Phạm Lê Vương Các:
Đính chính và lời xin lỗi
Trong bài tường thuật "“EM HÃY RÚT HỒ SƠ VÀ NGHỈ HỌC Ở TRƯỜNG NÀY ĐI”- người mà tôi làm việc hôm đó là Thầy Trưởng Khoa Đại học Liên thông - kiêm Phó Hiệu trưởng nhà trường, chứ không phải là Thầy Chủ Nhiệm Khoa.
Tôi học liên thông Luật kinh tế, nên Khoa Luật Kinh tế chỉ thực hiện công tác đào tạo chuyên môn, còn Khoa Đại học Liên thông sẽ thực hiện công tác quản lý hành chính.
Vì hôm làm việc, tôi chỉ nghe thầy dẫn lên giới thiệu là Trưởng Khoa mà không rõ là Khoa nào, vì vậy đã gây ra sự nhầm lẫn.
Sau khi đã xác minh lại bằng hình ảnh, người mà tôi làm việc hôm đó là thầy Thầy Trưởng Khoa Đại học Liên thông - kiêm Phó Hiệu trưởng nhà trường.
Qua đây tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến Thầy Chủ Nhiệm Khoa vì sự nhầm lẫn chức danh này.
NÓI VỚI THẦY CÔ
Để thụ hưởng quyền tự do học thuật, trong đó có việc tự do nghiên cứu và tự do giảng dạy luôn phải đòi hỏi quyền tự trị của các tổ chức giáo dục đại học.
Tự trị của các tổ chức giáo dục đại học, có thể ở nhiều mức độ khác nhau, nếu như không thể đuổi được các lực lượng chính trị ra khỏi học đường, thì chỗ đứng của nó phải là ở ngoài hành lang hoặc trong căn tin, chứ không thể là ở trong phòng học.
Gia nhập đảng phái chính trị là quyền của thầy cô, nhưng đừng dùng sự giảng dạy và nghiên cứu để lồng ghép tuyên truyền cho đường lối, chính sách của đảng phái mình và kêu gọi học trò tuân theo.
Chức năng của thầy cô không phải là đi tuyên truyền cho đảng phái chính trị mà là hướng dẫn học trò chạm tới mọi ngóc ngách của tri thức nhân loại và giải quyết các nan đề từ cuộc sống đang đặt ra.
Tuyên truyền, bản thân của nó cũng là một hình thức của nhồi sọ để mọi người nghe theo, điều này là phi khoa học và phi giáo dục.
Bỡi lẽ, khoa học chân chính và giáo dục ưu việt không bao giờ cần đến sự tuyên truyền, mà nó phải là phản tuyên truyền, biết phê phán và tranh luận.
Dẫn dắt học trò của mình với mục đích để mai này phục vụ cho một lực lượng chính trị là con đường ngắn nhất để biến học trò của mình thành một thứ công cụ quyền lực trong tay kẻ khác.
Một cậu bé lớp 8 đã diễn tả hiện trạng của nền giáo dục nước nhà bằng hai từ: "thối nát". Có bao giờ thầy cô tự hỏi nguyên nhân của sự sự thối nát đó bắt nguồn từ đâu hay chưa?
Bài viết rất hay. Nếu có điều kiện có lẽ em nên tìm học ở những ngôi trường khác chứ ko nên phí mấy năm với "mái trường xhcn" và những đối tượng không có tư cách nhà giáo như thế này.
Trả lờiXóaÝ của sinh viên trẻ rất đúng !
Trả lờiXóaXả hội hiện nay Mong sẻ có nhiều sinh viên trẻ ưu tú như Lê vương Cát có tầm nhìn va hiểu biết như thế thì Tốt cho VN trong tương lai mai sau
Trả lờiXóaBạn là một thanh niên có cá tính và lý tưởng ,nhưng theo tôi trong bài này bạn phải dùng từ là Thưa với Thầy Cô . Vì trong đó có rất rất nhiều Thầy Cô tốt và rất thương học trò...
Trả lờiXóaMột sinh viên trẻ đầy dũng khí. Hãy cố lên bạn để nói nên bản chất thối nát của nền giáo dục xhcn. Chúc bạn có nhũng lựa chọn sáng suốt để đi tiếp con đường học vấn của mình, để phục vụ cho chính mình và xã hội.
Trả lờiXóaThầy, Cô luôn là những người đáng kính đáng trọng . Không thầy đố mày làm nên, vẫn là chân lý . Chẳng qua tại những người cầm quyền muốn biến thầy cô thành công cụ tuyên truyền của chủ nghĩa . Nếu là cái chủ nghĩa tốt đẹp mang lại Hạnh Phúc cho con người thì đó là điều rất tốt đẹp . Nền GD đào tạo ra những con người ngày càng văn minh hơn , tiến bô hơn , làm cho XH ngày càng tượi đẹp đáng sống hơn , thì đó chính là lí tưởng của GD .
Trả lờiXóaNhưng cũng bất hạnh cho VN, chủ nghĩa mà các nhà LĐ csVN đang nhồi nhét vào đầu ND là chủ nghĩa ,mục nát mà các nước XHCN trước đây đã từ bỏ nó, đã ném nó vào quá khứ không thương tiếc . Trường học VN lại được giao sứ mệnh đào tạo những con người XHCN , trở thành những CB của Đ , những người phục vụ và trung thành với Đ csVN ! Chủ nghĩa ấy với thầy cô bị ép trong khung quản lí của những CB Đảng để nhào nặn ra cái kết quả như Đ mong muốn lúc đầu là đấu tranh giai cấp dần dần là tham nhũng, là lợi ích nhóm, là CB giàu Dân nghèo . Sau cùng là một CNXH hoang tưởng trăm năm nữa chưa tới !