Hàng chục đề xuất xin dựng tượng đài Bác
Báo Tiền Phong
06:42 ngày 23 tháng 04 năm 2015
Nhu cầu dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện vẫn rất lớn, ít nhất có thêm 58 đề xuất xin dựng tượng đài Bác trong thời gian tới. Tuy nhiên nhiều người lo ngại làn sóng dựng tượng tràn lan mà lại nhân bản từ một mẫu.
Báo Tiền Phong
06:42 ngày 23 tháng 04 năm 2015
Nhu cầu dựng tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh hiện vẫn rất lớn, ít nhất có thêm 58 đề xuất xin dựng tượng đài Bác trong thời gian tới. Tuy nhiên nhiều người lo ngại làn sóng dựng tượng tràn lan mà lại nhân bản từ một mẫu.
Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Hà Giang thiếu không gian,
vì phía sau sát tường nhà dân. Ảnh: T.Toan.
Nhu cầu lớn
Thứ trưởng Bộ VHTTDL Vương Duy Biên chủ trì hội thảo lấy ý kiến về “Quy hoạch tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh đến năm 2030” sáng 22/4 tại Hà Nội.
Từ 2004 trở về trước tượng đài xây dựng không hề có quy hoạch, 6 năm tiếp theo Chính phủ phê duyệt quy hoạch tượng đài đến năm 2010. Tuy nhiên, theo đánh giá của các nhà quản lý, nhu cầu nhân dân các tỉnh thành muốn dựng tượng đài Bác vẫn rất lớn, nên Chính phủ giao Bộ Xây dựng quy hoạch đến năm 2030.
Theo khảo sát, có 103 tượng đài Hồ Chí Minh xây dựng trong khuôn viên trụ sở cơ quan, đơn vị, trong đó có tới 45 tượng Bác với bộ đội Biên phòng, được nhân bản từ một mẫu. Số tượng đài Bác xây tại quảng trường, trung tâm hành chính, chính trị là 31. Nhiều tượng đúng về quy chế nhưng ở vị trí, không gian kiến trúc chưa phù hợp, nên hạn chế về hiệu quả và thẩm mỹ. Một số tượng bằng bê tông xuống cấp.
Bộ tạm đưa ba tiêu chí địa điểm được xây dựng tượng đài Bác Hồ: Những địa phương gắn với các sự kiện lịch sử trọng đại của cách mạng Việt Nam, ghi đậm dấu ấn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Hồ Chủ tịch gắn với những mốc lịch sử đặc biệt quan trọng. Địa phương là quê hương, nơi Bác đã học tập, đến thăm và làm việc. Một số địa phương có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam nêu ý kiến, nếu thỏa mãn yêu cầu 64 tỉnh thành thì số lượng rất lớn. “Tôi cho rằng tiêu chí đầu tiên phải là xác lập vị trí đặt tượng. Đô thị nào có vị trí trung tâm phải được ưu tiên số một, cả về mặt hình khối lẫn không gian. Những tượng đặt ở vùng khác không lớn hơn đô thị trung tâm. Phải có thứ bậc, không thể tùy tiện”. PGS.TS. Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam nói, không nên duy ý chí về tiêu chí chọn trung tâm đô thị lớn.
Cẩn trọng
Đây mới là hội thảo lấy ý kiến về tiêu chí, tuy nhiên nhiều đại biểu bàn đến nội dung như quy mô, chất lượng tượng đài lãnh tụ bấy lâu. Chúng ta nghĩ vĩ nhân thì tượng phải lớn, có lẽ phải xem lại. Tôi đi nhiều nước châu Âu, Mỹ, nước lân cận thì tượng vĩ nhân họ làm nhỏ thôi. Quan trọng nhất là không gian kết nối. Hồ Chủ tịch là người nhân ái, giản dị, dựng tượng đài hoành tráng quá không khéo trái với con người Bác. PGS.TS Lương Hồng Quang, Phó Viện trưởng Viện Văn hóa nghệ thuật quốc gia Việt Nam nói. Theo ông, tượng đài phải là địa chỉ văn hóa, công viên, nơi người dân có thể đến chiêm ngưỡng, sinh hoạt văn hóa.
Đại diện Hội Kiến trúc sư Việt Nam cũng cho rằng, hiện nay nhiều đô thị chạy đua quy mô tượng đài. Giống kiểu xây nhà, nhà sau cao hơn nhà trước vài phân mới chịu. Rồi tỉnh nghèo, miền núi xa xôi cũng đòi to, hoành tráng như thành phố lớn. Nhiều đại biểu góp ý, cần sự linh hoạt khi duyệt tượng đài và thi công. Có tượng đài làm đúng thiết kế, nhưng không đảm bảo về ánh sáng, “ban ngày tối om, chiều tối lại đỏ rực”. Tượng đài làm lớn quá, đứng gần chỉ nhìn thấy chân.
Để mỗi tượng đài Bác có nét riêng là mong mỏi của nhà điêu khắc Lưu Danh Thanh. “Chúng ta toàn làm tượng Bác đứng hết, trừ một, hai tượng đài tạo hình ngồi. Khó mà thay đổi tư duy lãnh đạo địa phương”.
Trong khoảng 15 tượng Bác ở Nga, Chile, Mexico, Argentina, rất nhiều tượng lấy theo mẫu hình sẵn có. “Mẫu hình tượng nên phong phú hơn. Ví dụ ở trung tâm Mexico, có đặt tượng đài Bác Hồ ngồi bên bàn làm việc, nhân dân rất thích. Nhưng đến khi làm bức tượng thứ hai ở vị trí khác, do không tìm được ý tưởng lại quay về tượng bán thân”, bà Nguyễn Thúy Đức, Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh nói.
Nhà điêu khắc Nguyễn Vũ An, tác giả tượng đài Bác Hồ ở Hòa Bình nói thêm, tượng lớn hay nhỏ phải dựa vào không gian kiến trúc. Ông chính là người bảo vệ bằng được để tạo hình Cụ Hồ chỉ tay xuống dòng sông Đà, khi dựng tượng đài Bác ở Hòa Bình. “Không nhất thiết phải là tượng đài địa phương phải theo trung ương, chỉ có điều có làm đẹp hay không”, ông An nói.
Ông Vi Kiến Thành thừa nhận, nhiều khi các nhà chuyên môn không bảo vệ được ý kiến đối với một số tượng đài. Về tượng đài Hồ Chủ tịch chuẩn bị khánh thành ở TPHCM, lãnh đạo Bộ VHTTDL duyệt nhưng dựa trên cả 32 mẫu tượng đứng và giơ tay chào. Thêm nữa, do kinh khí có hạn, nên mẫu tượng bán thân” của Trần Văn Lắm vẫn được nhân bản ở nhiều nơi, kể cả ở nước ngoài. Cùng ngồi bàn chủ trì, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Đình Toàn nêu ý kiến, nên tổ chức các cuộc thi mẫu tượng đài phong phú hơn.
Địa phương kêu khóBà Nguyễn Thị Hoa (Sở VHTTDL Bắc Ninh) nói: Tỉnh có vinh dự đón Bác 18 lần, trong đó một chuyến Bác về làm việc chuẩn bị cho cuộc họp Quốc hội đầu tiên, vậy mà chưa có tượng đài nào. Ông Lê Văn Hóa, Phó Giám đốc Sở VHTTDL Thái Bình nói, tỉnh sắp xong tượng đài Bác Hồ với nông dân Thái Bình, tiến độ phụ thuộc rất lớn vào kinh phí. Đại diện Sở VHTTDL Hải Phòng cũng kêu khó. Hải Phòng muốn dựng tượng Bác vì Người 9 lần về thăm Hải Phòng, nhưng quy hoạch không gian rất khó. Hải Phòng đâu đâu cũng là công trường xây dựng. Chủ trương xã hội hóa là đúng...
Xây tượng đài Bác bằng cả tâm huyếtNgày 20/4, lãnh đạo TPHCM đã cung thỉnh tượng đài Bác Hồ về trước trụ sở HĐND và UBND TPHCM, sẵn sàng cho ngày khánh thành quảng trường đi bộ Nguyễn Huệ (quận 1).32 mẫu của 24 tác giả và 1 đơn vị dự thi được trưng bày lấy ý kiến người dân, các nhà khoa học, các vị nguyên là cán bộ lãnh đạo trung ương và địa phương từng gần gũi với Bác. TPHCM lập hội đồng nghệ thuật để xét chọn. Qua nhiều vòng xét tuyển, cuối cùng, mẫu tượng đài của họa sĩ, nhà điêu khắc Lâm Quang Nới được chọn.Tượng đài Bác cao 7,2 m, trong đó phần thân cao 4,5 m, phần đế 0,9m và phần bệ tượng 1,8 m do họa sĩ, nhà điêu khắc Lâm Quang Nới thực hiện. Tượng Bác được đúc bằng hợp kim đồng, chân đế tượng đài là khối đá tảng màu đen, được đặt ở vị trí trang trọng, hướng ra cảng Sài Gòn, nơi Người ra đi tìm đường cứu nước.Huy Thịnh
Ngày xưa nghe chuyện con cá gỗ của các thày giáo nghèo , tưởng là chuyện cười để diễu dân gian. Nhưng nay thì nó xảy ra thật, dân đang nghèo, quĩ quốc gia thì đi mượn , học sinh thì có đứa còn chết vì đói cơm mà họ cứ xây dựng những con cá gỗ cho dân nhìn mà no, mà khát.
Trả lờiXóaXây dựng tượng đài Bác càng to, rút ruột công trình càng được nhiều tiền, lại quả (%) càng khấm khá, cả làng vui vẻ. Chỉ tội cho thế hệ mai sau ngước nhìn tượng đài đồ sộ mà tủi thân.
Trả lờiXóalạm phát kinh tế bây giờ lạm phát tượng
Trả lờiXóaTượng Bác đem lại "ấm no" cho bọn tham nhũng!
Trả lờiXóaTượng Bác đem lại "ấm no" cho bọn tham nhũng! Thảo nào chúng nó cứ lải nhải hoài: "Theo gương BAC! Theo gương BAC!..."
Trả lờiXóaXây cái này thì ăn đậm, đố thằng nào dám thanh tra !
Trả lờiXóaNhiều quá sẽ hóa nhàm, đến đâu cũng chạm trán Cụ. Hơn nữa đám quan chức muốn dựng tượng không phải vì chúng "kính yêu" Ông Cụ (ngược lại chúng còn như những kẻ vô hồn khi đứng bên tượng hoặc thắp hương viếng Cụ), mà chẳng qua là muốn chấm mút khoản kinh phí dành cho "dự án" này. Quan chức VN là vậy, việc gì cũng có mục đích "đầu tiên" tốt đẹp cả.
Trả lờiXóaBác Hồ về đứng Cửa Đông(TP Vinh)/ Nhân dân thành phố vẫn"không có gì..."/Bác Hồ về ở Trường Thi(phường TT)/ Nhân dân vẫn"nỏ có gì" Bác ơi
Trả lờiXóaTôi đề nghị không làm thêm tượng nữa. Cái tượng ở trong lòng nhân dân mới quan trọng.
Trả lờiXóaTượng ở lòng dân thì không có, tượng làm bằng tiền của thì biết bao nhiêu cái tốn phí.
XóaRồi đến lúc bắt những thằng lãnh đạo phải đi đập dỡ tượng và trả lại tiền cho ngân sách quốc gia bị chúng lợi dụng xà xẻo làm tượng đài nhà tưởng niệm.
Đói nghèo tham nhũng khắp nơi.
Trả lờiXóaĐâu đâu cũng thấy tượng Người vẫy tay...
Hay quá.
XóaNhìn tượng bác, nghĩ mà cay
Xóacăm lũ lợi dụng bác này hại dân
Nhà báo Kỳ Duyên chẳng đã bảo không có dự án thì họ cạp đất mà ăn à, nhưng "cạp đất" thì cũng có. Chỉ có điều nơi công cộng thì hiếm nhà vệ sinh, đô thị thì tiêu nước chẳng nổi sau mỗi trận mưa,có nhiều nơi dân còn cực kỳ khó khăn,hà cớ gì phải xây cho lắm tượng? Những tượng đài thực sự đã được đặt trong lòng dân rồi.
Trả lờiXóaVÌ SAO KHÔNG CÓ ĐIỆN?
Trả lờiXóaHỏi người dân vùng quê 1 nước nọ, vì sao kg có điện?
- Thưa điện thì thừa nhưng không có dây điện!
- Sao kg có dây điện?
- Dạ bao nhiêu đồng đem đúc tượng lãnh tụ hết rồi!
- Vì sao nghèo mãi?
- Dạ bao nhiêu tiền đem nuôi tượng hết rồi, tức là bảo trì, bảo dưỡng, trùng tu, tôn tạo các tượng đài hàng năm xuống cấp... Dạ, Kg thể để tượng lãnh tụ nhem nhếch được!
Bác sẽ càng đau lòng hơn khi chúng nó cứ nhân bản Bác lên để chứng kiến nỗi khổ ải , oan trái của nhân dân ở mọi miền đất nước .
Trả lờiXóaĐói nghèo tham nhũng khắp nơi.
Trả lờiXóaĐâu đâu cũng thấy tượng Người vẫy tay.
Bác Hồ nằm đó có hay.
Mượn uy danh Bác thẳng tay làm tiền
Làm cho đất nước đảo điên.
Khó khăn chồng chất buồn phiền tăng lên...
Hình Bác ở trong lòng Dân,tượng Bác ở trong lòng quan.Ồ ạt xây đắp tượng Bác chẳng vì quý mến gì Bác,chẳng qua chỉ vì lợi ích mà các quan tham muốn mượn danh Bác để trục lợi cho cá nhân và gia đình con cháu các quan.Nếu Bác có linh thiêng thật,thì nhìn cảnh Dân Nước khó khăn mà phung phí tiền bạc thế thì Bác cũng nằm chẳng yên được
Trả lờiXóaĐúng là chỉ có xây tượng Hồ Chí Minh thì sẽ không bị thanh tra dòm ngó và cũng không đứa nào dám lèm bèm! Bọn quan tham nhũng cộng sản quả tinh như chồn cáo.
Trả lờiXóaNhìn cái tượng đài minh họa trên bài viết này thì thấy rõ ông Hồ Chí Minh mặc áo đại cán của tầu, các nhân tượng khác cũng là người tầu. Trong suốt quá trình hoạt động, chưa bao giờ thất bác mặc y phục Việt Nam, kiểu áo dài khăn đống mà cha ông ta thường mặc!
Nếu có một cái tượng đài bác mặc áo dài khăn đống thì hay (và vui) biết mấy!
Bác ơi là Bác ơi!!! Hu hu..............
Trả lờiXóaBác ơi là Bác ơi!!! Hu hu..............tha cho chúng con đi Bác ơi
XóaNhững năm 80 của thế kỷ trước, đâu đâu cũng thấy tượng đài lê-nin. Năm 91 trở đi chả còn thấy cái nào. Ngán như con gián.
Trả lờiXóaCâu thơ của Cụ Nguyễn Du vẫn đúng với ngày nay:
Trả lờiXóaMột ngày lạ thói sai nha
Làm cho khốc hại chẳng qua vị tiền !
(Xây cho nhiều tượng chẳng qua vị tiền )
Học tập và làm theo tấm gương chủ tịch Hồ Chí Minh ư? Chúng ( những tên đầy tớ của Dân) học được gì ở người. Chúng phát động học tập và làm theo: " Cần kiệm, liêm chính... Việc gì lợi cho Dân thì phải hết sức làm, việc gì hại cho Dân thì phải hết sức tránh..." Trong khi đồng bào còn biết bao cảnh khổ cực trăm bề, người già đói rách, trẻ em đói rét, thất học...Bao cảnh đời cơ cực, cùng quẫn...Là như thế này sao. Đua nhau dựng tượng đài, xây trụ sở, chùa triền, hoành tráng, bòn rút Nhân Dân từng đồng bạc lẻ...Chúng nó đang tìm mọi cách để vơ vét cho đầy túi tham... Bác có linh thiêng hãy ra tay trừng trị những kẻ mượn danh người, để cho Dân được no cơm ấm áo, được học hành mới mong có ngày bước tới đài vinh quang cùng nhân loại được. Bác ơi!
Trả lờiXóaĐẤT NƯỚC TÔI
Trả lờiXóa(Bài thơ của A. Cá Gỗ)
Đất nước tôi bốn ngàn năm lịch sử
những tượng đài hàng ngàn tỷ vươn cao
những con phố biến thành sông qua từng trận mưa rào
những hàng cây Vàng tâm Mỡ màng quanh từng góc phố
,
Đất nước tôi có những lớp người chưa bao giờ biết xấu hổ
cứ nghênh ngang trên những thứ cướp được từ dân
những đề án tầm cỡ quốc gia cứ ngỡ viết ra từ những kẻ tâm thần
những con đường BOT sụt sùi chạy dài qua bao miền đất nước
,
Đất nước tôi có dẫu có muốn vươn mình tiến lên phía trước
dẫu có rừng vàng biển bạc phì nhiêu
dẫu có muôn vạn người vẫn lam lũ trong từng sớm từng chiều
liệu có trường tồn với tư duy ăn thì ở xổi
,
Đất nước tôi sáng bảnh mắt có những trang tin nóng hổi
nào chị chân dài đang chờ vỡ ối
nào anh danh ca đang đăng đàn la lối
đứa trẻ lên ba tè vào cái túi nôn
,
Đất nước tôi còn đâu thánh thót giọt đàn bầu
những điệu ru à ơi trên cánh võng chao nghiêng lộng gió
những con đường cuộn mình trong bụi đỏ
lớp lớp thanh niên ra trận tuyến chống quân thù
,
Đất nước tôi đang oằn mình như thế đó
Lửa đã cháy sục sôi trong từng ngõ nhỏ
Bởi chiến tranh đi qua, biết bao Người còn nằm lại với gió.
Cho hôm nay, đau đáu giọt đàn bầu.
.
Đất nước tôi sẽ có ngày thoát khỏi những u mê
rồi trỗi mình vươn dậy như truyền thống bao đời nay con Rồng cháu Lạc
Cần kiệm, Liêm chính, Chí công vô tư. Hãy học tập theo đị hỡi lãnh đạo Sơn La.
Trả lờiXóa