Nhà thơ Tố Hữu mần nghề chi?
Phạm Xuân Cần
Phạm Xuân Cần
Năm ấy có Đại hội Hội nhà văn Việt Nam. Một hôm cố nhà văn Bá Dũng gặp mình: “Bọn mình là những nhà văn thuộc Chi hội Nhà văn Việt Nam ở Vinh, chuẩn bị đi Đại hội. Ông xem Thành ủy có gặp gỡ chỉ đạo chi không?”. Mình cười: “Chỉ đạo, chỉ điếc chi bác. Em sẽ có quà cho các bác, đồng thời tối mai mời các bác ra Nhà hàng Hoa Phượng Đỏ ta mần bựa”. Ông Bá Dũng cũng cười: “Chỉ có chú mi là hiểu bác”. Tối hôm đó vui lắm, chả phân biệt chủ khách gì, tuổi tác, chức vụ gì, chỉ thi nhau uống và thi nhau nói phét. Đặc biệt là các bác nhà văn, nhà thơ, thôi thì trên trời dưới đất, đủ thứ chuyện.
Hôm đó nhà văn Bá Dũng kể giai thoại về nhạc sỹ An Thuyên viết bài Huế Thương. Té ra là do ngồi bờ sông Hương uống bia hơi nhiều quá, mà lại thiếu “đầu ra”, cho nên mới phải “Anh cầm trong tay, ra đứng bờ sông. Sông Hương tấp nập, mần răng đặng chừ?”. May mà có một cô “Em che nón đợi và em thẹn thùng”. Rứa là ra Huế Thương để đời.
Nhà thơ Thạch Quỳ thì nhấp chén rượu rồi thủng thẳng hỏi mọi người: “Tui đố các ông nhà thơ Tố Hữu hồi trước mần nghề chi?”. Mình đoán chắc là câu hỏi mẹo của bác Huấn nên không nói gì. Mấy thằng cùng đi với mình láu táu kể ra các chức vụ Đảng và Nhà nước của bác Tố Hữu.. “Trật!”, nhấp tiếp, nhà thơ Thạch Quỳ mới nói: “Nhà thơ Tố Hữu trước làm lái xe cho Bác Hồ!”. Mọi người ngớ ra: “Mần chi có chuyện nớ!”. Tranh cãi nhau ỏm tỏi. Bác Huấn khi đó mới đủng đỉnh: “Rứa là các ông không đọc thơ Tố Hữu rồi. Này nha, ông Tố Hữu viết: “Bác bảo đi là đi/ Bác bảo thắng là thắng”. “Thắng” tiếng miền Nam là phanh. Bác bảo phanh là phanh. Không lái xe cho Bác thì mần chi nựa!”.
Hôm đó nhà văn Bá Dũng kể giai thoại về nhạc sỹ An Thuyên viết bài Huế Thương. Té ra là do ngồi bờ sông Hương uống bia hơi nhiều quá, mà lại thiếu “đầu ra”, cho nên mới phải “Anh cầm trong tay, ra đứng bờ sông. Sông Hương tấp nập, mần răng đặng chừ?”. May mà có một cô “Em che nón đợi và em thẹn thùng”. Rứa là ra Huế Thương để đời.
Nhà thơ Thạch Quỳ thì nhấp chén rượu rồi thủng thẳng hỏi mọi người: “Tui đố các ông nhà thơ Tố Hữu hồi trước mần nghề chi?”. Mình đoán chắc là câu hỏi mẹo của bác Huấn nên không nói gì. Mấy thằng cùng đi với mình láu táu kể ra các chức vụ Đảng và Nhà nước của bác Tố Hữu.. “Trật!”, nhấp tiếp, nhà thơ Thạch Quỳ mới nói: “Nhà thơ Tố Hữu trước làm lái xe cho Bác Hồ!”. Mọi người ngớ ra: “Mần chi có chuyện nớ!”. Tranh cãi nhau ỏm tỏi. Bác Huấn khi đó mới đủng đỉnh: “Rứa là các ông không đọc thơ Tố Hữu rồi. Này nha, ông Tố Hữu viết: “Bác bảo đi là đi/ Bác bảo thắng là thắng”. “Thắng” tiếng miền Nam là phanh. Bác bảo phanh là phanh. Không lái xe cho Bác thì mần chi nựa!”.
có bảo tàng thơ tố hữu không biết có còn ai đến để nghiên cứu thơ CM của tố hữu không nhỉ
Trả lờiXóaTuyệt cú mèo! "rên mé điều hiêu" (tiếng loóng dân Saigon trước ngày "phỏng dzái) Đúng dễ sợ ! .... dân Huế hay nói như rứa phải không ?!!
Trả lờiXóaHôm đó nhà văn Bá Dũng kể giai thoại về nhạc sỹ An Thuyên viết bài Huế Thương.
Trả lờiXóaTé ra là do ngồi bờ sông Hương uống bia hơi nhiều quá, nhạc sĩ AT cực cần “đầu ra”, đầu ra TIỂU, không phải ĐẠI, cho nên mới phải
“Anh cầm trong tay, ra đứng bờ sông.
Sông Hương tấp nập, mần răng đặng chừ?”.
May qúa, có ngay một cô em “che nón đợi và em thẹn thùng”.
Rứa là ra Huế Thương để đời.
Ai cũng "cầm trong tay ra đứng bờ sông" thì có lẽ nước sông Hương bây giờ đã mặn chát.
Trả lờiXóaBàn về tính hiện thực thì thơ Tố Hữu chỉ có..phịa. Chẳng hạn khi ca ngợi Đặng Thái Sơn đoạt giải Chopin, Tố Hữu đã viết như thế này:
Trả lờiXóa" Em ơi, Balan muà tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn"
Giờ ạ, đã có sương phủ trắng bầu trời thì làm sao có nắng tràn được. Mà đã có nắng tràn thì làm sao có sương trắng được.
Phịa