Hiện trường đà giáo tại mũ trụ H7 nhà ga Hà Đông. Ảnh: Quý Đoàn.
Đề nghị chấn chỉnh nhà thầu Trung Quốc
Thứ ba, 30/12/2014
Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm... các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt đô thị.
Trong báo cáo gửi Bộ trưởng Đinh La Thăng ngày 29/12, Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông đã kiến nghị xem xét hợp đồng với Công ty Hữu hạn Tập đoàn 6 của đường sắt Trung Quốc (Tổng thầu EPC dự án đường sắt Cát Linh - Hà Đông) và có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm... các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Ngoài việc nghiêm khắc cảnh cáo tư vấn trưởng, đình chỉ vô thời hạn với tư vấn giám sát phụ trách nhà ga bến xe Hà Đông (đều là người Trung Quốc), Cục cũng kiến nghị cần xem xét lại hợp đồng của tư vấn giám sát vì liên tiếp để xảy ra 2 sự cố gây mất an toàn trong phạm vi hơn một km khi thi công.
Trao đổi về sự cố sập đà giáo tại mũ trụ H7 nhà ga Hà Đông, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông, ông Trần Xuân Sanh, Cục trưởng Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, kết quả kiểm tra tại hiện trường sự cố của Cục cho thấy, kết cấu xà mũ trụ gồm 135 m3 bê tông, 43,5 tấn thép các loại.
Tại thời điểm xảy ra sự cố, nhà thầu đã đổ được khoảng 70 trong số 135 m3 bê tông và đổ lệch về phía bị sụt đổ. Kết cấu đà giáo dùng cho xà mũ trụ H7, nhà thầu đã dùng để thi công hoàn chỉnh 3 xà mũ trụ tương tự.
Theo ông Trần Xuân Sanh, đánh giá ban đầu là do đà giáo thi công không chịu được tải trọng, nhà thầu đã đổ bê tông lệch về một phía, đà giáo bị biến dạng làm sụt phần bê tông chưa ninh kết và rơi xuống đường.
Ngoài ra, đà giáo sập còn do hệ đà giáo không an toàn, không đủ khả năng chịu lực trong trường hợp bất lợi nhất như sự cố. Do vậy, khi khối bê tông đè lên, đà giáo không đủ khả năng chịu lực đã sập xuống đường.
Lãnh đạo Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông còn cho rằng, khi thi công, nhà thầu đã không tiến hành phong tỏa giao thông gây tai nạn - vi phạm nghiêm trọng chỉ thị của Bộ Giao thông về việc tăng cường đảm bảo an toàn trong quá trình triển khai thi công.
Từ ngày 30/12, Tổ công tác của Bộ Giao thông Vận tải sẽ kiểm tra lại toàn bộ quá trình lắp giàn giáo và đổ bê tông của xà mũ số 7. Hội đồng khoa học của Bộ sẽ đánh giá nguyên nhân trước 15/1/2015 và đưa ra giải pháp thi công sắp tới cho các hạng mục đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông.
Đoàn Loan
Xem thêm bản tin của Báo Người lao động:
Vụ sập giàn giáo đường sắt trên cao:
Đề nghị gửi công hàm đến ĐSQ Trung Quốc
Thứ Ba, 16:02 30/12/2014
(NLĐO) - Liên quan đến sự cố sập đà giáo đường sắt trên cao, cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ trưởng GTVT có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc.
Cục Quản lý Xây dựng và Chất lượng công trình giao thông (QLXD-CLCTGT) - Bộ Giao thông vận tải (GTVT) vừa có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GTVT về việc xử lý các vấn đề liên quan sau sự cố sập đà giáo, bê tông tại công trình thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông ngày 28-12.
Trong văn bản, Cục QLXD-CLCTGT kiến nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng 2 nội dung cơ bản. Đó là xem xét, thay thế đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Đồng thời có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh.
Cục QLXD-CLCTGT cho rằng trong quá trình thi công, tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) thuê nhà thầu phụ đã để xảy ra nhiều sự cố. Doanh nghiệp này phải nhận trách nhiệm chính và chịu toàn bộ chi phí để khắc phục sự cố sập đà giáo, bê tông xảy ra hôm 28-12.
Đối với Tổng thầu EPC của dự án là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Cục kiến nghị Bộ GTVT xem xét lại hợp đồng với đơn vị này và có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh. Trong quá trình thi công, Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thuê nhà thầu phụ đã để xảy ra nhiều sự cố và phải nhận trách nhiệm chính cũng như chịu toàn bộ chi phí để khắc phục sự cố sập đà giáo, bê tông xảy ra hôm 28-12.
Đối với nhà thầu phụ trực tiếp gây ra sự cố (Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam - Vinacontech), Cục QLXD-CLCTGT đề nghị Bộ GTVT “cấm cửa” không được tham gia vào các dự án giao thông trong thời gian tới.
Cục QLXD-CLCTGT cũng kiến nghị thay thế đơn vị tư vấn giám sát của dự án, nghiêm khắc cảnh cáo Trưởng Tư vấn giám sát Diêm Chí Cương và đình chỉ vô thời hạn đối với ông Tạ Trung Văn, Tư vấn giám sát phụ trách nhà ga bến xe Hà Đông.
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, lúc 4 giờ sáng ngày 28-12 đã xảy ra sự cố sập đà giáo bê tông tại xà mũ trụ H7 thuộc khu vực thi công nhà ga bến xe Hà Đông (trên đường Trần Phú, quận Hà Đông) thuộc Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Nhiều công nhân đang thi công tại công trình đã bị rơi xuống cùng với bê tông tươi và trùm lên một xe taxi 4 chỗ đang chở theo 3 khách lưu thông trên đường. Rất may là không có thiệt hại về người. Trước đó ngày 6-11 tại vị trí cách đó khoảng 100 m, đơn vị thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cũng để xảy ra sự cố khiến một thanh thép từ công trình lao xuống đường làm chết 1 người và 2 người khác bị thương.
Nguyên nhân ban đầu về sự cố sập đà giáo bê tông được xác định là do nhà thầu đã thi công đổ bê tông lệch về một bên của trụ chữ T (lẽ ra phải rót bê tông vào giữa hoặc rót đều 2 bên trụ) khiến đà giáo bị biến dạng, sập xuống dưới mặt đường.
Đã có 3 cá nhân bị xử lý kỷ luật liên quan đến sự cố này gồm ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, bị giáng chức xuống làm Phó tổng giám đốc; các ông Nguyễn Văn Bảo, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, và ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục QLXD-CLCTGT, bị kỷ luật cảnh cáo.
T.Hà
Trong văn bản, Cục QLXD-CLCTGT kiến nghị Bộ trưởng Đinh La Thăng 2 nội dung cơ bản. Đó là xem xét, thay thế đơn vị tư vấn giám sát và nhà thầu của dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông. Đồng thời có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh.
Cục QLXD-CLCTGT cho rằng trong quá trình thi công, tổng thầu EPC (Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc) thuê nhà thầu phụ đã để xảy ra nhiều sự cố. Doanh nghiệp này phải nhận trách nhiệm chính và chịu toàn bộ chi phí để khắc phục sự cố sập đà giáo, bê tông xảy ra hôm 28-12.
Đối với Tổng thầu EPC của dự án là Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc, Cục kiến nghị Bộ GTVT xem xét lại hợp đồng với đơn vị này và có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh. Trong quá trình thi công, Công ty Hữu hạn Tập đoàn Cục 6 đường sắt Trung Quốc thuê nhà thầu phụ đã để xảy ra nhiều sự cố và phải nhận trách nhiệm chính cũng như chịu toàn bộ chi phí để khắc phục sự cố sập đà giáo, bê tông xảy ra hôm 28-12.
Đối với nhà thầu phụ trực tiếp gây ra sự cố (Công ty CP Tư vấn Công nghệ và Đầu tư xây dựng Việt Nam - Vinacontech), Cục QLXD-CLCTGT đề nghị Bộ GTVT “cấm cửa” không được tham gia vào các dự án giao thông trong thời gian tới.
Cục QLXD-CLCTGT cũng kiến nghị thay thế đơn vị tư vấn giám sát của dự án, nghiêm khắc cảnh cáo Trưởng Tư vấn giám sát Diêm Chí Cương và đình chỉ vô thời hạn đối với ông Tạ Trung Văn, Tư vấn giám sát phụ trách nhà ga bến xe Hà Đông.
Như Báo Người Lao Động đã đưa tin, lúc 4 giờ sáng ngày 28-12 đã xảy ra sự cố sập đà giáo bê tông tại xà mũ trụ H7 thuộc khu vực thi công nhà ga bến xe Hà Đông (trên đường Trần Phú, quận Hà Đông) thuộc Dự án Đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông. Nhiều công nhân đang thi công tại công trình đã bị rơi xuống cùng với bê tông tươi và trùm lên một xe taxi 4 chỗ đang chở theo 3 khách lưu thông trên đường. Rất may là không có thiệt hại về người. Trước đó ngày 6-11 tại vị trí cách đó khoảng 100 m, đơn vị thi công dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông cũng để xảy ra sự cố khiến một thanh thép từ công trình lao xuống đường làm chết 1 người và 2 người khác bị thương.
Nguyên nhân ban đầu về sự cố sập đà giáo bê tông được xác định là do nhà thầu đã thi công đổ bê tông lệch về một bên của trụ chữ T (lẽ ra phải rót bê tông vào giữa hoặc rót đều 2 bên trụ) khiến đà giáo bị biến dạng, sập xuống dưới mặt đường.
Đã có 3 cá nhân bị xử lý kỷ luật liên quan đến sự cố này gồm ông Nguyễn Mạnh Hùng, Quyền Tổng giám đốc Ban Quản lý dự án đường sắt, bị giáng chức xuống làm Phó tổng giám đốc; các ông Nguyễn Văn Bảo, Phó tổng giám đốc Ban quản lý dự án đường sắt, và ông Triệu Khắc Dũng, Phó Cục trưởng Cục QLXD-CLCTGT, bị kỷ luật cảnh cáo.
T.Hà
"Cục Quản lý xây dựng và chất lượng công trình giao thông kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải có công hàm gửi Đại sứ quán Trung Quốc để có biện pháp chấn chỉnh, rà soát năng lực, kinh nghiệm... các nhà thầu phụ thi công dự án đường sắt đô thị."
Trả lờiXóaTại sao lại gửi công hàm cho đại sứ quán TC? Tại sao lại nhờ chúng chấn chỉnh, rà soát năng lực ...? Đó là những việc của BGTVT và việc trước hết bây giờ là hủy hợp đồng, tống cổ chúng về nước nếu BGTVT biết làm việc.
MẤT NƯỚC
Rất đúng, tôi cũng định thắc mắc điểm này.
XóaNhà thầu làm ăn không đảm bảo thì hủy hợp đồng, đuổi chúng về nước. Vì sao phải trình báo với ĐSQ. Họ là cha mẹ mình à?
Việt Nam đầy tiến sĩ sao không xử dụng lại đi mướn cố vấn "dõm".
Trả lờiXóaKhông biết các vị trong ban lãnh đạo Ban Quản lý dự án đường sắt có "đi học" hay không mà sập tới sập lui hoài vậy. Có lẽ phải quăng cái Ban Quản lý này vô thùng rác mới hy vọng hết sập.
Nó đến nhà mình. Nó làm không đúng, giết người mình, ảnh hưởng lớn đến chất lượng công trình của mình...ĐÁNH BỎ MẸ NÓ ĐI CHỨ. Sao là nhờ nó sử lý. NÓ LẠI TỰ SỬ thì bằng hòa à ?
Trả lờiXóaVụ sập hầm thủy điện Đạ Dâng cũng liên quan đến đám tư vấn giám sát Tầu!
Trả lờiXóaTất cả các công trình nào ở VN dính đến Tầu trước sau đều sẽ có sự cố, không sớm thì muộn, không dạng nọ thì dạng kia (tai nạn, đội vốn, chậm tiến độ v.v...).
Bauxit Tây Nguyên, Vũng Áng... đang chờ đến lượt!