Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Hà Nội: ĐÓNG THUẾ NUÔI CÔNG AN ĐỂ LÀM GÌ?

Đọc xong hai bài báo này, cảm giác là nhục nhã và phẫn nộ. Nhục nhã vì HN là thành phố hòa bình, thủ đô văn hiến, thành phố xanh sạch đẹp, thanh lịch mà để bọn ma cô này hoành hành dữ dội ngay giữa thanh thiên bạch nhật, giữa trung tâm. Phẫn nộ vì mất tiền đóng thuế nuôi đám công an giữ an ninh trật tự mà một việc giữa ban ngày, cư dân phố cổ đều biết, biết "nhẵn mặt" mà Trưởng công an phường Hàng Buồm không biết. Sao các việc đàn áp, khủng bố, vu khống, theo dõi người biểu tình chống Tàu thì giỏi thế? Hay là công an quận Hoàn Kiếm bảo kê cho bọn ma cô này rồi?

Các ông Phạm Quang Nghị, Nguyễn Thế Thảo, Nguyễn Đức Chung nghĩ gì? 

___________
.
Đánh giày kiểu trấn lột ở phố cổ Hà Nội
Tiền Phong
12:53 ngày 10 tháng 09 năm 2015 


Đang tham quan phố cổ, Avy bỗng giật mình vì có người chỉ vào chân rồi lột luôn đôi dép quai hậu. Sau ít phút, cô phải trả 900.000 đồng cho vài mũi khâu.

 
Sau vài mũi khâu, chị Avy phải trả tới 900.000 đồng. Ảnh cắt từ clip

11h trưa, đang đi bộ trên phố Hàng Đào (Hoàn Kiếm, Hà Nội), chị Avy (du khách đến từ Australia) giật nảy người vì một thanh niên nhỏ thó lao từ vỉa hè ra chộp lấy chân. Cô gái chưa kịp hiểu chuyện gì thì anh này đã dùng keo dán vào quai và đế dép. Sau đó người này đòi 900.000 đồng cho vài đường khâu. "Tôi thực sự bị sốc, số tiền đó còn đắt hơn đôi dép tôi mua ở Australia", Avy ấm ức nói.


Cách đó không xa, bà Helen, du khách Na Uy, buộc phải trả 500.000 cho một lượt đánh giày. "Đây thực sự là một trải nghiệm tồi tệ", bà giận dữ nói...

Theo điều tra của PV, quanh khu vực phố cổ, hồ Gươm thời gian gần đây xuất hiện đội quân đánh giày kiểu "chặt chém, trấn lột" tiền của khách du lịch. Chẳng cần biết du khách có nhu cầu hay không, bất cứ ai đi qua ngã tư Hàng Đào - Cầu Gỗ liền bị những thanh niên này chạy ra ôm chân và rút giày, dép. Sau đó, họ lấy dụng cụ như dao, keo dán và tự ý sửa trước sự ngạc nhiên của khổ chủ.

Giá mỗi lượt đánh, sửa giày phụ thuộc vào thái độ của khách, nếu gặp người hiền lành, họ không ngại "chặt chém" từ 300.000 cho đến cả triệu đồng. Còn khách cương quyết mặc cả cũng phải trả không dưới 200.000 đồng.

Du khách khi hiểu vấn đề thì đã muộn, đành rút ví ra trả tiền nhằm tránh rắc rối với nhóm người này.

 
Nam du khách to tiếng khi bất ngờ bị rút dép lúc đang đi dạo ở phố cổ. Ảnh cắt từ clip.
.
Sau tiếp nhận thông tin phản ánh, bà Nguyễn Thị Thùy, Trưởng ban chuyên trách Ban Văn hóa - Xã hội (HĐND Hà Nội) khẳng định, thành phố đang quyết tâm dẹp bỏ nạn chặt chém du khách vì những hành vi này không chỉ xấu hình ảnh thủ đô mà của cả Việt Nam. "Chúng tôi sẽ làm việc với Sở Du lịch về hiện tượng này", bà nói.

Đồng quan điểm, đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị An (Đoàn ĐBQH Hà Nội) đánh giá, hiện tượng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh đất nước, làm tổn hại đến môi trường văn hoá, môi trường du lịch và đầu tư.

Nữ đại biểu đề nghị chính quyền địa phương phải lập tức rà soát, xử lý những người có hành vi "chặt chém" du khách sau đó công khai hình ảnh. Thành phố cũng cần tăng cường hệ thống camera tại các khu vực có đông du khách.

"Hành vi này phải bị khép vào tội lừa đảo, không chỉ xử lý hành chính mà phải xử lý hình sự. Bởi nếu nhẹ tay, kẻ lừa đảo nhờn luật. Họ dạt đi đâu đó một thời gian rồi quay lại", bà An nói.

Sau khi xem clip, trung tá Nguyễn Ngọc Linh - Trưởng công an phường Hàng Buồm (Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho biết, không chỉ những người đánh giày "chặt chém" khách Tây, mà ở phố cổ, nhiều phụ nữ gánh hàng rong, bán hàng lưu niệm cũng chèo kéo, ép giá du khách.

Tuy nhiên, công an phường Hàng Buồn chưa xử lý được vì không có du khách nào phản ánh khi bị cưỡng đoạt tài sản. “Do không có bị hại nên việc xử lý những người này gặp khó khăn”, trung tá Linh nói.

Theo Zing
_________

Công an nói gì về đội quân 

"đánh giày kiểu trấn lột" ở phố cổ

Tiền Phong
13:45 ngày 11 tháng 09 năm 2015 


Trưởng công an phường Hàng Buồm cho biết, công an chưa gặp nhóm thanh niên trong clip . Tuy nhiên, nhiều người dân phố cổ khẳng định, họ "nhẵn mặt" với những kẻ này.

 
Nam thanh niên đòi đòi tiền sửa dép gấp hàng chục lần 
với hai nữ khách người Hàn Quốc. Ảnh: Hoàn Nguyễn/Zing

Sau khi xem clip về "đội quân đánh giày kiểu trấn lột" khách nước ngoài, trung tá Nguyễn Ngọc Linh - Trưởng công an phường Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho hay, thực trạng du khách bị chèo kéo, ép giá tồn tại nhiều năm qua trên địa bàn. Dù kế hoạch đảm bảo an ninh trật tự, xử lý đánh giày, gánh hàng rong thường xuyên được thực hiện nhưng, nhưng trung tá Linh cho biết, công an chưa từng gặp nhóm thanh niên xuất hiện trong clip.

Tuy vậy, theo ghi nhận của phóng viên, nhiều người dân ở phố cổ đều biết mặt. Chị Xuân Hoa (34 tuổi, phố Mã Mây) cho biết, nhóm này không chỉ chặt chém giá đánh, sửa giày mà thường xuyên trộm đồ của khách. Khi thấy du khách đi giày đẹp, đắt tiền, nhóm này chào mời, chèo kéo đánh bóng. Lợi dụng quán đông người, khách mải nói chuyện, họ giấu vào túi và lẩn ra ngoài trao giày cho đồng bọn rồi rời đi.

"Nhiều Việt kiều, thậm chí ngay cả những người sống ở Hà Nội cũng từng là nạn nhân của những kẻ đó. Một số khách bức xúc, truy tìm nhưng bất thành", chị cho hay.

Theo trung tá Nguyễn Ngọc Linh, "nếu được chứng minh được thì đây là hành vi cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản và gian dối với khách hàng.Vị Trưởng công an phường cho biết, hơn hai năm trở lại đây, chưa có du khách nước ngoài nào tới công an phản ánh việc bị "chặt chém". Phần lớn, họ là người đi du lịch, ở tạm thời vài ngày nên không khai báo với cơ quan chức năng.

"Do không có bị hại nên việc xử lý những đối tượng này gặp khó khăn", trung tá Linh nói.

Cũng theo ông, khi công an tuần tra, kiểm soát chặt, nhóm người hành nghề đánh giày, bán hàng rong chèo kéo khách dạt đi nơi khác, rồi một thời gian sau quay trở lại. Một số trường hợp, công an bắt được chỉ xử lý vi phạm hành chính vì họ không có chứng minh nhân dân, không khai báo tạm trú, tạm vắng.

Trước đó vài năm, Công an quận Hoàn Kiếm đã lập hồ sơ về nạn hàng rong đeo bám, chặt chém, lừa đảo và trộm cắp chiếm đoạt tài sản của du khách nước ngoài.

Cụ thể, khu vực đền Ngọc Sơn, nhiều người mời chào du khách mua tranh ảnh, đeo bám và ép khách mua bằng được, trong lúc đó lợi dụng khách sơ hở để móc túi.

Khu vực Hàng Buồm, xung quanh các quán bar, một số cô gái đi xe máy gạ gẫm khách massage, bán dâm để lừa khách lên xe, sau đó đưa khách đến khu vực vắng người để chiếm đoạt tài sản hoặc lợi dụng móc túi khách. Nếu khách chống cự thì các cô này gọi đồng bọn nam đến đe doạ.

Khu vực Hàm Cá Mập và chợ đêm, nhiều kẻ trộm cắp tập trung thành nhóm theo dõi và đeo bám khách để móc túi. Tài sản của khách nhanh chóng được chúng chuyền tay nhau tẩu tán.

Một số tuyến phố trong khu phố cổ như Hàng Bông, Hàng Gai xuất hiện các thanh niên đi xe máy giật túi xách của khách hoặc đóng giả là người của tổ chức từ thiện ép khách phải quyên góp tiền bạc.

Theo Zing


8 nhận xét :

  1. Con người mới XHCN đây mà!

    Trả lờiXóa
  2. "Theo trung tá Nguyễn Ngọc Linh, "nếu được chứng minh được thì đây là hành vi cưỡng đoạt, hủy hoại tài sản và gian dối với khách hàng.Vị Trưởng công an phường cho biết, hơn hai năm trở lại đây, chưa có du khách nước ngoài nào tới công an phản ánh việc bị "chặt chém". Phần lớn, họ là người đi du lịch, ở tạm thời vài ngày nên không khai báo với cơ quan chức năng.

    "Do không có bị hại nên việc xử lý những đối tượng này gặp khó khăn", trung tá Linh nói.

    Cũng theo ông, khi công an tuần tra, kiểm soát chặt, nhóm người hành nghề đánh giày, bán hàng rong chèo kéo khách dạt đi nơi khác, rồi một thời gian sau quay trở lại. Một số trường hợp, công an bắt được chỉ xử lý vi phạm hành chính vì họ không có chứng minh nhân dân, không khai báo tạm trú, tạm vắng."
    Chán . Chả buồn nói ......

    Trả lờiXóa
  3. Cái ác hoành hành công khai ( đến tết Công gô mới gặp được ai để phản ánh ) .
    Làm điều thiện vì Tổ quốc vì dân tộc ( huy động cả hệ thống và côn đồ ra tay dẹp ) .

    Trả lờiXóa
  4. Công an VN vào loại giỏi trong việc điều tra các vụ án, trong việc đàn áp, bắt bớ người biểu tình yêu nước và dân oan. Hàng chục máy quay chĩa vào người biểu tình để "nhớ mặt". Thế mà vụ việc bọn chặt chém ở phố cổ HN thì công an lại lờ tịt, mặc dù họ biết rất rõ và nhẵn mặt bọn này.
    Một điều mà lâu nay người dân HN biết rõ là, CA chỉ đến những nơi nào có "mầu". Thí dụ như nhà hàng, nhà nghỉ, các hộ kinh doanh. Có những viên CSKV cứ định kỳ lại đến những nơi nhất định để "thu tô", vì các khổ chủ không nộp không được.
    Dưới thời Nghị, Thảo, HN đã trở thành địa phương bê bối nhất, lộn xộn nhất và cũng "bẩn thỉu" nhất (cả nghĩa đen và nghĩa bóng).

    Trả lờiXóa
  5. Những thằng đánh giầy không ăn được tất cả số tiền đó đâu,bọn chúng phải nuôi bọn công an thì mới tồn tại được như vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bác nói đúng như người trong cuộc

      Xóa
  6. Cái tựa bài : Hà Nội: ĐÓNG THUẾ NUÔI CÔNG AN ĐỂ LÀM GÌ? không cần xem bài viết, cũng trả lời ngay : Để chống biểu tình, chông dân oan, chống diễn biến hoà bình chứ gì ! Có thế cũng hỏi .

    Trả lờiXóa
  7. "Do không có bị hại nên việc xử lý những đối tượng này gặp khó khăn"!
    Đ.M. đúng là nói như vẹm!
    Không có công an đỡ đầu thì bố bảo những thằng du đãng ép riu này dám trấn lột du khách nước ngoài và cả người dân khu phố cổ Ha Nội, công khai giữa ban ngày như vậy!

    Trả lờiXóa