Chàng sinh viên Lê Doãn Ý đang phải đi làm thêm để trang trải việc học hành.
.
.
Nguyễn Đông
VNExpress
Thứ ba, 31/3/2015 | 09:12 GMT+7
Nhà có tới 6 anh chị em đang đi học, bố mẹ phải đi làm thuê, nhưng Lê Doãn Ý đã quyết định trả lại hai sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,3 tỷ đồng nhặt được.
Một tuần nay câu chuyện chàng sinh viên Lê Doãn Ý (23 tuổi, Đại học Mở Hà Nội tại Đà Nẵng) trả lại hơn 1,3 tỷ đồng được nhiều người truyền tai nhau. Những cuộc điện thoại từ TP HCM, Hà Nội gọi đến khiến Ý bất ngờ. "Nhặt được tài sản thì trả lại người đánh mất chứ có chi mô. Nhưng được nhiều người khen, em rất vui và lấy đó làm động lực để sống tốt hơn", chàng trai quê gốc Hà Tĩnh, nay đã chuyển lên sống tại Gia Lai, tâm sự.
Chiều 22/3, Ý sang nhà bạn trên đường Phan Tứ (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) chơi, tình cờ nhìn thấy chiếc ví ai đó đánh rơi ở con hẻm nhỏ. Nhặt lên mở ra xem, Ý bất ngờ khi thấy bên trong ví có 15,5 triệu đồng tiền mặt, một điện thoại iPhone 5S, giấy tờ xe SH và hai sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,3 tỷ đồng mang tên Phạm Ngọc Minh Thư.
"Em định mở máy gọi cho người thân của chủ nhân chiếc ví, nhưng điện thoại lại cài mật khẩu", Ý kể. Một lát sau có người gọi đến máy của nạn nhân, nhưng vội tắt. Lần theo số điện thoại này, Ý chủ động liên lạc và biết người gọi là chồng của chị Thư. "Em muốn trả lại chiếc ví nhặt được", Ý nói và có cảm giác phía đầu bên kia chỉ muốn nhận lại giấy tờ bị mất chứ không đề cập đến số tiền.
"Nhặt được của rơi với số tài sản lớn, em hồi hộp điện thoại cho bạn gái và em trai đang học tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Em trai trêu tiền nhiều thế anh để mà tiêu, nhưng em quả quyết không phải tiền do mình làm ra thì phải trả lại cho người bị mất, vì họ đang rất buồn", Ý thật thà nói. Gia đình có 6 anh em, bố Ý đi làm thợ hồ, còn mẹ phải đi giúp việc, tuy nhiên bố mẹ luôn dặn các con phải sống tốt.
Chiều 22/3, Ý sang nhà bạn trên đường Phan Tứ (quận Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng) chơi, tình cờ nhìn thấy chiếc ví ai đó đánh rơi ở con hẻm nhỏ. Nhặt lên mở ra xem, Ý bất ngờ khi thấy bên trong ví có 15,5 triệu đồng tiền mặt, một điện thoại iPhone 5S, giấy tờ xe SH và hai sổ tiết kiệm trị giá hơn 1,3 tỷ đồng mang tên Phạm Ngọc Minh Thư.
"Em định mở máy gọi cho người thân của chủ nhân chiếc ví, nhưng điện thoại lại cài mật khẩu", Ý kể. Một lát sau có người gọi đến máy của nạn nhân, nhưng vội tắt. Lần theo số điện thoại này, Ý chủ động liên lạc và biết người gọi là chồng của chị Thư. "Em muốn trả lại chiếc ví nhặt được", Ý nói và có cảm giác phía đầu bên kia chỉ muốn nhận lại giấy tờ bị mất chứ không đề cập đến số tiền.
"Nhặt được của rơi với số tài sản lớn, em hồi hộp điện thoại cho bạn gái và em trai đang học tại Đại học Bách khoa Đà Nẵng. Em trai trêu tiền nhiều thế anh để mà tiêu, nhưng em quả quyết không phải tiền do mình làm ra thì phải trả lại cho người bị mất, vì họ đang rất buồn", Ý thật thà nói. Gia đình có 6 anh em, bố Ý đi làm thợ hồ, còn mẹ phải đi giúp việc, tuy nhiên bố mẹ luôn dặn các con phải sống tốt.
Thời gian hẹn gặp chủ nhân chiếc ví bị gián đoạn do Ý không thể bỏ lễ nhà thờ ngày chủ nhật, cũng không kịp trình báo công an, điện thoại lại hết pin. Lễ vừa xong, cậu vội ra quán nước sạc pin để gọi cho chị Thư vì biết chị đang lo lắng. Địa điểm trả lại tài sản là nhà nghỉ Sao Mai trên đường Dương Văn An (phường Mân Thái, quận Sơn Trà), nơi Ý làm thêm từ 19h đến 7h sáng.
Gặp chị Thư trong bộ dạng căng thẳng, Ý muốn trả lại ngay tài sản nhưng vẫn cẩn thận cầm chứng minh nhân dân để nhận dạng, hỏi lại ngày sinh, quê quán. "Em vui lây khi nhìn thấy chị Thư mừng rỡ nhận lại tất cả tài sản trong ví", Ý kể và cho biết đúng lúc đó có hai người đàn ông bước vào hỏi phòng nhà nghỉ rồi sau đó giới thiệu là công an.
Thiếu tá Nguyễn Hồng Quang, Trưởng công an phường Mân Thái, cho biết do chị Thư lo sợ việc nhận lại tài sản sẽ gặp bất trắc, lại có 4 địa chỉ nhà nghỉ Sao Mai trên cùng địa bàn nên đã nhờ công an giúp đỡ. "Chúng tôi phải mật phục để đề phòng có diễn biến xấu, nhưng đó chỉ là sự hiểu nhầm", vị thiếu tá nói và cho biết chị Thư đã cho Ý tiền để cảm ơn, nhưng cậu sinh viên từ chối nhận. Ý được chủ nhà nghỉ Sao Mai khen là hiền lành, chịu khó.
"Hành động của Ý là minh chứng còn nhiều người tốt trong thời buổi này", thiếu tá Quang nói và khuyến cáo những người nhặt được tài sản cũng như người đánh mất cần đến cơ quan công an gần nhất khai báo, tránh để hiểu nhầm. "Chúng tôi đang đề nghị công an quận khen thưởng hành động đẹp của Ý", trưởng công an phường Mân Thái nói thêm.
Trên trang Facebook của mình, chị Phạm Ngọc Minh Thư cho biết 1,3 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm là số tiền gia đình chị vừa bán nhà. Chiếc ví bị mất trên đường chị tới tiệm may lấy áo dài.
"Nói thiệt tình, tất cả mọi người không ai ngờ được, một sinh viên nghèo, ở trọ tại môi trường có nhiều đối tượng trộm cắp và phức tạp (đường Phan Tứ) lại trung thực và đạo đức đến vậy. Nếu là người khác, hoặc là họ lấy tiền mặt, còn quăng giấy tờ và điện thoại đi, hoặc là tham hơn sẽ đòi tiền chuộc để chuộc lại giấy tờ, hoặc xin pass điện thoại để đổi giấy tờ. Nói một cách thực tế, người tốt như em, có lẽ ngàn người mới có một", chị Thư viết.
Thế mà quan chức HN còn tàn sát cây xanh để kiếm chác, ít nhất là mấy cái thớt!
Trả lờiXóaĐề nghị cho em này mở lớp dạy về đạo đức cho đám quan chức từ cấp huyện trở lên đến cấp cao nhất. Biết đâu họ sẽ hoàn lương.
XóaTôi cảm phục em Lê Doãn Ý, nhưng tôi không đồng tình với câu này của chị Thư: "... Nói một cách thực tế, người tốt như em, có lẽ ngàn người mới có một", chị Thư viết.
Trả lờiXóaDù xã hội nhiễu nhương đến đâu, người tốt vẫn nhiều hơn người xấu, nếu không xã hội sẽ loạn không kiểm soát nổi. Chị Thư đã không công bằng, làm nhiều người tự ái. Hãy cẩn thận khi phát ngôn nhất là với phần lớn người dân lương thiện.
Ý thức xã hội ở ta còn rất kém, ví như nạn hôi của, trộm cắp, không tuân thủ pháp luật, .... Nguyên nhân thì có nhiều nhưng chủ yếu do giới lãnh đạo thiếu trung thực, tham nhũng, không tôn trọng nhười dân... làm mất lòng tin của dân.
Trả lờiXóaCủa hiếm . Đừng làm hư em ! Xin chào em . Chúc em cứ mãi tốt lành như thế !
Trả lờiXóaCảm ơn em bé. Nhưng nếu chị kia thật lòng biếu em ít tiền để cảm ơn thì theo tôi nhận cũng không sao em ạ, cho người ta cơ hội tỏ lòng biết ơn, mình thì thêm ít tiền mua sách vở cũng tốt, không cần giữ lối quân tử Tầu ấy.
Trả lờiXóaThường là vậy. Nếu mà nhận "tiền cảm ơn", họ sẽ không phải là người trả lại của rơi.
XóaChị Thư viết. "người tốt như em, có lẽ ngàn người mới có một"
Trả lờiXóaVậy chúng ta có muốn có 5/1000, 10/1000 .......những người tốt như cháu sinh viên Lê Dõan Ý ở trong xã hội VN ?
Ai đã dạy dỗ lên con người này, có phải là các Cha trong nhà thờ hay Cha....(chưa già) Nông Đức Mạnh dạy bảo thanh niên trong dịp tết vừa qua???
Tôi đồng ý việc làm của em Ý là 1 hành động tốt. Tuy nhiên đọc kỉ các tin thì thấy đây là 2 quyển số gửi tiền chứ không phải 2 gói tiền có tổng số 1,3 tỹ. Vậy nên việc nhặt được 2 sổ tk với người tham cũng k thể rút tiền được vì khi đến rút cho dù là người quen cũng không thể rút được nếu không có CMND và chữ ký như chữ kí mẫu.Bản thân tôi đã từng mất 3 quyển sổ có giá trị khá lớn, vậy mà khi ra NHTMCP Phương nam ở Hàng bài nhân viên tiếp nhận lời khai và kiểm tra lại thấy lời khai của tôi là đúng đã nhanh chóng vào sổ hủy các sổ cũ và cấp ;lại sổ mới không hề gây phiền hà. Vì vậy việc người lạ cầm sổ nhặt được mang ra ngân hàng nhận tiền là không thể được(trừ ngoại lệ nào đó).
Trả lờiXóaBạn đã đánh giá thấp tấm lòng của người ta. Vấn đề không phải là số tiền trong sổ tiết kiệm lớn hay nhỏ. Còn tiền mặt, còn giấy tờ, nếu người tham thì lấy tiền mặt, còn giấy tờ vứt đi hoặc bán cho giang hồ để đòi tiền chuộc thì sao? Bạn nên mở lòng với người tốt, không nên suy đoán làm cho những việc tốt trở nên không trọn vẹn. Khi trong long mình không sang thì đừng nghĩ người khác cũng như mình.
XóaVậy hỏi bạn Hoàng Quý bạn đã nhặt và trả lại cho ai lần nào chưa? cảm giác bạn máu lạnh, vô ơn.
Xóa