Lễ hội chém lợn: Không thể hủy bỏ
Một Thế giới
Ý kiến của GS.TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam về lễ hội chém lợn.
Dân mạng TQ coi lễ chém lợn ở VN là dã man
Dân mạng choáng với clip ‘chém lợn’ rùng rợn
Mới đây, khi tổ chức động vật châu Á đã gửi cho các cơ quan truyền thông về việc kêu gọi cộng đồng cùng ký tên kiến nghị các cơ quan chức năng ban hành luật để chấm dứt lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Bắc Ninh).
Báo điện tử Một Thế Giới đã có cuộc trao đổi với TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam để hiểu rõ hơn về tục lệ này cũng như việc có nên hay không ban hành một "luật lệ" để dừng việc chém lợn ở một lễ hội trong dịp Tết Nguyên Đán.
Hình ảnh trong lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Khắc Niệm, Bắc Ninh) |
Thưa ông, ở lễ hội chém lợn ở làng Ném Thượng (Khắc Niệm, Bắc Ninh) hiện nay dư luận đang quan tâm có nên hay không bỏ "hủ tục" này vì theo ý kiến của tổ chức bảo vệ động vật châu Á đã cho rằng "lễ hội quá tàn bạo và phản cảm"?
Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh được tổ chức hàng năm vào mùng 6 tháng Giêng âm lịch. Đây là lễ hội lớn của một tỉnh được duy trì từ rất lâu với ý nghĩa sau khi chém những con lợn đã được hiến tế. Bôi máu của vật hiến tế đó vào những đồng tiền thì điều đó sẽ mang lại may mắn cho họ trong suốt cả một năm. Việc tổ chức bảo vệ động vật châu Á vội vàng lên án điều này là "hủ tục" hay tàn bạo là không đúng. Lễ hội được coi là nét đẹp trong văn hóa và lối sống của con người Việt Nam mỗi khi năm mới đến.
Việc tổ chức lễ hội chém lợn hay bất kỳ một lễ hội nào đó đã được truyền đi từ đời này sang đời khác. Bản thân những người trong làng, xã, phố đó họ nghĩ đó là việc tâm linh, tế lễ để lấy cái may mắn vào trong người. Vì thế không thể yêu cầu ban hành một luật lệ nào để áp vào việc tổ chức lễ hội truyền thống để ngăn cấm người dân tổ chức lễ hội, quyền tiến hành các văn hóa truyền thống tâm linh là phụ thuộc vào suy nghĩ của người dân trong xóm, phường, làng xã đó. Việc duy trì lễ hội là cần thiết và theo tôi nó không tổn hại đến ai. Nhưng ngược lại nếu cấm không được tổ chức sẽ ảnh hưởng tới truyền thống văn hóa và đi ngược lại nhu cầu cũng như tín ngưỡng của người dân nơi đó nói riêng và toàn thể người dân Việt nói chung.
Vậy thưa ông, làm sao để có thể hạn chế để những hình ảnh đó không làm ảnh hưởng tới du lịch của đất nước cũng như không ảnh hưởng tới trẻ em khi trẻ em đã có nhận thức sau khi tham dự lễ hội đó?
Nếu muốn hạn chế thì việc tổ chức một lễ hội vốn dĩ có quy mô nhỏ, thậm chí như xưa kia chỉ có sự tham dự của những người trong làng. Việc nên làm đó chính là duy trì lễ hội ở trong cộng đồng nhỏ như làng xã, coi đó là một lễ hội tô điểm đặc sắc trong nền văn hóa đón Tết Nguyên Đán của người Việt từ xưa đến nay. Lễ hội chém lợn sẽ là nội bộ của người trong làng, người ngoài làng và trẻ em sẽ không được tham gia lễ hội.
Trong tín ngưỡng của rất nhiều dân tộc, tiết (máu) của súc vật với mầu đỏ đặc thù luôn là biểu hiện cho sinh khí phồn thịnh. Cư dân Việt Nam chém lợn để tiết thấm xuống vùng đất bản địa, rồi mang bát tiết lợn lên cúng thành hoàng cũng vì điều ấy. Nhưng bản thân người tham dự hay các du khách lại không hiểu điều đó khi tới xem cũng như không tìm hiểu kỹ về bản chất tâm linh của người dân bản địa đó nên càng nhiều người chê trách, phản đối thì sẽ càng nhiều người tò mò đổ về nơi đó để xem với sự hiếu kỳ và dung tục. Ở một chừng mực nào đó, việc duy trì các nghi thức này gắn với nhu cầu tín ngưỡng của cộng đồng bản địa, nên cần được tôn trọng.
TS Ngô Đức Thịnh, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu và Bảo tồn Văn hóa tín ngưỡng Việt Nam |
Được biết trong những năm gần đây, với các ý kiến nên bỏ "hủ tục" này, tỉnh Bắc Ninh đã yêu cầu lễ hội có sự chấn chỉnh như không xẻ đôi chú lợn như vẫn làm mà thay vào đó chỉ cứa cổ lợn để máu chảy xuống. Vậy, theo ông việc này có làm biến đổi đi ý nghĩa của lễ hội?
Khi người ta tò mò về lễ hội, du khách liên tục kéo về nhưng chưa chắc trong những đoàn người đó đã có người chịu tìm hiểu kỹ về bản chất cũng như ý nghĩa thật sự của lễ hội mang tính tâm linh này. Họ chỉ coi đó là lễ hội giết súc vật để phục vụ cho một điều mà theo họ là "không có thật". Tâm linh thì ai có thể lý giải được một cách cụ thể và khoa học? Các phong tục truyền thống văn hóa của từng cộng đồng đều có sự bình đẳng, miễn điều đó không hề xâm phạm quyền con người.
Việc thu hẹp phạm vi lễ hội nhưng vẫn thực hiện đầy đủ các phương thức thì theo tôi không hề làm giảm đi ý nghĩa và mục đích của lễ hội. Tuy nhiên, để đáp ứng với nhu cầu du lịch toàn cầu hóa thì điều đó cũng nên làm. Tuy nhiên nếu vì coi đó là "hủ tục" mà ban hành luật lệ để cưỡng chế hay để xóa bỏ đi một lễ hội có nét truyền thống văn hóa lâu đời thì điều đó là không nên và hoàn toàn không thể thực hiện vì nó đã đi sâu vào trong ký ức cũng như đời sống của người dân làng xã đó.
Cảm ơn ông.
Theo Một Thế Giới
Khi người ta tò mò về lễ hội, du khách liên tục kéo về nhưng chưa chắc trong những đoàn người đó đã có người chịu tìm hiểu kỹ về bản chất cũng như ý nghĩa thật sự của lễ hội mang tính tâm linh này. Họ chỉ coi đó là lễ hội giết súc vật để phục vụ cho một điều mà theo họ là "không có thật". Tâm linh thì ai có thể lý giải được một cách cụ thể và khoa học? Các phong tục truyền thống văn hóa của từng cộng đồng đều có sự bình đẳng, miễn điều đó không hề xâm phạm quyền con người.
Việc thu hẹp phạm vi lễ hội nhưng vẫn thực hiện đầy đủ các phương thức thì theo tôi không hề làm giảm đi ý nghĩa và mục đích của lễ hội. Tuy nhiên, để đáp ứng với nhu cầu du lịch toàn cầu hóa thì điều đó cũng nên làm. Tuy nhiên nếu vì coi đó là "hủ tục" mà ban hành luật lệ để cưỡng chế hay để xóa bỏ đi một lễ hội có nét truyền thống văn hóa lâu đời thì điều đó là không nên và hoàn toàn không thể thực hiện vì nó đã đi sâu vào trong ký ức cũng như đời sống của người dân làng xã đó.
Cảm ơn ông.
Theo Một Thế Giới
Thưa ông GS kiêm tiến sĩ Ngô Đức Thịnh!
Trả lờiXóaThứ nhất:Ông nói rằng lễ hội chỉ làm trong làng,không cho du khách và trẻ em tới xem.Vậy ai có quyền để cấm du khách vào làng?hoạ chăng nơi đó là đặc khu quân sự hay bí mật của quốc gia,còn không ai cấm được du khách vào tham quan,du lịch trong tất cả các làng xã ở Việt Nam.Nếu nói như ông thì lễ chém lợn nên chém ở trong nhà và đóng kín cửa thì du khách,hay trẻ em đều không tham dự được.
Thứ hai:ông nói lễ hội này có từ lâu đời,phong tục,tín ngưỡng của dân nên không bỏ được.Vậy việc đốt pháo ngày tết cũng là phong tục,cũng là tín ngưỡng cầu may mắn trong năm mới nhưng vẫn bỏ được.Đốt pháo chỉ mang tính nguy hiểm,gây tai nạn cho số ít về cơ thể.Còn hành động dã man khi chém lợn nó còn đem lại" vết thương" khủng khiếp hơn ,ảnh hưởng đến sự kích động tính dã man,tàn ác cho con người.Tuy ông mang hàm GS-TS,tôi chả có hàm gì ngoài hàm răng để nhá,nhưng tôi không lọt tai lý luận của ông.
Chấn Phong
Châu âu văn minh vậy mà đâu có bỏ trò đâm bò tót, trò này dã man còn hơn chém lợn.
Trả lờiXóaLễ hội là Lễ hội, ai ghê sợ thì không đến chứ không cấm. Chỉ khi dân làng thấy nên thay vào đó một hoạt động khác thì đó là việc của dân làng. Đã là lễ hội truyền thống thì phải có già có trẻ mới có thể truyền cho nhau chứ sao lại cấm trẻ em? Nếu cấm trẻ em thì bỏ Lễ. Vì mai mốt hết đám già này rồi thì đám khác lên có biết chi Lễ hội đó. Cách nói của "nhà" văn hoá thế là không theo dòng văn hoá rồi.
Trả lờiXóaHọ đậm thôi họ không chém, chém ghê quá
Trả lờiXóa