Trung Quốc quyết gạt Biển Đông khỏi ASEAN,
Hun Sen lên tiếng
Báo Giáo dục VN
Báo Giáo dục VN
04/08/15 07:04
(GDVN) - Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng nhiều khả năng vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng leo thang...
(GDVN) - Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng nhiều khả năng vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng leo thang...
Trung - Nga đang mặc cả với nhau điều gì ở Biển Đông?
Reuters ngày 3/8 đưa tin, Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Hai nói với hãng thông tấn này rằng Biển Đông "không nên được thảo luận trong cuộc họp của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN" khai mạc hôm nay. Ông Dân cho rằng hội nghị "nên tránh các vấn đề nhạy cảm, các nước ASEAN không nên can thiệp vào Biển Đông"?!
"Không nên thảo luận chuyện này. Đây không phải diễn đàn về chuyện đó. Đây là một diễn đàn thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ làm căng vấn đề này, chúng tôi đương nhiên sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng họ sẽ không (nêu ra)", Lưu Chấn Dân nói với Reuters. Tuy nhiên phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner khẳng định, căng thẳng Biển Đông sẽ được thảo luận như một vấn đề an ninh khu vực.
"ARF là một diễn đàn trong đó các vấn đề an ninh quan trọng cần phải được nêu ra thảo luận và thẳng thắn. Chúng tôi tin rằng những diễn biến trong khu vực BIển Đông đáp ứng các tiêu chí này", Toner nói trong buổi họp bảo hàng ngày. Vấn đề Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng nhiều khả năng vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng leo thang (bởi hành vi phá vỡ hiện trạng, gây hấn của Trung Quốc).
Hoa Kỳ rất lo lắng trước sự hung hăng leo thang mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực, dự kiến sẽ lặp lại kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không phải thành viên ASEAN nhưng được mời tham gia cùng một số nước ngoài khối. Ngoại trưởng Mỹ sẽ có mặt ở Kuala Lumpur ngày Thứ Tư và Thứ Năm.
Dự thảo tuyên bố chung cuối hội nghị này của ASEAN mà Reuters có được cho biết, các nhà lãnh đạo quan tâm diễn biến gần đây "có nguy cơ phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông". Nó cũng nói rằng có nhu cầu khẩn cấp giải quyết sự xói mòn lòng tin giữa các bên về những vấn đề này.
Phát biểu với báo giới từ Singapore, Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc bác bỏ một đề nghị đóng băng các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông. "Có gì để đóng băng? Mỗi quốc gia có một cách nhìn khác nhau. Tiêu chuẩn nào để đóng băng? Ai sẽ phán xét các quá trình hoạt động đóng băng là gì? Đây là những câu hỏi rất phức tạp. Vì vậy đề nghị đóng băng có vẻ công bằng, nhưng nó thực sự không thực tế và sẽ không diễn ra trong thực tế", ông Nghị tuyên bố.
Cùng ngày 3/8, Tân Hoa Xã đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua khuyến khích các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông "tiếp tục đàm phán với nhau". Hãng thông tấn Trung Quốc lưu ý, tháng Tư năm nay Hun Sen đã kêu gọi ASEAN "không thể đóng vai trò đại diện cho 4 nước liên quan đến tranh chấp và các nước không liên quan chớ đổ thêm dầu vào lửa"?!
"Tôi không đứng về bất kỳ phía nào trong các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng tôi muốn khuyến khích các nước liên quan trong tranh chấp tiếp tục đàm phán với nhau", Hun Sen phát biểu trong lễ khánh thành một cây cầu ở Campuchia, nhưng dường như nhằm vào hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 tại Malaysia cùng với các đối tác của khối, Tân Hoa Xã lưu ý.
Hồng Thủy
Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lưu Chấn Dân, ảnh: Tân Hoa Xã/SCMP.
Reuters ngày 3/8 đưa tin, Lưu Chấn Dân - Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc hôm Thứ Hai nói với hãng thông tấn này rằng Biển Đông "không nên được thảo luận trong cuộc họp của Hiệp hội các nước Đông Nam Á ASEAN" khai mạc hôm nay. Ông Dân cho rằng hội nghị "nên tránh các vấn đề nhạy cảm, các nước ASEAN không nên can thiệp vào Biển Đông"?!
"Không nên thảo luận chuyện này. Đây không phải diễn đàn về chuyện đó. Đây là một diễn đàn thúc đẩy hợp tác. Nếu Mỹ làm căng vấn đề này, chúng tôi đương nhiên sẽ phản đối. Chúng tôi hy vọng họ sẽ không (nêu ra)", Lưu Chấn Dân nói với Reuters. Tuy nhiên phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Mark Toner khẳng định, căng thẳng Biển Đông sẽ được thảo luận như một vấn đề an ninh khu vực.
"ARF là một diễn đàn trong đó các vấn đề an ninh quan trọng cần phải được nêu ra thảo luận và thẳng thắn. Chúng tôi tin rằng những diễn biến trong khu vực BIển Đông đáp ứng các tiêu chí này", Toner nói trong buổi họp bảo hàng ngày. Vấn đề Biển Đông đã không được Malaysia đưa vào chương trình nghị sự chính thức, nhưng nhiều khả năng vẫn được thảo luận trong bối cảnh căng thẳng leo thang (bởi hành vi phá vỡ hiện trạng, gây hấn của Trung Quốc).
Hoa Kỳ rất lo lắng trước sự hung hăng leo thang mạnh mẽ của Trung Quốc trong khu vực, dự kiến sẽ lặp lại kêu gọi Bắc Kinh ngừng ngay các hoạt động bồi lấp, xây dựng và quân sự hóa đảo nhân tạo bất hợp pháp ở các vùng biển (Trung Quốc nhảy vào) tranh chấp. Cả Mỹ và Trung Quốc đều không phải thành viên ASEAN nhưng được mời tham gia cùng một số nước ngoài khối. Ngoại trưởng Mỹ sẽ có mặt ở Kuala Lumpur ngày Thứ Tư và Thứ Năm.
Dự thảo tuyên bố chung cuối hội nghị này của ASEAN mà Reuters có được cho biết, các nhà lãnh đạo quan tâm diễn biến gần đây "có nguy cơ phá hoại hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông". Nó cũng nói rằng có nhu cầu khẩn cấp giải quyết sự xói mòn lòng tin giữa các bên về những vấn đề này.
Phát biểu với báo giới từ Singapore, Vương Nghị - Ngoại trưởng Trung Quốc bác bỏ một đề nghị đóng băng các hoạt động khiêu khích ở Biển Đông. "Có gì để đóng băng? Mỗi quốc gia có một cách nhìn khác nhau. Tiêu chuẩn nào để đóng băng? Ai sẽ phán xét các quá trình hoạt động đóng băng là gì? Đây là những câu hỏi rất phức tạp. Vì vậy đề nghị đóng băng có vẻ công bằng, nhưng nó thực sự không thực tế và sẽ không diễn ra trong thực tế", ông Nghị tuyên bố.
Cùng ngày 3/8, Tân Hoa Xã đưa tin Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm qua khuyến khích các bên liên quan trong tranh chấp Biển Đông "tiếp tục đàm phán với nhau". Hãng thông tấn Trung Quốc lưu ý, tháng Tư năm nay Hun Sen đã kêu gọi ASEAN "không thể đóng vai trò đại diện cho 4 nước liên quan đến tranh chấp và các nước không liên quan chớ đổ thêm dầu vào lửa"?!
"Tôi không đứng về bất kỳ phía nào trong các bên tranh chấp ở Biển Đông, nhưng tôi muốn khuyến khích các nước liên quan trong tranh chấp tiếp tục đàm phán với nhau", Hun Sen phát biểu trong lễ khánh thành một cây cầu ở Campuchia, nhưng dường như nhằm vào hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 48 tại Malaysia cùng với các đối tác của khối, Tân Hoa Xã lưu ý.
Hồng Thủy
VN tốn bao nhiêu xương máu để dựng Hun sen lên, giờ đã thấy nó trả ơn chưa ,đúng là mạt cưa mướp đắng gặp nhau
Trả lờiXóaSự việc nóng bỏng ở Biển Đông do Tầu cộng gậy ra có liên quan đến một số nước là thành viên của ASEAN. Nếu ASEAN thực sự là một khối đoàn kết thì hãy lên tiếng tập thể phản đối Trung cộng để bảo vệ thành viên của mình. Có như vậy ASEAN mới có uy tín và cộng đồng quốc tế tôn trọng và Tầu cũng phải dè chừng. Nếu không làm được như vậy thì ASEAN cũng chỉ là một tổ chức vô danh hữu thực, thậm chí là một con rối của Trung cộng.
Trả lờiXóaBuồn cho Malaysia quá. Sao không kiên quyết đưa Biển Đông vào chương trình nghị sự? Các vị cũng là một nạn nhân của Tầu mà.
Bác ơi, sang Malaysia thì thấy dân mã gốc tàu và chịu ảnh hưởng tàu rất lớn.
XóaBK luôn xé nhỏ ASEAN để bẻ từng cây đũa . VN còn chần chừ gì mà không liên minh với Mỹ , Nhật !
Trả lờiXóa