Thêm một chủ blog bị bắt theo điều 258
30-11-2014
Ông
Hồng Lê Thọ, chủ blog ‘Người lót gạch’, vừa bị công an bắt giam vào tối
thứ Bảy ngày 29/11 tại Thành phố Hồ Chí Minh để điều tra về tội ‘Lợi
dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước’ theo điều
258 Bộ luật Hình sự.
Thông tin bắt người này được thông báo trên trang chủ của Bộ Công an Việt Nam và đã được gia đình ông Hồng Lê Thọ xác nhận.
Một cộng sự gần gũi với ông Thọ nói với BBC rằng ông Thọ ‘có cống hiến rất nhiều cho đất nước.
‘Bắt quả tang’
Thông báo của Bộ Công an cho biết họ đã
‘bắt quả tang’, sau đó ‘ra lệnh khám xét khẩn cấp’ và ‘tạm giữ hình
sự’ đối tượng Hồng Lê Thọ theo ‘tin tố giác của quần chúng’.
Hiện không rõ công an bắt quả tang ông Thọ phạm tội danh bị cáo buộc như thế nào và ai là ‘quần chúng tố giác’ ông Thọ.
Cũng theo thông báo này thì công an cáo buộc ông Thọ ‘có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch là giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước’.
Ông Thọ là người điều hành trang blog ‘Người lót gạch’, một trang tổng hợp tin tức, bài viết của nhiều tác giả tương tự như trang ‘Anh ba sàm’ mà chủ trang là ông Nguyễn Hữu Vinh cũng đã bị bắt.
Trao đổi với BBC, ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông và là một cộng sự gần gũi với ông Thọ, nói ông ‘ngạc nhiên’ trước tin ông Thọ bị bắt giam.
“Anh Thọ có nhiều cái phục vụ cho đất nước. Tôi đánh giá anh ấy là người rất tốt, chẳng phải đối tượng nguy hiểm gì,” ông Phúc nói.
Theo lời ông Phúc thì trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông Thọ là ‘Việt kiều yêu nước ở Nhật Bản’, từng ‘nằm cản đường xe tăng Mỹ’.
Sau năm 1975, ông Thọ ‘từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản’ và ‘là bạn rất thân với ông Lê Minh Hương, người từng là Bộ trưởng Công an’.
‘Bảo vệ chủ quyền Việt Nam’
“Từ khi anh Thọ từ Nhật Bản về nước sống đến nay, chúng tôi đã cộng tác với nhau nghiên cứu nhiều vấn đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông,” ông Phúc nói. Ông cũng nhận xét ông Thọ là người ‘có kiến thức rất uyên bác và có nhiều tài liệu quý bằng tiếng Nhật về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông’.
Ông Phúc cho biết hai ông đã hợp tác viết chung quyển sách ‘Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ do Hội người Việt Nam ở Nhật Bản xuất bản năm 2010.
Ông Phúc không đồng tình với lý do mà Bộ công an đưa ra trong thông báo về việc bắt ông Thọ. Ông nói: “Hiện nay các blog đăng bài lẫn nhau là việc làm phổ biến ở Việt Nam chứ không riêng gì anh Thọ.”
“Trong trang blog của mình anh Thọ không viết bài nào, chỉ đăng bài viết của người khác từ những trang khác,” ông Phúc nói thêm. “Anh ấy không biểu tình chống Trung Quốc, không ký tên kêu gọi điều này điều kia.”
Về quan điểm chính trị của ông Thọ, ông Phúc cho là rất rõ ràng: “Cái gì Nhà nước sai thì phê phán, cái gì đúng thì bảo vệ.”
“Anh Thọ không có gió chiều nào thì xuôi chiều đó.”
Nguồn : BBC Tiếng Việt
Hiện không rõ công an bắt quả tang ông Thọ phạm tội danh bị cáo buộc như thế nào và ai là ‘quần chúng tố giác’ ông Thọ.
Cũng theo thông báo này thì công an cáo buộc ông Thọ ‘có hành vi đăng tải các bài viết trên mạng Internet có nội dung xấu, thông tin sai lệch là giảm uy tín, mất lòng tin của nhân dân đối với Nhà nước’.
Ông Thọ là người điều hành trang blog ‘Người lót gạch’, một trang tổng hợp tin tức, bài viết của nhiều tác giả tương tự như trang ‘Anh ba sàm’ mà chủ trang là ông Nguyễn Hữu Vinh cũng đã bị bắt.
Trao đổi với BBC, ông Đinh Kim Phúc, nhà nghiên cứu Biển Đông và là một cộng sự gần gũi với ông Thọ, nói ông ‘ngạc nhiên’ trước tin ông Thọ bị bắt giam.
“Anh Thọ có nhiều cái phục vụ cho đất nước. Tôi đánh giá anh ấy là người rất tốt, chẳng phải đối tượng nguy hiểm gì,” ông Phúc nói.
Theo lời ông Phúc thì trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam, ông Thọ là ‘Việt kiều yêu nước ở Nhật Bản’, từng ‘nằm cản đường xe tăng Mỹ’.
Sau năm 1975, ông Thọ ‘từng công tác tại Đại sứ quán Việt Nam ở Nhật Bản’ và ‘là bạn rất thân với ông Lê Minh Hương, người từng là Bộ trưởng Công an’.
‘Bảo vệ chủ quyền Việt Nam’
“Từ khi anh Thọ từ Nhật Bản về nước sống đến nay, chúng tôi đã cộng tác với nhau nghiên cứu nhiều vấn đề về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông,” ông Phúc nói. Ông cũng nhận xét ông Thọ là người ‘có kiến thức rất uyên bác và có nhiều tài liệu quý bằng tiếng Nhật về chủ quyền Việt Nam trên Biển Đông’.
Ông Phúc cho biết hai ông đã hợp tác viết chung quyển sách ‘Chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa’ do Hội người Việt Nam ở Nhật Bản xuất bản năm 2010.
Ông Phúc không đồng tình với lý do mà Bộ công an đưa ra trong thông báo về việc bắt ông Thọ. Ông nói: “Hiện nay các blog đăng bài lẫn nhau là việc làm phổ biến ở Việt Nam chứ không riêng gì anh Thọ.”
“Trong trang blog của mình anh Thọ không viết bài nào, chỉ đăng bài viết của người khác từ những trang khác,” ông Phúc nói thêm. “Anh ấy không biểu tình chống Trung Quốc, không ký tên kêu gọi điều này điều kia.”
Về quan điểm chính trị của ông Thọ, ông Phúc cho là rất rõ ràng: “Cái gì Nhà nước sai thì phê phán, cái gì đúng thì bảo vệ.”
“Anh Thọ không có gió chiều nào thì xuôi chiều đó.”
Nguồn : BBC Tiếng Việt
____
Tễu: Tôi phản đối việc bắt bớ, khép tội bất cứ ai bằng điều 258!
Anh Hồng Lê Thọ bị bắt vì lý cớ gì?
VNTB
Phạm Chí Dũng
30-11-2014
(VNTB) - Sáng sớm ngày 30/11/2014, tôi đến nhà anh Hồng Lê Thọ ở 32 Cửu Long, Phường 15, quận 10, TP.HCM. Sau khi anh Thọ bị bắt vào hôm trước, ở nhà chỉ còn chị Nga (vợ anh Thọ). Tôi muốn gặp chị để bàn việc sẽ đi thăm nuôi anh Thọ và thu xếp luật sư bảo vệ anh như thế nào.
Quen biết đã nhiều năm, cho đến giờ tôi vẫn không thể hình dung khác hơn rằng Hồng Lê Thọ là một trí thức ôn hòa chính trị, không phe phái và rất chừng mực về cách cư xử. Là một Việt kiều Nhật hồi hương, anh lặng lẽ sống và làm việc ở Sài Gòn, mở trang blog Người Lót Gạch như một kênh tổng hợp thông tin phản biện xã hội. Rất nhiều lần ngồi cà phê với anh, tôi luôn được thuyết phục bởi tình cảm quá nặng lòng với dân tộc của anh, về tất cả những gì mà tâm trí anh thường trực nỗi bức xúc trước hiện tình rối ren đổ nát của xã hội và nền chính trị. Với tôi, anh cũng là một trong những trí thức có cái nhìn sắc sảo và tách bạch nhất về quan hệ quốc tế và quan điểm “thoát Trung”.
Tuy lặng lẽ, Hồng Lê Thọ không hề là một nhân vật “nhỏ”. Anh có chỗ đứng được tôn trọng trong giới kiều bào Việt Nam ở hải ngoại. Anh cũng được nhiều người trong giới tranh đấu dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam biết đến.
Nhưng cũng bởi thế, điều có vẻ khó hiểu là Cơ quan an ninh điều tra lại “chọn” bắt anh, thay vì hành xử tương tự đối với một nhân vật nào đó ít tên tuổi và uy tín xã hội.
Chưa biết họ sẽ “điều tra” ra những gì, chỉ có thể hiểu rằng việc Hồng Lê Thọ bị bắt sẽ lập tức gây phát sinh phản ứng ở mức độ căng thẳng của số đông kiều bào người Việt đối với Nhà nước Việt Nam. Rồi tất yếu cũng dẫn đến phản ứng có thể không hề trầm lắng của Hoa Kỳ, một số nước phương Tây và các tổ chức quốc tế về nhân quyền dành cho ngành công an và chính quyền Việt Nam, vô hình trung sẽ càng làm khó hơn lối thoát lận đận của nhà nước này nhờ vào TPP và các lợi ích khác về ngoại giao và chính trị.
Một lần nữa, điều luật 258 về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” được Cơ quan an ninh điều tra ngành công an áp chế. Từ giữa năm 2013, thay cho các điều luật 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” và điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, người ta đã “vận dụng” điều luật 258 để bắt hàng loạt người bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, nhà báo Trương Duy Nhất, và gần đây nhất là bắt blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vào tháng 5/2014.
Tuy nhiên cũng có vài khác biệt đáng để ý trong động thái bắt blogger Hồng Lê Thọ. Khác với những trường hợp trước đây, cơ sở để tuyên truyền cho việc bắt giữ anh Thọ là “theo tin tố giác của quần chúng”. Trong thực tế điều tra xét hỏi tội phạm, cơ sở này thường áp dụng với đối tượng hình sự chứ không phải đối tượng chính trị.
Mặt khác, Cơ quan an ninh điều tra cũng sử dụng hình thức “Lệnh khám xét và tạm giữ hình sự” mà không phải là “bắt khẩn cấp, tạm giam” hay “bắt giam”, và chưa kèm theo lệnh khởi tố bị can.
Hai tuần trước khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt, chúng tôi đã gặp nhau nói chuyện phiếm. Cũng như những lần gặp nhau trước đó, tôi không nghe anh Thọ nói về một dấu hiệu cảnh báo “sẽ bị bắt” nào từ phía cơ quan an ninh.
Vụ việc bắt giữ anh Hồng Lê Thọ khiến tôi có cảm giác không khí bắt bớ bất đồng chính kiến có những dấu hiệu đang quay trở lại gần giống với trường hợp bắt luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối tháng 12/2012, sau khi Quân nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc can thiệp Biển Đông.
Còn lần này, Nhà nước và ngành công an Việt Nam liệu có trưng ra được nguyên cớ nào đủ “thuyết phục” đối với hành động bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ, hay là không?
Ảnh: Ông Hồng Lê Thọ, tức blogger Người Lót Gạch.
Nguồn: FB Phuc Kim Dinh
____________
Phạm Chí Dũng
30-11-2014
(VNTB) - Sáng sớm ngày 30/11/2014, tôi đến nhà anh Hồng Lê Thọ ở 32 Cửu Long, Phường 15, quận 10, TP.HCM. Sau khi anh Thọ bị bắt vào hôm trước, ở nhà chỉ còn chị Nga (vợ anh Thọ). Tôi muốn gặp chị để bàn việc sẽ đi thăm nuôi anh Thọ và thu xếp luật sư bảo vệ anh như thế nào.
Quen biết đã nhiều năm, cho đến giờ tôi vẫn không thể hình dung khác hơn rằng Hồng Lê Thọ là một trí thức ôn hòa chính trị, không phe phái và rất chừng mực về cách cư xử. Là một Việt kiều Nhật hồi hương, anh lặng lẽ sống và làm việc ở Sài Gòn, mở trang blog Người Lót Gạch như một kênh tổng hợp thông tin phản biện xã hội. Rất nhiều lần ngồi cà phê với anh, tôi luôn được thuyết phục bởi tình cảm quá nặng lòng với dân tộc của anh, về tất cả những gì mà tâm trí anh thường trực nỗi bức xúc trước hiện tình rối ren đổ nát của xã hội và nền chính trị. Với tôi, anh cũng là một trong những trí thức có cái nhìn sắc sảo và tách bạch nhất về quan hệ quốc tế và quan điểm “thoát Trung”.
Tuy lặng lẽ, Hồng Lê Thọ không hề là một nhân vật “nhỏ”. Anh có chỗ đứng được tôn trọng trong giới kiều bào Việt Nam ở hải ngoại. Anh cũng được nhiều người trong giới tranh đấu dân chủ và nhân quyền ở Việt Nam biết đến.
Nhưng cũng bởi thế, điều có vẻ khó hiểu là Cơ quan an ninh điều tra lại “chọn” bắt anh, thay vì hành xử tương tự đối với một nhân vật nào đó ít tên tuổi và uy tín xã hội.
Chưa biết họ sẽ “điều tra” ra những gì, chỉ có thể hiểu rằng việc Hồng Lê Thọ bị bắt sẽ lập tức gây phát sinh phản ứng ở mức độ căng thẳng của số đông kiều bào người Việt đối với Nhà nước Việt Nam. Rồi tất yếu cũng dẫn đến phản ứng có thể không hề trầm lắng của Hoa Kỳ, một số nước phương Tây và các tổ chức quốc tế về nhân quyền dành cho ngành công an và chính quyền Việt Nam, vô hình trung sẽ càng làm khó hơn lối thoát lận đận của nhà nước này nhờ vào TPP và các lợi ích khác về ngoại giao và chính trị.
Một lần nữa, điều luật 258 về “lợi dụng các quyền tự do dân chủ…” được Cơ quan an ninh điều tra ngành công an áp chế. Từ giữa năm 2013, thay cho các điều luật 88 về “tuyên truyền chống nhà nước” và điều 79 “âm mưu lật đổ chính quyền”, người ta đã “vận dụng” điều luật 258 để bắt hàng loạt người bất đồng chính kiến như blogger Phạm Viết Đào, Đinh Nhật Uy, nhà báo Trương Duy Nhất, và gần đây nhất là bắt blogger Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh vào tháng 5/2014.
Tuy nhiên cũng có vài khác biệt đáng để ý trong động thái bắt blogger Hồng Lê Thọ. Khác với những trường hợp trước đây, cơ sở để tuyên truyền cho việc bắt giữ anh Thọ là “theo tin tố giác của quần chúng”. Trong thực tế điều tra xét hỏi tội phạm, cơ sở này thường áp dụng với đối tượng hình sự chứ không phải đối tượng chính trị.
Mặt khác, Cơ quan an ninh điều tra cũng sử dụng hình thức “Lệnh khám xét và tạm giữ hình sự” mà không phải là “bắt khẩn cấp, tạm giam” hay “bắt giam”, và chưa kèm theo lệnh khởi tố bị can.
Hai tuần trước khi anh Hồng Lê Thọ bị bắt, chúng tôi đã gặp nhau nói chuyện phiếm. Cũng như những lần gặp nhau trước đó, tôi không nghe anh Thọ nói về một dấu hiệu cảnh báo “sẽ bị bắt” nào từ phía cơ quan an ninh.
Vụ việc bắt giữ anh Hồng Lê Thọ khiến tôi có cảm giác không khí bắt bớ bất đồng chính kiến có những dấu hiệu đang quay trở lại gần giống với trường hợp bắt luật sư công giáo Lê Quốc Quân vào cuối tháng 12/2012, sau khi Quân nhiều lần xuống đường phản đối Trung Quốc can thiệp Biển Đông.
Còn lần này, Nhà nước và ngành công an Việt Nam liệu có trưng ra được nguyên cớ nào đủ “thuyết phục” đối với hành động bắt giữ blogger Hồng Lê Thọ, hay là không?
Ảnh: Ông Hồng Lê Thọ, tức blogger Người Lót Gạch.
Nguồn: FB Phuc Kim Dinh
____________
Tễu: Tôi phản đối việc bắt bớ, khép tội bất cứ ai bằng điều 258!
Không có nhận xét nào :
Đăng nhận xét