ‘Pháp vương’, ông nói:

“Từ Pháp Vương, Vương là Vua, đấy là sự tôn trọng về đạo cao, đức trọng của một người tu hành mà ở cấp cao nhất, vị cao nhất đó thường được gọi là Vua, có thế thôi.

“Chứ còn trong truyền thống lịch sử của Phật giáo thế giới, hay từ thời Đức Phật, thì không hề có chuyện có một cái chức gọi là Vương hay là Vua, cái đó không có.”

Và nhà vận động nói tiếp:

“Đạo Phật là vô ngã, không có một cái ngã nào, cái danh ấy, cái danh là không có rồi, nó giả danh hết cả, tôi nghĩ đây là do tín đồ họ tôn trọng một vị sư mà họ cho là cao nhất.

“Bây giờ trong thế sự này, người mà cao nhất thì người ta gọi là Vua, thì họ tôn vinh vậy thôi, còn cái việc vị đó có nhận hay không, thì cái đó tùy theo vị đó, còn nói trên mặt giáo lý, thì hiển nhiên chuyện đó không thể có được.”

Ứng xử hai mặt?

Trở lại với chuyến thăm của vị Pháp Vương Gyalwang Drukpa đang ở thăm Việt Nam, ông Võ Văn Ái bình luận:

“Chuyện mời thì chúng tôi luôn kính trọng việc mời, chứng tỏ rằng ít nhất trên bề mặt, người ta cũng tôn kính những vị Đạo sư, thì đó là vấn đề tốt.

“Nhưng mà đồng thời cho Phật tử ở trong nước, cho các tôn giáo Cao Đài, Hòa Hảo… họ được tự do sinh hoạt một cách độc lập, thì điều đó phải làm song song, thì mới thấy lòng tôn kính.

“Còn bây giờ tôn kính người nước ngoài, nhưng mà chà đạp người trong nước, những vị cao tăng, ví dụ như là đức Tăng Thống Thích Quảng Độ là một vị cao tăng, kể cả về kiến thức ngoài đời, cũng như kiến thức về Giáo lý của đạo Phật, tức là một bậc rất cao tăng.

“Thì tại sao không mời vị đó ra Hà Nội thuyết pháp đi, tại sao lại cứ luôn luôn quỵ lụy với người nước ngoài, nhưng mà đối với người cao tăng trí thức, hiểu biết ở trong nước thì lại chà đạp người ta, thì chúng ta không thể nào chấp nhận cái lối hai mặt như vậy được,” ông Võ Văn Ái nói với BBC.

Truyền thông nhà nước ở Việt Nam cho hay hôm 04/10, ‘hàng nghìn Phật tử cùng người dân Thành phố Hồ Chí Minh’ đón Pháp vương Gyalwang Drukpa và tăng đoàn của ông từ Ấn Độ sang, để truyền giảng thông điệp ‘sống giản đơn’ tại Chùa Vĩnh Nghiêm ở Sài Gòn.

Báo chí nhà nước cũng cho hay đã gần mười lần vị Pháp Vương tới Việt Nam trong thời gian vài năm trở lại đây theo lời mời của Giáo hội Phật giáo được nhà nước hậu thuẫn và thừa nhận, trong đó ngài đã nhiều lần được các lãnh đạo Đảng, nhà nước và Mặt trận Tổ quốc các cấp tiếp đón long trọng.
_______________
.
Ông Gyalwang Drukpa và tăng đoàn của ông từ Ấn Độ sang VN ngày càng nhiều và càng thành công trong việc bành trướng ảnh hưởng.

Xây tháp lớn, chùa lớn, du nhập các phép tu và các nghi lễ,  Gyalwang Drukpa ngày càng làm văn hóa Phật giáo thuần túy của Việt Nam bị lấn át và cứ teo dần đến khi bị thủ tiêu hết. 

Đáng ngại lắm thay! Nhưng không ai cảnh báo và không ai dám nói!

Về chính trị, Tễu không bàn, về Văn hóa, thì cũng đáng cảnh báo rồi!

6 nhận xét :

  1. "Pháp Vương" nghe nó tà tà làm sao ý!
    (1 Phật tử)

    Trả lờiXóa
  2. lĩnh nam chích quáilúc 10:32 5 tháng 10, 2015

    Còn vương nào nữa thì VN nên thỉnh mời thăm VN . VN là thiên đường của mọi ngai vua mà ! Pháp vương, ma vương, quỉ vương , bá vương có cả vãi vương !

    Trả lờiXóa
  3. Tôi nghĩ việc giao lưu văn hóa giữa các dân tộc, quốc gia với nhau là chuyện bình thường. Tiếp thu có chọn lọc và củng cố thêm bản sắc của người Việt thì càng tốt. Tôi chỉ lo PG Việt Nam tự thân bị mai một vì ảnh hưởng và lệ thuộc quá nhiều bởi nhà cầm quyền, không lo bị lụi tàn và xâm chiếm của bên ngoài. Lịch sử PGVN những ngày mở đầu có sự ảnh hưởng từ phương Tây, Sau ngàn năm Bắc thuộc vẫn giữ được sự độc lập của mình. Vai trò của nhiều cao tăng Việt trong quá trình hình thành tư tưởng và xây dựng nền tự chủ trong lịch sử VN đã ghi nhận rõ. PG đến từ phương Tây mới chính là cội nguồn nguyên thủy. Phải chăng để cân bằng với ảnh hưởng đến từ phương Bắc?

    Trả lờiXóa
  4. Phật giáo trong nước xuất hiện rầm rộ đủ các loại ma vuơng quỉ vương phá hại chánh Pháp của Phật, mượn danh Phật lừa đảo tâm linh dân lành, mượn cửa chùa làm chốn kinh doanh kiếm chác chưa đủ sao còn rước thêm tà vương ngoại quốc về? mang được gì hay tốt cho VN hay chỉ reo rắc mê tín? Đạo của Phái Thiền Trúc Lâm của Phật Trần nhân Tông đấy sao không học? hay đây là hình thức kinh doanh, quảng bá để đông đảo người đến hòng kiếm lợi nhuận, chia chác lời lỗ với nhau, chỉ khổ người dân nghèo không hiểu rõ chỉ biết ùa theo đám đông, thêm một khoản chi cho vấn đề tâm linh, cuối cùng khổ vẫn hoàn khổ.
    Nghe danh "Pháp Vương" đã thấy là tà sư, là phỉ báng Đức Phật rồi.

    Trả lờiXóa
  5. Sư sãi tông phái nào mà tóc tai dài thoòng như thổ phỉ?

    Trả lờiXóa
  6. Người tu hành lâu năm sắc mặt thường bình thản an nhiên tự tại, ông này cùng đám đệ tử trang phục lôm côm, khí sắc đầy dục vọng, tu hú chắc!

    Trả lờiXóa