Sinh viên Hồng Kông nghỉ ngơi chờ biểu tình tiếp. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt) |
Sinh viên Hồng Kông ‘không sợ Thiên An Môn’
Đinh Quang Anh Thái & Đỗ Dzũng
tường trình từ Hồng Kông
Người Việt
Các sinh viên Hồng Kông tham dự biểu tình đòi dân chủ cho biết họ “không sợ Thiên An Môn.”
Có mặt ngay tại trung tâm tài chánh Hồng Kông hôm 2 Tháng Mười, anh Sunny Young, sinh viên tiếp thị Đại Học Hồng Kông, nói với phóng viên nhật báo Người Việt rằng: “Chúng tôi không sợ sự kiện như ở Thiên An Môn xảy ra. Nếu sợ, chúng tôi không có mặt ở đây.”
Vào lúc 8 giờ sáng giờ địa phương, khu vực trung tâm tài chánh khá vắng vẻ.
Anh Jacky Law, một nhân viên hàng không tham gia cuộc biểu tình, cho biết: “Đêm hôm qua chúng tôi ở đây, bây giờ tất cả về nhà tắm rửa. Sau đó, mọi người sẽ trở lại nơi này để tiếp tục biểu tình đòi dân chủ.”
.
Nhà báo Đinh Quang Anh Thái (trái) phỏng vấn sinh viên Sunny Yeung. (Hình: Đỗ Dzũng/Người Việt) |
Nhiều nơ màu vàng được thắt và dán ở khắp nơi, biểu tượng của một sự
khát vọng tự do.Tại khu vực trung tâm, các hàng rào được dựng lên để cô
lập khu vực có nhiều tòa cao ốc.
Một số sinh viên vẫn còn nằm ngủ trên đường, bên cạnh có chai nước và bánh mì sandwich để trong bao nylong.
Một số khác tập trung tại các ngã tư đường nghỉ ngơi. Bên cạnh họ là lều, khẩu trang và kiếng chống hơi cay, dù, và thức ăn.
Các sinh viên cho biết, tất cả những thứ này đều được cung cấp miễn phí cho người biểu tình.
Một số sinh viên vẫn còn nằm ngủ trên đường, bên cạnh có chai nước và bánh mì sandwich để trong bao nylong.
Một số khác tập trung tại các ngã tư đường nghỉ ngơi. Bên cạnh họ là lều, khẩu trang và kiếng chống hơi cay, dù, và thức ăn.
Các sinh viên cho biết, tất cả những thứ này đều được cung cấp miễn phí cho người biểu tình.
Trong lúc đó, một số học sinh trung học mang thực phẩm đến cho sinh viên.
Nhiều hàng rào còn treo những cây dù, “để dùng khi biểu tình” vì các sinh viên gọi đây là “Umbrella Revolution” (Cuộc cách mạng dù).
Các sinh viên cho biết được nhiều thành phần ở Hồng Kông ủng hộ.
“Chúng tôi được mọi người ủng hộ,” anh Sunny Yeung tuyên bố. “Riêng cha mẹ chúng tôi nói chúng tôi phải cẩn thận.”
Khi được hỏi liệu cuộc biểu tình ở đây có tạo ảnh hưởng gì ở Trung Quốc, anh Jacky Law nói rằng: “Chúng tôi không biết, nhưng chính quyền Trung Quốc trong mấy ngày qua ngăn chặn mọi tin tức liên quan đến cuộc biểu tình.”
“Chúng tôi hy vọng, với kỹ thuật Internet ngày này, và nhất là các trang mạng xã hội, có nhiều bạn trẻ trong lục địa biết đến phong trào của chúng tôi,” anh Sunny Yeung chia sẻ.
Cũng ngay tại khu trung tâm tài chánh, tất cả đều đóng cửa, ngoại trừ các tiệm ăn và khách sạn.
Tuy nhiên, giá không rẻ tí nào. Ví dụ, khách sạn Mandarin International đã giảm giá 10%, mà vẫn còn ở mức $670 (US dollar) một đêm.
Xa trung tâm biểu tình khoảng 10 phút xe tắc xi, sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường.
Khách sạn ở khu vực này nhiều chỗ không còn trống, và giá rẻ cũng từ $150 đến $200 một đêm.
Cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng trong mấy ngày qua, thu hút hàng chục ngàn sinh viên tham dự, để phản đối Bắc Kinh không để dân Hồng Kông chọn lãnh đạo của họ. Thay vào đó, Trung Quốc muốn chỉ định các ứng cử viên, rồi sau đó cử tri đi bầu cho cuộc bầu cử vào năm 2017.
Trong ngày đầu tiên, cảnh sát có lúc dùng hơi cay để ngăn chặn biểu tình, nhưng ngay sau đó, họ rút lui.
Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn nhất quyết không thay đổi lập trường, và ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hồng Kông, cho biết không từ chức.
Giới sinh viên cho biết, họ sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi nào đạt được mục tiêu.
Phóng viên nhật báo Người Việt sẽ tiếp tục cập nhật tình hình biểu tình ở Hồng Kông trong những ngày tới.
Một nét nổi bật của Hồng Kông là cộng đồng người Philippines rất đông. Trên các đường phố chính, thành phố vẫn còn dường như đang ngủ. Vậy mà số đông người Philippines đã tập trung mua các mặt hàng “nhái” do người gốc Trung Đông bán.
Vào thập niên 1990, một nhà xuất bản tại Hồng Kông đã phải hủy bỏ một cuốn tự điển và xin lỗi cộng đồng người Philippines vì có phần định nghĩa: “Fillipino is maid” (Người Philippines là người ở).
Nhật báo The South China Morning Post, trong số phát hành ngày 1 Tháng Mười đã dành nguyên trang trước và bốn trang sau với đầy đủ hình ảnh và bài tường thuật về cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông.
Với người bình thường, sinh hoạt xa trung tâm biểu tình, họ bày tỏ sự ủng hộ đối với sinh viên, và tin rằng Hồng Kông sẽ không thể như hiện nay mãi.
Thời Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh, hòn đảo này có tự do, nhưng dân chủ bị giới hạn.
Người dân và giới truyền thông hoàn toàn tự do thông tin và chỉ trích chính quyền. Họ được quyền bầu các chức vụ dân cử cấp thấp, nhưng vị trí đặc khu trưởng và những chức vụ quan trọng khác đều do chính phủ Anh bổ nhiệm.
Theo Người Việt
Nhiều hàng rào còn treo những cây dù, “để dùng khi biểu tình” vì các sinh viên gọi đây là “Umbrella Revolution” (Cuộc cách mạng dù).
Các sinh viên cho biết được nhiều thành phần ở Hồng Kông ủng hộ.
“Chúng tôi được mọi người ủng hộ,” anh Sunny Yeung tuyên bố. “Riêng cha mẹ chúng tôi nói chúng tôi phải cẩn thận.”
Khi được hỏi liệu cuộc biểu tình ở đây có tạo ảnh hưởng gì ở Trung Quốc, anh Jacky Law nói rằng: “Chúng tôi không biết, nhưng chính quyền Trung Quốc trong mấy ngày qua ngăn chặn mọi tin tức liên quan đến cuộc biểu tình.”
“Chúng tôi hy vọng, với kỹ thuật Internet ngày này, và nhất là các trang mạng xã hội, có nhiều bạn trẻ trong lục địa biết đến phong trào của chúng tôi,” anh Sunny Yeung chia sẻ.
Cũng ngay tại khu trung tâm tài chánh, tất cả đều đóng cửa, ngoại trừ các tiệm ăn và khách sạn.
Tuy nhiên, giá không rẻ tí nào. Ví dụ, khách sạn Mandarin International đã giảm giá 10%, mà vẫn còn ở mức $670 (US dollar) một đêm.
Xa trung tâm biểu tình khoảng 10 phút xe tắc xi, sinh hoạt của người dân vẫn diễn ra bình thường.
Khách sạn ở khu vực này nhiều chỗ không còn trống, và giá rẻ cũng từ $150 đến $200 một đêm.
Cuộc biểu tình do sinh viên khởi xướng trong mấy ngày qua, thu hút hàng chục ngàn sinh viên tham dự, để phản đối Bắc Kinh không để dân Hồng Kông chọn lãnh đạo của họ. Thay vào đó, Trung Quốc muốn chỉ định các ứng cử viên, rồi sau đó cử tri đi bầu cho cuộc bầu cử vào năm 2017.
Trong ngày đầu tiên, cảnh sát có lúc dùng hơi cay để ngăn chặn biểu tình, nhưng ngay sau đó, họ rút lui.
Trong khi đó, Bắc Kinh vẫn nhất quyết không thay đổi lập trường, và ông Lương Chấn Anh, đặc khu trưởng Hồng Kông, cho biết không từ chức.
Giới sinh viên cho biết, họ sẽ tiếp tục biểu tình cho tới khi nào đạt được mục tiêu.
Phóng viên nhật báo Người Việt sẽ tiếp tục cập nhật tình hình biểu tình ở Hồng Kông trong những ngày tới.
Một nét nổi bật của Hồng Kông là cộng đồng người Philippines rất đông. Trên các đường phố chính, thành phố vẫn còn dường như đang ngủ. Vậy mà số đông người Philippines đã tập trung mua các mặt hàng “nhái” do người gốc Trung Đông bán.
Vào thập niên 1990, một nhà xuất bản tại Hồng Kông đã phải hủy bỏ một cuốn tự điển và xin lỗi cộng đồng người Philippines vì có phần định nghĩa: “Fillipino is maid” (Người Philippines là người ở).
Nhật báo The South China Morning Post, trong số phát hành ngày 1 Tháng Mười đã dành nguyên trang trước và bốn trang sau với đầy đủ hình ảnh và bài tường thuật về cuộc biểu tình của sinh viên Hồng Kông.
Với người bình thường, sinh hoạt xa trung tâm biểu tình, họ bày tỏ sự ủng hộ đối với sinh viên, và tin rằng Hồng Kông sẽ không thể như hiện nay mãi.
Thời Hồng Kông còn là thuộc địa của Anh, hòn đảo này có tự do, nhưng dân chủ bị giới hạn.
Người dân và giới truyền thông hoàn toàn tự do thông tin và chỉ trích chính quyền. Họ được quyền bầu các chức vụ dân cử cấp thấp, nhưng vị trí đặc khu trưởng và những chức vụ quan trọng khác đều do chính phủ Anh bổ nhiệm.
Theo Người Việt
Sợ gì Thiên An Môn . They can ' t kill us, all . Họ không thể giết hết chúng ta !
Trả lờiXóa