Chủ Nhật, 20 tháng 9, 2015

GS. NGÔ BẢO CHÂU LÊN TIẾNG VỀ VIỆC ĐH TỰ PHONG GIÁO SƯ, PGS

 
GS Ngô Bảo Châu: "Việt Nam nên trả từ giáo sư về với bản chất của nó". 
.
Ngô Bảo Châu: 
'Đại học Tôn Đức Thắng đánh đồng khái niệm giáo sư'
 
VNExpress
Chủ nhật, 20/9/2015 | 10:17 GMT+7

Các cơ sở giáo dục tự bổ nhiệm chức vụ giáo sư là xu hướng của thế giới, song GS Ngô Bảo Châu cho rằng Đại học Tôn Đức Thắng đã đánh đồng khái niệm này trong bối cảnh ở Việt Nam.


Đại học Tôn Đức Thắng sẽ tiếp tục bổ nhiệm giáo sư  
Nhiều chuyên gia phản đối việc trường bổ nhiệm chức danh giáo sư

- Việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam và nước ngoài khác nhau thế nào thưa ông?

- Đầu tiên là cách hiểu nghĩa từ "giáo sư" ở Việt Nam và nước ngoài không giống nhau. Ở nước ngoài, nội hàm của từ này là một vị trí làm việc tương đương với trách nhiệm và mức thu nhập nhất định. Việc phong giáo sư là quyết định tuyển dụng giữa cơ sở giáo dục với nhà khoa học - một cá nhân.

Còn ở Việt Nam, từ xưa tới nay giáo sư không phải là vị trí công tác mà là một học hàm, là sự công nhận của Nhà nước đối với nhà khoa học, rất danh dự. Ở đây, việc phong hàm giáo sư của Việt Nam hơi trái khoáy so với các nước khác. Theo tôi, chúng ta nên trả lại từ giáo sư về đúng nghĩa của nó, tức là một vị trí làm việc. Nhà nước cũng nên trao quyền bổ nhiệm này cho các cơ sở giáo dục bởi phù hợp với chủ trương chung là giao quyền tự chủ cho các trường đại học.

- Giáo sư nghĩ gì về việc trường Đại học Tôn Đức Thắng bổ nhiệm chức danh giáo sư, phó giáo sư?

- Trên thế giới các trường bổ nhiệm giáo sư là chuyện bình thường.Nhưng tôi nghĩ việc làm của trường Tôn Đức Thắng là đánh đồng nghĩa của từ giáo sư ở nước ngoài với Việt Nam. Rõ ràng những giảng viên của Đại học Tôn Đức Thắng nếu mang ra Hội đồng giáo sư Nhà nước sẽ không được công nhận.

Giáo sư họ bổ nhiệm đương nhiên là giáo sư của trường Đại học Tôn Đức Thắng, song ở Việt Nam dễ gây hiểu nhầm với học hàm giáo sư do Nhà nước phong. Đây là trường đã tránh tráo khái niệm. Nếu trường tự phong giảng viên xuất sắc của Đại học Tôn Đức Thắng thì không có vấn đề gì.

- Ông đánh giá thế nào về việc phong hàm giáo sư ở Việt Nam hiện nay?

- Nói thật, tôi thấy một số người được Hội đồng giáo sư Nhà nước phong hàm nhưng lại không xứng đáng vì chức danh giáo sư gắn liền với việc nghiên cứu khoa học. Vấn đề không phải là cần nới lỏng các tiêu chí hay quy trình để phong học hàm giáo sư cho nhiều người hơn nữa. Nhưng về quy trình thì theo tôi cần phải thay đổi để chức danh giáo sư tương xứng với công việc nghiên cứu khoa học của họ. Chứ giáo sư không phải liên quan tới những chức quyền như một số người ở Việt Nam.

- Quy trình phong hàm giáo sư ở một số nước trên thế giới như thế nào thưa ông?

- Pháp cũng có Hội đồng giáo sư quốc gia thẩm định những người đủ tiêu chuẩn ứng cử vào chức danh giáo sư. Những người đạt tiêu chuẩn trước đây do Tổng thống ký, còn hiện nay là do Bộ trưởng Giáo dục công nhận.Tuy nhiên, đây chỉ là vòng đầu, khá dễ.

Sau đó, từng cơ sở giáo dục sẽ tuyển chọn trong số người đã được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận để bổ nhiệm vào trường. Đây mới là vòng khó bởi có hay không được các cơ sở giáo dục uy tín chọn.

Nó giống với Việt Nam là quyết định phong giáo sư vẫn là của Hội đồng giáo sư Nhà nước quyết định. Nhưng về quy trình thì ngược lại. Ở Việt Nam những ứng cử viên được các trường đề cử lên, sau đó Hội đồng giáo sư nhà nước sẽ thẩm định, phong hàm.

Trong khi đó ở Mỹ ai muốn có chức danh giáo sư cũng được. Có những người không có bằng tiến sĩ, không có trình độ đại học cũng có thể là giáo sư miễn là họ được Hội đồng giáo sư trong trường công nhận. Khi họ có những nghiên cứu xuất sắc thì các trường sẽ tuyển và bổ nhiệm vào trường. Tất cả những quyết định phong hàm, bổ nhiệm đều do các cơ sở giáo dục quyết định.

- Chức danh giáo sư của ông được bổ nhiệm như thế nào?

- Tôi có nhiều chức danh giáo sư khác nhau. Một là giáo sư do Pháp phong vào năm 2004, quy trình bổ nhiệm giống như những gì tôi đã nói. Sau khi được Hội đồng giáo sư quốc gia công nhận tôi được bổ nhiệm làm giáo sư ở cơ sở giáo dục vào năm 2005. Đến năm 2010, khi tham gia giảng dạy ở Đại học Chicago (Mỹ) tôi được cơ sở giáo dục này phong làm giáo sư của trường thông qua Hội đồng giáo sư nhà trường.

Nguyễn Loan

28 nhận xét :

  1. VN nên thay đổi quy trình công nhận GS. Tôi nghĩ chỉ nên có danh hiệu giáo sư thôi, còn phó giáo sư thì nên bỏ. Một điều ngược đời là ở VN quy trình phong chức danh giáo sư hết sức rườm rà về mặt hình thức, nhưng lại rỗng ruột về mặt nội dung. Chúng ta có hàng nghìn GS, PGS, Thế nhưng những công trình khoa học được công nhận, được đăng tải trên các tạp chí khoa học danh tiếng được bao nhiêu?
    Coi GS, PGS là một chức danh để được hưởng các tiêu chuẩn theo quy định như: bảo hiểm y tế, chế độ đãi ngộ ....có tính chất cào bằng không thể hiện được sự công bằng. Chỉ cần anh có chức danh GS, PGS thế là đãi ngộ bằng nhau hết. Đó là một điều hết sức phi lí.
    Vì là chức danh nên mới có chuyện chạy chức như các chức danh của đảng và chính quyền. Chính lãnh đạo đảng và nhà nước cũng thừa nhận có tệ nạn "chạy chức, chạy quyền". Vì thế mà việc phong GS, PGS ở VN cũng nằm trong vòng xoáy "mua quan bán chức " đó.
    Trở lại việc trường Tôn Đức Thắng phong GS, PGS cho giáo viên trường mình. Đây có phải là một sự "bứt phá" để đổi mới không? Tôi nghĩ không! Bởi lẽ Luật Giáo dục năm 2005, luật giáo dục đại học năm 2012, Quyết định 174/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định nói rõ về chức danh GS, PGS. Các quy định của luật và VBQPPL đó mặc nhiên là phải thực hiện. Làm trái những quy định đó là phạm luật.
    Cái lí ông Lê Vinh Danh đưa ra giống như thách ông Bùi Hữu Tín tìm được văn bản nào cấm trường đại học phong GS, PGS là cái lí sự của kẻ "cùn". Nói như thế khác nào người bị truy tố về tội giết người thách Tòa tìm ra văn bản nào quy định cấm giết người, nếu không có thì Tòa không xử được anh ta?
    Giáo dục VN 100 năm nữa đã bằng Mỹ chưa mà học đòi làm theo kiểu Mỹ? Ngay cả một nước như Pháp mà vẫn phải có sự quản lí của nhà nước về việc phong GS. Nếu VN cho các trường tự phong GS cho giáo viên của trường thì phải có văn bản luật quy định, và đương nhiên những GS đó được hưởng những ưu đãi của chính trường đó chứ không phải từ ngân sách của nhà nước. Nên nhớ, các trường ĐH Mỹ hầu hết là trường tư, còn các GS, PGS của ta hiện nay hầu hết là ăn lương công chức, tức ăn từ tiền thuế của dân. Việc ông Danh tự phong cho mình sẽ gây ngộ nhận như GS Ngô Bảo Châu đã nói là ông cố tình "đánh tráo khái niệm".
    Trường TĐT là trường công lập. Muốn trường này phát triển thì không thể để một hiệu trưởng hàm hồ như vậy được. Cứ xem cái CV của ông ta thì biết hành tích khoa học của ông ta đáng giá bao nhiêu? Ông ấy thích kiện, vì ông a thích quan hệ, thích chạy chọt quen rồi. Việc kiện GS Hưng định đưa GS vào tù cũng thất bại, xoay qua kiện dân sự cũng chưa thấy thành cơm hay hành cám.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kiện, kiện hết. Kiện giảng viên bỏ trường, kiện Nguyễn Đăng Hưng, kiện Bùi Mạnh Nhị.

      Xóa
  2. Theo tôi ,mặc dù cho anh có bằng cấp gì gì đi nữa ,khi tuyển dụng cũng đều phải thi tay nghề ,là chắc ăn nhất .Ví dụ ,anh có bằng lái xe ?Ok ! Tôi vẫn phải tổ chức cuộc thi lái trong nhiều địa hình và xử lý các tình huống ...,qua đó ,tôi tuyển người có điểm cao nhất làm việc ...Loại trừ hẳn những ông rỗng ruột.Hình như các nước họ cũng làm như thế .Bằng cấp chỉ là 1 trong những loại giấy tờ trong thủ tục hồ sơ mà thôi .Còn ở VN thì....không có ý kiến ..!!!

    Trả lờiXóa
  3. Nếu nhà trường được tự phong GS, PGS có nghĩa là đánh đồng một danh hiệu có tiêu chuẩn nhà nước (VN) với danh hiệu có tiêu chuẩn nhà trường (VN). Cái ông hiệu trưởng TĐT ngụy biện là nó chỉ có giá trị từ cổng trường trở vào, để khi GS của trường tôi trước khi qua cổng ra ngoài ông ấy sẽ phải gửi chức danh ấy ở phòng bảo vệ, không được sài chức này ở ngoài.

    Trả lờiXóa
  4. Háo danh điển hình, có nghĩa nên được hiểu ở trường hợp hy hữu này của HT TĐT!

    Trả lờiXóa
  5. Thương trường VN có thời chán chức giám đốc, không to, không oai. Thế là người ta tìm đủ cách chia tách Cty thành nhiều Cty con, nhiều giám đốc. Thế là ông giám đốc 'cũ nhất' được có tên mới 'tổng giám đốc', oai. Thế là một phong trào đua tranh chia tách Cty bắt đầu, và người ta thấy có hàng triệu TGĐ xuất hiện. Thế nhưng Cty lẩn nền kinh tế cứvẫn bì bẹt bi bét.
    Ông HT TĐT đang là người muốn mở màn cho một phong trào như vậy đây!

    Trả lờiXóa
  6. HT TĐT này chắc rồi sẽ làm cuộc thay đổi trong gia đình ông ta mất thôi, ông ta sẽ phong vợ ông chức hoàng hậu, bố mẹ ông nếu còn sống là mẩu hậu, thái thượng hoàng, các con là hoàng tử công chúa. Vì ông ta là trùm háo danh mà!

    Trả lờiXóa
  7. Nếu như ông HT này không háo danh, mà để phân biệt các giáo viên trong trường với nhau sao không quy định là giáo viên loái 1,2,3...giáo viên một là xuất sắc nhất của trường và tương ứng với mức lương thưởng. Thế rồi với thời gian các học sinh và đồng nghiệp sẽ tôn vinh hoặc chê bai họ mà để có sự ganh đua nhau và cái chức danh 'giáo viên 1' của trường ông sẽ trở thành chức danh cao quý của trường, khi đủ điều kiên ông đề xuất với bộ GD cho họ ra 'ứng cử' GS. Như thế thì ai ném đá ông làm gì!

    Trả lờiXóa
  8. Tôi thích cách phong giáo sư của Mĩ. Việt Nam Cộng Hoà trước kia cũng vậy. Giáo sư là một công việc theo đúng nghĩa đen của nó.... Người tham gia công tác giảng dạy có nghĩa là giáo sư, giống như... Như vậy, một cô giáo tiểu học cũng có thể gọi là giáo sư, không tham gia giảng dạy thì chỉ gọi là Cử nhân, Kỹ sư, Tiến sĩ... Vấn đề rắc rối ở VN là không coi giáo sư là người làm nghề giáo mà lại coi là một vị trí đặc biệt để những kẻ háo danh mua bán... Tôi đồng ý các cơ sở giáo dục tự phong giáo sư cho mình. Khi họ không còn là công việc dạy học thì không dược gọi là giáo sư nữa. Tôi ủng hộ việc làm của trường Tôn Đức Thắng....

    Trả lờiXóa
  9. Tôi thấy trong tất cả các câu trả lời phỏng vấn của GS Ngô bảo Châu đều nói rõ việc phong GS là do các trường đại học, và ông cũng thừa nhận đó là cách làm đúng, bên cạnh đó ông cũng nói rõ việc phong GS ở Việt Nam là chưa phù hợp là trái kháy: "Ở đây, việc phong hàm giáo sư của Việt Nam hơi trái khoáy so với các nước khác. Theo tôi, chúng ta nên trả lại từ giáo sư về đúng nghĩa của nó, tức là một vị trí làm việc. Nhà nước cũng nên trao quyền bổ nhiệm này cho các cơ sở giáo dục bởi phù hợp với chủ trương chung là giao quyền tự chủ cho các trường đại học.", thế nhưng GS Ngô Bảo Châu lại nói việc làm của trường đại học TĐT "đã tránh tráo khái niệm". Như vậy GS Ngô Bảo Châu đã bất nhất trong cùng một vấn đề.
    Tôi là người không đồng ý việc ông hiệu trưởng trường TĐT kiện GS Nguyễn Đăng Hưng, nhưng tôi hoàn toàn ủng hộ trường đại học TĐT trong việc trường tự phong GS cho trường và các cá nhân khác nếu có nhu cầu. Cần nói thêm trường đại học TĐT là một trường mới thành lập và việc làm của họ là trái luật hiện nay (vì luật của CSVN sai không giống ai), nhưng không vì thế mà ta phủ nhận những việc làm đúng đắn, mới, tiến bộ và phù hợp với thông lệ quốc tế của trường đại học TĐT. Tôi cũng xin nói thêm một hủ tục vô cùng vô lý và không minh bạch của hội đồng phong GS của VN là bỏ phiếu kín. Tại sao không bỏ phiếu công khai?
    MINH MINH.

    Trả lờiXóa
  10. Giáo sư cấp trường sợ lẫn lộn với giáo sư cấp Quốc gia.
    Vậy mà còn đòi đổi chức danh Lớp trưởng lớp Một
    thành Chủ tịch Hội đồng Tự quản.
    Rồi bắt bẻ không cho Chủ tịch Hội đồng Quản trị Cà phê Trung Nguyên
    tự gọi là Chủ tịch suông mà phải là Chủ tịch Hội Đồng Quản trị.
    Sao không gọi quách là Quốc trưởng (hay tổng thống)
    Tỉnh trưởng
    Huyện trưởng
    Xã trưởng
    Lớp trưởng
    Đội trưởng
    ...
    Vừa ngắn gọn vừa dõ dàng.

    Đằng này gọi Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân xã Dương Nội
    Chủ tịch Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà nội.
    Gọi quách là Xã trưởng Dương Nội
    Thị trưởng Hà Nội
    Dõ dàng mà ngắn gọn.
    ...
    Như nhà Mõ đây
    gọi là Thằng Mõ là đầy đủ và dõ dàng dồi
    Cần gì phải là Trưởng ban Văn hoá Thông tin xã hay huyện.

    Trả lờiXóa
  11. Trong bài phỏng vấn này thì GS Ngô Bảo Châu đã trả lời bất nhất trong cùng một vấn đề.
    Tôi hoàn toàn ủng hộ việc phong GS của trường đại học TĐT.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng hoàn toàn ủng hộ việc phong GS cho toàn bộ người dân Việt Nam!

      Xóa
  12. Luật Giáo dục năm 2005, luật giáo dục đại học năm 2012, Quyết định 174/2008 của Thủ tướng Chính phủ, Nghị định số 141/2013/NĐ-CP của Chính phủ đã quy định nói rõ về chức danh GS, PGS. Các quy định của luật và VBQPPL đó mặc nhiên là phải thực hiện. Làm trái những quy định đó là phạm luật.....Thưa bác nặc danh 13:39... Không phải luật nào, nghị định nào thậm chí là hiến pháp nào cũng phù hợp với công bằng, đạo lý.... Đặc biệt là ở Việt Nam... Công văn, nghị định vi pháp, pháp luật vi hiến, hiến pháp phi đạo đức, phi dân chủ... Là đặc trưng của VN....

    Trả lờiXóa
  13. Thì ngay như Giáo sư Ngô Bảo Châu nói đấy, vẫn có nhiều Giáo sư "rổng" ở Việt Nam đấy thôi. Ai được phong hàm Giáo sư ở Việt Nam từ trước nay rất vinh dự. Nhưng phong nhiều quá nên quơ luôn mấy quan để phong cho có quan hệ, riết rồi nhiều quan có hàm Giáo sư nhưng chả ai biết vì có dám phô ra đâu, chỉ nói chức vụ nhà nước, chức vụ Đảng thôi.
    Vấn đề là từ trước tới nay Việt Nam làm không giống ai nên giờ có trường làm khác thì xem như mâu thuẩn, xung đột. Nên làm giống các nước khác làm. Các vị được nhà nước pgong Giáo sư rồi thì cần được một trường nào đó mời giảng dạy và công nhận giáo sư. Nếu khó quá thì gọi họ là Giáo sư Nhà nước hay Giáo sư Nhân dân gì đấy để phân biệt.
    Cứ cái gì mới là sốc như sốc điện thế thì khá sao được.

    Trả lờiXóa
  14. Bạn cũng ngộ nhận mất rồi. GS Ngô Bảo Châu nói ông Danh "đánh tráo khái niệm" là chính xác. Ông Lê Vinh Danh ngụy biện việc phong GS chỉ là nội bộ trường. Nhưng trường TĐT đang nằm ở ốc đảo nào hay nó nằm trong hệ thống giáo dục đại học của VN? Nếu là trường ông bỏ tiền ra thành lập, trả lương cho GV thì ông muốn gọi sao cũng được, nhưng chỉ xưng hô trong khuôn viên trường ông thôi. Ông muốn tự phong là GS, nhưng SV vủa ông gọi ông là GS hay là "thằng thầy" thì ông cũng phải chịu. Nhưng trên các phương tiện thông tin đại chúng, các văn bản ông kí gửi các cơ quan hữu quan, hoặc văn bằng thuộc hệ thống văn bằng do PL quy định ông kí lấy danh GS thì không được. Đành rằng việc phong chức danh GS, PGS hiên nay còn bất cập, nhưng quy định trường tự phong thì phải xuất phát từ văn bản luật. Hoa Kỳ cho các trường tự phong, nhưng cũng phải tuân theo quy định của luật. Bộ GD Hoa Kỳ đã chẳng thông báo cho các nước trong đó có VN rằng có tới 20 trường mang tên đại học Mỹ hoạt động ở nước ngoài không được Bộ GD Mỹ công nhận đó sao. Trong đó có khối ông được các trường zỏm của Mỹ cấp bằng GS đó. Nếu tôi không nhớ nhầm thì trên mạng đã thông tin có ông TS Nguyễn Văn Hai nào đó cũng được một trường Zỏm của Mỹ cấp bằng GS đấy.

    Trả lờiXóa
  15. Trường phong GS cho giáo viên là hợp lẽ, nhưng không phải lúc này, mà là tương lai, vì nay xã hội đang thời điêu tàn, tầng lớp quan chức hủ bại, lãnh đạo ba bè bảy nhóm, tham nhũng tràn lan, TC đang lũng đoạn trong và ngoài biên ải,...

    Trả lờiXóa
  16. Ông chui vào nhà người ta ăn trộm, bị bắt, ông bảo không có văn bản nào "cấm ăn trộm" nên Tòa không xử được ông à? Đấy, ông Danh thách thức Bộ giáo dục như vậy đấy. Nước nào cũng có pháp luật. Quản trị đẩt nước mà không căn cứ PL thì loạn à! Việc làm của ông Danh là hành động vô chính phủ!
    Ông ấy tưởng mời được bà Doan Phó Chủ tịch nước về thăm trường là đã có chỗ chống lưng. Nhầm to. Một đại học danh tiếng thì phải có những người thầy danh tiếng. Tự tô vẽ cho mình mà không biết gam màu nào phù hợp, cứ tô vẽ cho lòe loẹt thì là tự bôi tro trát trấu vào mặt mình. Đối với những người như ông Danh thì đúng là "Y phục bất xứng kỳ đức".

    Trả lờiXóa
  17. Ở VN, muốn được phong GS thì ông PGS phải hướng dẫn thành công 2 ông TS giấy, vì vậy các PGS rất khát NCS, NCS không phải là kẻ chịu ơn họ, mà là ân nhân của họ. Nhiều ngành, nhiều PGS rất giỏi nhưng không có NCS, không được đào tạo TS giấy, vĩnh viễn chỉ là PGS. Nhưng có những ông TS giấy, trong môi trường thuận lợi, hướng dẫn được 2 ông Thạc sĩ giấy, với dăm bài báo KH dạng lá cải, và rất nhiều trò ma mãnh, thế là thành PGS. Ông này lại rất ma mãnh để có thể có được những xuất hướng dẫn TS giấy... Thế là ông ta thành GS, thế thôi. Ở VN có rất nhiều TS giấy, PGS, GS giấy. Nhưng biết làm sao được, vì đấy là VN.
    Việc phong GS, PGS ở Hội đồng chức danh GS nhà nước còn tệ như thế, thì nếu về các trường, sẽ tệ đến đâu. Đừng thấy nước ngoài họ làm gì thì mình làm nấy, cho rằng tiên tiến. Rất nhiều nông dân, thợ thủ công, lao động chân tay ở VN mặc com lê, thắt cà vạt, đi giày giôn, nhưng không thể gọi họ là GS được.

    Trả lờiXóa
  18. Tình hình này thì chẳng bao lâu nữa người Việt Nam cứ hễ thò mặt ra đường là sẽ gặp toàn "Tướng và Giáo sư".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cần gì. Nó đã chui vào tận giường ngủ rồi.

      Xóa
  19. Việt Nam có nhiều quy định trái khoáy ngược với quy định của quốc tế..
    Chẳng hạn bằng Tốt nghiệp đại học cao đẳng Thạc sỹ - Giáo sư Tiến sỹ do các trường tự đào tạo, tự tổ chức thi và tự cấp bằng cho Học sinh sinh viên của mình.
    Còn các bậc học thấp hơn với mục tiêu xóa mù như TH cơ sở - TH Phổ thông không nên để cho cấp Phòng GD hoặc sở giáo dục cấp và kgoong cần thiết phải tổ chức một kỳ thi tốt nghiệp THPT Quốc gia quy mô hoành tráng vô cùng tốn kém cho HS và phụ huynh...Cuối cùng hòa cả làng tất cả đều đỗ 100%.
    Theo tôi các bậc học này nên để nhà trường tự tổ chức thi , chấm thi và tự cấp bằng hoặc chứng chỉ học tập cho HS. Phòng giáo dục ,sở GD chỉ quản lý về nội dung chương trình giảng dạy và quy định thời gian tổ chức thi và đề thi chung cho từng cấp học.

    Trả lờiXóa
  20. Để các trường tự tổ chức các kỳ thi tốt nghiệp và cấp bằng cho các Học sinh của mình có khi chất lượng còn tốt hơn là tổ chức các Hội đồng thi...

    Trả lờiXóa
  21. Bộ Giáo dục có cả 1 Cục gọi là cục khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục...
    Nghe ra thì thật là oai
    Thực tế chẳng khác gì khoai bị Sùng,
    Thực chất cái cục này chỉ là bù nhìn nhà nước đang phải nuôi báo cô...Chẳng làm được trò chống gì.
    Thằng ngu thì đỗ trường tốp trên, bằng giỏ...Thằng học giỏi thì trượt trỏng kềnh ra...
    Hãy để cho các trường tự chủ về dạy, học và tổ chức thi , cấp bằng cho HS sinh viên của mình sẽ chất lượng và trung thực hơn.
    Chất lượng giáo dục thì ngày càng tồi tệ hơn..

    Trả lờiXóa
  22. Ngày xưa người ta quan niệm và hiểu ngầm với nhau hai từ "Giáo sư" là ám chỉ những người làm công tác giảng dạy trong các trường đại học...
    Còn ngày nay. hai từ Giáo sư được sử dụng quá bừa bãi, trong các lĩnh vực quản lý như giám đốc, chủ tịch rồi cả ông Công an không có 1 ngày 1 giờ nào đứng trên bục giảng vẫn được công nhân Phó Giáo sư...Rồi cả Giáo sư tiến sỹ...Thật khôi hài cho hai tiếng Giáo sư.

    Trả lờiXóa
  23. Người dạy tiểu học, Trung Học cơ sở, THPT, Trung cấp hoặc Cao đẳng chuyên nghiệp thì gọi là giáo viên.
    Người dạy các trường Đại Học, Học viện...Thì gọi là Giáo sư...Thật dễ hiểu và rất đơn giản .
    Ngày nay phó giáo sư , Giáo sư được phong rất bừa bãi. anh bộ đội, đ/c Công an. ông chủ tịch đ/c bí thư. ông Giám đốc, ông đại biểu HĐND, đại biểu QH...chẳng có ngày nào làm nghề giáo, không co một phút giây nào đứng trên bục giảng của trường đại học nhưng vẫn phong phó giáo sư, rồi Giáo sư Tiến sỹ...chu cha nge buồn cười quá.

    Trả lờiXóa
  24. Càng nhiều bậc xét tuyển thì càng nhiều tiền. Lũ kền kền ăn xác thối thì phải tạo ra nhiều xác thối.

    Trả lờiXóa
  25. GS NGÔ BẢO CHÂU đã khẳng định: 'Đại học Tôn Đức Thắng đánh đồng khái niệm giáo sư' rồi còn bàn cải gì nữa. Chắc không ai nghi ngờ về trình độ, học thuật và nhận định bài viết của GS CHÂU chứ?
    Ở đây tôi có điều chưa đồng ý với cách nói quá lịch sự của GS; phải nói rằng chính ông Ts dỏm Lê vinh Danh (chứ không phải ĐH TĐT) muốn đánh lận con đen, đánh đồng khái niệm GS.
    Đơn giản thôi, LVD biết mình là hạng ruồi trong giới học thuật, mấy lần rớt xét PGS, bị cả nước tẩy chay nên khó có thể món men gia nhập vào hàng ngũ các GS chân chính với cái CV đầy gian trá. Do đó hắn đành dựng lên màn tự phong để thu hút dư luận và tự hợp thức hoá cho thói tự sướng của mình.
    Có điều LVD cũng khá tài mà mọi người đều không chịu ghi nhận; đó là hắn làm quá nhiều điều xằng bậy mà cho đến nay có ai làm được gì hắn đâu nà, đúng không?
    9 năm trời làm hiệu phó, không được kết nạp Đảng (vì ông nội là ác ôn bị VM trừ khử) đùng một cái khi lên làm hiệu trưởng hắn ôm luôn chức bí thư đảng ủy trường luôn mới siêu chứ.
    Vậy thì trách ai? Hắn hay Đảng hay chính quyền, xã hội của chúng ta?
    Chỉ việc trèo cao, len sâu thì LVD cũng đã hơn khối người rồi đúng không?
    Thôi thì đành "tiên trách kỷ, học trách nhân" vậy!

    Trả lờiXóa