Kính báo: Tễu Blog ngưng cập nhật trong 2 ngày tới.
Sẽ cập nhật trở lại vào đầu tháng sau.
Từ dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân:
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Nghèo cũng đừng 'cho thuê bàn thờ'
Một Thế Giới -
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc: Nghèo cũng đừng 'cho thuê bàn thờ'
Một Thế Giới -
Đại biểu Quốc hội Dương Trung Quốc
Theo đại biểu Dương Trung Quốc, để xảy ra việc cấp phép dự án cho nhà
đầu tư nước ngoài tại địa điểm trọng yếu về an ninh quốc phòng là bài
học đắt giá và đặt ra vấn đề về ý thức của cán bộ Thừa Thiên - Huế.
Đại biểu Quốc hội
(ĐBQH) Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nhận định như vậy xoay quanh chuyện
dừng dự án khu du lịch nghỉ dưỡng quốc tế World Shine – Huế tại khu vực
mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải Vân đâm ra biển) từ chiều 26/11.
Thưa ông, Văn phòng UBND
tỉnh Thừa Thiên – Huế vừa có thông báo kết luận của Chủ tịch UBND tỉnh
Nguyễn Văn Cao về việc quyết định dừng thực hiện dự án khu du lịch nghỉ
dưỡng quốc tế World Shine – Huế tại khu vực mũi Cửa Khẻm (nơi núi Hải
Vân đâm ra biển) từ chiều 26/11. Ông nhận định như thế nào về quyết định
trên?
Tôi cho rằng chắc chắn là phải dừng. Sự
việc cho đến bây giờ đã có kết luận cuối cùng, đặc biệt của Bộ Quốc
phòng. Điều tôi muốn nói rằng, không có những người lãnh đạo cấp cao nào
của các tỉnh, mà không tham dự lớp học về quốc phòng toàn dân. Vậy mà
tại sao vẫn để lặp lại chuyện này?
Tôi nhớ cách đây vài năm khi Quốc hội
đang bàn về vấn đề cho thuê đất, thuê rừng, thuê biển thì đã có một lần
chấn chỉnh rồi. Vậy thì quan trọng không phải là vấn đề luật pháp thuần
túy mà quan trọng là ý thức vận dụng luật pháp bằng ý thức cảnh giác.
Theo ông bài học kinh nghiệm mà các tỉnh, thành địa phương rút ra từ sự việc trên là gì?
Một câu hỏi đặt ra là, vì sao muốn thu
hút đầu tư Thừa Thiên – Huế không trao phần đất đó cho các doanh nghiệp
trong nước mà lại là doanh nghiệp nước ngoài, và lại là doanh nghiệp
Trung Quốc? Các cụ nói rồi, “nhà nghèo thì cho thuê mặt tiền, chứ không
thể cho thuê bàn thờ”.
Tôi cho rằng trước hết là vấn đề ý thức
của mỗi cán bộ, cần phải xem lại. Ở đây có bài học mất cảnh giác, bài
học bị các lợi ích khác chi phối, bài học quản lý không chặt chẽ và cuối
cùng là bài học về chất lượng cán bộ.
Đến người thường dân có thể nhận thức ra
khu vực này là khu vực “nhạy cảm” thì tại sao lãnh đạo, mà lại là lãnh
đạo cấp cao của tỉnh không nhận ra chuyện đó? Chúng ta phải trả giá vì
mất lòng tin của người dân, đồng thời trả giá mất uy tín đối với các đối
tác nước ngoài.
Còn nếu nói về câu chuyện thu hút đầu
tư, dù chúng ta vẫn nói việc thu hút đầu tư nước ngoài rất quan trọng
nhưng không bằng mọi giá, thì với những gì đã xảy ra vừa qua thì rõ ràng
đã bộc lộ vấn đề đầu tư bằng mọi giá rồi.
Từ vị trí của dự án World Shine - Huế có thể bao quát toàn bộ khu vực phòng thủ TP Đà Nẵng (Ảnh: HC) |
Việc Thừa Thiên – Huế bất
chấp tất cả, phê duyệt dự án này, để rồi khi dư luận phản ứng dữ dội thì
lại quyết định thương lượng với chủ đầu tư để dừng thực hiện dự án.
Phải chăng có lợi ích nhóm trong chuyện này?
Có lợi ích nhóm hay không tôi chưa bàn
đến, nhưng cũng có thể là lợi ích của địa phương, họ muốn “ghi điểm”. Từ
đây đặt ra vấn đề, lâu nay chúng ta có sự phân quyền cho các địa
phương, nhưng đồng thời cũng phải phân vùng: chỗ nào ai được quyền? được
quyền làm gì?.... Chứ không phải cứ đất nằm trong ranh giới của tỉnh
tôi là tôi “độc quyền” với nó mà không cần màng tới có ảnh hưởng tới an
ninh quốc gia hay không.
Vì thế, đây rõ ràng là trách nhiệm chung
chứ không phải của riêng Thừa Thiên - Huế. Nếu như ngay từ đầu Chính
phủ có quy định khu vực này là khu vực phân cấp, phân vùng và địa phương
không được tự quyết do liên quan tới an ninh quốc phòng đất nước. Bộ
Quốc phòng nghiên cứu, thẩm định vị trí và đưa ra lệnh “cấm” xây dựng
các dự án đầu tư kinh doanh thì đã không xảy ra sự việc đáng tiếc như
vừa qua.
Xảy ra chuyện như vậy rõ ràng chúng ta đã phải trả cái giá khá đắt về uy tín đối với nhà đầu tư, dù họ là ai.
Vậy theo ông cơ quan nào sẽ chịu trách nhiệm?
Người nào làm sai phải chịu trách nhiệm,
còn trách nhiệm đến mức độ nào và cách giải quyết thì do quy định của
pháp luật. Chắc chắn phải đền bù, bây giờ xử án sai cũng phải đền bù cơ
mà.
Trước đây, Thừa Thiên - Huế
vẫn khẳng định mình cấp giấy chứng nhận đầu tư là đúng quy trình và thủ
tục, nhưng giờ lại rút quyết định? Ông có bình luận gì về hành động thay
đổi “180 độ” của Thừa Thiên - Huế?
Câu chuyện đầu tiên chỉ là tranh chấp
đất giữa Đà Nẵng và Thừa Thiên - Huế, nhưng họ quên mất rằng, cái lớn
lao hơn là Tổ quốc, an ninh quốc phòng chứ đâu phải của một tỉnh.
Nói đơn giản, lúc mình nghèo thì có thể
cho thuê mặt tiền, nhưng phải có lối đi và đừng bao giờ cho thuê bàn thờ
của mình, bởi linh thiêng là chủ quyền quốc gia.
Và ý thức của người cầm quyền, được
trang bị rất nhiều thứ, đào tạo nhiều nhưng vẫn ấu trĩ, người dân có
quyền đặt câu hỏi. Đến lúc này giải quyết hậu quả mới lộ ra tất cả mọi
chuyện, tôi cho rằng phải có hình thức xử lý nghiêm với những người biết
những vẫn cố ý làm sai.
Theo Trường Giang / Theo Infonet/BizLive
TIN LIÊN QUAN
- >> Miếu thờ trong Formosa và dự án của Trung Quốc trên núi Hải Vân
- >> Kiểm điểm cá nhân, đơn vị tham mưu 'dự án trên đèo Hải Vân'
- >> Vì sao phải dừng 'dự án trên đèo Hải Vân’?
- >> Quyết định dừng ‘dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân’ từ hôm nay
- >> 'Dự án Trung Quốc trên đèo Hải Vân“: Đừng quên chuyện Nỏ thần!
- >> Đèo Hải Vân – Vịnh Đà Nẵng qua lời triên tri của vua Trần Nhân Tông
- >> Bộ Quốc phòng sẽ phản đối “dự án Trung Quốc trên núi Hải Vân“
- >> Bài 18: Huyền bí hoa ngải ở đèo Hải Vân
Ông Dương Trung Quốc ơi,
Trả lờiXóaKhông phải họ nghèo đâu. Người nghèo mà có nhân cách cũng biết: "đói cho sạch, rách cho thơm" như ông bà ta dạy. Đây là lòng tham vô đáy, thi đua nhau vơ vét trong nhiệm kỳ! Lòng tham che lấp hết nhân cách nên mới vô minh tăm tối. Bàn thờ, mộ tổ mà có người mua giá cao, trong nhiệm kỳ, nó cũng bán hết! Nó sợ nó "dại", mình không bán, thằng khác cũng bán hết! Khi nào xã hội có cơ chế tôn vinh nhân cách, diệt trừ được những hành vi làm giàu bất chính để thỏa mãn lòng tham vô độ, thì dân ta, nước ta mới khá lên được.
Xin thêm một câu: Nghèo cũng đừng cho thuê cái yết hầu của mình.
Trả lờiXóaCON DÂN VIỆT
Trước lúc chưa chia tỉnh dân Thừa Thiên Huế cứ nghĩ nghèo là tại dân Quảng Bình, ai ngờ chia tỉnh xong mấy chục năm tự mình xây dựng CNXH với biết bao anh hùng Mạn mà vẫn nghèo kiết xác, nay đổ cho đảng thì bị mất chức nên thôi đành cho thuê cái bàn thờ và xài vốn tự có.
Trả lờiXóaBí thư tỉnh ủy và CT tỉnh Thừa Thiên Huế nếu không vì lợi ích cá nhân (lấy tiền tư túi hoặc bán nước) thì cũng là một kẻ ít học vì vậy theo tôi hình thức kỷ luật nhẹ nhất là cách chức 2 ông đầu bự này.
Trả lờiXóaCON DÂN VIỆT
100% "TÍN NHIỆM CAO" cho đề xuất này.
XóaTheo tôi Cửa Khẻm đúng là trọng yếu, nhưng cảng Vũng Áng, thuộc Kỳ Anh, Hà Tĩnh còn trọng yếu hơn, thế nhưng đảng, nhà nước và tỉnh Hà Tĩnh đã bán trắng cho giặc Bắc Kinh, không kiểm tra, không thu thuế, kể cả công an quân đội cũng không được đến gần, hiện được xây dựng tường cao hào rộng như một căn cứ quân sự, tàu ngầm có thể vô dễ dàng sao không thấy ai nói gì mà cứ đè tỉnh TTH mà nói. Tôi đề nghị TBT, TT và BT quốc phòng phải ra lệnh dừng ngay dự án của giặc TC ở Vũng Áng.
Trả lờiXóaHùng Cường
Đất nước nó còn bán bàn thờ là cái đinh gì.
Trả lờiXóa2 hôm vừa rồi không vào được http://xuandienhannom.blogspot.com/, tưởng Tễu bị sao.
Trả lờiXóaCách đây mấy năm đã rộ lên tình trạng trung quốc thuê rừng tại vùng xung yếu dọc các tỉnh phí bắc,hoặc các vùng hiểm yếu không rõ mục đích,rồi một loạt cảng khác nữa,Nhưng tất cả rơi vào im lặng vì không được xử lý ,dù cho trung quốc tiếp tục gây hấn ở biển đông mà sự kiện đặt giàn khoan trong vùng biển VN.Rồi tình hữu hảo Việt trung vẫn tiếp tục với 4 tốt và 16 chữ vàng,nên việc cho thuê tiếp ở đào hải vân hay biển đà nẵng chỉ là nối tiếp các bước trên ....
Trả lờiXóaTổ Quốc với tổ cò đối với các QC này chỉ là đầu môi chót lưỡi . Chả thấy họ làm vì nước hay vì dân mà chỉ thấy vì cái lợi, cái danh của chính họ . QC cấp cao nhất của một tỉnh thành, mà tỉnh thành có nhiều ưu đãi và quan trọng như TT-H mà thế đấy ! Nghĩ mà đau cho cố đô Huế, cho người dân xứ Huế ! Các QC cở này làm thằng mõ xã cũng chưa xong, nói chi làm LĐ một tỉnh thành như TT-H !
Trả lờiXóaTôi vẫn nhớ có lần phát biểu trên diễn đàn quốc hội, đại biểu Dương Trung Quốc có nói: "xin các đại biểu hãy nhớ bài học chuyện nỏ thần làm bài học cảnh giác". Không biết bây giờ thế nào?
Trả lờiXóaTôi nghĩ cách chức, kỷ luật những ông lãnh đạo cao nhất của Thừa Thiên Huế để làm gương. Các dự án khác ở Vũng Áng, Cửa Việt, Tây Nguyên cũng phải dừng dù có bị phạt về kinh tế. Nhà nghèo những còn có thể kiếm cơn rau chứ khi kẻ thù thâm hiểm độc ác vào thì nhà sẽ chẳng còn cài gì nữa đâu. Các ông lãnh đạo cũng thế, tài sản cơ ngơi của các ông cũng sẽ thành tro bụi mà thôi. Từ xưa tới nay, lãnh đạo TQ luôn tìm cách mua chuộc để dễ bề thôn tính các nước láng giềng nhỏ yếu nhưng khi dùng xong người giúp họ làm việc đó họ cũng sẽ diệt luôn để trừ hậu họa. Cứu đọc binh pháp tôn tử, Tam quốc diễn nghĩa mà xem sẽ rõ. Campuchia thời Pôn pốt diệt chủng như thế nào chỉ vì nghe quan thầy Bắc Kinh, đánh Việt Nam cũng vì nghe Bắc Kinh. Thế những khi thời thế thay đổi họ cũng bỏ ,luôn Pôn Pốt, Leeng Xari đó thôi. TQ hiện đang dùng kế sách của Tôn Twr:Không cần đấnh cũng thắng, buộc đối phương phải quy hàng khi họ nắm được yết hầu của Viêt Nam về kinh tế và các vị trí trọng yếu về an ninh quốc phòng. Họ bằng mọi giá ( có thể đắt về kinh tế những về chiến lược lại là rẻ nhất nếu xay ra chiến tranh) giành các dự án kinh tế (chỉ là bức bình phong che đậy ý đồ thực về quân sự) như dự án bô xít tây nguyên, sắt thép Fomosa vũng ang Hà Tình, dự án Cửa Việt....để khi cần thì chặt Việt Nam ra nhiều khúc và thôn tính dễ dàng. mà có lễ khi nắm chắc những điểm này cùng với những căn cứ đang xây dựng ở Hoàng Sa và Trường Sa họ chả cần phải đánh thì Việt Nam cũng đã thấy trước thế thua vì bj trói chặt rồi, Lúc bấy giờ có tỉnh ra thì cũng đã muộn
Trả lờiXóa