Sửa điều 60 Luật BHXH, Quốc hội phải xin lỗi người lao động
22/05/2015 13:06 GMT+7
TTO - ĐBQH Võ Thị Dung - Chủ tịch UB MTTQ VN TP.HCM đã đề nghị như vậy trong phiên thảo luận tổ tại Quốc hội sáng nay 22-5 về Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Tự cảm thấy có lỗi trong tư cách một đại biểu đã góp ý và biểu quyết Luật BHXH, bà Võ Thị Dung -đã gửi lời xin lỗi đến cử tri về những vướng mắc trong điều 60 Luật BHXH. Đồng thời bà Dung cũng đề nghị: “Quốc hội hãy xin lỗi người lao động. Đừng nhận lỗi cho có”.
“Tôi cảm thấy xấu hổ”
Tại phiên thảo luận sáng nay về điều 60, Luật BHXH năm 2014, tất cả các ý kiến của đoàn ĐBQH TP.HCM đều thống nhất phải sửa điều 60 theo hướng linh hoạt là cho người lao động được nhận trợ cấp một lần. Bà Võ Thị Dung nói: “Khi công nhân thành phố phản ứng như vậy, tôi cảm thấy mình xấu hổ, cảm thấy có lỗi”.
Bà Dung đề nghị: "Bên cạnh việc sửa đổi điều này thì Quốc hội cũng phải nhận lỗi với người lao động chứ không phải chỉ sửa rồi nhận lỗi cho có. Quốc hội phải cầu thị và thật tâm trong lần sửa đổi này”.
Bà Dung cũng cho rằng với quy trình biểu quyết “cả gói” chứ không phải riêng từng điều luật thì nhiều đại biểu cũng ở trong tâm trạng của bà vì đã biểu quyết thông qua cả một dự luật, cho dù trong đó vẫn còn những điều luật mà bản thân đại biểu còn chưa thông.
TTO - ĐBQH Võ Thị Dung - Chủ tịch UB MTTQ VN TP.HCM đã đề nghị như vậy trong phiên thảo luận tổ tại Quốc hội sáng nay 22-5 về Điều 60, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014.
Tự cảm thấy có lỗi trong tư cách một đại biểu đã góp ý và biểu quyết Luật BHXH, bà Võ Thị Dung -đã gửi lời xin lỗi đến cử tri về những vướng mắc trong điều 60 Luật BHXH. Đồng thời bà Dung cũng đề nghị: “Quốc hội hãy xin lỗi người lao động. Đừng nhận lỗi cho có”.
“Tôi cảm thấy xấu hổ”
Tại phiên thảo luận sáng nay về điều 60, Luật BHXH năm 2014, tất cả các ý kiến của đoàn ĐBQH TP.HCM đều thống nhất phải sửa điều 60 theo hướng linh hoạt là cho người lao động được nhận trợ cấp một lần. Bà Võ Thị Dung nói: “Khi công nhân thành phố phản ứng như vậy, tôi cảm thấy mình xấu hổ, cảm thấy có lỗi”.
Bà Dung đề nghị: "Bên cạnh việc sửa đổi điều này thì Quốc hội cũng phải nhận lỗi với người lao động chứ không phải chỉ sửa rồi nhận lỗi cho có. Quốc hội phải cầu thị và thật tâm trong lần sửa đổi này”.
Bà Dung cũng cho rằng với quy trình biểu quyết “cả gói” chứ không phải riêng từng điều luật thì nhiều đại biểu cũng ở trong tâm trạng của bà vì đã biểu quyết thông qua cả một dự luật, cho dù trong đó vẫn còn những điều luật mà bản thân đại biểu còn chưa thông.
ĐBQH Nguyễn Thi Quyết Tâm - Ảnh - Việt Dũng
Góp thêm ý kiến về việc công nhân ngừng việc tập thể, phản ứng điều 60 của Luật BHXH năm 2014, đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nói đó là một sự việc không vui, không ai khuyến khích nhưng cá nhân bà đã tìm thấy được điều tích cực trong đó. “Vì công nhân đã biết phản ứng trước một chính sách ảnh hưởng đến quyền lợi của mình. Và sự phản ứng đó đã được Chính phủ lắng nghe” - bà Tâm nói.
Lương hưu 900.000 đồng, sống được không?
Đó là câu hỏi đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm đặt ra tại buổi thảo luận. Câu hỏi này do một công nhân may túi xách sau 18 năm làm việc đặt ra với bà trong một buổi tiếp xúc cử tri tại TP.HCM. Bà Tâm không trả lời được và các đại biểu nghe xong cũng không ai trả lời được.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm kể, chị công nhân này làm việc suốt 18 năm, phải bỏ tiền đóng thêm 21 tháng BHXH nữa để nhận được lương hưu. Và số tiền hưu hằng tháng chỉ là 943.000 đồng. “Với số tiền như vậy có sống được không? Ai trả lời được câu hỏi này? Làm sao tôi trả lời được câu hỏi đó” - bà Tâm đặt một loạt câu hỏi.
Bà Nguyễn Thị Quyết Tâm cho rằng rõ ràng trong trường hợp này người lao động phải chọn giải quyết khó khăn trước mắt là nhận tiền trợ cấp một lần, không thể nghĩ đến chuyện lâu dài với số tiền hưu còm cõi đó.
Có ý kiến cho rằng những vụ ngừng việc tập thể vừa qua ở TP.HCM, Bình Dương phản đối điều 60 của Luật BHXH năm 2014 là do tuyên truyền chưa tốt, do Công đoàn chưa thể hiện vai trò là phiến diện. “Làm sao tổ chức công đoàn tuyên truyền được khi người lao động đưa ra những dẫn chứng cụ thể như vậy?” - bà Tâm đặt câu hỏi.
Đại biểu Trần Thanh Hải - Phó Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho biết hiện nay có nhiều doanh nghiệp sử dụng chính sách khắc nghiệt với người lao động. Ở TP.HCM điều này thể hiện rõ hơn khi người lao động được sử dụng một cách tối đa và sau ba năm có kinh nghiệm là bắt đầu bị sa thải dần. Chủ thường sử dụng lao động theo nguyên tắc không ký hợp đồng với người lao động quá hai lần.
Ông Trần Thanh Hải cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, trong 80% người hưởng BHXH, có đến 72% người hưởng trợ cấp một lần có thời gian làm việc từ 1 đến 3 năm. Điều đó chứng tỏ một lực lượng rất đông người lao động mong muốn được làm việc lâu dài nhưng khả năng là rất thấp.
Bên cạnh đó, theo báo cáo, trong những tháng đầu năm 2015, số doanh nghiệp thành lập mới tăng 6.300 doanh nghiệp (9,5%) nhưng số doanh nghiệp giải thể, ngưng làm việc cũng chiếm 4,5%, điều đáng nói là tăng lực lượng lao động chỉ 2%. Rõ ràng khả năng người lao động quay lại làm việc là không cao.
“Do đó, việc người lao động muốn nhận trợ cấp một lần là điều dễ hiểu” - ông Trần Thanh Hải nói.
Viễn Sự
Dù sao thì cũng còn có những nghị viên nghĩ đến quyền lợi của cử tri!
Trả lờiXóaXin bầy tỏ lòng cám ơn ĐBQH Võ Thị Dung, bà đã tôn trọng nhân dân và người lao động mà bà đại diện ! Lời xin lỗi là điều thông thường trong một xã hội văn minh, vì thế những ai không biết xin lỗi hoặc tiết kiệm lời xin lỗi thì người đó tự hủy hoại thanh danh của chính mình. Một lần nữa xin được cảm ơn bà!
XóaVậy mà ông Phan Đình Trạc lại cho rằng thế lực thù địch đã kích động chúng tôi đình công... Chẳng lẽ chúng tôi u mê, đần độn đến mức không biết quyền lợi của mình bị xâm phạm hay sao mà phải nhờ thế lực thù địch giúp đỡ nhận thức... Hở nhà "mần luật" Phan Đình Trạc...?
Trả lờiXóaHoan nghêng tinh thần cầu thị của các đại biểu...
Trả lờiXóaKhông những chấp nhận lời xin lỗi của các đaij biểu mà công nhân chúng tôi càng thêm yêu quý các vị hơn
Trả lờiXóaChúng tôi là công nhân Bình Dưowng đang theo dõi sát việc liên quan đến điều luật bảo hiểm... Xin hoan nghênh sự tiến bộ, sửa sai của các đại biểu
Trả lờiXóaNgười nhà của các vị không có ai làm công nhân như chúng tôi nên luật các vị làm một cách vô cảm, cứ như trên trời rơi xuống vậy...
Trả lờiXóaCông nhân nhà máy Samsung xin cảm ơn công nhân phía nam đã thay lời muốn nói
Trả lờiXóaCứ mỗi lúc tan ca những người công nhân chưa có và chưa dám lập gia đình chúng tôi lại chụm đầu bên những chiếc điện thoại của những bạn có thể lên mạng để góp ý cho các vấn đè xã hội... Càng ngày chúng tôi càng bị cảm thấy bị gạt ra lề xã hội... Công nhân bị kỳ thị, khinh miệt... Quan chức thì chả có ai cho con em mình theo" giai cấp tiên phong" này cả... Nghĩ mà buồn. Công nhân chỉ là bước đệm tạm thời, sẽ chờ cơ hội để làm điều gì đó cơ bản hơn cho mình... Chả ai màng đến lúc về hưu, chỉ mong tiền mồ hôi, nước mát của mình được trả lại sòng phẳng chứ khôngbbij kẻ khác định đoạt tài sản của mình là vui...
Trả lờiXóaĐây là niềm vui lớn, công nhân đã ý thức được quyền công nhân, quyền con người của họ... Tập thể lớn của công nhân là một xã hội dân sự quan trọng đang lớn mạnh từng ngày...
Trả lờiXóaBiết sai mà sửa sai cũng là điều đáng quý mà không ít vị lãnh đạo trung ương địa phương chưa làm được...
Trả lờiXóaĐay là cái tát vào mặt nhóm lợi ích BHXH đã thao túng quốc hội để che dấu thâm hụt công quỹ do chi sai, sử dụng sai nguyên tắc... Luôn muốn bòn tút mồ hôi, xương máu của giai cấp "tiên phong"chúng tôi..
Trả lờiXóaXin bạn đừng vội , vì bây giờ ở địa phương tui có người nhận lương hưu mỗi tháng sáu mươi lăm triệu hai trăm ngàn đồng đó bạn ạ !!! Theo tui nghĩ sự việc này là do mấy Ông NGHỊ GẬT mà thôi !!!
XóaĐBQH sâu sát nguyện vọng của cử trị . Vậy mà Luật chưa đưa vào sử dụng đã lỗi thời , không hợp với nguyện vọng của cử tri !
Trả lờiXóa. Một ĐBQH hưởng biết bao quyền lợi mà chi phí một ngày họp của một ĐB gấp nhiều lần lương của một công nhân . Một ĐB lại kiêm hiều chức vụ bên HP cho nên lương tháng và phụ cấp các chức vụ với những đặc quyền , đặc lợi mà kể ra thì CN không không thể mơ tới . CN làm ra SP phải đạt chất lượng, Luật là SP của QH, là đúc kết nguyện vọng của cử tri . Vậy mà Luật chưa đưa vào sử dụng đã phải sửa tức là SP không đạt chất lượng trở thành phế phẩm . Một sự lãng phí hết sức to lớn mà hơn ai hết các CN phải lãnh hậu quả !
Trong cái vụ này nỏ thấy đảng mô hết,vậy mà cứ leo lẽo "đảng là lực lượng tiền phong của giai cấp công nhân"
Trả lờiXóaCó thể nói rằng,hơn 3 triệu đảng viên hiện nay,hầu như rất hiếm có ai làm công nhân.Bởi vì,người công nhân hiện nay,đầu tắt mặt tối,lòng dạ đâu nữa mà nghĩ đến chuyện vô đảng
Tôi thích câu nói của ĐB Võ Thị Dung : “Khi công nhân thành phố phản ứng như vậy, tôi cảm thấy mình xấu hổ, cảm thấy có lỗi”. Đồng thời bà Dung cũng đề nghị: “Quốc hội hãy xin lỗi người lao động. Đừng nhận lỗi cho có”.
Trả lờiXóaNhững suy nghĩ và hành động có tâm và có trách nhiệm của các quan chức bây giờ hiếm quá .
Vụ ngừng việc tập thể vừa qua ở TP.HCM, Bình Dương phản đối điều 60 của Luật BHXH năm 2014 được lí giải "là do tuyên truyền chưa tốt, do Công đoàn chưa thể hiện vai trò". Như vậy chứng tỏ: Công đoàn là một lực lượng phụ trợ cho quản lí Nhà nước, là một cánh tay của quyền lực Nhà nước, chứ đâu phải là người bảo vệ lợi ích cho công nhân, cho người lao động?!
Trả lờiXóaVậy thì cần phải dẹp bỏ ngay cái thứ Công đoàn giả cầy này đi, vì nó chẳng được tích sự gì cho anh em công nhân và người lao động, mặc dù công nhân và người lao động phải đóng công đoàn phí cho nó.
90.000 công nhân là một con số khổng lồ, nó phản ánh một nhận thức đã rất thấu đáo về quyền lợi sát sườn của họ. Chỉ một thiểu số quan chức tự cho mình hiểu biết hơn họ, định tuyên truyền giải thích cho họ "hiểu" cái lợi ích của điều 60 kia! Thật lố bịch! Điều này chứng tỏ: rất nhiều quan chức và nghị sĩ VN rất dốt nát, đại biểu của dân mà chẳng hiểu lòng dân, chẳng hiểu đời sống của dân! Chính vì thế, nhiều điều luật được ban ra mà không sao đi vào được đời sống, luật được ban ra mà cứ bị ngay chính người thực thi vi phạm.
Được hưởng lương hưu là điều quan trọng nhưng làm sao sống được đến tuổi hưu còn quan trọng hơn... Vấn đề trước mắt chưa giải quyết được thì làm sao lo được tương lai... Nhà nước nói hay lắm nhưng đang đào bới, bòn rút tài nguyên thiên nhiên, tiềm lực uốc gia... cũng đang bán tương lai để nuôi hiện tại đó thôi..
Trả lờiXóamồm thì ra rả liên minh công nông mà không biết xấu hổ
Trả lờiXóacông đoàn quốc doanh hiện nay là công đoàn giả cấy nó không bảo vệ công nhân đâu
Trả lờiXóaPhải xin lỗi, ai bắt, ko xin cũng làm gì được nhau, diễn cho hạ nhiệt. Quan trọng là ai chọn ĐBQH, lá phiếu là của ai, nếu lá phiếu thật sự của dân thì khỏi phải bàn, điều 60 vừa qua ko thể xẩy ra ngay tại quốc hội. Hiện nay ĐBQH hầu như ko dính dáng đến nhân dân, bởi đảng chọn dân bầu, người được bầu đương nhiên phải theo ý nguyện người bầu, người chọn, ở đây chính là đảng, nghị quyết của đảng, nên chính sách đưa ra chỉ cho 3 triệu đảng viên cộng sản. 90.000 công nhân biểu tình phản đối điều 60 vừa qua có lẽ ko ai là đảng viên. Nguy hiểm ở chỗ, quốc hội ra các điều luật cho 90 triệu người trong nước.
Trả lờiXóaĐã đến lúc cần phải có công đoàn độc lập, thoát khỏi sự lãnh đạo của đảng CS. Công nhân, phải tự trau dồi kiến thức pháp luật, phải có người đại diện cho mình, phải biết tập hợp lại. Thời điểm VN vào TPP, cơ hội ngàn năm để có một công đoàn độc lập hoạt động hợp pháp ra đời. Các bạn hãy sử dụng các công cụ của internet
Trả lờiXóa