Thứ Tư, 17 tháng 6, 2015

KHÔNG NÊN ĐẶT TÊN ĐƯỜNG MẠC THÁI TỔ, MẠC THÁI TÔNG

Không nên đặt tên đường Mạc Thái Tổ, 
Mạc Thái Tông
Trần Thị Băng Thanh
14.6.2015

TP - Đối sách ngoại giao của nhà Mạc dâng đất, dâng sổ hộ tịch kể cả việc xin nội thuộc nhà Minh, chấp nhận trở thành những "ty" lệ thuộc tỉnh Quảng Tây thì đó là một sai lầm, không thể coi là có công với đất nước.


 
Di tích thành nhà Mạc để chống nhà Lê còn ở Lạng Sơn. Ảnh: Lương Anh

Trên báo Tuổi trẻ ngày thứ ba 9/6/2015 có đăng bài "Giải mã" nhà Mạc quanh chuyện đặt tên đường và ý kiến vị Phó Giám đốc Sở VH-TT&DL TP. Hà Nội muốn "lắng nghe ý kiến rộng rãi" của nhân dân. Nhân đây, tôi xin nêu vài ý kiến.


Thứ nhất, việc ghi nhận đóng góp của nhà Mạc cho lịch sử dân tộc về kinh tế, văn hóa và không coi Mạc là "ngụy triều" (chỉ vì nhà Mạc đã giành ngôi vua từ nhà Lê) là vấn đề có lẽ không khó nhất trí. Tuy nhiên đối sách ngoại giao của nhà Mạc dâng đất, dâng sổ hộ tịch kể cả việc xin nội thuộc nhà Minh, chấp nhận trở thành những "ty" lệ thuộc tỉnh Quảng Tây thì đó là một sai lầm, không thể coi là có công với đất nước. Sự việc ấy do 2 vị Mạc Thái Tổ, Thái Tông chủ trương, thực hiện, cho nên việc đặt tên đường cho hai vị cần phải tính đến.

Thứ hai là việc "giải mã" sự việc được gọi là "nghi án" này. Sự kiện lịch sử ấy đã được các bộ sử của ta và cả Minh sử ghi chép khá rõ ràng. Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã tham bác các sách, biện luận, dưới đây xin trích ra một số sự kiện chính từ ghi chép của bộ sử này như sau:

- Ngày 3 tháng 11 năm Canh Tí (1540)"Bọn Mao Bá Ôn thiết lập mạc phủ và tướng đài ở Nam Quan…" "Đến kỳ đã định, Đăng Dung… cùng cháu là Văn Minh và bè đảng là bọn Vũ Như Quế hơn 40 người do đường Nam Quan đi sang; ai nấy buộc dây vào cổ, đi chân không, gieo mình vào mạc phủ tướng Minh, khúm núm, phủ phục, khấu đầu lạy, dâng tờ biểu xin hàng, nộp trình sổ sách đất đai và nhân dân do mình cai quản. (Việt sử thông giám cương mục, Chính biên XXVII, Bản dịch của Viện Sử học in năm 1959, tr. 1337). (Mạc phủ, nơi Mạc Đăng Dung và hơn bốn mươi thuộc hạ đầu hàng, về sau được gọi là Thành Thụ hàng).

- "Đăng Dung lại xin hàng, dâng đất các động Ti Phù, Kim Lặc, Cổ Sâm, Liễu Cát, La Phù, An Lương thuộc châu Vĩnh An ở An Quảng để lệ vào Khâm Châu. Lại xin nhà Minh ban cho chính sóc và ấn chương đã làm từ trước để Đăng Dung coi giữ việc nước trong khi chờ đợi mệnh lệnh có thay đổi hoặc quyết định ra sao" (Sách đã dẫn tr. 1338).

- Cương mục cũng ghi thêm: "Năm Mạc Minh Đức thứ 2 (1528), Sử cũ chép Mạc Đăng Dung sợ nhà Minh hỏi tội, bèn tính chuyện cắt đất đem dâng hai châu Quy, Thuận, vua Minh thu nhận. Từ đó Nam Bắc lại đi lại thông hiếu".(Sách đã dẫn tr. 1338).

- Tháng 10 mùa đông, Mạc Phúc Hải, Quảng Hòa năm thứ 1 (1541). "Nhà Minh đổi nước An Nam làm An Nam đô thống sứ ty, trao cho Đăng Dung chức Đô thống sứ, đổi đặt toàn quốc làm mười ba tuyên phủ ty, cho lệ thuộc vào đất nhà Minh" (Sách đã dẫn tr. 1340).

- "Nhà Minh bèn đổi nước An Nam làm Đô thống sứ ti, cho Đăng Dung làm Đô thống sứ, phẩm trật vào bậc tòng nhị (còn kém chánh nhị phẩm), ban cho ấn chương khác và cho đời được cha truyền con nối. Còn các nghi thức mà Đăng Dung tiếm dùng đều bắt tước bỏ hoặc cải chính lại. Trong mười ba lộ như Hải Dương, Sơn Nam vân vân đều đặt tuyên phủ ty, mỗi ty đặt một tuyên phủ đồng tri, một tuyên phủ phó sự và một tuyên phủ thiêm sự, dưới quyền cai quản của đô thống sứ. Tất cả các ty trên đây đều cho lệ thuộc vào Quảng Tây phiên ty (Sách đã dẫn tr. 1341).

Cũng theo Cương mục thì Mao Bá Ôn (nhà Minh) còn đem gấp tờ tấu lên vua Minh đề xuất việc hàng năm bắt nhà Mạc "phải lên Nam Quan lĩnh lịch được ban", lễ cống năm trước còn thiếu, kiểm tra theo lệ ngạch, "bắt năm sau phải nộp bổ sung cho đầy đủ" (Sách đã dẫn tr. 1340).Cương mục cũng ghi danh mục cống vật, Mạc Phúc Hải cống năm 1542 trích từ Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn.

Tôi thấy sự việc cũng khá rõ ràng, không có đủ chứng cớ để nghi ngờ các sử gia Lê, Nguyễn vì muốn tô vẽ cho triều đại mình mà nói oan cho Mạc Đăng Dung. Có chăng là những cách lý giải của người ngày nay. Tôi nghĩ nếu biện giải rằng: Mạc Đăng Dung ứng xử như thế chỉ để "xoa dịu" Mao Bá Ôn, để tránh một cuộc xâm lược mới… thì sự biện giải ấy không thể thuyết phục. Làm sao lại có thể ngây thơ tin rằng nhà Minh chỉ cần cái danh chiến thắng suông! Một trăm năm trước, đất nước này nhà Minh đã từng đã cai trị với một chính sách "bại nhân nghĩa nát cả càn khôn", đã vơ vét đến "sạch không đầm núi", đã bắt người lên rừng xuống biển tìm châu báu… và đã bị đuổi đi. Thôn tính nước này gộp vào lãnh thổ "Đại Hán" của họ là một tham vọng chưa bao giờ nguội, lẽ nào bây giờ có người tự nguyện dâng hiến chỉ để cầu một chức "đô thống" nhỏ nhoi, tiếc gì không cho để được nhận! Đã nhận rối, chia ra để trị rồi, giao cho một tỉnh quản lĩnh rồi, lẽ nào chỉ là việc nói vu vơ? Mà thực chất họ đã tính đến cả rồi (Xem những điều tâu về cách chế tài của Mao Bá Ôn)…

Thêm nữa nói rằng đấy là những "đất khống" cũng không thuyết phục. Chẳng lẽ người Minh dễ lừa đến thế!

Chuyện lấn đất vùng biên của Việt Nam là chuyện xảy ra "thường ngày", Việt Nam nhiều lần đã phải đòi, phải lấy lại, khi thì "hội khám", khi thì gửi thư, hội nghị tranh biện (nổi tiếng như Hội nghị Vĩnh Bình, Thư đòi đất đời Lý), khi thì không chịu được sự cai trị của các quan chức Trung Quốc, trưởng các tộc nhóm đem dân chạy về lại Việt Nam… Cho nên những đất Trung Quốc chiếm được chưa phải là lãnh thổ của Trung Quốc, bây giờ Mạc Đăng Dung đem dâng chính là đã chính thức công nhận chủ quyền của họ. Trong ngoại giao đó là một việc thất thố, tổn hại đến lợi ích quốc gia.

Nói tóm lại dâng đất, dâng sổ đất đai và dân số, tự nguyện xin nội thuộc trở thành ty quận của họ, xóa bỏ cả một đất nước đã có truyền thống mấy nghìn năm văn hóa, tổ tiên đã đổ bao máu xương tâm trí để khai thác giữ gìn, thì đó là một sai lầm không thể bỏ qua.

Cho nên nếu cuộc đổi thay Mạc - Lê đem lại sự tiến bộ cho đất nước thì cuộc thay đổi lại Lê - Mạc lần này lại có thể đem đến một cơ may để nước ta hóa giải được sự cam kết rất bất lợi với nhà Minh, thoát được cái thân phận "các ty lệ thuộc" một tỉnh vùng biên Quảng Tây, giữ lại được thành quả của cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn, giữ lại được đất nước đến ngày nay. Đó là sự thật.Cho nên, trong lịch sử chưa thấy ai biện hộ cho việc làm này của nhà Mạc. Ngô Thì Nhậm trong dịp đi sứ nhà Thanh năm 1793, qua Thụ hàng thành đã viết bài thơ ghi lại sự công phẫn trước việc làm của Mạc Đăng Dung:

Thụ Hàng thành

Lộ kinh Mạc phủ nhập Bằng Tường,
Cố thụ Hàng thành thị cố cương.
Sơn tự Lạng Sơn, khê giảo thiểu,
Thạch xưng Hạ Thạch lý thiên trường.
Thủy xa chuyển trục lôi huyên ngạn,
Hỏa hiệu tiêu đài tuyết mãn đường.
Đô thống Hàng Thành thành thậm sự,
Linh nhân thiên tải mạ Nghi Dương.


(Đường đi qua phủ mạc vào Bằng Tường, Thành Thụ Hàng xưa là cương giới cũ của nước ta. Núi non giống như ở Lạng Sơn nhưng suối khe ít hơn. Đá thì gọi là Hạ thạch, riêng đường càng dài. Trục guồng nước chuyển, tiếng nước đổ như sấm huyên náo bên bờ, Trên đài pháo hiệu tàn bay như tuyết khắp nhà. Đô thống, Thành Hàng là cái trò gì vậy, Khiến người ta nghìn năm còn chửi mắng kẻ Nghi Dương (Mạc Đăng Dung người Nghi Dương).

Vị túc nho Nguyễn Sĩ Lâm dịch thành thơ như sau:

Lối qua Mạc phủ tới Bằng Tường,
Thành Thụ Hàng xưa, dấu cố cương.
Núi tựa Lạng Sơn, dòng suối ít,
Mốc nêu Hạ Thạch, dặm đường trường.
Tuyết bay tàn pháo đồn canh khắp,
Sấm chuyển guồng xe, bến nước vang.
Đô thống xin hàng, trò khốn nạn,
Nghìn năm bán nước tiếng Nghi Dương


(Ngô Thì Nhậm toàn tập (Tập 3), Nxb Khoa học xã hội, 2005.

Đương nhiên, trong chuyện cầu cứu nhà Minh này có trách nhiệm của cả nhà Mạc và nhà Lê. Hai bên tranh giành ngôi vị, tìm cách loại bỏ nhau khiến người ngoài có thể lợi dụng. Giá như nhà Mạc và nhà Lê đã có thể vì đất nước, dân tộc mà xử sự như Trần Quốc Tuấn, giá như nước ta có cách nào đó để tuyển chọn người đứng đầu đất nước dân chủ, hợp lý, chính xác, ôn hòa sớm hơn! Bởi lẽ trong mỗi cuộc tranh giành, đất nước, dân tộc đều tổn thất rất nhiều nhân tài tướng giỏi. Cho nên tôi cho rằng ghi công những đóng góp của nhà Mạc là nên, không coi nhà Mạc là "ngụy triều" cũng phải, nhưng những sai lầm của nhà Mạc trong đối sách về ngoại giao cũng không thể bỏ qua. Bởi lẽ tôn vinh hay rút kinh nghiệm từ lịch sử chính là để giúp ích cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước của chúng ta ngày nay. Tôi tán thành những ý kiến trong Hội đồng Tư vấn cho rằng không nên lấy tên Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông để đặt tên đường ở Hà Nội, điều ấy chỉ làm tăng thêm sự hoài nghi của nhân dân về tính lệ thuộc.


39 nhận xét :


  1. Thật là kỳ lạ, tai sao người ta lại đi tôn thờ một kẻ hèn hạ đến thế trước ngoại bang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xưa nay chính sử vẫn coi Triều Mạc là Ngụy triều ?
      Khi Mạc bị diệt, con cháu đổi theo họ mẹ và đến giờ không đổi lại nữa vì không nhận thấy vinh quang tự hào gì.

      Xóa
  2. Màn “ném đá dò đường” đây. Tiếp theo sẽ là “Đông Quan thành”, “Giao Chỉ quận”…

    Trả lờiXóa
  3. Điềm báo chính quyền "mạt" vận rồi.

    Trả lờiXóa
  4. "Đối sách ngoại giao của nhà Mạc dâng đất, dâng sổ hộ tịch kể cả việc xin nội thuộc nhà Minh, chấp nhận trở thành những "ty" lệ thuộc tỉnh Quảng Tây thì đó là một sai lầm, không thể coi là có công với đất nước"

    Ở Hà Nội có tên đường Phạm Văn Đồng vẫn đâu có sao

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ở Sài Gòn cũng có Đại lộ Phạm Văn Đồng .

      Xóa
  5. Đừng nói quá đi thế! Cho dù việc làm của Mạc Đăng Dung là " hèn nhát" hay là sách lược trong thế " lưỡng đầu thụ địch" ( nhà Minh phía Bắc, nhà Lê Trung hưng vừa nổi ở Thanh Hóa-phía Nam) thì có một sự thực không thể chối cãi là:
    - Nước ta không mất chủ quyền và thực tế không mất tấc đất nào.
    - Có thể Mạc Đăng Dung đáng trách nhưng Mạc Đăng Doanh ( Mạc Thái tông) thì ngay các sử gia nhà Lê, kẻ thù không đội trời chung của nhà Mạc, không những không chê mà còn phải khen ( Xem Đại Việt sử ký toàn thư).
    - So hành vi của Mạc Đăng Dung với việc Lê Lợi đền người vàng vì giết Liễu Thăng, Quang Trung cống nhà Thanh ngay sau võ công oanh liệt và gần đây nhất, năm 1946, khi ta buộc phải nhượng bộ Tàu Tưởng rồi Pháp ( sách lược Câu Tiễn ) liệu có khác nhau? Cái thế yếu, không thể dựa vào ai thì " chính sách Câu Tiễn" là sự lựa chọn bắt buộc. Đừng lấy con mắt ngày nay để phán xét người xưa. Sự kiện lịch sử phải được nhìn nhận bằng quan điểm đồng đại và lịch đại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việt nam không thiếu danh nhân để đặt tên đường ? Khi chư sáng tỏ thì chưa dùng, thế thôi !

      Xóa
    2. Đồng ý với 13.28. Không nên bàn dài dòng, hơn nữa vào lúc này đừng làm lòng dân Việt hoang mang đau khổ thêm. Đã đủ lắm rồi !

      Xóa
  6. Cãi nhau nhiều không có ích đâu . Chính quyền Hà Nội đưa vấn đề này ra để nhằm đánh lạc hướng dư luận đó . Khi vướng vào vụ tranh luận này thì quên chuyện chặt cây đi . Xưa nay họ làm bậy , có hỏi dân bao giờ đâu . Đừng vẽ trò nữa , Hãy trả lời dân về việc chặt cây vừa qua . Buộc chính quyền dừng đặt tên phố , nhưng họ lại thoát vụ chặt cây . Kế này hiểm đấy . Cha nào nghĩ ra không biết .

    Trả lờiXóa
  7. Tại sao không ?

    Nếu đã có đường mang tên Phạm Văn Đồng (với chữ ký để đời trên Công Hàm 1958 - công nhận Hoàng Sa , Trường Sa và hơn 80% Biển Đông là của Trung Cộng), thì tại sao lại không có đướng mang tên Mạc Thái Tổ - Mạc Thái Tông ?

    Trả lờiXóa
  8. Không biết khi đặt tên đường cho các ông Lê Duẫn,Lê Đức Thọ,Nguyễn Văn Linh...đảng ta có tổ chức hội thảo công khai,đầy đủ như thế không nhỉ

    Trả lờiXóa
  9. Vấn đề là chủ thể đặt tên đường là ai? Là dân hay nhà nước cộng sản hiện nay? Nếu là dân thì hãy quên chuyện đó đi nhé! Còn nhà nước cộng sản hiện nay đặt tên thì chuyện tung hê Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông rồi dùng tên những vị này để đặt tên là điều dễ hiểu vì về bản chất những gì các vị này đã làm với Tàu giống hệt những gì mà nhà nước này đang làm! Rồi đây không chỉ những kẻ Việt gian bán nước được đặt tên, không chừng Chu Ân Lai, Lưu Thiếu Kỳ, Mao Trạch Đông, Đặng Tiểu Bình sẽ có tên trên những con đường chính to rộng của Thủ đô Hà Nội và TP.HCM. mà những hẻm, ngách của những con đường đó sẽ có tên của những vị đang "làm bạn 4T-16C" với chúng.

    Trả lờiXóa
  10. Mặc dù tôi nghĩ rằng không nên đánh giá quá khắt khe đối với những lầm lỗi của người xưa, nhưng tôi đồng tình với quan điểm không nên dùng tên nhà Mạc để đặt các tên đường ở Thủ đô vào thời điểm rất "nhạy cảm" như hiện nay. Nếu đặt tên đường để tôn vinh công lao nhà Mạc thì sẽ rất nguy hiểm vì vô tình "định hướng" ý thức người dân chấp nhận hạ-hạ sách:cắt đất, dâng biển đảo và chịu khép nép luồn cúi trước kẻ thù thâm hiểm phương bắc như là một đối sách ngoại giao duy nhất để duy trì nền độc lập, tự do. Đối sách ngoại giao như thế là cực kỳ bạc nhược và nguy hiểm. Thử nghĩ xem, một dân tộc khi đã đánh mất ý thức tự cường, đánh mất tinh thần dân tộc thì có thể nào giữ gìn được "nền độc lập" vững bền không? Một dân tộc khi đã chấp nhận khuất phục kẻ thù để đổi lấy "độc lập" thì nền "độc lập nô lệ" đấy có đáng gì để đánh đổi? Tôn vinh nhà Mạc vào lúc này sẽ khiến người dân dễ dàng để cho Nhóm lợi ích thân Tàu ngày càng lũng đoạn, thao túng quyền hành đẩy đất nước, dân tộc vào vòng lệ thuộc và mất chủ quyền vào tay Trung Cộng. Nhóm lợi ích thân Tàu đang có những hành động "Tàu hóa" rất nham hiểm như: xây Văn miếu, cho Tàu thuê đất biên giới dài hạn, giao công trình xây dựng cho thầu Tàu,vv... Nếu nhân dân vì thụ động, thiếu cảnh giác và cam chịu mà để bọn thân Tàu này đạt được âm mưu "hợp pháp hóa" ý thức hàng phục Trung Quốc cho toàn dân thì họa mất nước chẳng phải là trách nhiệm của chỉ riêng bọn Tàu nô.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi hoàn toàn nhất trí với ý kiến này!
      CCB.

      Xóa
  11. Lịch sử bao đời không đặt tên cho kẻ bán nước cầu vinh. Sao bây giờ lại vinh danh cho kẻ đó?????

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tin trên báo có kẻ xây Văn miếu VP đã cử đoàn sang Sơn Đông-Khúc Phụ, quê của Khổng Khâu để học tập kinh nghiệm và xem hình mẫu. Điên cuồng, ngu dại đến mức này thì hết thuốc.

      Xóa
  12. Mời các nhà sử học lên tiếng, các vị đâu rồi hỡi: các ông Dương Trung Quốc, Lê Văn Lan, Phan Huy Lê... hãy nói hộ giùm dân đi có phải 2 người này đã bán đất đai của tổ quốc cầu an cho mình không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nên mời các nhà sử học VN ở nước ngoài (nhà SHVK) tham gia tranh luận, phân tích một cách đàng hoàng, sẽ thực sự khách quan (nhưng cái sợ là đã có quyết định ...bỏ túi rồi).

      Xóa
  13. Lấy quốc khánh Tàu làm ngày thành lập tỉnh, đồng loạt treo đèn lồng đỏ, xây Văn Miếu to vật vã thờ tiền bối Tàu, lấy tên những kẻ ôm chân Tàu đặt cho đường phố, ôi giời, nhiều lắm, có mà mấy trang giấy cũng không hết. À phải, vừa rồi trong lễ diễu binh ngày 30.4 nhìn khối nữ bộ đội thông tin liên lạc mặc váy, đi ủng và nhất là đội mũ có vành uốn cong lên trên trông đặc sệt lính gái Tàu!

    Trả lờiXóa
  14. Các vị vua Gia Long, Minh Mạng sao không được đặt tên...Đặc biệt là người có công lao to lớn như Nguyễn Ánh (vua Gia Long) ?

    Trả lờiXóa
  15. Xin thưa bà Trần Thị Băng Thanh và các coms: Triều Mạc không "có tội" vậy đâu. Nhà Mạc đã được "lột xác" rồi. Sau 5-7 lần hội thảo về triều Mạc, "họ" đã "mua" được nhiều thông tin hay và thế là "lột xác" cho triều Mạc với cuốn TRIỀU MẠC bìa trắng khổ chừng 14,5x18,5 chừng 200 trang xuất bản hình như năm 2012 (tôi đã nhìn thấy năm 2012 nhưng vì dốt môn sử nên không để ý chi tiết) do giáo sư sử học Phan Huy Lê chủ biên cùng 4 cộng sự trong đó có 3 là của trường XHNV HN. Xin các vị tìm mua đọc để "thấu tiền đạt vị" kẻo rồi lại bị cho là lảm nhảm về lịch sử.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cứ cái đà này thì chẳng bao lâu nữa Trần Kiệm, Trần Ích Tắc, Lê Chiêu Thống, Hoàng Văn Hoan sẽ là những anh hùng vì dân vì nước, còn Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn, Trần Hưng Đạo, Lý Thường Kiệt, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Quang Trung sẽ biến thành những kẻ phản nghịch dám chống lại Thiên Triều.

      Xóa
  16. 1. Cũng như triều Hồ, triều Mạc không thể là "ngụy triều". Xét lịch sử, dưới triều Hồ, hơn đứt dưới triều mạt Trần, dưới triều Mạc, xã hội VN hơn đứt triều Lê Uy Mục (Quỷ), Lê Tương Dực (Lợn)...
    2. Nhà Mạc không hề cắt tấc đất nào cho TQ. Trong thời phong kiến, không có triều đại nào không thần phục TQ, chỉ có cách thể hiện khác nhau mà thôi.
    3. Hãy xét một cách khách quan, công bằng, vua Mạc Đăng Dung đứng trên hàng trăm "danh nhân" hiện đang treo trên các con đường ở VN.
    4. Tuy nhiên, việc đặt tên đường phố hay tên thành phố là có tính lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào từng chính thể cụ thể. Lênin, Stalin đâu phải xoàng, nhưng làm gì còn Leningrat, Stalingrat... mà là Sant Peterburg, Vongagrat... Biết đâu một ngày nào đó, bất ngờ có những con đường mang tên Gia Long, Ngô Đình Điệm..., và bất ngờ biến mất những tên đường phố hay thành phố mà chúng ta đang thấy? Đó cũng là sự thường của bước chân lịch sử.
    5. Trong một tương lai gần, nếu không có gì thay đổi, VN nhất định sẽ có những đường phố mang những cái tên Đỗ Mười, Lê Đức Anh, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Tấn Dũng, Trương Tấn Sang, Nguyễn Sinh Hùng, Phùng Quang Thanh, Trần Đại Quang, Phạm Quang Nghị, Lê Thanh Hải... và..., và..., và... không kể xiết. Tại sao không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Xét lịch sử, dưới triều Hồ, hơn đứt dưới triều mạt Trần, dưới triều Mạc, xã hội VN hơn đứt triều Lê Uy Mục (Quỷ), Lê Tương Dực (Lợn)...
      Bạn nói đúng. Thằng Què hơn thằng Mù.
      Nếu triều Hồ, Mạc thực sự tốt thì đã tồn tại lâu hơn, chứ đâu chỉ được mươi năm như nhà Hồ, hoặc chạy bán sống bán chết như triều Mạc.

      Xóa
    2. Tôi không đồng ý với ý kiến này.
      Triều Tây Sơn rất tiến bộ nhưng có tồn tại được lâu đâu.
      Không thể lấy tuổi tác để đo phẩm chất con người.

      Xóa
  17. Cha con Hồ Quí Ly cũng là những nhân tài cả đấy . Nên chăng phục hồi danh dự cho Hồ Quí Ly, Hồ Nguyên Trừng ! Những lập luận bênh vực cho Mạc đăng Dung, kẻ mà sử sách đã ghi là kẻ bán nước để chuẩn bị công khai hợp pháp hóa kết quả HN Thành Đô !
    Các nhà sử học CS định làm rối loạn sử học . Những kẻ ăn lương NN viết sử cho ĐcsVN . Những sử gia quốc doanh !

    Trả lờiXóa
  18. Theo dòng lịch sử, các tên đường cũng luôn theo quy luật đào thải.
    Rồi sẽ phải "biến" thôi mà...

    Trả lờiXóa
  19. Các vị không chịu đọc sách mà cứ ngồi phán. Tôi xin các vị đọc lại mấy dòng sau:
    "Mạc có lệnh cấm các xứ trong ngoài, người ta không được cầm dáo mác và binh khí hoành hành ở đường sá, ai trái thì cho pháp ty bắt. Từ đấy, người buôn bán và người đi đường đều đi tay không, ban đêm không có trộm cướp. Trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng điểm soát một lần, hoặc có sinh đẻ cũng không thể biết là vật của nhà mình
    Trong khoảng vài năm đường sá không nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên" (Đại Việt sử ký toàn thư)
    Tôi cũng mời các vị đọc lại câu nói sau của Đà Quốc công Mạc Ngọc Liễn:
    "Nay nhà Mạc vận khí đã hết, họ Lê phục hưng đó là số trời vậy. Dân ta vô tội mà khiến phải nạn binh đao, ai nỡ lòng nào. Chúng ta nên lánh ra nước khác, nuôi dưỡng uy lực, chịu khuất đợi chờ khi nào mệnh trời trở lại mới làm được, chứ không hề lấy lực chọi với lực. Khi hai con hổ cùng tranh nhau, tất nhiên có một con bị thương, không có ích gì cho công việc. Nếu thấy quân của đối phương tới đây chúng ta nên tránh đi cẩn thận chớ có đánh nhau với họ, cốt phải phòng thủ cẩn thận làm chính, lại chớ nên mời người Minh vào nước ta để cho dân phải chịu lầm than, đó là cái tội không gì lớn hơn" (Đại Việt thông sử)
    Tôi mong các vị hãy đọc, suy nghĩ trước khi phát biểu...

    Trả lờiXóa
  20. Tôi là dân nam bộ, kịch liệt phản đối đặt tên đường Mạc Đăng Dung không phải vì triều Mạc là phi chính thống hay chính thống, điều đó không quan trọng đối với nhân dân. Đối với nhân dân cái quan trọng nhất là không bán nước, không được nhượng đất cho ngoại xâm, nhưng Mạc Đăng Dung đã phạm phải sai lầm là nhượng đất cho Tàu trong chính sử Việt và kể cả Trung Quốc còn cười chê. Dù Mạc Đăng Dung có tài kinh bang tế thế đi nữa cũng dẹp. Tôi cương quyết phản đối đặt tên đường Mạc Đăng Dung, vạn lần phản đối!

    Trả lờiXóa
  21. theo tôi HN lấy tên các tỉnh các huyện các địa danh thắng cảnh đặt tên cho đường phố của mình vì CẢ NƯỚC TRONG LÒNG HN-

    Trả lờiXóa
  22. Tôi nói: “Xét lịch sử, dưới triều Hồ, hơn đứt dưới triều mạt Trần, dưới triều Mạc, xã hội VN hơn đứt triều Lê Uy Mục (Quỷ), Lê Tương Dực (Lợn)... Và bạn nói: Bạn nói đúng. Thằng Què hơn thằng Mù. Nếu triều Hồ, Mạc thực sự tốt thì đã tồn tại lâu hơn, chứ đâu chỉ được mươi năm như nhà Hồ, hoặc chạy bán sống bán chết như triều Mạc”.
    Tôi thưa:
    Sự tồn tại của một triều đại trong lịch sử ngắn hay dài không chỉ phụ thuộc vào nó tốt hay xấu, mà phụ thuộc vào “thiên thời, địa lợi, nhân hòa” và nhiều yếu tố khác nữa. Có những triều đại tồn tại ngắn ngủi, nhưng thực sự chói lọi, có những triều đại tồn tại lê thê bằng tàn bạo, độc ác… Nhà Hồ chỉ có gần 7 năm, nhưng Hồ Quý Ly đã chấp chính trước đó rất lâu, ra những chính sách hết sức tiến bộ, như hạn điền, hạn nô, phát hành tiền giấy, đúc súng xây thành (thành đá nhà Hồ vĩ đại nhất Đông Nam Á chỉ xây trong 3 tháng – ĐVSKTT). Còn nhà Mạc… đây, “Ngụy Mạc”: “Từ đấy người buôn bán và kẻ đi đường đều đi tay không, ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ mỗi tháng điểm soát một lần… Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, thường được mùa to, trong cõi tạm yên” (Đại Việt sử ký toàn thư. T. IV, tr. 126)… Bạn có thể yêu An Dương Vương và ghét Triệu Đà, đó là quyền của bạn, nhưng lịch sử không như thế. Thục Phán An Dương Vương là dân Tàu Ba Thục đã tiêu diệt Văn Lang – Hùng Vương lập nên Âu Lạc, còn Triệu Đà đã tiêu diệt Âu Lạc lập nên Nam Việt rộng lớn, gồm cả Quảng Đông và Quảng Tây, đối địch với nhà Hán. Chứng cứ đây: Triệu Đà sau khi “giết trưởng lại nhà Tần, giữ lấy đất Lĩnh Nam, xưng đế, đối địch với nhà Hán, hưởng nước giữ ngôi 100 năm mới mất, cũng là bậc vua anh hùng” (Ngô Sĩ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, T. I, Sđd, tr. 71), hay “tự làm đế trong nước, đối ngang hàng với nhà Hán,…, là người mở đầu cơ nghiệp đế vương cho nước Việt ta” (Lê Văn Hưu, Đại Việt sử ký toàn thư, T. I, Sđd, tr. 78), rồi lấy vợ Việt, sống theo phong tục tập quán Việt (búi tó tóc, ngồi xổm…), trải qua năm đời ở đất Việt, sau bị nhà Hán tiêu diệt và “nước Việt ta đã thuộc về nhà Hán” (Đại Việt sử ký toàn thư, T. I, Sđd, tr. 89)…

    Chúc cả nhà vui vẻ, tôi vẫn muốn nhắc lại: việc đặt tên đường phố hay tên thành phố là có tính lịch sử cụ thể, phụ thuộc vào từng chính thể cụ thể. Không có cái gì là vĩnh viễn. Cổ kim vị kiến thiên niên quốc! Chớ có hô "muôn năm" mà tổn thọ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ngu còn ra vẻ- sách nào dẫn An dương vương là dòng dõi nước ba thục, vớ vẩn

      Xóa
  23. Rất rõ ràng , minh bạch , cụ thể , thông tuệ !

    Trả lờiXóa
  24. TÔI THẤY CÔNG LAO TO NHẤT VỚI VIỆT NAM BÂY GIỜ CHÍNH LÀ GIA LONG- LÀ MINH MỆNH- TIỀN NHÂN CỦA VUA THÌ CÓ CÔNG MỞ MANG BỜ CÕI, KHAI HOANG LẬP ẤP , BIẾT THU PHỤC MẠC CỬU- MẠC THIÊN TỨ, MỞ RA PHÚ QUỐC- HÀ TIÊN, ĐÃ VIẾT SỬ THÌ PHẢI CÓ DŨNG KHÍ CỦA TƯ MÃ THIÊN ( HIỆN TẠI AI NGƯỜI? ) . ĐẾN ĐỜI MINH MỆNH ĐẤT NƯỚC CÒN ROONGJK HƠN BÂY GIỜ- THÁI BÌNH THỊNH TRỊ- CCON VIỆC MƯỢN NGOẠI QUIOOCS PHÁP THÌ XEM XETYS HAI CHIỀU- MÀ THỰC RA ĐẾN 1858 PHẤP MỚI NỔ SÚNG Ở ĐÀ NẲNG- NÊN VIỆC CẦU SÚNG PHƯỜNG TÂY CO SAI KHÔNG? CON XIÊM GIÚP THÌ CŨNG LÀ BÁO NGHĨA VUA GIA LONG ĐẪ CÓ CÔNG GIÚP TRIỀU ĐẠI BÂY GIỜ CỦA XIÊM THỐNG NHẤT, ĐÁNH BẠI THẾ LỰC ĐỊA PHƯƠNG- VÀ TARXIN. MONG MỌI NGƯỜI NÊN CÔNG BẰNG TRIỀU NGUYỄN, GỘT RỬA CÂU CÕN RẮN CẮN GAFG- CÒN THÙ TÂY SƠN GIẾT CẢ GIA TỘC, THÌ GIA LONG PHẢI GỐI GIÓ, NẰM SƯƠNG PHỤC QUỐC CÓ GÌ SAI?

    Trả lờiXóa
  25. Nặc danh12:35 Ngày 17 tháng 06 năm 2015 phán: “ngu còn ra vẻ- sách nào dẫn An dương vương là dòng dõi nước ba thục, vớ vẩn”
    Sử thần triều Lê đội mồ lên than: Văn phong, học vấn thời suy đồi như vậy mà nước không mạt, vị tri kiến dã.
    Quốc sử quán triều Lê, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập I, “ngu” như thế này đây: “Họ Thục tên húy là Phán, người Ba Thục… Vua kiêm tính nước Văn Lang, đổi quốc hiệu làm Âu Lạc. Đầu, vua nhiều lần đem quân đánh Hùng Vương, nhưng Hùng Vương binh mạnh, tướng giỏi, vua bị thua mãi…”(tr. 64)

    Trả lờiXóa
  26. Không nên đưa chuyện đặt tên cha con Mạc Đăng Dung ra trong thời điểm nhạy cảm này! Dù nhà Mạc không bán nước thì cũng đã có cách xử sự đớn hèn!

    Trả lờiXóa
  27. Người Nam kỵ từ "Mạc" lắm! Đối với họ, cũng như "Mạt" dzậy.

    Trả lờiXóa