Loạn chữ Tàu trong các hang động trên vịnh Hạ Long:
Di sản thiên nhiên thế giới bị bôi bẩn
Di sản thiên nhiên thế giới bị bôi bẩn
Nguyễn Hùng
Lao Động số 209 (11/09/2015)
.
Nhiều chữ được viết bằng mực hoặc sơn nhưng rất khó tẩy xóa do ở cao hoặc mực,
sơn đã “chết” vào đá.
Một số hang động nổi tiếng trên vịnh Hạ Long, như Thiên Cung, Đầu Gỗ, Sửng Sốt… hiện có khá nhiều chữ Trung Quốc được khắc, vẽ trong hang. Trong đó, hang Đầu Gỗ có lượng chữ Trung Quốc nhiều nhất - chữ ở khắp mọi nơi, trên vách đá, trên những khối đá giữa hang và cả trên trần hang… Điều đáng nói là cơ quan quản lý vịnh Hạ Long - nơi được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới - lại không biết những chữ trên có từ bao giờ, nội dung gì…
Tâm điểm hang Đầu Gỗ
Trong hệ thống hang động trên vịnh Hạ Long, thắng cảnh hang Đầu Gỗ là một trong những điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất. Người Hòn Gai đã lưu truyền câu ca dao: “Hòn Gai có núi Bài Thơ/Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên”. Hang Đầu Gỗ cũng được người Pháp tôn là “Động của các kỳ quan”.
Theo các nhà khoa học, hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa. Cấu trúc hang toát ra một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh...
Năm 1918, vua Khải Định nhân chuyến đi kinh lý đã ra vịnh Hạ Long chơi và lên thăm hang Đầu Gỗ. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, nhà vua đã cho làm thơ và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ.
Tháng 10.1957, trong chuyến về thăm khu Hồng Quảng, Bác Hồ đã tới tham quan và rất thích thú với vẻ đẹp của hang Đầu Gỗ.
Điều ngạc nhiên là bên cạnh những vần thơ Hán Nôm của vua Khải Định được khắc trên bia đá dựng ngay trong hang Đầu Gỗ thì xuất hiện trên vách đá nhiều dòng chữ viết bằng sơn ngay vách hang mà hầu hết những nhân viên của Ban Quản lý vịnh Hạ Long đều không rõ về lai lịch và thậm chí nghĩa của những dòng chữ Trung Quốc này.
“Có nhiều chữ ở những vị trí rất khó, như ở trên trần hang thì không hiểu họ viết thế nào?” - một nhân viên thắc mắc. Chúng tôi đã cố đi tìm hiểu qua những người được đánh giá là có chuyên môn, nhưng câu trả lời đối với những chữ Trung Quốc trong các hang động trên vịnh Hạ Long cũng chỉ là phỏng đoán.
Theo một chuyên gia nghiên cứu văn hóa, những dòng chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ có thể do công nhân Trung Quốc viết vào khoảng năm 1998, khi họ sang thực hiện dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong một số hang động trên vịnh Hạ Long.
“Nhiều dòng chữ ở vị trí cực khó, như trên nóc hang cao chót vót, vách hang thẳng đứng. Có lẽ khi họ lắp thiết bị chiếu sáng ở những vị trí đó tiện tay viết luôn, chứ không ai rảnh rỗi hoặc có đủ khả năng trèo lên viết nếu không có máy móc, thiết bị hỗ trợ” - chuyên gia này phỏng đoán.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Hùng - nguyên Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long (giai đoạn 2002 - 2011) - những dòng chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ có trước thời điểm năm 1998.
“Tôi không rõ những chữ đó có từ bao giờ, nhưng theo tôi được biết, từ thời điểm tôi sang làm Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long năm 2002, những chữ đó đã có từ rất lâu rồi” - ông Hùng cho biết.
Một lý giải xem ra có lý: Những chữ đó phần lớn do du khách thực hiện khi đến thăm vịnh Hạ Long trước năm 1994 - thời điểm vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thời điểm đó về trước, thuyền buồm, thuyền chài vẫn tự do đưa du khách ra thăm vịnh. Khách thích làm gì thì làm, ở bao lâu cũng được vì không ai quản lý. Những chữ ở trên cao, theo phỏng đoán, có thể do những du khách chuyên leo núi viết.
Không thể để di sản thiên nhiên thế giới bị bôi bẩn
Theo các nhân viên quản lý hang, có những chữ khắc sâu vào trong đá, nhưng cũng có những chữ được viết bằng mực hoặc sơn, tuy nhiên rất khó tẩy xóa. Bà Phạm Thùy Dương - Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long - năm 2013, đơn vị này đã mời các chuyên gia của Viện Địa chất và Khoáng sản về giúp, nhưng vẫn không thể tìm được giải pháp hữu hiệu gì để tẩy những chữ đó, vì nhiều chữ khắc rất sâu, lại bôi màu lên.
“Chúng tôi cùng các chuyên gia đã nghiên cứu, khảo sát kỹ và thử một số giải pháp, trong đó có dùng một số chất hóa học để rửa nhưng không xóa được chữ. Không hiểu họ dùng chất gì để viết lên đá. Vừa rồi, chúng tôi mời chuyên gia địa chất của New Zealand giúp. Ông ấy có gửi một số phương pháp sang và đang thử nghiệm ở quy mô nhỏ nhưng có vẻ không hiệu quả” - bà Dương cho biết.
Một số ý kiến cho rằng, có thể dùng các biện pháp mạnh, như đục, khoan… để xóa chữ nhưng việc này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới mặt vách đá trong hang động.
Trong hệ thống hang động trên vịnh Hạ Long, thắng cảnh hang Đầu Gỗ là một trong những điểm thu hút khách tham quan nhiều nhất. Người Hòn Gai đã lưu truyền câu ca dao: “Hòn Gai có núi Bài Thơ/Có hang Đầu Gỗ có chùa Long Tiên”. Hang Đầu Gỗ cũng được người Pháp tôn là “Động của các kỳ quan”.
Theo các nhà khoa học, hang Đầu Gỗ như tập trung được một quần thể kiến trúc cổ xưa. Cấu trúc hang toát ra một vẻ đẹp cổ kính, hoang sơ và tĩnh mịch với nhiều cột đá, trụ đá, măng đá nhỏ nhắn, cao vút như muốn vươn tận trời xanh...
Năm 1918, vua Khải Định nhân chuyến đi kinh lý đã ra vịnh Hạ Long chơi và lên thăm hang Đầu Gỗ. Ngỡ ngàng trước vẻ đẹp thần tiên của tạo hoá, nhà vua đã cho làm thơ và bài tựa ca ngợi cảnh đẹp của non nước Hạ Long và hang Đầu Gỗ.
Tháng 10.1957, trong chuyến về thăm khu Hồng Quảng, Bác Hồ đã tới tham quan và rất thích thú với vẻ đẹp của hang Đầu Gỗ.
Lối vào hang Đầu Gỗ (vịnh Hạ Long).
Điều ngạc nhiên là bên cạnh những vần thơ Hán Nôm của vua Khải Định được khắc trên bia đá dựng ngay trong hang Đầu Gỗ thì xuất hiện trên vách đá nhiều dòng chữ viết bằng sơn ngay vách hang mà hầu hết những nhân viên của Ban Quản lý vịnh Hạ Long đều không rõ về lai lịch và thậm chí nghĩa của những dòng chữ Trung Quốc này.
“Có nhiều chữ ở những vị trí rất khó, như ở trên trần hang thì không hiểu họ viết thế nào?” - một nhân viên thắc mắc. Chúng tôi đã cố đi tìm hiểu qua những người được đánh giá là có chuyên môn, nhưng câu trả lời đối với những chữ Trung Quốc trong các hang động trên vịnh Hạ Long cũng chỉ là phỏng đoán.
Theo một chuyên gia nghiên cứu văn hóa, những dòng chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ có thể do công nhân Trung Quốc viết vào khoảng năm 1998, khi họ sang thực hiện dự án lắp đặt hệ thống chiếu sáng trong một số hang động trên vịnh Hạ Long.
“Nhiều dòng chữ ở vị trí cực khó, như trên nóc hang cao chót vót, vách hang thẳng đứng. Có lẽ khi họ lắp thiết bị chiếu sáng ở những vị trí đó tiện tay viết luôn, chứ không ai rảnh rỗi hoặc có đủ khả năng trèo lên viết nếu không có máy móc, thiết bị hỗ trợ” - chuyên gia này phỏng đoán.
Tuy nhiên, theo ông Ngô Hùng - nguyên Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long (giai đoạn 2002 - 2011) - những dòng chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ có trước thời điểm năm 1998.
“Tôi không rõ những chữ đó có từ bao giờ, nhưng theo tôi được biết, từ thời điểm tôi sang làm Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long năm 2002, những chữ đó đã có từ rất lâu rồi” - ông Hùng cho biết.
Một lý giải xem ra có lý: Những chữ đó phần lớn do du khách thực hiện khi đến thăm vịnh Hạ Long trước năm 1994 - thời điểm vịnh Hạ Long được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới. Thời điểm đó về trước, thuyền buồm, thuyền chài vẫn tự do đưa du khách ra thăm vịnh. Khách thích làm gì thì làm, ở bao lâu cũng được vì không ai quản lý. Những chữ ở trên cao, theo phỏng đoán, có thể do những du khách chuyên leo núi viết.
Không thể để di sản thiên nhiên thế giới bị bôi bẩn
Theo các nhân viên quản lý hang, có những chữ khắc sâu vào trong đá, nhưng cũng có những chữ được viết bằng mực hoặc sơn, tuy nhiên rất khó tẩy xóa. Bà Phạm Thùy Dương - Trưởng ban Quản lý vịnh Hạ Long - năm 2013, đơn vị này đã mời các chuyên gia của Viện Địa chất và Khoáng sản về giúp, nhưng vẫn không thể tìm được giải pháp hữu hiệu gì để tẩy những chữ đó, vì nhiều chữ khắc rất sâu, lại bôi màu lên.
“Chúng tôi cùng các chuyên gia đã nghiên cứu, khảo sát kỹ và thử một số giải pháp, trong đó có dùng một số chất hóa học để rửa nhưng không xóa được chữ. Không hiểu họ dùng chất gì để viết lên đá. Vừa rồi, chúng tôi mời chuyên gia địa chất của New Zealand giúp. Ông ấy có gửi một số phương pháp sang và đang thử nghiệm ở quy mô nhỏ nhưng có vẻ không hiệu quả” - bà Dương cho biết.
Một số ý kiến cho rằng, có thể dùng các biện pháp mạnh, như đục, khoan… để xóa chữ nhưng việc này có thể làm ảnh hưởng tiêu cực tới mặt vách đá trong hang động.
Các chữ Trung Quốc trong hang Đầu Gỗ.
Theo một du khách, khi đến thăm hang Đầu Gỗ đã chụp một số chữ đem về nhờ người biết chữ Trung Quốc dịch, nhưng chữ mờ, không dịch được hết; nhưng nội dung chủ yếu là về tình yêu hoặc khẳng định sự có mặt của mình ở Hạ Long, hay ca ngợi vẻ đẹp vịnh Hạ Long…
Dẫu không ai biết chính xác những dòng chữ Trung Quốc trong các hang động trên vịnh Hạ Long có từ khi nào và do ai viết, nhưng tất cả đều khẳng định: Không phải là chữ cổ.
Vì lẽ đó, khó có thể chấp nhận sự tồn tại, mà lại là sự tồn tại quá lâu của những dòng chữ đó ở một nơi đặc biệt như vịnh Hạ Long, dù chỉ xét riêng trên góc cạnh quản lý văn hóa đối với danh thắng này.
Mẹ cái bọn tàu . Nó chả tha chỗ nào mà không vẽ bậy . Đến như Kim tự tháp Ai cập nó còn bôi bẩn . Mà có khi chính bọn nó lại có chất tẩy rửa phù hợp cũng nên .
Trả lờiXóaThuê bọn Tàu sang làm các lối đi , bậc thang , tay vịn ....Phá hỏng hết cảnh sơ khai thiên nhiên bao đời , lại còn bôi bẩn bằng chữ lạ .Những vị nào thăm hang động của vịnh Hạ Long từ ngày xưa , bây giờ thăm lại chắc bàng hoàng đau xót .
Trả lờiXóaĐám du khách Tầu mỗi lần đi du lịch các nước trên thế giới đều làm ô uế những nơi họ đến dưới nhiều hình thức như báo chí đã từng phản ánh, trong đó có việc viêt, vẽ bậy lên các nơi danh lam thắng cảnh.
Trả lờiXóaSắp tới họ Tập sang VN, mấy ông ở Ba Đình đừng để hắn viết, vẽ bậy bạ gì ở khu vực mình "quản lý" nha!
Trả cứ người Tầu mới vô văn hóa như thế đâu, người Việt ta cũng không kém, cứ thử đi thăm mà xem, nào là anh yêu em, A love B, tập thể lớp này lớp kia có mặt ở đây ngày tháng năm... thôi thì đủ cả. Tầu nó viết bằng sơn còn dân ta viết bằng gạch, bằng bút xóa, bằng phấn. Nhìn chung rất sáng tạo trong việc biểu hiện sự vô văn hóa của mình.
Trả lờiXóaBác biết tiếng tàu dich xem bọn tàu nó viết gì vậy.
Trả lờiXóaNó bôi bẩn khắp thế giới!
Trả lờiXóaCộng đồng mạng khắp nơi đang xôn xao, thắc mắc về những chữ Trung Quốc đã được viêt trên đá tại vịnh Hạ Long, đặt biệt về ngữ nghĩa. Là một TS Hán Nôm, mong bác Diện bỏ chút thì giờ tìm hiểu và giúp cho. Thành thật cảm ơn bác trước.
Trả lờiXóaPhải cấm cửa bọn Tầu mới mong yên ổn, không chúng sẽ tự tay hoặc xui bẩy người VN phá hết những nơi đẹp đẽ linh thiêng của ta.
Trả lờiXóa