Năm 2014: Thảm họa trùng tu di tích
Năm 2014 khép lại với quá nhiều ồn ào trong lĩnh vực di sản văn hóa. Có
nhiều cuộc ‘lên đời’ di tích để rồi trở thành cuộc ‘thảm họa trùng tu’.
Có thể nói, chưa bao giờ cơ quan chức năng và báo chí lại nói tới vấn đề bảo tồn di sản văn hóa dân tộc nhiều như thời gian vừa qua. Và cũng chưa bao giờ, cơ quan chức năng, dân chúng lại đầu tư nhiều tiền bạc vào việc bảo tồn và phát huy di sản như thời gian qua. Chính vì việc “nhà có điều kiện” nên phóng tay trùng tu khiến nhiều di tích, danh lam thắng cảnh trở thành ‘thảm họa trùng tu’, gây bức xúc dư luận
'Quái thú' lăng Ngô Quyền
Bức bình phong xấu xí án ngữ lăng Ngô Quyền
Đầu
năm, dư luận xôn xao việc trùng tu tại lăng Ngô Quyền (Đường Lâm). Sau
6 tháng thi công, việc tu bổ và tôn tạo di tích đền thờ và lăng Ngô
Quyền đã vấp phải sự phản đối của dòng họ Ngô và nhân dân Đường Lâm.
Trong
quá trình thi công có những chi tiết bị sai so với ban đầu và không phù
hợp với tinh thần văn hoá lịch sử. Đặc biệt là chiếc bình phong với
hình ‘quái thú’ xấu xí án ngữ. Trước mộ một vị vua đặc biệt của dân tộc
mà đặt bức bình phong xây bằng xi măng với hình hổ không ra hổ, rồng
chẳng giống rồng thì khó chấp nhận được. Sau thời gian ồn ào dư luận,
bức bình phong đã bị đập bỏ.
Bảo vật quốc gia bị thợ xây cào xước
Tấm bia Sùng Thiện Diên Linh, bảo vật quốc gia ở chùa Long Đọi Sơn bị cào xước không thể phục hồi. |
Tấm
bia Sùng Thiện Diên Linh, bảo vật quốc gia ở chùa Long Đọi Sơn (Hà Nam)
bị xâm phạm một cách hết sức… ngớ ngẩn và hăng hái ngay trước ngày nó
được công bố là bảo vật quốc gia.
Cơ
quan chức năng địa phương đã quyết định vệ sinh bia cho “sạch bong kin
kít”, kịp đón danh hiệu bảo vật quốc gia. Họ đã thuê một tốp thợ xây
dùng đá mài, giấy ráp, bàn chải sắt, phoi bào sắt… “kỳ cọ”, “đánh”,
“quệt”… một cách kỹ càng và “mẫn cán”. Vậy là hành động tưởng chừng tôn
trọng văn hóa lại trở thành phá hoại, phản văn hóa và hậu quả đã ở mức
độ không thể phục hồi.
Đình Quang Húc, Chùa Sổ trùng tu như phá
Dân vây kín đình Quang Húc vì bức xúc trước thảm họa trùng tu. |
Trong
quá trình trùng tu tại đình Quang Húc (hay còn gọi là đình Bôm), thuộc
xã Đông Quang, huyện Ba Vì (Hà Nội), đơn vị thi công đã để xảy ra nhiều
sai phạm cơ bản. Họ đã đưa vào những hiện vật mới tinh nhưng cẩu thả và
không đúng kích cỡ ban đầu trong khi nhiều chi tiết có giá trị văn hóa
lịch sử và mỹ thuật hoàn toàn có thể tiếp tục sử dụng. Nghê cũ bị thay
bằng nghê mới. Xà, cột khi ghép vào rời nhau mấy phân, dột tứ tung. Mảng
chạm cổ kính sơn bằng sơn ta nay thành tươi rói phản cảm vì sơn tây.
Gạch ngói tan hoang ở chùa Sổ |
Khi
trùng tu chùa Sổ (Thanh Oai, Hà Nội), đơn vị thi công đã hạ giải sai
nguyên tắc: Những mảnh ngói nát vụn vứt trên nền chùa. Những bức tường
của di tích cấp quốc gia cũng bị đục khắp nơi để tiện đường... di
chuyển. Cấu kiện gỗ thì bị chất đống dưới sân chùa.
Trong đó,
nhiều mảng chạm với giá trị lịch sử mỹ thuật hàng đầu Việt Nam đã bị sứt
mẻ. Nhiều mảnh khác gãy đôi. Cuộc trùng tu thảm họa đến độ bất cứ ai
chứng kiến cũng lắc đầu ngao ngán và đều thốt lên rằng: Mất hết rồi! Sẽ rất khó nếu không muốn nói là không thể khôi phục nguyên trạng được những cấu kiện cổ bị vỡ nát.
Phu Văn Lâu |
Hồi
giữa năm, góc trái của Phu Văn Lâu, tòa lầu nổi tiếng nằm trong quần
thể Kinh thành Huế bị đổ sập do "cột gỗ bị mục ruỗng hoàn toàn và không
chịu được lực". Đây là một hồi chuông cảnh báo cho công tác bảo tồn di
sản ở cố đô Huế.
Chúng ta không còn khả năng bảo tồn di sản nguyên gốc
“Thái
độ sai, trình độ kém, nhận thức yếu thì không thể trùng tu được di
tích”, đó là khẳng định của GS Trần Lâm Biền. Bởi đã không hiểu di tích,
không có sự giám sát của chuyên gia ắt dẫn đến “thảm họa trùng tu” vì
không có cơ sở khoa học, sai pháp luật.
Tính tới thời điểm này, cả
nước có 3.258 di tích quốc gia và 7.535 di tích cấp tỉnh. Nói như KTS
Hoàng Đạo Kính: “Chúng ta đang ôm đồm một số lượng di tích quá lớn mà
hầu hết không phải là di tích. Đến hôm nay, chúng ta có một loạt hệ
thống công nhận di tích. Ôm đồm hàng loạt mà không phân định rõ ràng,
công nhận, xếp hạng di tích tức là việc đánh giá, nhìn nhận giá trị của
từng dấu vết, công trình, địa chỉ lịch sử còn lại”.
“Tôi làm việc
trong lĩnh vực bảo tồn di sản từ năm 1971. Tôi nhận ra, chúng ta càng
ngày càng ít khả năng bảo tồn được những gì thực sự là tinh hoa di sản
văn hóa dân tộc. Chúng ta đang có nguy cơ trông thấy về việc không bảo
tồn được những gì đích thực là tinh hoa di sản văn hóa”, ông Kính nói.
Tình Lê
Khi những thằng ngu làm công tác bảo tồn chỉ để kiếm tiền, thì việc tàn phá di tích là chuyện đương nhiên, vì chúng cần gì giữ gìn.
Trả lờiXóa