Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2015

Hà Nội: MỘT BIỂN NGƯỜI DẦM MƯA LÀM LỄ GIẢI HẠN SAO THÁI BẠCH

“Biển người” dầm mưa làm lễ giải sao Thái Bạch
Hồng Phú 
09:30 - 06 tháng 3, 2015

Tối qua 5.3 (tức 15 tháng Giêng), tại khóa lễ giải sao Thái Bạch ở chùa Phúc Khánh (Đống Đa, Hà Nội), cả một "biển người" ngồi, đứng giữa lòng đường, tay chắp lạy Phật, miệng lẩm bẩm... dưới cơn mưa nặng hạt. 

Theo quan niệm, có 9 ngôi sao chiếu bản mệnh con người, trong đó có 3 sao xấu nhất là La Hầu, Kế Đô và Thái Bạch. Đặc biệt sao Thái Bạch được cho là “xấu nhất trong các sao xấu”, gắn liền với câu “Thái Bạch quét sạch của nhà”. Nếu người nào bị sao Thái Bạch chiếu, trong năm sẽ gặp hạn về sức khỏe, tiền của, không làm ăn được...

Ngày 15 tháng Giêng hằng năm, những nơi cúng giải hạn sao Thái Bạch luôn có rất đông người tham dự. Người Hà Nội thường quen với cảnh hàng vạn người đến chùa Phúc Khánh (Quận Đống Đa) cầu an, giải hạn. Thậm chí, không kiếm được chỗ trong chùa, nhiều người ngồi tràn ra cả lòng đường, vỉa hè khiến giao thông ùn tắc nghiêm trọng.
.

Hàng nghìn người đứng kín cả lòng đường trước cửa chùa Phúc Khánh 
trên đường Tây Sơn (Hà Nội) dự khóa lễ giải sao Thái Bạch 

“Nặng lắm!”, bà Lê Thị Yến (Giáp Bát, Hà Nội) vừa chắp tay lạy Phật vừa than vãn. Bà nói: “Năm nay nhà tôi có 3 người bị sao Thái Bạch chiếu nên phải đến đây giải sao, mong làm ăn thuận lợi, không mất mát gì”.

Với tâm lý bất an khi bị sao Thái Bạch chiếu, nhiều người đã đặt sớ trong chùa Phúc Khánh nhưng vẫn không an tâm, muốn đến chùa thực hành khóa lễ.

Chị Nguyễn Hồng Hạnh (Trung Kính) cho biết nếu làm lễ ở nhà rất tốn kém, có khi mất cả chục triệu. Nhưng nếu làm ở đây, mỗi người chỉ mất 1.00.000 đồng.

Tuy nhiên, bà Phạm Thị Oanh thì khác. Bà cho biết: “Tôi làm lễ cầu an cho cả gia đình thôi, nếu bị hạn thì có tránh cũng không được, cốt là tại tâm mình. Nhiều người sống lương thiện vẫn gặp nhiều tai ương đó...”
.

Với quan niệm “Thái Bạch quét sạch cửa nhà”, nhiều người phải tới bằng được chùa Phúc Khánh giải hạn, cầu an,  bất chấp trời mưa gió hay phải đứng, ngồi trên thành cầu vượt

Cả một "biển người" hướng vào phía trong chùa

Hàng trăm chiếc ô được người dân mang theo khi dự khóa lễ

Có những người không chen vào được hay đi làm qua đành đứng ngay sát thành cầu làm lễ

Nhiều người cầu an, giải hạn dưới ô, tuy nhiên có những người đầu trần hay chỉ dùng túi nilon che qua dưới cơn mưa nặng hạt.

Một lòng thành kính lễ ngay sát thành cầu

Ngồi dưới lòng đường hàng giờ đồng hồ để cầu mong điều xấu không đến

Học theo người lớn, nhiều em nhỏ cũng tay chắp, mặt hướng vào chùa

Phía trong chùa không còn một chỗ trống

Người dân ngồi cổng sau của chùa Phúc Khánh làm lễ

Khóa lễ giải sao La Hầu bắt đầu từ 19h, kết thúc lúc 20h

Sau buổi lễ, nhà chùa phát lộc cho người dân gồm chuối, oản

Theo Thượng tọa Thích Thiện Tâm - Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, dâng sao giải hạn là tập quán xuất phát từ Trung Quốc. Đạo Phật không có quan niệm dâng sao giải hạn và cũng không có quan niệm sao chiếu mệnh nào tốt, sao nào xấu.
Do vậy, người nào bị “sao xấu” chiếu mệnh không cần phải lo lắng, người nào có sao chiếu mệnh tốt không được chủ quan mà thiếu cẩn trọng trong hành động suy nghĩ. Cũng như vậy, không có ngày tốt, ngày xấu, tháng tốt, tháng xấu. Ví dụ, trong ngày tốt mà con người ta làm việc xấu thì lại chính là ngày xấu với người đó.
“Họa phúc của con người không phải do sao tốt hay sao xấu chiếu mà do chính hành động, lời nói, suy nghĩ của mình gây ra”, Phó Chủ tịch Hội đồng trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam bày tỏ.
Hiện tại, các chùa làm lễ ngày 15 Âm lịch cho người dân đến dâng sao giải hạn thực chất là Lễ cầu an của Phật giáo. Cầu an ở đây không phải là cầu xin, van xin để được bình an, mà là nhắc lại lời Phật dạy, hướng mọi người làm theo lời Phật để đạt được mong muốn bình an, an lạc.  
Công Thọ

6 nhận xét :

  1. Tôi không biết về tâm linh nhiều. Nhưng ngày xưa nghe các cụ nói: Sao Thái Bạch không phải là xấu. "Thái Bạch sạch nhà cửa". Nghĩa là tiêu rất nhiều tiền, chứ không hẳn là mất hết tiền. Do vậy, phải năm sao Thái Bạch người ta xây nhà, tậu ruộng (nay là mua ô tô) để tiêu nhiều tiền mà không bị mất. Vậy thôi, làm sao mà phải "giải" nó đi nhỉ?
    Đề nghị bác Tễu hiểu biết về văn học dân gian phán cho vài câu.

    Trả lờiXóa
  2. Thật ra, tối đó em có chạy honda chở phụ huynh có ghé đây làm lễ cầu an. Vì đến trễ nên phải đứng cách xa chùa cả trăm mét. Đứng dưới mấy cái loa treo ở cột đèn nghe tiếng được tiếng mất (vì ngoài đường kẹt xe, ồn ào còi xe đi lại chứ mấy cái loa phường nghe vẫn tốt ạ).
    Thôi thì tập quán hay tập gì thì nó cũng ảnh hưởng tới đa số người Việt mình rồi. Mong sao người dân mình thành tâm, thành kính, có một đời sống tâm linh lành mạnh là được. Đừng làm điều gì ác, sống làm điều thiện. Chứ đừng như mấy ảnh lễ hội mà thấy phát gớm.
    Mấy thế hệ trải qua vài chục năm tâm hồn đã bị bầm dập, nát bấy rồi. Chỉ mong sao từ giờ trở đi tâm hồn trẻ thơ được dạy dỗ trong sáng, lành mạnh. Mỗi người đi lễ chùa có một đức tin thật sự. Làm việc tử tế, sống có thiện tâm.
    Nhìn cảnh mấy anh GTCC, mấy anh công an mặc sắc phục làm nhiệm vụ xong ở đó. Ra về tay ôm đống lộc chuối, oản trên người tơn hớn, tơn hớn mà thấy lôi thôi quá.
    Mong sao một ngày không xa sẽ có một hình ảnh Hà Nội đẹp hơn, sạch hơn đẹp hơn, lịch sự hơn.
    HM

    Trả lờiXóa
  3. Sự mê tín của dân chúng đến u mê lại là kết quả nhồi sọ chủ nghĩa vô thần duy vật biện chứng marxit của Đảng CSVN suốt mấy chục năm qua! Một kết quả trái ngược đến kỳ lạ. Từ u mê tin vào chủ nghĩa Mac - Lê nin vô địch "Trời không có thánh thần/ đất không có thánh nhân/ chỉ có nhân dân thần thánh"! (Tố Hữu), đến chỗ nhân dân không biết mình là ai, nhìn vào xó nào cũng thấy thần quyền, còn con người như con giun, cái kiến! Thật thảm hại cho dân ta!

    Trả lờiXóa
  4. Họ đã thành công trong chính sách ngu dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dạ phải đó cụ Cố ạ, và chính sách ngu dân này có mục đích gì?

      Xóa
  5. Gần 1 thế kỷ dân ta phải chịu Sao Thái Bạch màu đỏ!

    Trả lờiXóa