Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

GS NGUYỄN ĐĂNG HƯNG LÊN TIẾNG VỀ VIỆC BỔ NHIỆM GS, PGS


VÀI Ý KIẾN NHANH GỌN VỀ VIỆC BỔ NHIỆM 
PGS, GS Ở CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC 
GS Nguyễn Đăng Hưng

Quan điểm bất biến của tôi

Trước nhất tôi xin nhắc lại quan điểm tâm huyết của tôi từ hơn 20 năm nay khi tôi quan tâm đến nay nền giáo dục Việt Nam nhất là ở cấp đại học. Tôi luôn luôn cổ vũ cho việc cải tổ giáo dục Việt Nam nhất là việc thay đổi cách tổ chức hệ thống đại học cho phù hợp với xu thế hội nhập, nhanh chóng bắt kịp các nền giáo dục tiên tiến trên thế giới.


Trên cơ sở đó, tôi đã nhiều lần đề đạt ý kiến là Bộ GD&DT nên công nhận quyền tự chủ cho các trường đại học. Cách đây có một tuần các trên báo Đất Việt và trên đài RFA, tôi đã lập lại quan điểm này khi phải góp ý kiến về những bất cập đã xảy ra trong đợt tuyển sinh đại học cho niên khoá 2015-2016 vừa qua. Quyền bổ nhiệm các chức danh PGS, GS cũng nằm trong gói quyền tự chủ này.

Tuy nhiên, ở đây cần phải bàn thêm, cần phải có thời gian, nhất là cần phải có những quy chế phù hợp và chặt chẽ: Cải tổ nhưng phải bảo đảm tính kế thừa, không dễ dãi buông lỏng, khởi đầu cho những tiêu cực mới, có hại cho tương lai công cuộc đổi mới.

Tôi cho là nếu được quyền tự phong và bổ nhiệm phó giáo sư (PGS), giáo sư (GS) tại một trường X được công nhận thì nó cũng có thể xảy ra ở bất cứ các trường Y khác trong thời gian tới. Nếu có vài nét đặc thù đã xảy ra, ta nên xem xét trên bình diện khách quan để giải pháp đúc kết từ việc này sẽ có giá trị tích cực, giúp tránh được những hệ luỵ phổ quát về sau.

Điều cần nói thêm là về quy chế hiện hữu phong học hàm đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo áp dụng tại Việt Nam từ bấy lâu nay trong đó hội đồng học hàm quốc gia thực thi. Quy chế này kế thừa từ Liên Xô cũ, theo đó GS, PGS là những học hàm chung chung, không gắn liền với một trường đại học, một trung tâm nghiên cứu nào. Nó cũng không gắn liền với một nhiệm vụ cụ thể nào như môn giảng dạy chuyên môn và số tiết giờ tối thiểu, … Tôi đã từng đề nghị và tiếp tục ủng hộ quan điểm đổi mới là nên rà soát lại quy chế này và chỉ nên phong chức danh cho những ai có chân giảng dạy cụ thể tại các trường kèm theo những tiêu chí sáng tỏ khác như số lượng và chất lượng các công trình khoa học, vai trò và thành quả của ứng viên tại trường và trong xã hội với tư cách là nhà khoa học, nhà giáo dục.

Gần đây ít ra trong một số lĩnh vực khoa học tự nhiên, Hội đồng Chức danh nhà nước do Bộ GD&ĐT thành lập đã bắt đầu trẻ hoá đội ngủ, dần dần áp dụng những tiêu chí mới hiện đại hơn cho những đợt phong hàm gần đây và hiệu ứng tích cực này cũng đang dần dần lộ ra.

Theo tôi việc giao cho các đại học quyền bổ nhiệm nhân sự phải có tiến trình, chọn lựa địa bàn thí điểm phù hợp, nhất là đề xuất điều kiện, quy chế mới thật sự chặc chẽ cho việc thực hiện. Mọi quyền hành mời đều phải bao gồm nhiệm vụ mới, phương thức mới hầu đảm bảo hiệu quả có lợi cho nền giáo dục quốc dân chung cho cả nước. Hành động tuỳ hứng, mang tính lợi ích cục bộ hay cá nhân xuất phát từ cảm tính thiếu cân nhắc sẽ mang lại nguy cơ gây đổ vỡ, làm mất uy tín cho công tác cải tổ, mất lòng tin ở tiến trình đổi mới đại học.

Chưa đặt ra việc kiểm định mà lấy quyết định bổ nhiệm là hành động phản học thuật.

Ở các nước tiên tiến có nền gáo dục đại học vững mạnh, việc chọn lưa PGS, GS là việc của các đại học. Nước Bỉ cũng thuộc về các nước này. Tại Pháp cũng còn duy trì những Hội đồng chức danh cấp quốc gia cho từng ngành nhưng hội đồng này luôn luôn phối hợp chặc chẽ với các trường khi có yêu cầu chọn lựa và bổ nhiệm.

Tuy nhiên, quy chế bổ nhiệm các chức danh PGS, GS (hay các chức năng thấp hơn như trợ lý thường trực, giảng viên thường trực…) đều phải dựa vào một quy chế thống nhất áp dụng cho tất cả các trường, tất cả các ngành trong cả nước. Chính Bộ GD&ĐT là chỗ đưa ra quy chế thống nhất này sau khi tham khảo đầy dủ các chuyên gia quốc tế, đối chiếu các quy chế hiện hành ở các nước phát triển.

Nếu anh bổ nhiệm hay chọn lưa theo quy chế riêng là anh phạm luật. Nếu chưa có qui chế chung mà anh vội vã bổ nhiệm tuỳ hứng, tuỳ yêu cầu quyền lợi cục bộ, cá nhân là anh phạm luật. Điều này không cần bàn nhiều vì nếu trường nào cũng làm theo kiểu mình thì việc đương nhiên dẫn đến loạn trong việc bổ nhiệm, và bất cứ ai cũng sẽ thành PGS, GS…

Ở đây anh không thể nguỵ biện tự bào chữa là vì chính phủ chưa cấm nên tự bổ nhiệm thoải mái! Chức năng PGS, GS là một chức năng liên quan đến việc giáo dục đào tạo cho cả một ngành nghề, trực tiếp ảnh hưởng đến xã hội trong thời gian dài cả chục thế hệ sinh viên. Đây là tri thức dân tộc, là trí tuệ quốc gia.

Nếu anh hô lên tôi phạm luật gì khi tôi tự bổ nhiệm, xin thưa trước tiên anh phạm luật thô thiển nhất : phải là người đàng hoàng mới được đứng trên bục giảng. Luật này không phải ở tù nhưng nếu anh sai phạm là anh tự chấm hết!

Việc chính phủ các nước tiên tiến đều giao cho các trường đại học quyền bổ nhiệm nhân sự, rồi ban giám hiệu các trường giao cho các tổ chức cơ sở như Khoa hay Bộ môn tổ chức tuyển chọn nhân sự có những ưu điểm được trắc nghiệm qua hằng thế kỷ. Thậy vậy, không có cơ cấu nào nắm rõ thực tế hơn các cơ sở.

Đây chính là tinh thần thực thi dân chủ cơ sở.

Mọi chọn lựa ở xa hay bên trên có thể dẫn đến những bất cập, yếu kém thậm chí không đạt yêu cầu.

Nhưng giao cho cơ sở không có nghĩa là cơ sở muốn làm gì thì làm. Ở trên tôi đã nói đến những qui chế, tiêu chí mà cơ sở phải tuân theo.

Trước nhất bổ nhiệm nhân sự phải thông qua một quá trình công khai và chắc chẽ.

Việc áp dụng qui chế và tiêu chí phải thông qua một Ban kiểm định chuyên môn khách quan vô tư. Ban kiểm định phải bao gồm những thành viên chuyên gia có trình độ chuyên môn phù hợp với ngành nghề cần bổ nhiệm. Thông thường ban kiểm định không thể chỉ bao gồm người của trường mà phải có các thành viên chuyên gia đến từ các trường bạn, các trung tâm nghiên cứu, thẩm chí từ quốc tế.

Đó là điều kiện cho tính khách quan vô tư của Ban kiểm định.

Việc thành lập một Ban kiểm định trong quá trình bổ nhiệm là điều tối cần thiết cho phép ngăn ngừa những tiêu cực có thể xảy ra. Chưa đặt ra việc kiểm định mà lấy quyết định bổ nhiệm thì không phải là hành động đột phá mà chính là hành động phản học thuật, phá hoại sự nghiêm túc trong tổ chức đại học!

Vậy phải làm gì cho hợp lệ.

Tôi xin có đề nghị tóm lược sau đây:

Bộ GD&ĐT nên tham khảo các chuyên gia, các đại học tiên tiến nhanh chóng đề xuất quy chế cho việc trao quyền bổ nhiệm cho các trường ĐH. Nên cân nhắc là quy chế này phải bảo đảm tính kế thừa phát xuất từ quy chế cũ phong học hàm học vị hiện hành. Nên thống nhất chỉ có 1 chức danh cho cả nước. Không thể có chuyện hai ba thứ PGS, GS khác nhau. Không thể có chuyện một trường đòi bổ nhiệm GS cho trường mình và cho cả người ngoài trường, chẳng giảng dạy gì, chẳng có liên kết gì đặc biệt (trừ chức danh GS danh dự). Khi ai đó đề nghị việc này tôi xin họ giải thích thêm cho rõ vì việc này có thể kéo theo những động cơ kh6ng minh bạch.

1. Bộ GD&ĐT nên chọn những trường có mặt bằng cao nhất nước làm thí điểm, giao ưu tiên cho các trường ĐH mạnh, đủ tiêu chuẩn về năng lực học thuật, chuyên môn… Trong giai đoạn thí điểm, Bộ không buông lỏng mà phải có cơ chế theo dõi, kiểm tra từng trường hợp cá biệt.

2. Các trường trường chưa hội tụ đủ năng lực chuyên môn thật sự (thành viên giảng dạy cơ hữu còn yếu kém, điều kiện giảng dạy còn thiếu sót, cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm chưa đạt chuẩn..) thì nên kéo dài thời gian chờ đợi.

Trình độ phát triển khoa học của một trường đòi hỏi thời gian, quá trình đào luyện, trình độ tài đức của nhân sự cơ hữu. Trình độ phát triển khoa học không bao giờ là hình thức trình diễn bề ngoài, không bao giờ mua được bằng tiền.

3. Bộ GD&ĐT nên nghiêm khắc với các hành xử vội vã, tuỳ tiện, đình chỉ ngay những toan tính bổ nhiệm bất cập, huỷ bỏ những trường hợp bổ nhiệm không phù hợp với các tiêu chuẩn tối thiểu.

Bước đột phá?

Đại học đưa ra việc này ít ra cũng có một đóng góp tích cực. Đại học này đã thí điểm trước công luận cái không nên làm, cái cần nên tránh.

Họ cổ động một hướng đi không sai nhưng trên thực tế họ phạm những sai lầm quá thô thiển.

Bộ GS&ĐT nên can thiệp kịp thời và nhất là điều chỉnh ngay vì công luận đang lo âu và đặt câu hỏi cho tương lai công cuộc cải tổ Đại học Việt Nam. 


Sài Gòn ngày 20/9/2015
GS Nguyễn Đăng Hưng 

20 nhận xét :

  1. Hàm Giáo sư do trường đại học X phong, ok, cũng được, đó là theo xu hướng quốc tế. Tuy nhiên, khi quan hệ xã hội như viết giáo trình môn học, viết sách, báo, báo cáo khoa học...thì phải ghi rõ là Giáo sư do trường X cầp. Lúc đó các trường đại học tự thấy phải làm sao để giữ uy tín cho trường mình.

    Trả lờiXóa
  2. GS Nguyễn Đăng Hưng viết: "Họ cổ động một hướng đi không sai nhưng trên thực tế họ phạm những sai lầm quá thô thiển.
    Bộ GS&ĐT nên can thiệp kịp thời và nhất là điều chỉnh ngay vì công luận đang lo âu và đặt câu hỏi cho tương lai công cuộc cải tổ Đại học Việt Nam."
    Tôi thấy kết luận của GS Nguyễn Đăng Hưng là mâu thuẫn với chính mình. Hãy gạt bỏ những tính toán cá nhân để ủng hộ một hướng đi đúng. Còn nói chuyện chờ Bộ GS&ĐT thì chưa biết tới bao giờ bởi chúng nó cứ cải tiến cải lùi mãi mà chỉ tổ càng thối rùm mà chẳng được gì cả, còn chờ đảng ư, họ đang mải độc tài toàn trị.
    Tóm lại tôi hoàn toàn ủng hộ việc tự phong GS của trường đại học TĐT. Cái mới, cái khác lạ dù rất đúng (thực ra chỉ vì ta lạc hậu hàng thế kỷ), nhưng bao giờ cũng bị những kẻ bảo thủ, hám quyền, hám lợi ngăn chặn và tiêu diệt, mong mọi người hãy ủng hộ để nó nẩy mầm đơm trái.
    MINH MINH

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. LVD là kẻ hám quyền, hám lợi số 1 đấy bạn.

      Xóa
    2. Đọc giọng văn của nặc danh 20:10 Ngày 20 tháng 09 năm 2015 là biết chàng là người của LVD rùi. Miễn bàn.

      Xóa
    3. Gửi bạn nặc danh 23:24: Bạn nghĩ như vậy là thiển cận, không thoáng và không khách quan, nếu bạn muốn tranh luận thì ta hãy nói trong câu nói của tôi có câu chữ gì không đúng, chứ dùng 2 chữ "giọng văn" để kết luận thì đâu có thuyết phục được ai? Với LVD thì qua vụ kiện GS Vũ Đăng Hưng thì ta có thể biết ngay ông ta là người chẳng ra gì rồi, nhưng cái gì ra cái đó, ngay cả chuyện trường quyết định thành lập hội đồng phong GS với việc họ thực hiện phong có chất lượng chính xác không hay phong tào lao là hai việc khác nhau, người ta sẽ bàn sau, phải không bạn?
      Xin nói với các bạn: Tôi chẳng phải là người của ai cả, tôi nói vì quan điểm và chính kiến của tôi, không ai có thể mua tôi bằng tiền hoặc ép tôi bằng sức mạnh, nhất là trên trang báo của TS Nguyễn Xuân Diện.
      MINH MINH

      Xóa
    4. Gửi Nặc danh20:10 Ngày 20 tháng 09 năm 2015
      Tôi là người thứ ba. Và tôi đọc câu "tôi hoàn toàn ủng hộ việc tự phong" thì thấy rằng bạn đã quá sai lầm rồi.
      Cụm từ "Tự phong" về cơ bản mang tính hài hước, châm biếm - Để chi một hành động không chuẩn mực.

      Xóa
  3. "Nếu anh hô lên tôi phạm luật gì khi tôi tự bổ nhiệm, xin thưa trước tiên anh phạm luật thô thiển nhất : phải là người đàng hoàng mới được đứng trên bục giảng. Luật này không phải ở tù nhưng nếu anh sai phạm là anh tự chấm hết!" - lâu nay tôi cũng không có thiện cảm lắm với ông Hưng, nhưng ông Hưng phát biểu câu này quá tuyệt vời. Đúng, là người đứng trên bục giảng điều đầu tiên cần nhất là "Đàng Hoàng", nói rộng hơn là đạo đức.

    Trả lờiXóa
  4. Xem một việc không đàng hoàng:
    * Dù có giáo sư nhà nước hay giao sư của TĐT đều phải hướng dẫn 2 tiến sĩ bảo vệ thành công luận án (xem tiêu chuẩn của TĐT trên vietnamnet.vn công bố). Trong lý lịch của ông Lê Vinh Danh khai hướng dẫn 2 tiến sĩ: Nguyễn Đình Hòa, Huỳnh Tuấn Cường.
    * Trong CV của ông Danh, ông Cường được ông Danh hướng dẫn chính từ 2012-2014, bảo vệ 2014, không ghi cơ sở đào tạo.
    * Theo lý lịch của ông Cường (http://tdt.edu.vn/index.php/2013-10-28-04-24-59/tru-ng-tccn-ton-d-c-th-ng/865-huynh-tu-n-cu-ng), thì ông Cường vẫn chưa có học vị tiến sĩ, dù đã và đang học tiến sĩ ở nhiều trường khác nhau từ 2004 tới bây giờ.
    * Như thế ông Danh đã khai không đúng, ông hướng dẫn không đủ 2 tiến sĩ, nhưng năm 2013 ông lại tự phong giáo sư

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một việc không đàng hoàng khác của LVD, đó là tuyển sinh đại học vượt chỉ tiêu quá khủng khiếm, chỉ tiêu năm 2013 là 3600, nhập học thực tế 9800. Năm 2014 chỉ tiêu 3760, nhập học 10.600. Tuyển vượt quá khủng như vậy, tới 3 lần chỉ tiêu, nhưng không thấy Bộ giáo dục, Thanh tra Chính phủ xử lý gì, nhưng ĐH Mở tpHCM tuyển vượt 20-30% Thanh tra chính phủ đã vào làm việc rồi. Và nhờ tuyển sinh vô tội vạ như vậy nên LVD có tiền bày ra mấy trò điên rồ này.

      Xóa
    2. Đề nghị Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục (Bộ GD-ĐT) kiểm tra nghi vấn văn bằng tiến sĩ (đúng ra là phó tiến sĩ) của Lê Vinh Danh có hợp lệ hay không. Một số nghị vấn:
      - Học tiến sĩ chí 1 năm (1995-1996), quá siêu đẳng.
      - Học ở Chulalongkorn, Bangkok, Thailand, nhưng bảo vệ luận án tại Viện kinh tế thế giới, viện này ở đâu? Làm sao học ở một nơi bảo vệ một nơi được?
      - Bằng phó tiến sĩ do Bộ trưởng giáo dục Trần Hồng Quân ký cấp văn bằng, ghi năm sinh ông Danh là 1958, nhưng bị gạch bỏ,và ghi lại là 1963, và đóng dấu treo của Bộ vào chỗ sửa lại. Tại sao phải làm như vậy, có khuất tất gì ở đây?

      Xóa
  5. Trường Tôn Đức Thắng tự phong giáo sư, vẽ ra các tiêu chuẩn này nọ nghe hay lắm. Ai dè giáo sư đầu tiên được phong lại là ông Hiệu Trưởng. Vậy khác nào đặt ra quy chế để thêm vào một cái danh hão không thực chất. Rốt cục thì ông Lê Vinh Danh này có những công trình nghiên cứu khoa học nào, có ISI nào không?

    Trả lờiXóa
  6. Khoan bàn việc quy trình bổ nhiệm GS hay PGS của trường Đại học ở Việt Nam là hợp lý hay không hợp lý... chỉ cần nhìm lạ trường hợp đầu tiên của việc tự phong GS ở Việt Nam, tại trường ĐH TĐT, chức danh GS của ông Hiệu trưởng LVD;

    1. Thứ nhất, việc phong nhiệm này xảy ra khi TDTU chưa xây dựng được quy trình. Có nghĩa là cái danh GS của ông LVD là tuỳ tiện.
    2. Thứ hai, người phong chức GS cho ông LVD là một người của TDTU, có nghĩa là tính khách quan là không có.
    3. Thứ ba, người phong GS cho ông LVD chưa là GS/PGS thì có đủ tín nhiệm khoa học cho việc phong nhiệm.
    4. ...

    Trả lờiXóa
  7. Thưa Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng !
    Xin phép được hỏi Giáo sư : Chắc Giáo sư còn nhớ : Trước đây, ông Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo , trong một lần đã ký một quyết định xét phong chức danh Phó Giáo sư và Giáo sư cho gần 700 trăm người ?! Một việc làm mà duy nhất trên thế giới chỉ ở Việt Nam mới có !
    Thượng bất chính, Hạ tắc loạn .
    Xin cảm ơn Giáo sư Nguyễn Đăng Hưng !
    Xin cảm ơn Anh Tễu !

    Trả lờiXóa
  8. @MINH MINH:
    Tôi không thấy ông Hưng mâu thuẫn gì hết.

    Ông nói ông luôn cổ xúy cho việc tự chủ đại học. Quyền bổ nhiệm các chức danh PGS, GS của một trường đại học nằm trong gói quyền tự chủ này. Nhưng cần phải có quy định chặt chẽ. Ví dụ, một người được phong là Giáo Sư trường đại học cần phải hội đủ một số điều kiện nhất định (cần phải soạn thảo): có học vi tiến sĩ không, có được một giải thưởng quốc tế nào về ngành mình được phong không, có bao nhiêu bài viết được đăng trên các báo quốc tế chuyện ngành, có bao nhiêu phát minh được cấp bằng sáng chế, có cần thông thạo một ngoại ngữ không... Nếu không, các đại gia, sau khi thỏa mãn với xe Maybach, Lamborghini... lại xoay qua mở trường đại học để phong chức Giáo Sư cho mình, con cháu, thuộc hạ... Nếu trường đại học lớn bé gì cũng được phong Giáo Sư, thì Việt Nam sẽ không những lạm phát Giáo Sư mà sẽ là ô nhiễm Giáo Sư mất thôi!

    Tôi đồng ý với ông Hưng là học hàm (chức danh) Giáo Sư gắn liền với một trường cụ thể: Giáo Sư Y khoa Đại học Paris, Giáo sư Max-Lê Nin trường đảng (hic hic)... Đó là theo thông lệ quốc tế. Trên danh thiếp (carte de visite) thì ghi rõ là Giáo Sư ngành gì, khoa, trường Đại Học nào, chứ không có chung chung là Giáo Sư Kinh Tế cụt lủn. Có thể ghi... cựu/nguyên là Giáo Sư Sử Địa Đại Học Sài Gòn...

    Đỗ Chí Việt

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  9. Trần Thị Thảolúc 06:47 21 tháng 9, 2015

    Tính đến năm 2014 , ở VN có trên 9000 giáo sư , 24000 tiến sĩ , Đứng thứ 10 thế giới về số kỹ sư... ấy vậy mà nền kinh tế lại đứng vào hàng chót Đông Nam Á ,đương nhiên là đứng hàng đầu thế giới tính từ dưới lên . Thế thì phong giáo sư và tiến sĩ nhiều như vậy để làm gì ? Phàm là cái gì nhiều quá cũng NHÀM .

    Trả lờiXóa
  10. Trong danh thiếp hoặc trong các văn bảo giao dịch, các "giáo sư" của ĐH Tôn Đức Thắng nên ghi thêm chữ "tự phong" để phân biệt với các GS khác như Nguyễn Đăng Hưng, Ngô Bảo Châu v.v...Thí dụ: GS (tự phong) X,Y,Z.
    Ngày xưa VN "ra ngõ gặp anh hùng", nay "ra ngõ chạm trán GS,TS" nhưng Đất Nước mãi vẫn cứ phải nghển cổ lên nhìn bạn bè xung quanh!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. phải ghi là Đại Giáo Sư mới thỏa mãn niềm khát khao của kẻ háo danh.

      Xóa
  11. Ông hiệu trưởng trường đại học TDT nên đổi họ là Tự Vinh Danh cho đúng với học hàm của mình.

    Trả lờiXóa
  12. Thôi quý thầy cô đừng tranh luận nữa, bọn sv chúng e đã hiểu và cảm thấy hỗ thẹn lắm rồi.
    Lỡ vào học tđt rồi, hãy cho qua, đừng phanh phui bê bối của nhà trường nũa. Hãy nghĩ cho chúng e.
    Chúng e cần có việc làm. Mậy tháng nay đi xin việc, xét bằng ai cũng mỉa mai phải học ở trương có hiêu trương là gs tự phong không?
    Hiêu trưởng các e làm ts trong bao lâu? Chỉ các chú làm với. Trường còn nợ mấy trăm tỉ để xây các toà nhà thế? Biết bao giờ mới trả nợ xong?......
    Hãy cho chúng e một đường sống, chúng e có tội tình gì.
    Nhóm sv khoa kế toán đh tđt.

    Trả lờiXóa