Gia Minh, PGĐ Ban Việt ngữ RFA
RFA 05 - 03 - 2015
Chuyện học và dạy lịch sử tiếp tục là vấn nạn trong vô vàn những bế tắc của ngành giáo dục nói riêng và các mặt xã hội Việt Nam nói chung.
Người học lên tiếng
“Với tầm hiểu biết hạn hẹp của một tay học sinh lớp 12 cũng như trải nghiệm của một đứa đã từng học để thi quốc gia, tôi xin khẳng định một cách chủ quan rằng việc dạy sử hiện nay đang xa rời với những nguyên tắc tối thượng nhất, bản chất nhất làm nên vẻ đẹp thực sự của môn sử. Vì sao tôi lại nói như thế? Vì cá nhân tôi cho rằng một trong những phẩm chất đầu tiên mà một chương trình lịch sử cần có đó là sự khách quan. Thế nào là khách quan? Ta hiểu đơn giản: đó có nghĩa là trung thực với sự thật, có gì nói đấy, không tô hồng, không bôi xấu.”
Người học lên tiếng
“Với tầm hiểu biết hạn hẹp của một tay học sinh lớp 12 cũng như trải nghiệm của một đứa đã từng học để thi quốc gia, tôi xin khẳng định một cách chủ quan rằng việc dạy sử hiện nay đang xa rời với những nguyên tắc tối thượng nhất, bản chất nhất làm nên vẻ đẹp thực sự của môn sử. Vì sao tôi lại nói như thế? Vì cá nhân tôi cho rằng một trong những phẩm chất đầu tiên mà một chương trình lịch sử cần có đó là sự khách quan. Thế nào là khách quan? Ta hiểu đơn giản: đó có nghĩa là trung thực với sự thật, có gì nói đấy, không tô hồng, không bôi xấu.”
Với tầm hiểu biết hạn hẹp của một tay học sinh lớp 12 cũng như trải nghiệm của một đứa đã từng học để thi quốc gia, tôi xin khẳng định một cách chủ quan rằng việc dạy sử hiện nay đang xa rời với những nguyên tắc tối thượng nhất.
-Một học sinh
Đó là phát biểu trong video clip lưu truyền trên mạng của một bạn trẻ tự xưng là học sinh lớp 12. Chỉ trong khoảng hơn 5 phút đồng hồ người bạn trẻ này tóm tắt lý do vì sao những học sinh trung học như bạn không thích thú gì môn lịch sử: đó là sự thiếu trung thực, bưng bít sự thật của sách giáo khoa sử mà các bạn đang phải học để lấy điểm kiểm tra.
Khác với người học sinh thẳng thắn nói lên đánh giá của bản thân đối với môn lịch sử hiện nay, một học sinh lớp 12 khác lại tỏ ra dè dặt, thờ ơ khi được hỏi về việc học sử ở nhà trường mà bạn phải hoàn thành:
“Bình thường thôi, chỉ học lý thuyết, kiến thức bình thường thôi chứ không có đi thực tế. Học ở sách, rồi cứ ghi ghép, ghi chép nên chán thôi.”
Bế tắc của thầy giáo dạy Sử
Chính một giáo viên đang giảng dạy môn lịch sử cấp phổ thông trung học thừa nhận những khiếm khuyết của môn mà thầy giáo này đang dạy, cũng như những khó khăn mà giáo giới như ông phải đối mặt lâu nay dù rằng họ cũng thấy vấn đề và đôi khi muốn giúp thay đổi thực trạng đáng buồn như thế:
“Chương trình dài, nhiều thứ, quá sức của một học sinh đi học cần thiết phải hiểu; học sinh không cần phải hiểu nhiều đến mức như thế. Không riêng gì môn lịch sử mà ở Việt Nam các môn học khác cũng không thực tế.
Nhiều khi cũng muốn cải tiến nhưng hệ thống tổ chức hiện nay khó làm lắm. Nội dung người ta không cải tiến, phương pháp người ta cũng chỉ ‘đánh trống bỏ dùi’ thôi; người ta hô hào thế nhưng không có biện pháp gì để tổ chức thực hiện.
Theo tôi nghĩ hiện nay cách thức để làm cho học sinh thích thú, không chán thì không phải khó lắm. Với phát triển của công nghệ hiện nay thì có đủ điều kiện, khả năng để làm cho học sinh thích thú; nhưng chỉ có điều mình làm ra rồi nhưng không có điều kiện để thực hiện thành ra chính giáo viên chán, học sinh chán!”
Đánh giá
Anh Nguyễn Văn Thạnh, một nhà hoạt động xã hội tại Việt Nam, nhìn lại thời học sinh cũng như nay qua quan sát thực tế, đưa ra đánh giá vì sao môn sử đang được giảng dạy tại Việt Nam không thu hút học sinh và ngay cả những giáo viên Sử.
“Trong thời gian qua trên mạng có nhiều thông tin cho rằng học sinh chán học lịch sử. Tôi nghĩ điều này có và bên cạnh đó tôi tin cũng có nhiều học sinh ưa thích môn sử. Như bản thân tôi cũng với chương trình đó, ngoài việc học trên lớp tôi còn đọc ở ngoài và cảm thấy với những câu chuyện lịch sử; từ đó nó dẫn dắt tôi. Hiện nay nguồn thông tin rất đa dạng, rất sẵn. Điều quan trọng là con người của mình có thích chuyện đó hay không.
Tôi nhận xét rằng lịch sử là một bộ môn khoa học của con người, nó có tính cách giống như là một em bé trưởng thành hơn qua những lần té ngã của nó. Nếu ai đó có suy nghĩ hay toan tính nào đó làm cho em bé không học được điều gì trước đó, thì em bé đó mãi là em bé không thể nào lớn được.
Bây giờ tại Việt Nam đảng cộng sản thực sự nắm quyền cai trị toàn diện và tuyệt đối. Như vậy chắc có lẽ họ cũng sẽ can thiệp vào lịch sử để phục vụ cho việc cầm quyền của họ. Kiểu dạy lịch sử như vậy không kích thích được con người bám sát sự thật.
-Anh Nguyễn Văn Thạnh
Bây giờ tại Việt Nam đảng cộng sản thực sự nắm quyền cai trị toàn diện và tuyệt đối. Như vậy chắc có lẽ họ cũng sẽ can thiệp vào lịch sử để phục vụ cho việc cầm quyền của họ. Kiểu dạy lịch sử như vậy không kích thích được con người bám sát sự thật, phân tích các bài học trong cuộc sống để rồi phụng sự cho ngày hôm nay.
Tôi nghĩ đây có lẽ là một trong những chủ trương của nhà cầm quyền. Bởi vì nếu nắm hết sự thật thì sẽ ảnh hưởng đến quyền lực mà họ đang có.”
Cách làm
Người ta thường nói ‘hỏi là đã trả lời’. Câu nói này có thể áp dụng vào trường hợp của người học sinh trong video clip vừa có phát biểu.
Nhà hoạt động xã hội Nguyễn Văn Thạnh đưa ra ba cách làm nhằm giúp cho môn sử trở thành hấp dẫn học sinh hơn như sau:
Để môn sử hấp dẫn hơn phải đến từ hai chiều: thứ nhất người học phải chịu khó như lớp trẻ bây giờ kêu gọi trên mạng là ‘thông não’ và ‘mở mắt’, tìm kiếm nhiều nguồn tư liệu. Bây giờ với ‘bàn phím’ thì không có gì có thể hạn chế được; chỉ có điều bạn có lòng đam mê hay không mà thôi. Không thể đổ thừa cho thầy cô được.
Cách thức thứ hai hy vọng nhà cầm quyền, những nhà làm giáo dục họ cởi mở hơn để cung cấp sử liệu chính xác hơn để hậu sinh hiểu được giai đoạn đó có những sự việc gì xảy ra; nguyên nhân từ đâu, hạn chế và bài học chỗ nào, chính nghĩa nằm ở đâu thì nó sẽ giúp người ta hứng thú học lịch sử hơn.
Phó giáo sư-tiến sĩ Trần Nam Tiến, thuộc Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh cho biết hoạt động ‘tham quan thực tế’ của khoa đang thực hiện là cách thức dạy sử mà hầu như ai cũng thấy cần phải tiến hành.
Hiện nay quá trình đưa sinh viên đến các di tích lịch sử, bảo tàng là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng của quá trình đào tạo; ít nhất tại đơn vị tôi đang làm việc là khoa Sử trường Đại học Khoa học- Xã hội Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Khoa Sử trong thời gian qua xem việc hướng sinh viên đi thực tế đến những di tích lịch sử, đến những nơi có nhân chứng lịch sử để làm việc, nghiên cứu, để ‘thực tế’ rất là nhiều. Trong khóa học bốn năm họ được đi ít nhất 5-6 lần. Thậm chí có những lần đi xuyên Việt, đi một chuyến rất dài đến các di tích rất quan trọng ở miền Trung, miền Bắc. Hiện nay công tác đào tạo gắn với thực tiễn rất lớn. Tôi là người tham gia trực tiếp trong những chuyến đi đó. Tôi cũng là người tham gia tổ chức những chuyến đi đó nên tôi khẳng định đây là vấn đề hiện nay chúng tôi đã triển khai và đạt được kết quả rất tốt khiến cho học sinh; đặc biệt các bạn sinh viên nhận thức về lịch sử tích cực hơn rất nhiều.
Những phương pháp lẽ ra phải thực hiện trong công tác giảng dạy môn lịch sử như đang phó giáo sư- tiến sĩ Trần Nam Tiến vừa cho biết dường như bị lãng quên lâu nay. Tuy vậy, nếu có được thực hiện với tình trạng lịch sử bị bóp méo như người học sinh trong video clip nêu ra thì liệu việc làm đó có mang lại lợi ích như mong muốn hay không.
Những phương pháp lẽ ra phải thực hiện trong công tác giảng dạy môn lịch sử như đang phó giáo sư- tiến sĩ Trần Nam Tiến vừa cho biết dường như bị lãng quên lâu nay. Tuy vậy, nếu có được thực hiện với tình trạng lịch sử bị bóp méo như người học sinh trong video clip nêu ra thì liệu việc làm đó có mang lại lợi ích như mong muốn hay không.
Môn Ngữ văn và môn Lịch sử Trung học Phổ thông hiện hành
Trả lờiXóamỗi môn có một nghịch lý:
-Môn Ngữ văn cần có hơi thở của cuộc sống đương đại
thì tác phẩm mới nhất được đưa vào giảng dạy
là truyện ngắn "Chiếc thuyền ngoài xa" được viết vào những năm 1970.
-Môn Lịch sử đáng lẽ phải cho học sinh biết được lịch sử dân tộc hàng ngàn năm thì chương trình lớp 12 (là chương trình duy nhất học sinh được thi) chỉ viết từ 1930.
Tôi hoàn toàn đồng tình với ý kiến của anh Nguyễn Văn Thạnh. Sách giáo khoa lịch sử trong nhà trường hiện nay được biên soạn theo chỉ đạo của đảng cộng sản, ví dụ như phần nói về cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược từ 1979 đến 1989 và cuộc chiến ta tham gia ở Campuchia hết sức sơ sài. Thậm chí một số sự thật lịch sử không được đề cập hoặc bị xuyên tạ rất trắng trợn.
Trả lờiXóaTôi băn khoăn rằng, các học sinh các trường mang tên Lê Văn Tám, Đuốc Sống, trên cả nước sẽ được dạy về ý nghĩa tên trường mình thế nào?
Trả lờiXóa